Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tuan 1 Nghi luan ve mot tu tuong dao li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.08 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tiết 03:</b>


<b>NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ</b>
<b>A. Mục tiêu bài học </b>


<b>1. Kiến thức </b>


- Giúp học sinh biết cấu trúc và cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng
đạo lý.


<b>2. Kỹ năng</b>


- Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý - diễn đạt chuẩn
xác, mạch lạc.


<b>3. Thái độ</b>


- Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai
lầm.


<b>4,Năng lực </b>


- Năng lực tri giác ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Năng lực nghe, nói, viết, đọc.
- Năng lực sáng tạo.


<b>B. Chuẩn bị</b>


- Giáo viên: Sách giáo khoa,SGK giáo viên,thiết kế bài giảng
- Học sinh: Sgk,vở ghi,vở soạn



<b>C. Tổ chức hoạt động dạy học</b>
<b>1. Hoạt động khởi động</b>


- Mục đích: Thu hút sự chú ý tư duy nhận thức, gợi hứng thú chuẩn bị tâm thế,
huy động kiến thức liên quan để làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trị chơi:


<b>Trình bày quan điểm</b>


(Giáo viên đưa ra một nhận định về âm nhạc, thể thao, thời trang, học tập, tình
yêu... Học sinh sẽ pháp biểu quan điểm của mình về nhận định đó. Có thể tranh
luận với nhau).


<b>2. Hoạt động hình thành kiến thức mới</b>


- Mục đích: Hình thành cho học sinh khái niệm nội dung và yêu cầu của bài văn
nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Học sinh biết cách làm một bài văn về một tư
tưởng đạo lí.


- Phương pháp: truyền đạt trực tiếp nêu và giải quyết vấn đề, phân tích mẫu, dạy
học theo nhóm...


-Thời gian: 25 phút


<b>Hoạt động của giáo viên và học sinh</b> <b> Kiến thức cần đạt</b>
GV: Em hiểu thế nào là văn nghị luận?


HS tái hiện: Là bài văn bàn bạc về một


vấn đề nào đó. Người viết đưa ra quan
điểm của mình, dùng lí lẽ để thuyết
phục người đọc đồng tình theo quan
điểm của người nói.


GV: Theo em thế nào là một tư tưởng
đạo lí?


HS: Trả lời theo ý hiểu


GV: Câu thơ của Tố Hữu bàn về vấn đề
gì?


HS phát hiện


GV: Chia lớp ra thành 2 nhóm. Mỗi
nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút,
trình bày quan điểm về lối sơng đẹp và
thuyết phục mọi người về quan điểm
của mình. Các nhóm lần lượt lên trình
bày, mỗi nhóm có 2 phút để trình bày.
Các HS cịn lại: Lắng nghe nhận xét
phản hồi.


<b>I. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí </b>
<b>1. Ví dụ </b>


"Ơi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn"
( Một khúc ca)



- Vấn để nghị luận: Lối sống đẹp
- Quan điểm sống đẹp:


+ Lý tưởng đúng đắn cao cả


+ Cá nhân xác định được vai trò, trách
nhiệm với cuộc sống


+ Có những hành động đúng đắn
+ Đời sống tình cảm phong phú
- Lí lẽ, dẫn chứng


+ Lí lẽ xác đáng


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

GV: Chốt ý


GV: Vậy theo em thế nào là bài văn
nghị luận về một tư tưởng đạo lí?


GV: Khi làm một bài văn nghị luận về
một tư tưởng đạo lí đầu tiên chúng ta
cần làm gì?


GV: Trong cuộc sống sẽ có những hành
động, cách nghĩ khác nhau về một tư
tưởng đâọ lí vậy chúng ta cần làm gì?
GV: Nội dung cuối cùng của bài một
bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo
lí?



GV: Khi làm một bài văn nghị luận
cũng như khi làm một bài văn nghị luận
về một tư tưởng đạo lí cần chú ý những
điều gi?


GV: Theo em để viết về một bài văn
nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần các
bước nào?


HS: Tái hiện


B1: Xác định đối tượng


<b>2. Khái niệm</b>


- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là
bài văn bàn bạc về một tư tưởng, đạo lí
nào đó. Người viết đưa ra quan điểm
của mình, dùng lí lẽ để thuyết phục
người đọc đồng tình theo quan điểm của
mình.


<b>3. Nội dung của bài văn nghị luận về</b>
<b>một tư tưởng đạo lí</b>


- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí
cần bàn luận


- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ
những biểu hiện sai lệch có liên quan


đến vấn đề bàn luận


- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức
và hành động về tư tưởng đạo lí


<b>4. Yêu cầu của bài văn nghị luận về</b>
<b>một tư tưởng đạo lí</b>


- Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc,
logic.


- Có thể sử dụng một số phép tu từ và
yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và
chừng mực.


<b>II. Cách làm bài văn nghị luận về một</b>
<b>tư tưởng, đạo lí </b>


- B1: Xác định đối tượng
- B2: Tìm lí lẽ và dẫn chứng


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

B2: Tìm ý


B3: Sắp xếp ý thành một bài văn
B4: Sửa chữa


tưởng đạo lí
- B4: Sửa chữa


<b>III.Tổng kết</b>


<b>Ghi nhớ: SGK</b>


- Bài văn nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí thường có một số nội dung sau:
+ Giới thiệu giải thích tư tưởng đao lí
cần bàn luận.


+ Phân tích những mặt đúng, bác bỏ
những biểu hiện sai lệch có liên quan tới
vấn đề bàn luận


+ Nêu ý nghĩa rút ra bfi học nhận thức
và hành động về tư tưởng, đạo lí.


- Diễn đạt cần chuẩn xác và mạch lạc,
có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu
tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và
đúng chừng mực.


<b>3. Hoạt động luyện tập</b>


- Mục đích: Củng cố kiến thức vừa hình thành, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn,
bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.


- Phương pháp: Thực hành giao tiếp
- Thời gian: 10 phút


<b> Bài 1: ( Bài 1/ SGK)</b>


- Vấn đề mà tác giả nêu ra trong bài viết là gì?



( Phẩm chất văn hố trong nhân cách của mỗi con người )
- Có thể đặt tên cho văn bản là gì?


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

( Giải thích, đặt câu hỏi, chứng minh, phân tích...)
- Nhận xét về cách diễn đạt trong văn bản?
( Cách diễn đạt đặc sắc, sinh động hấp dẫn. )


<b>Bài 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 200 – 300 từ) trình bày quan điểm của </b>
bản thân về nhận định "Tình yêu học đường là sai trái".


<b>4. Hoạt động vận dụng</b>


- Mục đích: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống
thực tiễn, năng lực nghiên cứu sáng tạo.


- Phương pháp: Thực hành giao tiếp
- Thời gian: 5 phút


<b>Trò chơi: Phỏng vấn giáo sư</b>


GV gọi 3-4 HS lên bảng, một em làm MC phỏng vấn, ba học sinh còn lại làm
giáo sư.


MC bốc thăm một lá thăm bất kì ( trong đó có một chủ đề về tư tưởng đạo lí) MC
hỏi một vài câu hỏi để giáo sư trình bày quan điểm đó. Các giáo sư, MC bàn luận,
đưa ra quan điểm của mình về vấn đề bốc được, đưa ra những lí lẽ dẫn chứng
thuyết phục những người cịn lại (có thể bác bỏ quan điểm của nhau).


<b>5. Hoạt động tìm tịi mở rộng</b>



- Mục đích: Giúp HS tìm tòi mở rộng kiến thức trong thực tiễn giao tiếp.
- Phương pháp: Tự học, thực hành


- Thời gian: Làm ở nhà


</div>

<!--links-->

×