Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.53 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC MẦM NON. . KIỂM TRA GIỮA KỲ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT. Giáo viên hướng dẫn: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA Sinh viên: NGUYỄN THỊ BẢO HÂN Lớp: ĐẠI HỌC TIỂU HỌC A_ K4 NĂM HỌC: 2016 - 2017.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu Học Trình bày một ý tưởng mới về một hoạt động cho một bài dạy. 1. Lời mở đầu: Trong tất cả các môn Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức,….. thì môn Tiếng Việt lại được chia thành nhiều phân môn khác nhau “ Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn”. Các phân môn này được sắp xếp xen kẽ các ngày trong tuần, mỗi ngày các em được học một phân môn vì giữa các phân môn có sự tích hợp và hỗ trợ lẫn nhau. Trong bốn tuần kiến tập vừa qua, ngoài những tiết dự giờ của thầy cô bộ môn em còn được học hỏi, theo dõi, quan sát phương pháp dạy của GVCN trong các tiết dạy. Cụ thể hơn trong tiết dạy môn Tiếng Việt các em còn chưa được tập trung vào bài giảng, không khí trong lớp trầm lắng, học sinh thụ động, giáo viên đưa ra quá nhiều câu hỏi. Vì vậy để tạo sự hứng thú cho học sinh thay vì chỉ giảng giải, truyền đạt bằng theo các tài liệu có sẵn trong SGK một cách rập khuôn, máy móc em sẽ thay bằng một hoạt động trò chơi. Qua trò chơi các em sẽ lĩnh hội tri thức dễ dàng, khắc sâu kiến thức hơn, tạo niềm say mê, hứng thú học tập. 2. Ý tưởng mới và cách tổ chức Trong phân môn Luyện từ và câu mở rộng vốn từ: Ý chí _ Nghị lực ( SGK lớp 4/127 tuần 13) Bài tập 1: Tìm từ ngữ: - Nói lên ý chí, nghị lực của con người - Nêu những thử thách, ý chí nghị lực đối với con người.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ở bài tập này giáo viên trên lớp chỉ cho HS giơ tay trả lời khiến lớp khá thụ động Ý tưởng của em: Sẽ cho học sinh chơi trò chơi Hoa xinh _ Học giỏi giải quyết bài tập 1 - Mục tiêu: Giúp học sinh Mở rộng về vốn từ ngữ ý chí, nghị lực Học sinh ôn lại cách đặt câu. - Chuẩn bị: Nhiều miếng bìa cắt theo hình cánh hoa( hình 1) 2 vòng tròn làm 2 nhị hoa. Trong mỗi nhị hoa ghi: nói lên ý chí, nghị lực của con người, nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.( hình 2). Nói lên ý chí, nghị lực của con người. hình 1: cánh hoa. Những thử thách đối với ý chí, nghị lực. của con. hình 2: nhị hoa. - Tiến hành: Chia lớp thành 4 nhóm Khi trò chơi bắt đầu, các nhóm chơi có nhiệm vụ ghi từ theo yêu cầu vào các cánh hoa ( mỗi cánh hoa chỉ ghi một từ) rồi dán vào nhị hoa cho phù hợp. Sau 5-7 phút nhóm nào dán được nhiều cánh hoa đúng và đẹp sẽ là nhóm chiến thắng Sau khi HS chơi xong em sẽ nhận xét và chốt lại ý đúng. Khi trò chơi kết thúc, để khắc sâu kiến thức và giải quyết bài tập 2, giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với các từ vừa tìm được có trên cánh hoa..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trò chơi này còn có thể vận dụng vào phân môn Luyện từ và câu ở các bài như danh từ chung, danh từ riêng,….. và ở phân môn chính tả các bài tập phù hợp Trong phân môn Kể chuyện sách Tiếng việt lớp 4 bài “Bàn chân kỳ diệu” trang 107 Ở trên lớp khi GV kể chuyện xong thì chỉ gọi những em HS xung phong đứng tại chỗ kể chuyện khiến lớp không được sôi nổi và một số HS không chú ý vào phần kể của bạn. Ý tưởng của em Phần cho HS kể chuyện em sẽ cho lớp chơi trò chơi Nhìn tranh_Kể đoạn - Mục tiêu: Rèn kỹ năng kể đúng từng đoạn của từng đoạn dựa vào tranh vẽ, gợi ý trong SGK Luyện trí nhớ, trau dồi năng lực diễn cảm mạch lạc đủ ý chính trong câu chuyện mình định kể. - Chuẩn bị: Tranh ảnh trong SGK 3 HS làm BGK, 1 HS làm thư ký Tiêu chuẩn cho điểm chi tiết Có bảng điểm chi tiết sẵn Mỗi giám khảo có bộ thẻ điểm, từ điểm 5,6,7,8,9,10 làm bằng giấy bìa cứng ( kích thước 10cm x 20cm) Tranh Tên học sinh số 1 2 3 4. BGK 1. Điểm BGK 2. BGK 3. Điểm trung bình. Xếp loại.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Cách tiến hành: Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn theo tranh của câu chuyện mà giám khảo đưa ra ( 4 HS thi kể) BGK cho điểm từng người thi kể, thư kí ghi chép điểm của từng người thi kể. Kết thúc cuộc thi thư kí sẽ tính điểm trung bình của từng HS tham gia và xếp hạng nhất, nhì theo từng tranh và đánh giá cả 4 tranh của câu chuyện Sau khi trò chơi kết thúc em sẽ tổng kết lại và nhận xét, khen thưởng các HS đã tham gia Đó cũng là ý tưởng của em trong việc dạy học môn tiếng việt. Mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng thực chất đó là kinh nghiệm mà em được học hỏi sau một tháng thực tập. Kính mong thầy chỉ ra những điểm thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>