Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai phat bieu cua hieu truong ky niem 34 nam ngay nha giao VN 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.08 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI PHÁT BIỂU CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG </b>
<b>KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VN 20/11/2016</b>
<b>Kính thưa: </b><i><b>Quý vị đại biểu, quý vị khách quý. </b></i>


<i><b> </b></i> <i><b>Thưa quý thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến !</b></i>


Hồ chung khí thế của cả nước, hơm nay thầy trị trường THCS Thái Bình long
trọng tổ chức kỷ niệm 34 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 71 năm nền giáo dục VN,
lời đầu tiên, đại diện toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh tồn trường, tơi xin nhiệt
liệt chào mừng q vị đại biểu đã đến dự buổi họp mặt cùng trường chúng tơi.


<i><b>Kính thưa q đại biểu, q thầy cơ cùng các em học sinh thân mến !</b></i>


Cách đây 34 năm theo nguyện vọng của các nhà giáo và của toàn dân, theo đề
nghị của Bộ GD và Cơng đồn GDVN, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là
chính phủ) đã ra QĐ số 167-HĐBT, chính thức lấy ngày 20/11 hằng năm là “Ngày
Nhà giáo Việt Nam”. Từ đó đến nay “Ngày Nhà giáo Việt Nam” đã trở thành ngày kỷ
niệm có tính xã hội rộng lớn ở nước ta. Đây cịn là dịp để tồn xã hội thể hiện tình
cảm tốt đẹp đối với ngành GD&ĐT và đối với những người làm công tác giáo dục,
khẳng định những cống hiến và đóng góp của ngành giáo dục cho đất nước.


Sự tơn vinh người thầy khơng chỉ nói lên truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng
đạo” của người VN mà cịn biểu thị niềm tin, lịng mong mỏi của tồn XH đối với
Thầy cô giáo. Đây cũng là dịp để mỗi thầy cơ giáo soi rọi lại những việc mình đã làm
và chưa làm được đối ngành và xã hội.


<i><b>Kính thưa quý đại biểu, quý thầy cô cùng các em học sinh thân mến !</b></i>


Lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc ta đã được các thế hệ cha ông xây dựng
bồi đắp nên những giá trị truyền thống văn hố đậm đà bản sắc dân tộc. Chính sức
mạnh của truyền thống văn hoá ấy đã làm nên sự trường tồn của dân tộc VN. Có thể


nói rằng trong quá trình đấu tranh và phát triển nền văn hóa dân tộc, vai trị của các
thế hệ nhà giáo VN đã đóng góp một cách xứng đáng. Và cũng có nghĩa rằng trong
những giá trị truyền thống văn hố VN đã chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của
nhà giáo VN. Truyền thống đó được thể hiện qua những nét đặc trưng nỗi bật như
sau:


- Các thế hệ nhà giáo VN giàu lòng nhân ái, vị tha, lòng yêu thương con
người. Một nét thể hiện tiêu biểu của bản tính con người VN. Hơn ai hết, các thế hệ
nhà giáo VN đã bằng tâm huyết, lòng yêu thương con người mà trước hết lòng u
th-ương học trị như chính con em mình. Lịng nhân ái đã giúp cho các nhà giáo có thêm
nghị lực để vượt qua khó khăn tận tuỵ với nghề nghiệp, dìu dắt các thế hệ học sinh trở
thành người công dân tốt, nhiều tài năng cho đất nước.


- Nét đẹp tiêu biểu của nhà giáo VN đó là lịng yêu nước nồng nàn. Lịch sử đau
thương và oanh liệt của dân tộc ta đã ghi lại những tấm gương tiêu biểu của những
nhà giáo chân chính. Đó là các tấm gương sáng ngời: nhà giáo tiền bối Chu Văn An,
Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu sâu biết rộng trong mọi lĩnh vực, là nhà tiên tri
thời cuộc nổi tiếng. Thầy Lê Quý Đôn chẳng những là một thầy giáo giỏi, mà còn là
một nhà bác học. Tiêu biểu hơn ai hết là nhà giáo <b>Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái</b>
<b>Quốc với hai bàn tay trắng đã vượt qua bốn biển năm châu mà hành trang duy nhất là</b>
lòng yêu nước thương dân. Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân tộc khỏi áp
bức bóc lột.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thư giai đoạn 1935 - 1938. Biết bao nhà giáo đã hy sinh, người này ngã xuống người
khác xông lên để giành độc lập cho dân tộc, giải phóng đất nước, tiêu biểu như các
nhà giáo: Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nhà giáo – Đại tướng Võ
<b>Nguyên Giáp đã làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu.</b>


Suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều thầy cô giáo đã hy
sinh anh dũng, một số bị địch bắt, bị tra tấn tù đày vẫn giữ vững khí tiết và phẩm chất


cách mạng; người nầy ngã xuống người khác xông lên để giành độc lập tự do cho dân
tộc. Ở vùng giải phóng các thầy cô giáo phải chèo xuồng trên đồng ruộng bao la chở
chữ đến từng nhà; vừa dạy học cho trẻ vừa dạy bổ túc văn hoá cho người lớn. Cuộc
sống gặp nhiều khó khăn vẫn khơng bỏ lớp buổi nào. Đó là nhờ những phẩm chất cao
thượng, những nhân cách đặc trưng trung kiên của các Nhà giáo Việt Nam.


Tỉnh Trà Vinh của chúng ta trong những năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, một số thầy giáo đã hoạt động bền bĩ trong vùng giải phóng, vừa dạy học
vừa xây dựng mạng lưới giáo dục cách mạng, vừa tích cực tham gia chiến đấu với
khẩu hiệu "Tay bút, tay súng", quyết đánh thắng địch trên mặt trận giáo dục. Tại
huyện Càng Long có thầy giáo Đỗ Văn Nại mở trường dạy học ở vùng Dừa Đỏ xã
Nhị Long, sau đó tham gia kháng chiến và hy sinh tại huyện Trà Cú. Thương tiếc và
tưởng nhớ đến thầy, các học trị của ơng đã vận động thành lập lại ngôi trường tiểu
học mang tên Đỗ Văn Nại tại xã Nhị Long Phú. Tại nhà bia ghi tên liệt sĩ của TTCL
có 01 nhà giáo được ghi cơng liệt sĩ. Thế mới biết lực lượng nhà giáo VN luôn có mặt
trên khắp các mặt trận và sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc.


- Các nhà giáo VN chân chính ln có cuộc sống giản dị, trong sáng, mẫu mực,
không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, bất luận trong hoàn cảnh nào họ cũng
đều nêu cao tấm gương sáng cho học sinh, cho xã hội về nhân cách sống.


Năm nay, kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam ( 20/11/1982
-20/11/2016), 71 năm nền giáo dục cách mạng, mỗi thầy giáo, cơ giáo và tồn ngành
Giáo dục lại cảm thấy vinh dự và tự hào về vị trí xã hội cao đẹp của người thầy ngày
càng được toàn xã hội tôn vinh và công nhận.


Nghề dạy học cao đẹp, vẻ vang nhưng trong sạch và khiêm tốn. Cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý,
<i>nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo." Vinh dự thật lớn nhưng trọng trách</i>
cũng thật nặng nề. Tính chuẩn mực, tính mơ phạm địi hỏi người thầy phải "<i>khn</i>


<i>vàng thước ngọc" và là "Tấm gương sáng cho học sinh noi theo"</i>. Hiện nay thầy cô
giáo đang gánh một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng không kém phần vinh quang là
phải đào tạo ra những người có kiến thức rộng và trình độ khoa học kỹ thuật cao để
đáp ứng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở thế kỷ 21.


Trường THCS TTCL, nay là trường THCS Thái Bình được tái lập vào tháng
10 năm 1999, đến nay đã 17 năm trên cái noi của Trường THPT Nguyễn Đáng. Bao
nhiêu năm qua, tại ngôi trường nầy đã đào tạo ra hàng ngàn học sinh đóng góp cho xã
hội. Là một địa phương có truyền thống hiếu học. Dù được tái lập chưa lâu, nhưng
thầy trò Trường chúng ta đã viết tiếp truyền thống của nhà trường. Suốt 17 năm học
qua nhà trường chúng ta đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần trong việc
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

của người thầy giáo. Hôm nay chúng ta cũng trân trọng tôn vinh quý thầy cô đã từng
công tác tại ngôi trường nầy, nay đã nghỉ hưu. Trân trọng quý thầy cô : Thầy Phạm
Văn Vang, Thầy Nguyễn Thanh Phong, Cô Trần Thị Mười, Cô Lê Thị Bạch Lan đã
hơn 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Trân trọng ghi nhận công lao
của quý vị trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đã góp nhiều cơng sức cho
sự nghiệp giáo dục nói chung và sự trưởng thành của Trường THCS Thái Bình ( Vỗ
tay ).


<i><b>Kính thưa q vị đại biểu, quý thầy cô cùng các em học sinh thân mến ! </b></i>


Năm học 2016 - 2017 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện NQ ĐH XII của
Đảng, tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình
hành động của Tỉnh uỷ thực hiện NQ số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong đk kinh tế
thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó,
địi hỏi sự nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa, tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa của đội
ngũ các thầy cô giáo, các CB-CNV trong nhà trường.



Thực trạng trường chúng ta còn nhiều điều trăn trở, như việc học sinh bỏ học
vẫn còn, một số học sinh năng lực học tập yếu kém, một bộ phận học sinh chưa
ngoan,... nhiều học sinh hoàn cảnh gia đình q nghèo khó phải lo phụ giúp gia đình,
khơng cịn thời gian để học, thậm chí phải bỏ học trong sự quyến luyến với bạn bè,
với mái trường và thầy cơ. Vì vậy chúng ta phải nghĩ cách giúp đỡ các em trở thành
học sinh ngoan, giúp đỡ hỗ trợ học sinh yếu kém và học sinh nghèo vượt qua khó
khăn. Thế vẫn chưa đủ, mỗi thầy cơ giáo cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa trong nghề
nghiệp để mong đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chúng ta phải biết vượt qua những
khó khăn đời thường, học hỏi những gương nhà giáo tiền bói, cạnh tranh, vươn lên
trong nghề nghiệp để xứng đáng là những nhà giáo tiêu biểu, đáp ứng được sự tin yêu
của nhân dân và học sinh thân yêu.


Đối với các em học sinh phải biết quý trọng thầy cô giáo, phải ra sức học tập
và rèn luyện để trở thành những học sinh ngoan, những học trị giỏi mai sau góp sức
xây dựng nước nhà. Nhân dịp nầy tôi kêu gọi các em học sinh nào chưa ngoan, học
chưa giỏi phải tiếp tục phấn đấu, phấn đấu thật nhiều để đáp lại sự kỳ vọng của nhà
trường, của gia đình và xã hội.


Nhân đây, thay mặt nhà trường xin chân thành cảm ơn các ngành, các cấp, các
đồng chí cán bộ lãnh đạo huyện, thị trấn, các bậc PHHS, các mạnh thường quân đã
thường xuyên quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ nhà trường trong các năm qua. Mong rằng
trong thời gian sắp tới, Trường THCS TB sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ q báu đó.


Trước khi dứt lời, tơi xin kính chúc quý vị đại biểu được dồi dào sức khoẻ,
chúc quý thầy cô giáo thật vui tươi, ngày càng được học sinh yêu mến. Chúc các em
học sinh đạt kết quả thật tốt trong những tháng ngày học tập sắp tới.


</div>

<!--links-->

×