Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.08 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN THAO GIẢNG MÔN ÂM NHẠC LỚP 7 Tiết: 14 Ngày soạn:24/11/2015 Ngày dạy: 26/11/2015. Ôn tập bài hát: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 5 Âm nhạc thường thức: GIỚI THIỆU NHẠC SĨ BÊ-TÔ-VEN. 1.MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: + HĐ 1: - HS hát thuộc bài Khúc hát chim sơn ca và kết hợp các hình thức biểu diễn. + HĐ 2:- HS đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 5. - HS hiểu: + HĐ 1,2:- HS hiểu sơ lược về tiểu sử của nhạc sĩ Bê-tô-ven. 1.2. Kỹ năng: - HS thực hiện đươc: - Đọc đúng cao độ, trường độ TĐN số 5 kết hợp đánh nhịp. - HS thực hiện thành thạo: - Rèn kỹ năng hát đúng sắc thái bài khúc hát chim sơn ca. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Biết sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Bê-tô-ven. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: - Máy điã, CD âm nhạc 7. - Đĩa CD các tác phẩm cuả Bê-tô-ven. - Bảng phụ TĐN số 5. 3.2. Học sinh: - Sách giáo khoa, dụng cụ học tập. - Đọc tên nhạc tập gõ phách TĐN số 5. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức 4.2. Kiểm tra miệng: * Câu 1: Có mấy loại dấu hóa? Đáp án câu 1: Có 3 lọai dấu hóa: Dấu thăng, dấu giáng, dấu bình. * Câu 2: Cung, nửa cung là gì? Đáp án câu 2: Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khỏang cách về cao độ giữa 2 âm đi liền bậc. Một cung bằng 2 nửa cung. * Câu 3: Hát vỗ tay theo nhịp bài hát Khúc hát chim sơn ca. 4.3. Tiến trình bài học:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS * Hoạt động 1: Vào bài Ôn tập bài hát: “Khúc hát chim sơn ca” Nhạc và lời: Đỗ Hòa An Cho hs nghe lại bài hát qua máy đĩa. - GV bắt giọng cho cả lớp hát lại bài (kết hợp vỗ tay theo phách). - Chia lớp thành 2 dãy lần lựơt thực hiện 1 số cách hát như: hát đối đáp, hát lĩnh xướng. - GV lưu ý sửa sai cho HS. - Gọi mỗi nhóm thực hiện 1 -2 lần.(3-4 nhóm). - GV nghe và sửa sai cho học sinh chỗ đảo phách nghịch phách, lưu ý hát đúng cao độ. - Gọi cá nhân 3 – 4 học sinh thực hiện. - Gọi HS nhận xét. - GV chốt ý và cho điểm. - Hướng dẫn cho học sinh một số động tác minh họa cho bài hát. * Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 5 “Em là bông hông nhỏ” Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn - Giáo viên giới thiệu bảng phụ bài TĐN số 5. - HS chú ý quan sát. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài TĐN số 5. - Bài hát được viết ở nhịp mấy? Định nghĩa loại nhịp đó? - Giọng của bài hát? - Về cao độ bài hát sử dụng những nốt gì? - Về trường độ bài hát sử dụng những âm hình nốt gì? - Các dấu hiệu của bài hát? - Luyện thanh khởi động giọng: Cho cả lớp đọc gam đô trưởng 2 lần. Đánh đàn cho lớp nghe bài 1-2 lần. - Dạy đọc: - Mỗi câu giáo viên đánh đàn cho học sinh nghe 4-5 lần rồi bắt nhịp cho học sinh đọc theo. - Lưu ý sửa sai nốt pha thăng. Cho lớp ghép lời kết hợp gõ phách - Gọi theo nhóm và cá nhân thực hiện, gv nghe và sửa sai cụ thể.. NỘI DUNG BÀI HỌC 1/ Ôn tập bài hát: “Khúc hát chim sơn ca” Nhạc và lời: Đỗ Hòa An. 2/ Tập đọc nhạc: TĐN số 5 “ Em là bông hông nhỏ” Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn * Nhận xét: - Nhịp: 4/4 (C) mỗi ô nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ. - Giọng: Đô trưởng - Cao độ: R-M-F#-S-L-X-Đ-R-M-F - Trường độ: Đen, trắng. - Dấu nhắc lại - Khung thay đổi..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Hoạt động 3: Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bê-tô-ven - Gọi 1-2 học sinh đọc SGK. - Cả lớp chú ý lắng nghe. - GV giới thiệu tác giả như SGK. - GV cho học sinh nghe trích đoạn một số tác phẩm nổi tiếng cuả Bê-tô-ven.. 3/ Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bê-tô-ven * Đôi nét về tác giả: - Lút-vích van Bét-tô-ven (17701827), là nhạc sĩ thiên tái người Đức, sinh tại thành phố Bon. - Một số sáng tác nổi tiếng của ông như: 9 bản giao hưởng, 32 bản xônát…. 4.4. Tổng kết: - Câu 1: Hát và vỗ tay theo phách bài hát Khúc hát chim sơn ca. - Câu 2: Đọc nhạc, ghép lời gõ phách TĐN số 5..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>