Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

on tap kiem tra mon Su lop 7 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.25 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 Tuần - Kiểm tra 1 tiết Bài 8: Câu 1: Vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước thời Ngô Quyền từ trung ương đến địa phương ? Em có nhận xét gì về tổ chức Nhà nước thời Ngô Quyền ? TL: Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền. Nhận xét: Ngô Quyền đã thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử các tướng có công coi giữ những nơi quan trọng. Tuy bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đã thể hiện được ý thức độc lập, tự chủ. Câu 2: Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập ? (câu 3 SGK trang 28) TL: - Ngô Quyền: đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập. - Đinh Bộ Lĩnh: chấm dứt loạn 12 sứ quân, có công thống nhất đất nước. Câu 3: Cho biết công lao to lớn của anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn ? TL a. Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh Dẹp loạn 12 sứ quân, có công thống nhất đất nước. Đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Khẳng định ý thức độc lập tự chủ qua việc đặt tên nước, chọn kinh đô, xưng đế… b. Anh hùng dân tộc Lê Hoàn Tổ chức thắng lợi cuộc chống Tống năm 981 với ý nghĩa lịch sử to lớn. Bài 9: Cõu 4: Việc nhà Đinh đặt tên nước, bỏ niên hiệu của Trung Quốc và đặt niên hiệu riêng đã nói lên ®iÒu g× ? TL: - Nhằm khẳng định người Việt có giang sơn, bờ cõi riêng; nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quèc chø kh«ng ph¶i lµ níc phô thuéc. Câu 5: Vì sao Lê Hoàn đợc suy tôn làm vua? TL: - Là người có tài, có trí lớn, mưu lược, dũng cảm, có lòng yêu binh sĩ, được mọi người yêu mến, cã lßng thương yªu binh sÜ. Lúc này ông đang giữ chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ được các quan trong triều quy phục. Năm 980 ông được suy tôn lên làm vua..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 6: Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê ? TL: - Trung ương: Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp việc cho vua có thái sư và đại sư, dưới vua là các quan văn, quan võ. Quân đội gồm 10 đạo và 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương - Địa phương: Cả nước chia 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu, hầu hết quan lại đều là võ tướng, quân địa phương đóng các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập vừa làm ruộng. Câu 7: Hãy vẽ sơ đồ bộ máy triều đình Trung ương thời Tiền Lê ? Em nhận xét gì về bộ máy thời Tiền Lê ? TL:. NhËn xÐt: Bé m¸y nhµ nưíc ®ưîc tæ chøc chÆt chÏ quy cñ h¬n thêi Ng«. Câu 8: Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy ? (câu hỏi trang 31 – học mục 3 bài 9) TL: a. Diễn biến: + Đầu năm 981, quân Tống do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta, quana bộ theo đường Lạng Sơn, quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng. + Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. + Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ quân ta chặn đánh địch quyết liệt. b. Kết quả - Quân Tống thất bại. - Tướng Hầu Nhân Bảo bị giết, nhiều tướng khác bị bắt sống. c. Ý nghĩa: + Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta. + Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt Câu 9: Em hãy điểm qua tình hình nông nghịêp nước ta thời Đinh – Tiền Lê ? (xem mục II, phần mục 1 bài 9 trang 32) TL:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Ruộng đất thuộc quyền sở hữu làng xã, theo tập tục chia nhau cày cấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua. - Hằng năm, vua Lê tổ chức lễ cày tịch điền, khai khẩn đất hoang, đào vét kênh mương được chú trọng - Nông nghiệp được ổn định và bước đầu phát triển Câu 10: Nhà Lý được thành lập như thế nào ? TL: - Bối cảnh ra đời nhà Lý: + Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê long Đĩnh nối ngôi đến năm 1009 thì qua đời. + Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập. - Năm 1010, Lý Công Ủân đặt niên hịêu Thuận Thiên, dời đô ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long. - Tổ chức bộ máy nhà nước: + Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ. + Trung ương: Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành, dưới vua có quan thần và các quan văn, võ. + Địa phương: Cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ có phủ, dưới phủ có huyện, dưới huyện có hương, xã Đó là chính quyền quân chủ. Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền Câu 11: Hãy nêu Luật pháp, quân đội và chính sách đối nội –đối ngoại thời Lý ? TL:, a/ Luật pháp: + Năm 1042, Nhà Lý ban hành hộ luật Hình thư. + Nội dung: Quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua, cung điện, xem trọng bảo vệ của công và tài sản nhân dân, nghiêm cấm giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người vi phạm bị xử lí nghiêm. b/ Quân đội: + Quân đội thời Lý chia 2 bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành) và quân địa phương (canh phòng ở cac lộ, phủ). + Gồm quân bộ và quân thủy. + Vũ khí: giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá… c/ Chính sách đối nội, đối ngoại: + Củng cố khối đoàn kết dân tộc. + Quan hệ bình thường với nhà Tống, Cham-pa. + Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ Câu 12: Hãy nối các sự kiện với nhau cho kết quả đúng nhất ? TL: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13. Thời gian 1. Năm 939 2. Năm 944 3. Năm 950 4. Năm 965 5. Năm 968 6. Năm 970 7. Năm 979 8. Năm 980 9. Năm 981 10. Năm 1005 11. Năm 1009 12. Năm 1010 13. Năm 1054. Sự kiện Ngô Quyền lên ngôi vua Ngô Quyền mất Ngô Xương Văn lên ngôi vua Đất nước rơi vào tình trạng “Loạn 12 xứ quân” Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế Vua Đinh đặt niên hiệu Thái Bình Đinh Tiên Hòang bị ám hại Lê Hoàn được suy tôn làm vua Quân Tống xâm lược nước ta lần 1 Lê Hoàn mất Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn lên ngôi vua Lý Công Uẩn đặt niên hiệu Thuận Thiên Vua Lý đặt niên tên nước Đại Việt.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 14 15 16. 14. Năm 1042 15. Năm 1070 16. Năm 1075. Nhà Lý ban hành luật Hình thư Vua Lý xây dựng Văn Miếu Vua Lý mở khoa thi đầu tiên chọn quan lại.. Câu 13: Nối các sự kiện lịch sử đúng nhất TL: TT Năm Sự kiện 1 1. Năm 939 a. Vua Đinh đặt niên hiệu Thái Bình 2 2. Năm 970 b. Vua Lý Công Uẩn 3 3. Năm 1010 c. Ngô Quyền lên ngôi vua. Nơi đóng đô d. Cổ Loa – Hà Nội. Nối cột đúng nhất Thí dụ: 1.a.đ. đ. Hoa Lư – Ninh Bình h. Thăng Long – Hà Nội. Câu 14: Hãy nối các niên hiệu cho đúng nhất TL: TT 1. Năm 1. Năm 939. 2. 2. Năm 970. 3. 3. Năm 980. 4 5. 4. Năm 1010 5. Năm 1009. Sự kiện a. Vua Lý Công Uẩn lên ngôi vua b. Vua Lê Đại Hành c. Vua Đinh đặt niên hiệu Thái Bình d. Ngô Quyền đ. Vua Lý Công Uẩn. Niên hiệu h. Chưa đặt niên hịêu g. Thái Bình m. Thiên Phúc n. Thuận Thiên l. Thăng Long. Câu 15: Hãy nối tên nước cho đúng nhất TL: TT Năm 1 2 3. Cột nối đúng nhất. 1. Năm 968, Vua Đinh Tiên Hoàng 2. Năm 1054, vua Lý Công Uẩn 3. Thế kỉ III TCN, vua Hùng Vương. Câu 16: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý và Tiền Lê TL:. Tên nước a. Đại Việt b. Đại Cồ Việt c. Văn Lang. Cột nối đúng nhất Thí dụ: 1.c.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 17: Nhà Lý được thành lập như thế nào ? (Bối cảnh ra đời nhà Lý ?) TL: Bối cảnh ra đời nhà Lý: + Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đỉnh lên ngôi, cuối năm 1009 qua đời. + Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập. - Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành là thành Thăng Long (1010). Câu 18: Nhà Lý tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao ? TL: Tổ chức bộ máy nhà nước: + Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ. + Trung ương: Vua đứng đầu, dưới vua có quan đại thần và các quan văn, võ. + Địa phương: Cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ có phủ, dưới phủ có huyện, dưới huyện có hương, xã Đó là chính quyền quân chủ. Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền Câu 19: Về quân đội nhà Lý thi hành chính sách gửi binh về nhà nông cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng gọi là chính sách gì ? Giải thích chính sách này ? TL: Chính saùch “nguï binh ö noâng”. Giải thích: Thời bình cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng, ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ gọi trở lại. Câu 20: Em hãy trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt ? TL: Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải những khó khăn: Ngân khố cạn kiện, nội bộ mâu thuẫn, nông dân bị đói khổ, nhiều nơi khởi nghĩa, vùng biên cương phía bắc nhà Tống bị hai nước Liêu- Hạ quấy nhiễu v.v.… Đối với nước ta nhà Tống dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng và đưa nước ta trở lai chế độ đô hộ. Nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán và dụ dỗ các tù trưởng dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 21: Cho biết cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt chống quân xâm Tống (1075) ? TL: - Chủ động tiến công trước để tự vệ. - Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. - Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa. Câu 22: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống ? TL: - Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết chiến đấu chống giặc của quân dân Đại Việt. - Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt. Câu 23: Nêu ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống ? TL: Ý nghĩa lịch sử :  Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm  Đập tan tham vọng xâm lược của nhà Tống  Khẳng định nền độc lập tự chủ của Đại Việt Câu 22: Nêu các tầng lớp xã Thời Lý ? So với thời Đinh ,Tiền Lê có gì khác biệt ? TL:. Câu 24: Nêu những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý ? TL: a/ Thủ công nghịêp Gồm: dệt, đồ gốm, xây dựng đền đài cung điện, nhà cửa rất phát triển. -Các làng nghề làm đồ trang sức, bằng vàng, bạc, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt …đều mở rộng. -Nhiếu công trình nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định). b/ Thương nghiệp -Việc mua bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước. Vân Đồn là nơi mua bán rất sầm uất..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×