Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De thi thu THPT Quoc Gia 2017 mon Dia li ma 485 THPT Yen Lac Vinh Phuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.37 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC (Đề thi có 04 trang). ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 – LỚP 12 NĂM HỌC 2016 - 2017 BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi 485. Họ, tên thí sinh:..................................................... Mã sinh viên: ............................. Câu 1: Địa hình Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn có đặc điểm chung là: A. có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây. B. đều nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rõ rệt. C. có địa hình thấp ở giữa và cao ở hai đầu. D. gồm các dãy núi và cao nguyên có địa hình mở rộng và nâng cao. Câu 2: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở vùng: A. có đất chua mặn ở ven biển. B. núi thấp, mưa nhiều, ẩm ướt, mùa khô không rõ. C. khô hạn có đất bị thoái hóa. D. khí hậu có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Câu 3: Địa điểm không chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng là: A. đồng bằng sông Hồng. B. Nam bộ. C. phía Nam của Tây Bắc. D. đồng bằng ven biển miền Trung. Câu 4: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ: A. tháng 07/1998. B. tháng 01/2007. C. tháng 11/2006. D. tháng 07/1995. Câu 5: Các chỉ số nhiệt độ trung bình năm lần lượt 2102, 2701, 2502, 2608 là của: A. Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Quy Nhơn. B. Lạng Sơn, Huế, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh. C. Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Huế, Lạng Sơn. D. Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Quy Nhơn, Lạng Sơn. Câu 6: Vào mùa cạn, ở đồng bằng sông Cửu Long nước triều xâm nhập sâu, nhiễm mặn lớn là do: A. có các hệ thống đê bao ở ven sông. B. có địa hình thấp và khá bằng phẳng. C. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. D. đồng bằng bị chia cắt thành các ô trũng. Câu 7: Cao nguyên có độ cao trên 1000m thuộc vùng núi Trường Sơn Nam là: A. Kon Tum. B. Mơ Nông. C. Đăk Lăk. D. Di Linh. Câu 8: Ở Đông Bắc, từ Tây sang Đông theo hướng vòng cung là các thung lũng lần lượt của các sông: A. Thái Bình, Cầu, Thương. B. Cầu, Thương, Lục Nam. C. Thương, Cầu, Lục Nam. D. Lục Nam, Thương, Cầu. Câu 9: Các cơn bão thường diễn ra sớm hoặc muộn bất thường vào tháng V và tháng XII thường có đặc điểm: A. ít đi vào đất liền. B. có diện mưa bão rộng. C. thường có lượng mưa lớn đặc biệt. D. có cường độ yếu. Câu 10: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi: A. lượng bức xạ Mặt Trời trong năm lớn. B. trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. C. cân bằng bức xạ dương quanh năm. D. vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 11: Cho biểu đồ sau:. Biểu đồ trên thể hiện nội dung: A. Diện tích rừng các vùng nước ta năm 2000 và 2009. B. Độ che phủ rừng các vùng nước ta năm 2000 và 2009. C. Diện tích rừng cả nước và các vùng nước ta năm 2000 và 2009. D. Độ che phủ rừng cả nước và các vùng ở nước ta năm 2000 và 2009. Câu 12: Từ vĩ tuyến 160B trở vào Nam, gió gió mùa mùa đông về bản chất là: A. gió mùa Đông Bắc. B. gió mùa Tây Nam. C. gió tín phong Bắc bán cầu. D. gió Đông Nam đã biến tính. Câu 13: Tính chất nhiệt đới của biển Đông được thể hiện rõ qua đặc điểm: A. trong năm thủy triều biến động theo hai mùa lũ và cạn. B. độ mặn trung bình là 32-33%, thay đổi theo mùa. C. nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 230C. D. sóng trên biển mạnh nhất vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Câu 14: Nguồn lực giữ vai trò quyết định đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi công cuộc Đổi mới ở nước ta là: A. nhập khẩu máy móc, thiết bị. B. đường lối Đổi mới. C. vấn đề tạo vốn. D. vị trí địa lý. Câu 15: Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa thu đông thì ở Tây Nguyên: A. là mùa mưa. B. là mùa khô. C. là thời kỳ chuyển tiếp. D. có mưa lớn. Câu 16: Tiếp giáp với biển Đông trên 3260km nên nước ta: A. chịu tác động thường xuyên của gió mùa. B. có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều. C. thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức. D. có hơn ½ số tỉnh, thành nằm giáp biển. Câu 17: Nơi có nhiều rừng nhiệt đới khô ở nước ta là: A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. đồng bằng sông Cửu Long. Câu 18: Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng nhờ: A. nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. nằm ở rìa phía đông nam của lục địa châu Á. C. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên. D. nằm gần vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Câu 19: Vào đầu mùa hạ, ở Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa lớn là do: A. gió Tín phong ở nửa cầu Nam hoạt động mạnh. B. tác động của gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. sự kết hợp hoạt động giữa gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. D. tác động của gió mùa Tây Nam thổi từ áp cao cận chí tuyến ở nửa cầu Nam. Câu 20: Cho bảng số liệu: Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005 Năm Tổng diện tích Trong đó Tỷ lệ che phủ rừng (triệu ha) rừng (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng 1943 14,3 14,3 0 43,8 1976 11,1 11 0,1 33,8 1983 7,2 6,8 0,4 22 1990 9,2 8,4 0,8 27,8 2000 10,9 9,4 1,5 33,1 2005 12,4 9,5 2,9 37,7 Nhận xét chưa chính xác là: A. từ năm 1943 đến năm 2005, tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giảm liên tục qua các năm. B. từ năm 1943 đến năm 1983, tổng diện tích rừng giảm 7,2 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha; trồng được 0,4 triệu ha rừng; độ che phủ giảm 4%. C. năm 1943, rừng của nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có diện tích rừng trồng. D. từ năm 1983 đến năm 2005, tổng diện tích rừng tăng 5,2 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng 2,5 triệu ha, diện tích rừng trồng tăng 2,1 triệu ha; độ che phủ rừng tăng 15,7%. Câu 21: Đặc trưng tiêu biểu của khí hậu miền Bắc là: A. càng về phía Nam, gió mùa Đông Bắc càng yếu. B. không có mùa đông rõ rệt. C. nhiệt độ trung bình năm luôn trên 200C. D. có mùa đông lạnh, với 2-3 tháng nhiệt độ <180C. Câu 22: Biện pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta hiện nay là: A. có kế hoạch, biện pháp nuôi trồng rừng hiện có. B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh vật ở các vườn quốc gia. C. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. D. đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng. Câu 23: Tác động lớn nhất của biển Đông đến thiên nhiên nước ta là: A. điều hòa khí hậu. B. cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế. C. tạo cảnh quan biển đa dạng. D. tài nguyên sinh vật biển đa dạng. Câu 24: Nguyên nhân góp phần làm cho ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng thêm nghiêm trọng là: A. bị hệ thống đê sông, đê biển bao bọc. B. bị triều cường xâm nhập vào rất sâu. C. đồng bằng bị chia cắt thành các ô trũng. D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, lưu vực lớn. Câu 25: Sín Thầu là một xã có điểm: A. cực Đông của nước ta. B. cực Nam của nước ta. C. cực Bắc của nước ta. D. cực Tây của nước ta. Câu 26: Thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới ở nước ta là: A. cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. B. dựa vào nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. C. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). D. mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực. Câu 27: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho khu vực phía Bắc vĩ tuyến 160B là: A. rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh. B. rừng gió mùa cận nhiệt. C. rừng gió mùa cận xích đạo. D. rừng nhiệt đới gió mùa. Câu 28: Rừng Cúc Phương, Nam Cát Tiên thuộc loại rừng: A. khoanh nuôi. B. phòng hộ. C. đặc dụng. D. khai thác. Câu 29: Để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới, nước ta phải: A. thực hiện đầy đủ những cam kết của lộ trình AFTA. B. tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. C. đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. D. tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GDP. Câu 30: Đặc điểm không chính xác khi nói về đặc điểm của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung là:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. phần nhiều hẹp ngang. B. đất có đặc tính nghèo, ít phù sa. C. bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. D. chủ yếu do phù sa sông tạo thành. Câu 31: Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là do: A. ảnh hưởng của khối khí lạnh vào mùa đông. B. nằm trong vùng hoạt động của gió mùa. C. lãnh thổ hẹp bề ngang và giáp biển. D. vị trí vừa gắn với lục địa vừa thông ra đại dương. Câu 32: Trên biển Đông nước ta, thềm lục địa có đặc điểm: A. mở rộng ở hai đầu, thu hẹp ở giữa. B. phía Bắc mở rộng, thu hẹp ở giữa và phía Nam. C. thu hẹp ở hai đầu, mở rộng ở giữa. D. phía Bắc và giữa Trung Bộ thu hẹp, phía Nam mở rộng. Câu 33: Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia nước ta trên biển là: A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. đặc quyền kinh tế. D. thềm lục địa. Câu 34: Một số nơi ở nước ta nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chính là do: A. hầu hết nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lý. B. việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển. C. nông nghiệp thâm canh cao, sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu. D. giao thông vận tải đường thủy phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều. Câu 35: Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi có ý nghĩa nhất là: A. ở các núi đá vôi hình thành các địa hình caxtơ. B. ở vùng đồi thềm phù sa cổ hình thành đất xám bạc màu. C. trên các sườn dốc chỉ còn trơ lại sỏi đá. D. sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu. Câu 36: Nước ta có đường biên giới chung dài nhất với nước: A. Mianma. B. Trung Quốc. C. Lào. D. Campuchia. Câu 37: Đặc điểm tiêu biểu của địa hình núi ở nước ta là: A. chia thành từng khu vực rõ rệt. B. giống như phần nối dài của cao nguyên Vân Qúy. C. đồi núi thấp chiếm tới 85% diện tích cả nước. D. chạy dài trên 1400km theo hướng Bắc - Nam. Câu 38: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã làm cho sông ngòi nước ta có đặc điểm: A. phần lớn đều ngắn, dốc và dễ bị lũ lụt. B. nhiều nước, giàu phù sa, có chế độ nước theo mùa. C. phần lớn chảy theo hướng tây bắc – đông nam. D. có tổng lượng nước lớn và chủ yếu nhận từ ngoài lãnh thổ. Câu 39: Chiếm 60% diện tích đất tự nhiên của nước ta là nhóm đất: A. feralit đồi núi thấp. B. đồng bằng. C. phèn và mặn. D. xám phù sa cổ. Câu 40: Ở nước ta, vùng hạn hán nghiêm trọng nhất, kéo dài 6-7 tháng/năm là: A. đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô. B. các thung lũng khuất gió ở miền Bắc. C. Tây Nguyên với mùa khô sâu sắc. D. vùng ven biển cực Nam Trung Bộ. ----------- HẾT ---------(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TRƯỜNG THPT YÊN LẠC ĐÁP ÁN ĐỊA LÍ - ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 Mã đề 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40. Đáp án A B B B A C D C D D D C C B B C B C B A D B A A D A D C C D B A A A D C C B A D.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×