Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CDTHCK40Huynh Thanh Hoai LinhKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.95 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI ----------. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN : PPDH Tiếng Việt. Giảng viên: Trần Dương Quốc Hòa. Họ và tên Sinh viên: Huỳnh Thanh Hoài Linh. Lớp: Cao đẳng Tiểu học C – K40.. Năm học: 2016-2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Biên Hòa, ngày 26 tháng 11 năm 2016 Một tháng thực tập vừa trôi qua, bên mái trường Quang Vinh quý mến, dưới sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô, em đã học hỏi được rất nhiều điều hay, vô cùng giúp ích cho việc dạy học và công tác chủ nhiệm của em sau này. Em cũng học được cách gần gũi, quan tâm học sinh của mình nhiều hơn, để luôn thấu hiểu các em đang muốn gì và cần những gì. 30 ngày thực tập không phải là ngắn, nhưng đối với em đó là một khoảng thời gian chứa nhiều kỉ niệm đẹp. Nó giúp cho em phần nào nắm chắc được các phương pháp dạy của nhà trường. Em đã được tham gia dự giờ rất nhiều tiết dạy của các cô, cùng được họp rút kinh nghiệm cùng ban giám hiệu và giáo viên hướng dẫn, em cũng đã được thực dạy một buổi lấy điểm. Phương pháp giảng dạy se không một ai giống ai cả, mỗi người đều có cái hay, cái đặc trưng riêng, nhưng họ đều có chung một mục đích để hướng tới đó là tạo được sự tin tưởng và hứng thú cho học sinh khi học. Sau đây là một số ý tưởng mới của em trong việc dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học: 1. Nội dung ý tưởng: a) Lồng ghép trò chơi vào việc học: - Em được dự giờ 1 tiết học vần bài on-an. Hoạt động của cô là trước khi học bài mới cô se kiểm tra bài cũ. Cụm từ kiểm tra bài cũ dường như là một nỗi sợ hãi và ám ảnh học sinh, làm các em chán nản mất cảm hứng học. Nếu là em dạy thì em se thay đổi bằng cách cho các em chơi trò chơi “Tinh mắt tìm vần”, nhưng vẫn âm thầm kiểm tra kiến thức cũ. Trẻ se nghĩ hôm nay không phải kiểm tra bài cũ mà còn được vui chơi, vì thế trẻ se năng nổ tích cực xây dựng bài hơn. - Mục đích của trò chơi là: học sinh được củng cố, ghi nhớ, nhận diện đúng, nhanh các vần đã học. Rèn được sự nhanh nhẹn, tinh mắt..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Giáo viên se chuẩn bị cho mỗi cặp chơi một tờ giấy, trong đó ghi các vần đã học không theo một chiều nhất định. Hai người chơi tự chuẩn bị hai cây viết khác màu nhau, sau đó tìm những vần được cô đọc. Ai tìm được nhanh hơn thì khoanh lại, cứ tiếp tục như vậy cho các vần sau. Hết thời gian quy định, ai tìm được nhiều hơn, nhanh hơn se là người chiến thắng và có thưởng. b) Học sinh phải là người chủ động trong tiết học: - Em thấy đa số học sinh chỉ làm theo những gì mà giáo viên yêu cầu,giáo viên yêu cầu gì thì các em làm đó. Chúng ta phải tránh lặp lại những qui luật của phương pháp dạy học truyền thống, thay vào đó, phải hướng cho học sinh tới việc tự chủ động trong việc học của mình. - Nếu là em, em se không là người điều khiển trẻ, là một người giáo viên tốt em se cởi bỏ vai trò là người lãnh đạo, ngược lại, chỉ đơn giản là người hướng dẫn, là người bạn đồng hành, là người chia sẻ và mang lại hứng thú trong quá trình học hỏi của trẻ. - Việc học không có nghĩa là trẻ phải nuốt chửng đủ loại bài học, đủ loại ý tưởng, mà chính là sự sáng tạo, tái tạo chúng. Em se khơi gợi sự tò mò chứ không áp đặt câu hỏi cho trẻ. Cho trẻ chủ động tham gia tích cực nhiều trải nghiệm khi học thì tiềm năng ẩn sâu bên trong trẻ mới được đánh thức. Trẻ phải tự tìm tòi học hỏi thay vì bắt chước người khác một cách rập khuôn.  Điều quan trọng nhất khi dạy học là em sẽ luôn quan tâm tới trẻ, cho trẻ tự do đưa ra các quyết định của mình, trẻ phải biết mình muốn gì, cần gì thì việc học của trẻ mới thành công được. c) Củng cố: - Em thấy vì phần củng cố là phần sắp kết thúc một bài học nên giáo viên hay làm rất nhanh (chỉ cho học sinh đọc lại bài). Học sinh se cảm thấy ngán ngẫm. - Là em, em se chuẩn bị một số câu đố vui có liên quan đến bài học hôm nay. Việc này se làm tan biến đi sự mệt mỏi, tạo bầu không khí sôi động và tăng sự hưng phấn, sảng khoái cho từng học sinh khi trả lời đúng se nhận được những lời khen và tràn pháo tay từ giáo viên và cả lớp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Các lưu ý – Chuẩn bi: - Giáo viên nên chuẩn bị các đồ dùng dạy học, vui chơi một cách kĩ lưỡng, đầy đủ, có đầu tư và hợp lí. - Lời nói của giáo viên phải rành mạch,trung thành với giáo án mình đã soạn, tránh nói dài dòng, lan man, phong thái tự tin, vui vẻ. - Phải tạo được sự tò mò, khơi gợi óc sáng tạo, ham học hỏi cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×