Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DHTHAK4MAITHUTHAOKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.43 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GD & ĐT TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI . BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN Môn: PPDH Tiếng Việt 1. Giảng viên: Trần Dương Quốc Hoà Sinh viên: Mai Thu Thảo Khoa: Tiểu học - Mầm non Lớp: ĐH Tiểu học A - K4. N ăm học: 2016 – 2017 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Độc lập – Tự do - Hạnh phúc.  Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC Trong 4 tuần thực tập vừa qua, em được thực tập tại trường Tiểu học Nguyễn An Ninh. Tuy đây là đợt kiến tập chỉ trọn vẹn 1 tháng, nhưng đã giúp em nhận ra nhiều điều, giúp em hiểu thêm sự nhiệt huyết với nghề của các thầy, các cô và hiểu rõ bản thân mình hơn, về trình độ của mình hơn khi đã được cọ sát với thực tế, đã giúp em phần n o hiểu được phương pháp giảng dạy ở trường. Em đã được dự các tiết dự giờ của các thầy cô trong trường, qua đó em đã rút được nhiều kinh nghiệm và các phương pháp giúp học sinh hứng thú với tiết học hơn. Sau đây là ý tưởng của em về việc thay đổi/ điều chỉnh một nội dung bài học trong dạy học môn Học vần lớp 1 Bài 47: en – ên (tiết 1), bài 48: in – un (tiết 2).. I.. Nội dung ý tưởng.  Em đã được dự giờ môn Học vần Bài 47: en – ên ( tiết 1), phần kiểm tra bài cũ GV cho HS viết các từ có chứa vần ôn, ơn vào bảng con.  Nếu em dạy em sẽ thay đổi bằng cách như sau: - Để gây hứng thú cho HS ở phần kiểm tra bài cũ, em sẽ cùng các em chơi trò chơi “Giải mật thư”. - Cách tiến hành: + Em sẽ nói: “Hôm nay, cô vừa nhận được một bức mật thư các em cùng cô giải bức mật thư này nhé! Nội dung của bức mật thư này là các em hãy tìm những tiếng có chứa vần ôn viết vào bảng con”. + Sau khi HS viết vào bảng con, em sẽ mời 5 HS viết các tiếng chứa vần ôn khác nhau lên bảng. Cho mỗi em đọc lại các từ mình vừa viết. Sau đó cho cả lớp đọc các từ của các bạn viết. + GV: “Bức mật thư còn 1 nội dung nữa đó là các em hãy viết các tiếng có chứa vần ơn viết vào bảng con”. + Sau khi HS viết vào bảng con, em sẽ mời 5 HS viết các tiếng chứa vần ơn khác nhau lên bảng. Cho mỗi em đọc lại các từ mình vừa viết. Sau đó cho.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cả lớp đọc các từ của các bạn viết. + GV cho HS đọc lại bài 46: ôn – ơn.  Em đã được dự giờ môn Học vần Bài 48: in – un ( tiết 2), phần củng cố kết thúc bài học GV cho HS chơi trò chơi “Mèo ăn bánh”. Cách chơi là HS tìm các miếng bánh có tiếng chứa vần vừa học và cho con mèo có mang vần en, ên.  Vì HS đã được học bài đầy đủ nên theo em trò chơi “Mèo ăn bánh” nên ở tiết 1 sẽ phù hợp hơn. Nếu là em, em sẽ thay đổi bằng trò chơi khác: - Trò chơi “Nhìn tranh đoán chữ”. - Em chuẩn bị 4 hình ảnh có nghĩa tương ứng với các từ chứa vần vừa học, các từ cần điền khuyết các vần in, un. + Tranh 1:. mèo m…  mèo mun + Tranh 2:. chuối ch…  chuối chín + Tranh 3:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> t… học  tin học + Tranh 4:. sợi th…  sợi thun - Cách tiến hành: + Phổ biến cách chơi: “ Các em nhìn tranh và tìm vần thích hợp để thể hiện nội dung bức tranh”. + Cho HS xem hình ảnh minh hoạ, mời HS lên tìm trong rổ có vần phù hợp với chỗ cần điền và cho HS khác nhận xét. + Đưa ra từ đã điền hoàn chỉnh và cho HS đọc lại.. II.. Các lưu ý - chuẩn bị. - Khi thực hiện một hoạt động dạy học, em cần có kí hiệu thước khác nhau - kí hiệu gõ bàn. - Nhắc nhở HS chú ý vào bài học. - Chuẩn bị tranh ảnh minh hoạ, từ điền khuyết đầy đủ, các vần khác để HS lựa chọn trong rổ lấy ra vần chính xác nhất, rổ để đựng âm cần điền khuyết..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×