Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De HSG Sinh Hoc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.59 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Câu 1: Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo một đoạn, ở NST số 3 bị lặp một đoạn. Khi GP, nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ bằng bao nhiêu? TL: - Cặp NST số 1 bị đột biến mất đoạn tạo alen mới, khi GP cho ra 1/2 giao tử bình thường và 1/2 giao tử đột biến. - Cặp NST số 5 bị đột biến đảo đoạn tạo alen mới, khi GP cho ra 1/2 giao tử bình thường và 1/2 giao tử đột biến. - Cặp NST số 3 bị đột biến lặp đoạn tạo alen mới, khi GP cho ra 1/2 giao tử bình thường và 1/2 giao tử đột biến.  Tỉ lệ giao tử bình thường = 1/2 x 1/2 x1/2 = 1/8  Tỉ lệ giao tử đột biến = 1 - 1/8 = 7/8 = 87,5% Câu 2. Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp kí hiệu là I, II, III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có 4 thể đột biến kí hiệu là A, B, C, D. Phân tích TB của 4 thể đột biến trên người ta thu được kết quả như sau: Thể ĐB. Số lượng NST đếm được ở từng cặp I II III IV V VI A 3 3 3 3 3 3 B 4 4 4 4 4 4 C 4 2 4 2 2 2 D 1 2 2 2 2 2 a. Hãy xác định tên gọi của các dạng đột biến trên và kí hiệu chúng? b. Hãy cho biết thể đột biến A, B khác với thể lưỡng bội ở những đặc điểm co bản nào? c. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến D TL: a. A: Thể tam bội: 3n vì tất cả các cặp NST đều có 3 NST B: Thể tứ bội: 4n vì tất cả các cặp NST đều có 4 NST C: Thể bốn kép: 2n + 2 + 2 Vì cặp số I và III tăng thêm 2 NST D: Thể một : 2n - 1 vì cặp NST số I mất 1 NST b. Phân biệt: Đặc điểm phân biệt Thể lượng bội Thể đột biến A,B - Số lượng NST trong 2n 3n (Thể A), 4n (Thể B) TB sinh dưỡng - Hàm lượng ADN Bình thường Tăng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> trong TB - Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ và sản phẩm của gen - Kích thước TB và cơ quan sinh dưỡng - Sinh trưởng và phát triển - Khả năng sinh giao tử. Bình thường. Tăng. Bình thường. Lớn hơn. Bình thường. Nhanh. Bình thường, quả có hạt, Không bình thường , sinh sản hữu tính bình quả không hạt, mất khả thường năng sinh sản hữu tính (3n) c. Cơ chế hình thành thể đột biến : - Trong GP, cặp NST số I nhân đôi nhưng không phân li tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n - 1) NST. - Khi thụ tinh, giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n) tạo thành hợp tử (2n - 1) NST và phát triển thành thể một. Câu 3: So sánh hiệu suất tích ATP của quy trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron trong hô hấp tế bào. Nêu ý nghĩa của chu trình Crep. a/. So sánh: - Đường phân tạo 2ATP  7,3 x 2 / 674 2,16% - Chu trình Crep 2ATP  7,3 x 2 / 674 2,16% - Chuỗi truyền electron  7,3 x 34 / 674 36,82% - Hô hấp hiếu khí 38ATP  7,3 x 38 / 674 41,15% b/. Ý nghĩa chu trình Crep - Phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, một phần tích lũy trong ATP, một phần tạo nhiệt cho tế bào, tạo nhiều NADH, FADH2 dự trữ năng lượng cho tế bào. - Tạo nguồn C cho các quá trình tổng hợp sản phẩm hữu cơ trung gian. Câu 4: Hãy kể một số enzym vi sinh vật được dùng phổ biến trong đời sống và trong công nghiệp. Đáp án + Trong đời sống: amilaza được dùng trong rượu nếp, làm tương; amilaza và proteaza được dùng làm chất trợ tiêu hoá. (0,5 đ) + Trong công nghiệp - amilaza được dùng trong công nghiệp bánh kẹo, công nghiệp dệt; - amilaza và proteaza được dùng trong công nghiệp sản xuất tương; - proteaza và lipaza được dùng trong công nghệ thuộc da;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -amilaza, proteaza,lipaza được dùng trong công nghiệp chất tẩy rửa; xenlulaza được dùng trong công nghiệp chế biến rác thải… Câu 5: Các vi sinh vật thường gặp trong đời sống hằng ngày thuộc nhóm dinh dưỡng nào? Tại sao? + Hóa dị dưỡng + Vì chúng thường sinh trưởng trên các loại thực phẩm chứa các chất hữu cơ. Câu 6: Người nữ, hormone của buồng trứng có tác động ngược như thế nào đến tuyến yên và vùng dưới đồi? Đáp án +Dưới tác dụng của hormone GnRH của vùng dưới đồi ,tuyến yên tiết ra FSH và LH kích thích buồng trứng tiết oestrogen (do nang noãn) và progesteron (do thể vàng). +Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: lượng oestrogen do nang noãn tiết ra sẽ tác động ngược lên tuyến yên, kích thích tăng tiết LH,có tác dụng kích thích trứng chín,rụng. +Ở giai đoạn sau của chu kì: hàm lượng estrogen và progesteron tăng cao,gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên, ức chế tiết FSH,LH  ức chế rụng trứng. Câu 7: Khi đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối thì sức căng trương nước của tế bào lỗ khí tăng hay giảm? Giải thích? + Tăng,do lỗ khí đóng lại  thoát hơi nước giảm), trong khi đó quá trình hút nước của rễ vẫn tiếp tục, nước từ rễ theo mạch dẫn dồn lên trên làm sức căng của tế bào lỗ khí tăng.. Câu 8: a/ Nguyên nhân chính giúp thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì? b/Tại sao đều không có hiện tượng hô hấp sáng,nhưng thực vật C4 có năng suất cao còn thực vật CAM lại có năng suất thấp? Đáp án a/ Do ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaz với khả năng cố định CO2 trong điều kiện hàm lượng CO2 thấp,tạo acid malic là nguồn dự trữ CO2 cung cấp cho các tế bào bao quanh bó mạch,giúp hoạt tính carboxyl của enzim RibDPcarboxilaz luôn thắng thế hoạt tính ôxy hóa nên ngăn chận được hiện tượng quang hô hấp. b/Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM,điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây  năng suất thấp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×