Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De GV gioi 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.44 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI. Họ tên thí sinh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . PT 2 ĐỀ THI LÝ THUYẾT HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH BẬC TIỂU HỌC – NH 2009-2010. PHẦN I. Những câu hỏi trắc nghiệm kiến thức (Thời gian làm bài 40 phút. GV đọc kĩ câu hỏi, chọn và đánh dấu vào đáp án đúng nhất trong phiếu trả lời.). 1. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức W.T.O năm … a. 2008 b. 2007 c. 2006 d. 2005 2. Việt Nam hiện nay đang xây dựng và phát triển nền kinh tế… a. thị trường định hướng XHCN . b. thị trường xã hội chủ nghĩa. c. thị trường tư bản chủ nghĩa. d. sản xuất hàng hoá giản đơn. 3. Trong năm 2010, Việt Nam sẽ tổ chức một lễ hội văn hoá lớn nhằm kỉ niệm… a. Giỗ tổ Hùng Vương. b. 35 năm thống nhất đất nước. c. 65 năm ngày quốc khánh. d. 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. 4. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI sẽ được tổ chức vào năm… a. 2010 b. 2011 c. 2012 d. 2013 5. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long. Trước đó, Thăng Long có tên gọi là: a. Hoa Lư b. Mê Linh c. Đại La d. Đông Đô 6. Đến đời vua nào sau đây, nước ta được đổi tên là Đại Việt? a. Lý Thái Tổ b. Lý Thái Tông c. Lý Thánh Tông d. Lý Nhân Tông 7. Trong lịch sử phát triển đất Đàng Trong vào thế kỷ 17, một tướng của nhà Minh được chúa Nguyễn cho định cư lâu dài ở Đồng Nai, đó là: a. Trần Thượng Xuyên. b. Dương Ngạn Địch. c. Mạc Thiên Tứ. d. Mạc Cửu. 8. Bão ở nước ta: a. Thường có mưa lớn và kéo theo giông. b. Thường xuất hiện nhiều ở miền Trung vào mùa hè (tháng 4, 5, 6). c. Xuất hiện trên biển, nơi có khí áp thấp và di chuyển vào đất liền. d. Cả a, b, c. 9. Đồng bằng duyên hải miền Trung bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, là do: a. Các nhánh núi từ dãy Trường Sơn đâm ra tận biển. b. Các con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển. c. Do ranh giới các tỉnh miền Trung tự xây dựng. d. Cả a, b, c. 10. Kênh Đào Suez nối các biển nào sau đây: a. Hồng hải và Hắc Hải. b. Địa Trung Hải và Hồng Hải. c. Bắc Hải và Địa Trung Hải. d. Địa Trung Hải và Hắc Hải. 11. Hình thức sinh sản tiến hoá nhất ở động vật là hình thức sinh sản ở lớp: a. Lớp bò sát. b. Lớp thú. c. Lớp lưỡng thê. d. Lớp chim. 12. Nguyên nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là do: a. Dân số tăng nhanh. b. Sự phát triển của ngành công nghiệp. c. Phá rừng. d. Khí CO2 trong khí quyển tăng cao..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 13. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản: a. Các cá thể mới được sinh ra từ các cơ quan sinh dưỡng của cây. b. Từ một tế bào phân chia thành hai tế bào. c. Nhờ một tế bào đặc biệt gọi là bào tử. d. Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. 14. Trong lớp có một học sinh hay để ý các bạn để mách cô. Khi thì “Em thưa cô, bạn Lan nhìn bài của bạn”, khi thì “Thưa cô, bạn Hà không làm bài tập”. Nếu là cô giáo đó, bạn sẽ xử lí như thế nào ? a. Giáo viên đến gần nói nhẹ nhàng : “Cô biết rồi em cứ làm bài của mình đi và kiểm tra cho kỹ”. b. Giáo viên khen : “Em ngoan lắm”, rồi nhắc các học sinh khác : “Lan không nhìn bài của bạn”. c. Giáo viên nhắc học sinh : “Lần sau không được mách cô, quan sát lớp cô biết rồi, còn em hãy làm bài của mình”. d. Giáo viên lờ đi như không nghe thấy gì. 15. Trong giờ chữa bài tập, có một học sinh đưa ra cách giải ngắn và độc đáo hơn lời giải của giáo viên. Bạn sẽ : a. Giải thích cho học sinh biết rằng mỗi bài toán có nhiều cách giải. Cách giải của thầy (cô) là dành cho những em có học lực trung bình. b. Khen học sinh đó thông minh. c. Khen học sinh đó có cách giải hay và độc đáo, khuyến khích các em khác tích cực suy nghĩ để tìm ra cách giải khác, không giống của giáo viên. d. Cố tình không thừa nhận cách giải của học sinh đó là hay. 16. Sau một tiết kiểm tra viết, kết quả không có một học sinh nào trong lớp đạt điểm trung bình. Vì vậy, tất cả các em đều đề nghị cô giáo hủy bài kiểm tra này. Nếu là cô giáo trong tình huống trên, bạn xử lý thế nào ? a. Vẫn ghi điểm vào sổ đúng như đã chấm. b. Nâng điểm cho tất cả các em theo một hệ số nhất định rồi ghi vào sổ điểm. c. Xem lại chính mình về cách ra đề, cách dạy, cách học của học sinh, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. d. Hủy bài kiểm tra đó và thay bằng bài kiểm tra khác. 17. Dạy học hiện nay được hiểu là : a. Một quá trình nêu vấn đề để học sinh giải quyết, thông qua đó học sinh lĩnh hội được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. b. Một quá trình truyền đạt tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. c. Một quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm làm cho học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. d. Một quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội nền văn hóa – xã hội. 18. Trên các hình sau, hình nào là thanh công cụ Standard (chuẩn): a. b. c. d. 19. Muốn thay thế một từ, một cụm từ trong văn bản ta sẽ dùng tổ hợp phím tắt: a. Ctrl+N b. Ctrl+C c. Ctrl+J d. Ctrl+H 20. Muốn sao chép định dạng kí tự ta nhấn vào biểu tượng: a.. b.. c.. d..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 21. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ? a. đập đá b. mít tinh c. cao su d. tắc kè 22. Trong các từ sau, từ nào là từ láy ? a. cót két b. đãi đậu c. tốt tươi d. mặt mũi 23. Trong các câu sau, câu nào là câu đơn đặc biệt vị từ ? a. Cắt tóc ! b. Máy bay ! c. Trường Sơn ! d. Tre xanh ! 24. Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có tầm quan trọng ngang nhau trong việc thể hiện tiểu chủ đề của đoạn là đoạn văn có kiểu cấu trúc nào? a. Cấu trúc diễn dịch b. Cấu trúc móc xích c. Cấu trúc song song d. Cấu trúc quy nạp 25. Trong quy trình dạy tập đọc lớp 2, các bước dạy bài mới thích hợp nhất như sau: a. Giới thiệu bài – Luyện đọc – Hướng dẫn tìm hiểu bài – Luyện đọc lại, hướng dẫn học thuộc lòng theo yêu cầu bài dạy. b. Giới thiệu bài – Luyện đọc – Hướng dẫn tìm hiểu bài – Củng cố, dặn dó. c. Giới thiệu bài – Hướng dẫn tìm hiểu bài – Luyện đọc – Luyện đọc lại, hướng dẫn học thuộc lòng theo yêu cầu bài dạy. d. Giới thiệu bài – Luyện đọc – Tìm đại ý của bài – Luyện đọc lại. 26. Bước nào không có trong dạy học các bài: xăng-ti-mét; ki-lô-gam, lít, xăng-ti-mét vuông, xăng-timét khối ? a. Thực hành (cân đong, đo, đếm...., ước lượng). b. Giới thiệu biểu tượng. c. Tên gọi, kí hiệu, đọc, viết. d. Quan hệ (chuyển đổi). 27. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? a.Tia số bắt đầu được dạy ở lớp 1, mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số. b.Tia số bắt đầu được dạy ở lớp 2, mỗi điểm trên tia số ứng với một số tự nhiên. c.Tia số bắt đầu được dạy ở lớp 3, mỗi điểm trên tia số ứng với một số tự nhiên. d.Tia số bắt đầu được dạy ở lớp 4, mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số. 28. Nếu nửa quãng đường đi với vận tốc 10km/giờ và nửa còn lại đi với vận tốc 15km/giờ thì vận tốc trung bình trên cả quãng đường là bao nhiêu? a. 12,5km/giờ b. 12km/giờ c. 13km/giờ d. 14km/giờ 29. Cho 1, 3, 5, 7, 9, . . . là một dãy số lẻ liên tiếp đầu tiên. Hỏi 1981 là số hạng thứ bao nhiêu trong dãy số này? a. 1980 b. 989 c. 990 d. 991 30. Phát biểu nào dưới đây là sai ? Chúng ta hay dùng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để xây dựng kiến thức mới, luyện tập,.. Tình huống có vấn đề được hiểu: a. Giải bài tập nào đó mà HS chưa biết thuật giải. b. Vấn đề được chứa trong tình huống mà GV đưa ra, HS chưa giải quyết ngay được. c. Với một kiến thức nào đó có khi với HS này là tình huống có vấn đề nhưng với HS khác lại không. d. Mọi câu hỏi của giáo viên đưa ra đều là tình huống có vấn đề đối với mọi HS. 31. Đàn tính tẩu có bao nhiêu dây? a. 1 dây b. 2 dây c. 3 dây d. 4 dây 32. Trong bài tập đọc nhạc, gõ đệm theo tiết tấu là: a. Gõ vào tất cả các nốt đen có trong ô nhịp của bài. b. Gõ vào phách mạnh của mỗi ô nhịp trong bài..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> c. Gõ vào tất cả các phách có trong ô nhịp của bài. d. Gõ vào tất cả các nốt có trong bài. 33. Trong các nhóm màu sắc sau đây, nhóm nào là nhóm màu gốc ? a. Vàng, đỏ, xanh cây b. Đỏ, vàng, xanh lam c. Xanh lam, tím, đỏ d. Đỏ, da cam, xanh lam 34. Tác phẩm “Em Thúy”( tranh sơn dầu) của hoạ sĩ tiêu biểu nào? a. Diệp Minh Châu b. Trần Văn Cẩn c. Nguyễn Phan Chánh d. Nguyễn Đỗ Cung 35. Những chi tiết nào sau đây được dùng trong lắp ghép mô hình kĩ thuật ? a. Bánh cam b. Các loại thanh thẳng c. Bánh răng d. Cả a và b. 36. Nhiệm vụ dạy học thực hành kĩ thuật là: a. Hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật và thực hiện các chức năng khác (tác phong lao động, tạo hứng thú, an toàn vệ sinh…) b. Củng cố, hoàn thiện, đào sâu, vận dụng kiến thức. c. Hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo kĩ thuật. d. Cả a, b, c. 37. Khi dạy bài thể dục phát triển chung, giáo viên phải dạy: a. Theo kinh nghiệm. b. Theo thứ tự động tác của bài. c. Động tác dễ trước. d. Động tác khó trước. 38. Khi dạy các động tác thể dục, giáo viên phải : a. Giảng giải động tác. b. Cho một học sinh làm mẫu. c. Làm mẫu động tác. d. Làm mẫu kết hợp giảng giải. 39. SEAGAMES are the games held……………… a. in South East Asian Nations. b. every four years. c. at sea. d. at the seaside. 40. Choose one word that is different from the others. a. A chicken b. A lion c. A dog d. A cat PHẦN II. Bài tự luận (Thời gian làm bài 120 phút. GV đọc kĩ đề bài và làm bài vào giấy thi do Hội đồng cung cấp). Đề bài: Từ năm học 2006-2007, toàn ngành đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện điều chỉnh dạy học. Đây là một trong những chỉ đạo quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tiếp tục thúc đẩy nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. Anh (Chị) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của bản thân về chủ trương này; dẫn chứng cách thức thực hiện và một việc làm cụ thể của mình trong thực tế công tác soạn giảng. - HẾT -.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×