Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.36 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI. Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT. Người thực hiện : Trần Thị Ngọc Thúy. Lớp : Đại học Giáo dục Tiểu học A – K4. Môn : Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Giảng viên : Th.S Trần Dương Quốc Hòa..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ý TƯỞNG MỚI TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNG TRONG BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC I.. LÝ DO CHỌN: - Trong 1 tháng thực tập tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (Biên Hòa-Đồng. Nai), được dự nhiều tiết dạy mẫu của các giáo viên trong trường, đặc biệt là những tiết ở phân môn tập đọc (môn Tiếng Việt). Qua quá trình quan sát, em thấy mỗi giáo viên đều có một cách tổ chức hoạt động riêng, thế nhưng, các hoạt động ấy theo như em thấy thì vẫn chưa thực sự gây thu hút và sự chú ý cho các em HS. Cũng chính vì lý do đó, mà sau đây em xin trình bày một ý tưởng về cách tổ chức hoạt động, cũng như một số đồ dùng cần thiết để tổ chức hoạt động ấy. Cụ thể em xin trình bày về cách tổ chức hoạt động “Học thuộc lòng” ( bài “Chiếc cầu”, phân môn tập đọc lớp 3). - Lý do thứ 2 khiến em chọn cách tổ chức này là vì hình ảnh trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức. Những hình ảnh thu nhận được bằng trực quan sẽ giúp HS hình thành được các từ khóa trong câu và được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ. Ngoài ra, đồ dùng (hình ảnh) trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của HS, giúp cho tiết học thêm sắc màu và không bị nhàm chán. II.. MỤC TIÊU:. - Tạo cho học sinh hứng thú khi học thuộc thơ thông qua các hình ảnh phù hợp, màu sắc kích thích được tư duy. - Giúp HS nhớ lâu hơn thông qua các hình ảnh trực quan. - Kết hợp được việc mở rộng, giới thiệu được danh lam, thắng cảnh thông qua một vài hình ảnh được sử dụng. - Tạo điều kiện để các em cùng tham gia làm bài tập nhóm, năng động hơn trong tiết học. III.. CHUẨN BỊ: *Giáo viên:. - Powerpoint. - Các bộ trò chơi (số lượng tùy vào số nhóm GV chia): Mỗi bộ bao gồm:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> + 1 tờ giấy roki to, trên đó có ghi bài thơ, khuyết 1 vài chữ để cài hình ảnh lên thay cho chữ đó. + 1 bộ hình ảnh để cài vào các chỗ trống . - Mỗi bộ sẽ gồm các hình ảnh tương ứng với các từ khóa như sau:. cầu. sông. kiến. Võng. Xe lửa. thuyền buồm. Nhện. thuyền thoi. Ví dụ 1: Cha gửi cho con chiếc ảnh cái ………... Cha gửi cho con chiếc ảnh cái. Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu IV.. CÁCH TIẾN HÀNH: (Hoạt động này sẽ được chia thành 2 hoạt động nhỏ) *HOẠT ĐỘNG 1: - GV trình chiếu bài thơ với những hình ảnh đã thay thế cho một số từ bị khuyết. trên màn hình chiếu và yêu cầu HS đọc bài thơ đó (cá nhân, tập thể; đọc nối tiếp 1 khổ/HS hoặc 2 khổ/HS ). - Nội dung trình chiếu:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cái cầu (Trích). Cha gửi cho con chiếc ảnh cái. Cha vừa bắc xong qua dòng. sắp qua, thư cha nói thế Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu. Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê !. qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió. Con. qua ngòi bắc cầu lá tre.. Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại. Như. trên sông ru người qua lại. sâu.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi. Thuyền. đi ngược, thuyền. đi xuôi.. Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đãi đỗ Là cái cầu này ảnh chụp xa xa Mẹ bảo: Cầu Hàm Rồng Sông Mã. Con cứ gọi cái. của cha. PHẠM TIẾN DUẬT.. - Sau khi HS đọc xong thì GV không trình chiếu bài thơ đó trên màn hình chi ếu nữa. HS sẽ cùng bước qua hoạt động thứ 2 (Trò chơi « Thử tài trí nhớ »). *HOẠT ĐỘNG 2: Trò chơi “Thử tài trí nhớ”: - GV chia lớp thành 4 nhóm (tùy số lượng HS mà GV chia số lượng nhóm sao cho phù hợp, đảm bảo tiêu chí HS nào cũng được tham gia trò chơi). - GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ trò chơi. HS sẽ chọn hình ảnh phù h ợp đ ể cài vào chỗ trống. - Sau khi các nhóm thực hiện xong sẽ mang lên treo trên bảng để cả lớp và GV cùng quan sát, nhận xét. - Sau khi GV nhận xét sẽ mời một vài HS đứng lên đọc thuộc thơ 1 lần n ữa và trình chiếu toàn bộ bài thơ. - Nội dung trình chiếu :.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Cái cầu (Trích). Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu.. Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê ! Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.. Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại Như võng trên sông ru người qua lại Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi Thuyền thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.. Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đãi đỗ Là cái cầu này ảnh chụp xa xa Mẹ bảo: Cầu Hàm Rồng Sông Mã Con cứ gọi cái cầu của cha. PHẠM TIẾN DUẬT. Lưu ý:.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - GV nên giới thiệu sơ lược về cầu Hàm Rồng (cũ, mới) và Sông Mã cho HS nghe thông qua 2 hình ảnh đã xuất hiện trong bài và 1 hình ảnh khác:. Sông Mã. Cầu Hàm Rồng cũ. Cầu Hàm Rồng mới. Trên đây là ý tưởng của em về cách tổ chức một hoạt động nhỏ cho một ti ết Tập đọc, Hy vọng với cách tổ chức hoạt động này sẽ giúp học sinh có h ứng kh ởi học tập và sản sinh ra tri thức. Mong thầy góp ý để ý tưởng c ủa em đ ược hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn thầy!.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>