Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DHTHAK4Nguyen Thi Minh AnhKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.07 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI . Ý TƯỞNG MỚI VỀ VIỆC TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNG CHO MỘT BÀI DẠY. Khoa : SP Tiểu học – Mầm non. Lớp: Đại học Tiểu học A-K4. Giảng viên HD: Trần Dương Quốc Hòa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Minh Anh Mã số sinh viên : 1141070005 Năm học : 2016 - 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ý tưởng mới về việc tổ chức một hoạt động cho một bài dạy: I. NÊU VẤN ĐỀ: Trải qua 4 tuần thực tập, dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô tại trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương cùng với các em học sinh ở lớp 3/5( lớp em được phân công chủ nhiệm), em đã học hỏi cũng như lĩnh hội được rất nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá cho công tác giảng dạy và chủ nhiệm . Trong quá trình thực tập tại trường, khi em được dự giờ các tiết Luyện từ và câu, em đã học được quy trình lên một tiết dạy cũng như phong thái lên lớp. Tuy vậy, em nhận ra rằng đối với các em học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em vẫn còn hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh học là hoạt động chủ đạo thì nhu cầu được chơi, nhu cầu giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại và cần được thỏa mản. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa học mà chơi, chơi mà học thì học sinh sẽ hăng hái, say mê học tập và tất yếu kết quả của quá trình dạy học cũng đạt tới đỉnh điểm. Qua những tháng ngày tiếp xúc và gắn bó với các em học sinh, em nhận thấy rằng các em học sinh ở lứa tuổi này hay tò mò, thích khám phá, giàu trí tưởng tượng, luôn tin vào những phép nhiệm màu kì diệu là có thật. Từ đó mà các em thêu dệt nên những giấc mộng hoài bão rất dễ thương, đáng yêu mang màu sắc tuổi thơ. Chính vì vậy, em đã nảy ra ý tưởng lồng ghép các câu chuyện trẻ thơ, các trò chơi và cả âm nhạc vào trong phân môn Luyện từ và câu nhằm giúp học sinh thoát ly khỏi việc cung cấp kiến thức về từ, câu một cách khô khan, tẻ nhạt và thay vào đó đem đến sự sôi nổi, ham mê, hấp dẫn, say sưa tìm hiểu, khám phá và giúp khắc sâu kiến thức cho các em.. II. TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG: Sau đây là ý tưởng của em trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 phân môn Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ QUÊ HƯƠNG và ôn tập mẫu câu AI LÀM GÌ?. * Hoạt động: Ôn lại bài cũ- Giới thiệu bài mới: Nhằm tránh việc các em cứ nghĩ đến tiết Luyện từ và câu là phải làm rất nhiều dạng bài tập ôn luyện gây mệt mỏi ,chán nản, không muốn học tiết này trước khi vào tiết dạy:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Em sẽ thu hút sự chú ý của cả lớp bằng cách kể với các em: Nàng công chúa Tóc Mây hiện đang bị bà phù thủy nhốt trong tòa lâu đài 1 mình rồi. Bây giờ các con có muốn cùng với cô giúp cho chàng hoàng tử cứu được công chúa không?”- Các em sẽ rất háo hức hòa mình vào phi vụ giải cứu công chúa này – kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng, giáo dục cho HS biết giúp đỡ người khác. + Sau đó em sẽ tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Nghe nhạc đoán từ”. Yêu cầu các em nghe 2 bài hát và trả lời các câu hỏi của cô để tìm được từ khóa- cũng chính là mật mã để giúp cho hoàng tử mở cửa tòa lâu đài giải cứu công chúa + Em sẽ cho các em nghe 2 bài hát quen thuộc:  Quê hương( cũng chính là bài Tập đọc trong tiết trước nhằm giúp các em ôn lại bài cũ)  Quê hương tươi đẹp( Bài hát trong sách Âm nhạc lớp 1).

<span class='text_page_counter'>(4)</span>  Lý do em chọn âm nhạc lồng vào bài dạy của mình bởi âm nhạc có sức ảnh hưởng rất lớn tới trẻ em. Âm nhạc là thứ gần gũi với tâm hồn chúng ta nhất, âm nhạc vừa đẹp đẽ lại vừa rung động lòng người. Đặc biệt là trẻ em, tâm hồn của các bé thuần khiết như một tờ giấy trắng, âm nhạc có thể dễ dàng khắc sâu vào kí ức đẹp đẽ của các bé, bồi dưỡng tâm hồn yêu Quê hương đất nước, tạo không khí sôi nổi hào hứng, các em sẽ bạo dạn hơn, hòa nhập với bạn bè hơn và thể hiện bản thân mình không còn rụt rè sợ sệt… + Sau khi nghe nhạc xong em sẽ hỏi HS các câu hỏi:  Cả 2 bài hát các con vừa nghe đều nói về gì?( Quê hương)  Các con có nhận ra cả 2 bài hát này đều bắt đầu bằng 2 từ gì không? ( Quê hương)  Vậy bạn nào tinh ý tìm ra mật mã cho cô nào?-HS dễ dàng biết được là từ Quê hương * Việc chú ý tập trung lắng nghe theo bài hát và trả lời các câu hỏi cho cô để làm nhiệm vụ, vô thức khiến cụm từ Quê hương liên tục được nhắc đi nhắc lại nhiều lần làm in đậm vào trí nhớ trẻ khiến các em dễ dàng biết được chủ đề bài học ngày hôm nay mà GV không cần phải nói.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> *Sau khi HS đã tìm được mật mã, em sẽ tuyên dương lớp vì đã hoàn thành được nhiệm vụ giúp hoàng tử cứu nàng công chúa rồi. Nhấn mạnh cụm từ và viết câu” Hoàng tử cứu nàng công chúa” lên bảng bằng phấn đỏ, rồi hỏi các em câu hỏi: Ai cứu nàng công chúa? và Hoàng tử làm gì? -> 1 hoạt động rất nhỏ giúp các em ôn lại ngay mẫu câu Ai làm gì?- và cũng là chủ đề thứ 2 của bài học * Hoạt động: Giải các BT trong SGK: *Thay vì GV cho HS làm bài 1 cách rập khuôn hết bài này đến bài kia làm các em chán nản thì chỉ cần thay đổi 1 ít trong lời nói cũng như câu lệnh của mình sẽ khiến các em hứng thú và say mê hơn. *Em sẽ tiếp tục mạch truyện về nàng công chúa và hoàng tử để các em tiếp tục theo dõi và hoàn thành nhiệm vụ thứ 2 : Các con đã giúp hoàng tử cứu công chúa rồi, bây giờ các con hãy chỉ đường giúp cho chàng phải đi qua những đâu để đưa được nàng công chúa về nhà nhé. Mỗi thử thách các con vượt qua các con sẽ giúp cho hoàng tử có được1 từ khóa chỉ dẫn- giúp các em hăng say vượt qua thử thách, làm các BT để tìm được từ khóa, các em sẽ quên đi việc mình đang phải làm các bài tập bắt buộc , khô khan trong SGK mà là đang làm nhiệm vụ giúp hoàng tử Cho HS giải lần lượt 4 bài tập, mỗi bài tập giải xong em sẽ đưa ra 1 từ khóa bất kỳ có liên quan đến 1 hình ảnh quen thuộc ở quê hương- cũng là nơi hoàng tử sẽ đi qua để tìm đường về nhà cho công chúa VD. Ngọn núi (BT1). Khu rừng. Dòng sông. Ruộng lúa. (BT2). (BT3). (BT4). Sau khi giải xong 4 BT và có được 4 từ khóa. Em sẽ tuyên dương và khen ngợi các em: Vậy là nhờ sự giúp đỡ của các con, hoàng tử đã đi qua 1 ngọn núi, ngang qua khu rừng, qua 1 dòng sông và đi qua 1 ruộng lúa cuối cùng chàng đã dẫn dược nàng công chúa về nhà an toàn rồi Sau đó cho các em đọc lại các từ khóa này và lưu ý với các em rằng đây cũng chính là những hình ảnh quen thuộc thường thấy ở quê hương.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> III. LƯU Ý: Khi thực hiện hoạt động này, GV cần phải dẫn chuyện diễn cảm, thu hút, phát câu lệnh nêu các nhiệm vụ cho HS rõ ràng, dễ hiểu. Đồng thời, GV nên kết hợp cả giáo án điện tử cho bài dạy trở nên sinh động và thu hút các em hơn, để các em theo dõi được bài học của mình Trên đây là ý tưởng mới của em về các hoạt động trong tiết dạy Luyện từ và câu, mong thầy cho em ý kiến để em có thể rút kinh nghiệm và áp dụng vào các tiết dạy thực tiễn sau này nhằm giúp các em học sinh có được sự hứng thú và yêu thích học tập. Em xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×