Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hoa Van Tu Hoc Toi thieu biet doc 23 chu biet y 236 chu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. Bài 9. 唇亡齒寒. thần vong xỉ hàn (Tối thiểu biết đọc 23 chữ, biết ý 236 chữ). 辰 thần. Căn cứ vào chữ cổ khoảng 3,000 năm, chữ 辰 thần là một hình vẽ diễn tả một người đứng giơ hai tay chắn cán cây để không sập đổ. Do đó chữ 辰 thần hàm ý chắn. Những kiểu chữ từ hai ngàn năm tới nay đã chuyển rất nhiều, nên không thể nhận ra ý diễn tả của chữ 辰 thần. Những âm “chắn, chặn, chấn, trấn, chăn (âm Việt Đông), ㄓㄣˋ”đều cùng một nguồn gốc. Âm nào là âm nguyên thủy, thì hiện nay chưa rõ. Vì ngày xưa thường dùng chữ 辰 thần làm tên múi giờ (giờ thần tương với khoảng giờ từ 7gs tới 9gs), nên người xưa đã ghép thêm chữ 扌 thủ với chữ 辰 thành 振 chấn, chuyên dùng để chỉ ý chắn, chặn. Do đó ý nghĩa nguyên thủy của chữ 辰 thần đã bị quyên mất.. 晨. Ghép chữ 日 nhật với chữ 辰 thần thành chữ 晨 thần có nghĩa là khỏang thời gian của một 日 ngày từ 7 giờ sáng tới 9 giò sáng.. 1 / 14.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. Ghép chữ 口 khẩu với chữ 辰 thần hàm ý chỉ vành miệng hay môi chắn, chặn nước miếng (nước bọt trong mồm, miệng). 唇 thần là môi. Vì môi là thịt, nên chữ 唇 thần lại được ghép với bộ chữ 肉 --> 月 nhục thành 脣 thần. Hai chữ 唇 và 脣 thần này đều được thông dụng.. 唇. Chữ 辰 thần là một hệ thủ. Học âm một chữ 辰 thần rồi, thì có thể biết đọc tối thiểu âm của 15 chữ ghép.. 辰晨宸娠敐曟敐莀陙鷐 麎唇脣浱滣漘. 16 thần. 口 khẩu. Kiểu chữ cổ là hình dáng miệng người. Kiểu chữ khẩu ngày nay hầu như là một hình ảnh tượng trưng cho miệng người. Vì 口 khẩu là nơi ra vào của đồ ăn, nên chữ 口 đã được dùng chỉ nơi ra vào.. 2 / 14.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. (Hình các chữ cổ ở đây đều mượn từ sách 中文常用三千形義釋 của 張瑄). Căn cứ vào hình chữ cổ, thì chữ 口 cổ có thêm một dấu hiệu “ - ” tượng trưng một cái gì vượt ra từ miệng người. Đó là tiếng nói. Người xưa đã dùng chữ này để tỏ ý “nói”. Kiểu chữ cổ đã diễn biến thành chữ 曰 viết ngày nay. Trong Tứ Thư, thường có chữ 子曰 tử viết, có nghĩa là Khổng Tử nói. Khi vung cây gậy nhanh, thì sẽ tạo ra âm “vù , vụt”. Những âm “ vù,vụt, vượt, việt, duyệt , ㄩㄝ ” đều có ý nghĩa tương tợ, đều chung một nguồn gốc âm “vù, vụt”. Do đó có thể nói, âm của chữ 曰 viết bắt nguồn từ âm vù vụt.. 曰. 甘. Hình thể chữ 甘 cam đã dìễn biến từ chữ 口 khẩu cổ với một vật gì “ - ” được đặt ở trong miệng người. (xin xem phụ lục) Thông thường, chỉ có vật gì ngọt mới được đặt hay ngậm trong miệng. Như vậy hình vẽ này biểu hiệu mùi vị “ ngọt ”. 甘 cam nghĩa là ngọt.. Gạch ngang ở trong miệng là hình vẽ rất đơn giản tựợng trưng cho một vật thể có mùi ngọt. Mùi vị ngọt của vật thể này là ý tưởng chủ yếu của người viết. Hình chữ 口 ở đây chỉ là thành phần phụ trợ để diễn tả mùi vị ngọt. Chữ 甘 thuộc loại chữ biểu ý, không phải là chữ ghép.. 亡亾兦 vong 3 / 14.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. Căn cứ vào kiểu chữ cổ khoảng hai ngàn năm, thì chữ 亡 vong được ghép bởi hai chữ cơ bản: chữ 入 nhập và chữ ㇄ ẩn. Sau đó chữ 入 nhập đã diễn biến thành bộ 亠 đầu . (Bộ thủ này vô nghĩa, chỉ dùng làm bộ thủ thôi). 入 nhập ㇄ ẩn nghĩa là vào ẩn nấp, dấu diếm. Một khi đã vào ẩn nấp rồi, thì không ai trông thấy nữa. Do đó chữ 亡 vong có nghĩa không còn trông thấy, mất. Hình thể kiẻu chữ 亡 vong này không thể diễn tả được ý mất. Còn hình thể chữ 兦 vong này diễn tả được ý mất, nhưng không được phổ biến sử dụng. Kểu chữ 亾 vong này có thể nói là xai lầm.. 望. Chữ 望 vọng được ghép bởi ba chữ: 亡 vong, 月 nguyệt,. đỉnh. Chữ. đỉnh. vốn là hình người 亻 đứng trên mặt đất 土 (Theo mặc định, gạch ngang ở giữa ngắn hơn gạch ở dưới. Nếu gạch ngang ở giữa dài hơn gạch ở dưới là chữ 壬 nhâm, thường dùng làm số thứ chín trong lịch). Chữ 亡 vong được dùng làm thành phần biểu âm hay chú âm chữ ghép, đồng thời cũng dùng diễn ý chữ ghép.. Trong đêm tối có trăng 月 sáng, không phải hoàn toàn đen tối, người đứng thẳng lên tìm kiếm cái gì ẩn trong bóng tối 亡. Như vậy chữ 望 vọng hàm ý trông mong. Âm vọng và mong cùng nguồn ý và âm.. 4 / 14.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. Chữ 亡 vong được dùng làm hệ thủ. Những chữ thuộc một hệ đều đồng âm, nhưng có khi khác điệu. Sự khác điệu này có lẽ là cố ý. Thanh “ v ”, có khi biến thành thanh “m”. Những thanh “b, p, m, f, v” thường có chuyển biến. Hệ chữ 亡 vong như sau: 亡忘 莣. vong. ㄨㄤ ˊ. 望妄. vọng. ㄨㄤˋ. 罔網惘棢菵魍誷輞辋. võng. ㄨㄤ ˇ. 忙芒邙茫吂盳杗汒硭笀 恾盲氓牤釯鋩铓. mang. ㄇ ㄤˊ. 盲氓. manh. ㄇ ㄤˊ. Tất cả những âm chữ trên, tiếng Việt Đông đều thanh “m”. Rất có thể thanh “m” là thanh nguyên thủy chữ chữ 亡 vong.. 齒 xỉ. 5 / 14.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. (Đề nghị độc giả nên xem các hình cá mập mở miệng trong google, để có ấn tượng rõ rệt thêm. Soạn giả từng thấy nhiều hình rất đẹp và liên quan chặt chễ với hình chữ 齒. Những hình đó tốn rất nhiều tiền mới chụp được). 齒 xỉ là răng. Âm chữ 齒 xỉ và âm chữ 止 vốn đồng âm. Căn cứ vào kiểu chữ từ hai ngàn năm tới nay, thì chữ 齒 rõ ràng là hình vẽ răng cá mập. Cá không có lưỡi. Gạch ngang trong chữ 齒 có lẽ là họng cá. Khi một con vật bị cá mập cắn, thì hầu. 6 / 14.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. như không thể thoát ra được, vì răng cá mập móc vào phía trong miệng. Chữ 止 ở trong chữ này, không những chỉ âm chữ mà còn đóng ghóp vào ý nghĩa chữ nữa. Ngày nay chữ 齒 âm xỉ và chữ 止 âm chỉ. Đó là hậu quả của biến âm. Chữ 齒 xỉ được dùng với nghĩa răng chung cho mọi vật. Hiện nay ở đại lục kiểu chữ 齒 xỉ này bị đổi thành hình 齿, vẩn còn hình dáng răng. Thể tốc kỷ của chữ 齒 xỉ là. , một nét.. Trung Văn Đại Từ Điển, bộ 齒 xỉ có 236 chữ ghép, hầu hết đều có ý nghĩa liên quan tới răng. Td: 齔 龀 sấn, chữ này được cấu tạo theo phương thức I I+A , bởi ba thành phần: 齒 七 新. Răng 齒 mới 新 khi con trẻ lên bẩy 七 tuổi. Vì ghép ba chữ này thành một chữ mới, thì viết rất phiền phức, nên ngưòi tạo chữ đã giảm bớt hình thể chữ 新, chỉ giữ âm thôi. Kết quả chữ ghép này có hình thể 齔. Nay chữ 新 âm tân, chữ 齔 âm sấn. Đó là hậu quả của ngữ âm biến chuyển. Răng mới mọc của trẻ con lên bẩy này là 齔 sấn. 齯 nhi , chữ này được cấu tạo theo phương thức I A , một thành phần chú loại nghĩa, một thành phần chú âm, nhưng cũng đóng góp vào ý chữ ghép. Theo lời ghi chú cổ, răng người già rụng hết rồi, lại mọc răng mới nhỏ như trẻ con vậy . Răng mới mọc này là 齯 nhi. (Soạn giả từng hỏi nhiều nha sĩ hiện đại, xem có ai thấy người già có hàm răng mọc lần thứ ba không, nhưng chưa ai thấy. Nếu dộc giả thấy người già có hàm răng mọc lần thứ ba, thì xin vui lòng cho soạn giả hay). 齦 龈 khẩn- cấn. Chữ 齦 chữ này được cấu tạo. theo phương thức I A , một thành phần chú loại nghĩa, một thành phần chú âm, nhưng đồng thời cũng đóng góp vào ý chữ ghép. Cấn 艮 nghĩa gốc là hận. Hành động hận thù 艮 của hàm răng 齒 là cắn. 齦 cấn nghĩa là cắn. Người Việt Nam viết chữ 齦 thành 哏 và phát âm là cắn. Có lẽ âm “cắn” là âm gốc của chữ 齦 cấn. 齩 giảo là răng 齒 giao 交 thoa nhau, hàm ý cắn. 齩 giảo nghĩa là cắn. Chữ 齩 nay thường viết thành 咬.. 7 / 14.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. 寒 hàn 寒 khải thư Căn cứ vào kiểu chữ cổ khoảng hai ngàn năm trăm năm trước, thì chữ này diễn tả: 1. Ở ngoài căn nhà có băng ン . 2.Ở trong nhà 宀 3. có người 亻 nằm 4. trong rơm rạ ‡‡ . Vì khí trời lạnh, nên mới có tình cảnh này. Do đó chữ 寒 hàn hàm ý lạnh. 寒 hàn là lạnh. Trong kiểu chữ triện, thì các hình nhà, hình người, hình cỏ, và hình băng còn rõ rệt. Trong kiểu chữ khải, thì hình người đã biến thành chữ 八 bát, nên khó nhận ra ý nghĩa.. 唇亡齒寒 thần vong xỉ hàn 唇亡齒寒 thần vong xỉ hàn nghĩa là môi hở răng lạnh. Câu thành ngữ này có gốc từ Xuân Thu Tả Truyện . Tấn Hiến Công muốn chiếm nước Ngu và nước Quốc để khuếch trương thế lực và lãnh thổ, nên sai người mang ngọc quý và đôi ngựa thiên lý tới tặng vua nước Ngu và nói rằng: “Nước Ngu và nước Tấn là hai nước thân thiện lâu đời. Còn người nước Quốc thường hay tới phá hoại, cướp đoạt nước Tần. Nên chúa công chúng tôi quyết định mang quân đì trừng trị nước Quốc. Kính mong chúa công cho chúng tôi mượn đường đì trừng trị nước Quốc” Cung Chi Kỳ là đại Phu nước Ngu nghe vậy, vội ghé tai vua can: “Nước Ngu và nước Quốc là hai nước nhỏ vốn dựa vào nhau để sống, nên nước khác không dám xâm lấn. Nay chúa công để nước Tấn diệt nước Quốc rồi, thì nước Ngu không còn ai tới cứu trợ khi gặp hoạn nạn nữa. Xin chúa công nghĩ tới tình cảnh môi hở răng lạnh mà từ chối”. Vua nước Ngu ham tiểu lợi nói: “Nước Tấn kính trọng ta như vậy, thì lẽ nào lại hại ta”. Vua Ngu không nghe. Cung Chi Kỳ bỏ đi nước khác ở. Sau khi tiêu diệt được nước Quốc rồi, trên đường về, quân Tấn bắt vua Ngu, tiêu diệt luôn nước Ngu. TƯƠNG TỢ: Quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên, chẳng khác gì môi và răng. Lịch sử tái diễn gần giống như thời Xuân Thu. Dưới thời Minh (Tây lịch 1592), Nhật đã yêu cầu mượn đường đi đánh Trung Quốc. Triều Tiên không chấp nhận. Quân Nhật xâm lăng vào 8 / 14.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. Triều Tiên. Nhà Minh đã phải đưa quân qua giúp Triều Tiên. Sau khi đánh đuổi quân Nhật ra khỏi Triều Tiên, quân nhà Minh rút về nước, không lưu lại Triều Tiên. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhà Thanh hủ bại, không năng lực giúp đỡ được các nước lân cận, sau khi quân xâm lăng Nhật chiếm được miền đông bắcTrung Quốc rồi, năm 1910 tây lịch, Nhật giải tán triều đình Triều Tiên, chính thức sáp nhập lãnh thổ Triều Tiên thành nuớc Nhật. Năm 1945, Nhật chiến bại, rút quân ra khỏi Triều Tiên. Nga vào tiếp quản miền bắc. Mỹ tiếp quản miền nam từ vĩ tuyến 38 xuống. Miền nam xưng là Đại Hàn. Miền bắc vẫn xưng là Triều Tiên. Sau khi Nga rút quân khỏi Triều Tiên, Mỹ vẫn lưu lại. Triều Tiên phát động quân đuổi Mỹ ra khỏi Đại Hàn, tức miền nam lãnh thổ Triều Tiên. Hậu quả Triều Tiên đã bị quân Mỹ đánh đuổi tới tận biên giới Trung Quốc. Môi hở răng lạnh. Lúc đó Trung Quốc rất nghèo khổ, nhưng bắt buộc phải cứu giúp Triều Tiên đánh đuổi quân Mỹ xuống vĩ tuyến 38. Sau khi Triều Tiên và Trung Quốc đồng ý ký hòa ước đình chiến với Mỹ, Trung Quốc rút quân về nước, để Triều Tiên được hoàn toàn tự chủ, tự giải quyết đánh đuổi Mỹ. Triều Tiên là môi. Trung Quốc là răng.. PHỤ LỤC:. 9 / 14.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. 10 / 14.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. 11 / 14.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. 12 / 14.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. 13 / 14.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. 14 / 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×