Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Cam nang suc khoe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.03 KB, 61 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tác dụng của mật ong và cách sử dụng</b>



Sau tết vừa rồi, tiện có mấy lọ mật ong, mình dùng đều vào các buổi sáng, thấy sức khỏe tốt hơn hẳn. Ăn


ngon miệng hơn, da dẻ ổn áp hơn, mắt mũi hình như cũng sáng hơn thì phải. Mình ra chợ tây thấy người


Nga họ sử dụng mật ong nhiều kinh khủng luôn. Lân la hỏi chuyện mới biết họ dùng thường xuyên uống


buổi sáng, uống với trà, làm thịt gà nước với mật ong và làm cả bánh với mật ong nữa...



Tìm một lượt trên NET bằng cả tiếng ta lẫn tiếng tây, cộng với kinh nghiệm và học hỏi, mình rút ra mấy điều


sau đây. Vợ chịu khó tham khảo nhé, hy vọng vợ sẽ tích cực uống vào buổi sáng chắc chắn vợ sẽ xinh hơn


và sẽ tránh được bệnh tật. Bà con cũng nên tham khảo, hay lém. Mật ong cũng không đến nỗi đắt lắm, dùng


thường xuyên sẽ có một sức khỏe tuyệt vời, tại sao khơng dùng (?) Nhưng cũng chú ý ln, nó sẽ trở thành


chất độc nếu không biết cách dùng và bảo quản.



<b>Thành phần của mật ong</b>



Mật ong

chứa 13-20% là nước, 75-80% hydrat cacbon (đường Glucoza, đường hoa quả, xacarôza..); Rất


nhiều Vitamin các loại B1, B2, B6, E, K, C, tiền tố vitamin A, acid folic… Nói chung là rất nhiều vi chất,


mật ong chứa đựng hơn 300 vi chất. Các vi chất này gần như là mọi nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể,


nhiều vitamin, nhiều loại a-xít và men tiêu hóa...



Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hố) kích thích ăn


ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, và những hạt (của) phấn hoa trong mật ong


tăng cường khả năng miễn dịch.



Tác dụng và cách sử dụng: (Tác dụng thì nhiều, nhưng quan trọng là dùng thế nào)



<b>1. Dùng thường xuyên: Giúp da dẻ hồng hào (bổ máu); Ăn ngon miệng hơn và ngủ sâu giấc hơn.</b>



Cách sử dụng: Pha 2 thìa mật ong với nước ấm (khơng q nóng, khơng dùng nước lạnh), uống buổi sáng


khi chưa ăn gì vào bụng. Tốt nhất sau đó khoảng 10-15 phút hãy ăn sáng.




Ngoài ra:



+ Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh.


+ Mật ong trộn với bột tam thất ăn mỗi bữa một chén con có thể giúp hồi phục sức lực sau khi ốm dậy.


2. Hồ 2 thìa mật ong vào một cốc sữa tươi đã hâm nóng và uống từ từ từng ngụm nhỏ, giấc ngủ sẽ đến với


bạn nhanh chóng và êm dịu.



3. Nếu bị cảm lạnh, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay sau khi uống một cốc nước chanh nóng có pha thêm 2 thìa mật


ong.



4. Mật ong tẩm vào bơng có thể đánh sạch tưa lưỡi trẻ em.



5. Nếu bị ho, hãy lấy một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở ở lớp vỏ ngồi, sau đó cho một vài thìa cà phê


mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh trong một cái chén. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho


ngay.



6. Khi da bị trầy xước: làm sạch vết thương rồi bôi mật ong lên, vết xước sẽ mau lành và không bị nhiễm


trùng hay sưng tấy.



7. Mật ong trộn với bột nghệ đen (thể hàn), nghệ vàng (thể nhiệt) có thể chữa viêm loét dạ dày. Ăn liền trong


1-2 tháng sẽ cho kết quả tốt. (Còn cái này là của tây, đơn giản dễ sợ ln: 1 thìa mật ong+nước chanh


vắt+nước ấm, uống trước khi ăn chữa đau dạ dày)



8. Với người huyết áp cao, dùng một ngày hai lần: 1 thìa mật ong + nước ép gừng+ hồi xay nhỏ



Ngoài ra mật sữa ong chúa (mật ong có chứa 2 – 4% sữa chúa) làm thuốc bổ cao cấp: ngày uống 2 – 3 ml,


ngậm trong miệng đến khi tan hết.



<b>Lưu ý:</b>




- Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.



- Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ. Mật ong dễ bị trực khuẩn tấn công,


chúng sinh sôi nảy nở và thải ra chất độc. Người lớn có sức đề kháng tốt nên ít khi phát bệnh như trẻ nhỏ.


Các nghiên cứu khoa học cho thấy lượng độc tố do 2.000 trực khuẩn sinh ra có thể làm chết 1 đứa trẻ nặng


7kg.



- Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì khơng nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó


có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm


cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt


khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ


được lâu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Tác dụng của tỏi ngâm mật ong</b>



<i>Tỏi và mật ong hồn tồn khơng làm tổn hại cho dạ dày, mà ở Trung Quốc đây còn là một phương thuốc </i>


<i>được dùng để trị bệnh dạ dày.</i>



Trong tỏi cũng như mật ong đều có chứa một chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn cũng như kiềm chế sự


phát triển của vi khuẩn có mặt tại họng khi tiếp xúc với tỏi và mật ong.



Đó là chưa nói đến nhiều thành phần chứa trong từng loại đều có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn ở tỏi có chất


alliin làm tăng cường khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch trong cơ thể (gần đây cịn có thơng tin dùng


tỏi ăn sống hàng ngày còn diệt được cả vi khuẩn H.Pylori gây viêm loét dạ dày).



Tỏi có khả năng làm giảm cholesterol, chống tắc nghẽn mạch máu giống như thuốc Aspirine, cịn có hoạt


tính làm giảm khả năng sinh ra các phần tử tự do, làm chậm q trình lão hóa tế bào, bảo vệ hồng cầu khơng


bị oxy hóa. Nên có tác dụng làm giảm mỡ máu, hạ huyết áp, tiêu viêm, phòng chống ung thư, ích thọ dưỡng


nhan...




Mật ong có tác dụng ích khí nhuận táo, được sử dụng trị liệu nhiều chứng bệnh nhờ có chất kháng khuẩn, trị


bệnh tim, bỏng...



Tỏi được phối hợp với mật ong sẽ có tác dụng tăng cường khả năng kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây


viêm họng sinh ho kéo dài.



Tỏi và mật ong hồn tồn khơng làm tổn hại cho dạ dày, mà ở Trung Quốc đây còn là một phương thuốc


được dùng để trị bệnh dạ dày.



<b>Tỏi mật ong chữa ho: Lấy tỏi bóc vỏ giã nát, ngâm trong nước sơi, đợi nguội đem ninh 1 tiếng, sau đó uống</b>


cùng với mật ong để trị chứng ho lâu ngày ở trẻ em.



<b>Trị bệnh đau dạ dày: Tỏi khô già bóc bỏ vỏ lụa, sau đó đập dập rồi ngâm với mật ong với tỷ lệ cứ 15g tỏi </b>


ngâm trong 100ml mật ong nguyên chất. Sau 3 tuần là dùng. Mỗi ngày ăn vài ba tép tỏi trong một bữa, một


liệu trình là 2 tháng. Nên giảm ăn nhiều các thức ăn giàu đạm như thịt, cá... cần ăn những thức ăn dễ tiêu mà


lại mát. Tránh ăn uống các thứ kích thích như rượu, các loại nước có ga, cà phê, trà đặc...



<b>Trị chứng nơn mửa: Lấy tỏi 2 củ, nướng chín, rồi hịa vào nước nóng cùng mật ong mà uống. </b>



<b>Phịng chống dịch cúm: Tỏi nghiền nhỏ trộn với mật ong mỗi vị đều có lượng như nhau, sau đó cho uống </b>


phịng dịch cúm.



Nếu có cơ địa dị ứng với tỏi hay mật ong thì khơng nên dùng bởi ong lấy mật từ nhiều loại hoa khác nhau


trong thiên nhiên nên rất có thể có loại khơng hợp với cơ địa của từng người, có thể gây ra dị ứng. Do đó,


khi mới dùng cần chú ý thử trước ít một, nếu thấy phù hợp mới nên dùng tiếp.



<b>Lòng đỏ trứng gà + mật ong = tăng cân ?</b>



<i>Gần đây, nhiều bạn đọc gửi thư về TNTS hỏi: Có phải ăn lịng đỏ trứng gà với mật ong cho thêm ít nước cốt</i>


<i>chanh thì sẽ tăng cân? Chúng tơi đã nhờ nhà chun mơn giải thích thắc mắc này.</i>




<b>Cơng dụng</b>



Theo lương y Hồi Vũ: Trứng gà là thức ăn bổ, có giá trị dinh dưỡng cao, thành phần dinh dưỡng trong lòng


trắng và lòng đỏ khác nhau. Trong 100g trứng gà, trung bình có 12,7g protein, 9,5g lipit, 2,2g gluxit, 159 mg


vitamin A, cùng các vitamin B1, B2, B6, B12, D, E... Như vậy, trứng gà là thức ăn lý tưởng cho người già,


trẻ em, phụ nữ có thai, sau khi đẻ và người yếu mệt... Giá trị dinh dưỡng của lòng đỏ cao hơn lòng trắng.


Trứng gà bổ tinh ích khí, bổ phổi, thanh nhiệt giải độc, chữa đau mắt đỏ, đau họng, khản tiếng, liệt dương.


Lòng đỏ trứng gà chứa lecithin, sau khi vào cơ thể, men phân giải thành acetylcholin, sau khi đi vào máu,


nhanh chóng đến các tổ chức của cơ thể, có tác dụng tăng cường trí nhớ, rất cần cho trẻ nhỏ, người già,


người lao động trí óc.



Cịn mật ong có chứa đường, nhiều loại vi khoáng và các vitamin A, D, E, cùng các enzym quý, có tác dụng


bổ dưỡng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Mật ong có tính ấm, vị ngọt, bổ dưỡng, là thực phẩm tốt cho cả


người lớn lẫn trẻ em, người già và có tác dụng chữa nhiều bệnh.



Riêng chanh là loại quả có nhiều axit xitric (3-5%), vitamin C, tinh dầu... có tác dụng giải khát, tiêu đờm,


tăng cường tiêu hóa, chống nhiễm khuẩn...



Việc phối hợp giữa lòng đỏ trứng gà, mật ong và nước cốt chanh để ăn là rất tốt. Nếu dùng đúng cách thì sẽ


lên cân.



<b>Những lưu ý</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

vành... khơng nên ăn nhiều, ăn lâu dài lịng đỏ trứng gà, vì trong đó có chứa cholesterol cao. Các chun gia


khuyến cáo mỗi ngày không nên ăn quá 1 lịng đỏ trứng gà.



Với những người bình thường, nhất là trẻ em, người già, phụ nữ có thai, cho con bú, người ốm, thường


xuyên ăn lòng đỏ trứng gà được, và có thể ăn lâu dài, nhưng mỗi ngày khơng nên q 2 lịng đỏ trứng gà.


Có nhiều cách dùng trứng gà với những tác dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Để bồi bổ sức khỏe, tăng



cân, cách ăn với mật ong và nước cốt chanh là hợp lý. Nên làm như sau: Lấy 2 lòng đỏ trứng gà còn tươi,


cho vào 50 ml mật ong nguyên chất, đánh thật kỹ cho hòa quyện đều vào nhau. Đổ thêm 50 ml nước sôi già


đánh đều, để một lúc cho còn hơi ấm (khoảng 40 độ C), lấy nửa quả chanh vắt lấy nước, bỏ hột cho vào


khuấy cùng rồi uống. Chú ý khi hỗn hợp trên cịn q nóng cho chanh vào dễ bị đắng và nhiệt độ cao sẽ


phân hủy các vitamin có trong nước chanh. Nên ăn món này vào buổi sáng như bữa điểm tâm là tốt nhất, có


thể ăn cùng một chút bánh mì hoặc bánh ngọt.



<b>Chữa bệnh với trứng gà, mật ong và nghệ</b>



<i>Xung quanh ta có nhiều thức ăn trở thành vị thuốc quý. Nhân dân ta thường dùng mật ong, nghệ, trứng gà </i>


<i>làm thuốc chữa bệnh. Nhưng kết hợp 3 thứ thành bài thuốc để chữa nhiều bệnh thì cịn nhiều người chưa </i>


<i>biết. Bạn hãy áp dụng kinh nghiệm sau để chữa trị khi người nhà có bệnh.</i>



Y học Đơng phương cho rằng bệnh là sự mất cân bằng khí huyết, âm dương của cơ thể hoặc của một bộ


phận cơ quan tạng phủ nào đó. Ngun nhân của bệnh do bên ngồi: tà khí lục dâm (phong, hàn, thử, thấp,


táo, hỏa) bất thường gây nên.



- Do bên trong, thuộc nội thương tình chí q hưng phấn hoặc ức chế: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng (thất


tình).



- Do bị đánh, té, ngã, va chạm thương tích.



Do đó trong điều trị đã có các khoa ngoại cảm, nội khoa và ngoại khoa. Các bác sĩ, thầy thuốc thường dùng


thuốc hóa dược, thảo dược, thuốc tiêm, thuốc uống và giải phẫu (mổ xẻ thương tích). Ngày nay ngày càng


nhiều người dùng thức ăn để chữa bệnh gọi là “thực liệu pháp” hoặc “thực dưỡng liệu pháp” để phòng bệnh.


- Theo Đơng y, mật ong có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm, bổ tỳ vị, nhuận táo, trừ ho, giải độc, giảm đau, sát


khuẩn, nhuận tràng. Làm thuốc bổ ngũ tạng, tăng cường thể lực toàn thân cho người lớn, trẻ em, người đau


đại tràng – dạ dày, đại tiện táo kết, an thần, chữa suy nhược thần kinh, ho khan, viêm họng, giải độc của vị ô


đầu. Ngày dùng từ 20-50g và có thể tới 100-150g. Dùng ngoài chế thành thuốc mỡ hoặc dùng riêng mật ong


để băng bó vết thương, đắp lên vết loét, mụn nhọt.




Người ta còn dùng nọc ong để chữa thấp khớp, viêm tim do thấp, sưng cơ khớp, viêm khí quản, nhức đầu,


tăng huyết áp giai đoạn 1 và 2. Dùng sáp ong để chữa trĩ ra máu mủ, ung nhọt, chữa bỏng lửa.



- Nghệ có vị đắng cay, tính ấm vào 2 tạng can và tỳ. Có tác dụng phá huyết, thơng kinh, hành khí, chỉ thống,


chữa phụ nữ kinh bế, đau máu do huyết ứ gây đau bụng, dạ trướng đau, dạ dày đau.



- Trứng gà: Lòng đỏ trứng có nhiều chất mỡ tạo ra phospho và sắt. Trong 30g lịng đỏ có 7g anbumin, 15g


mỡ, 67mg canxi, 226mg phospho, 3,5g sắt. Giá trị dinh dưỡng lòng đỏ trứng cao hơn lòng trắng, rất cần cho


người lao động trí óc và những người suy nhược thần kinh.



Theo Đơng y: Trứng gà vị mặn tính lạnh, làm yên 5 tạng, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, trị ho hen, kiết


lỵ, động thai, bổ dưỡng làm sinh đẻ dễ dàng, khi ăn để bổ dưỡng thì luộc hồng đào (lịng đỏ cịn sền sệt) mỗi


ngày một quả là đủ. Kết hợp 3 thứ thành bài thuốc chữa được nhiều chứng bệnh nói trên. Sau đây xin giới


thiệu cách dùng nghệ, trứng gà, mật ong để chữa một số bệnh.



<b>Một số bệnh mạn tính thể hư hàn:</b>



- Bệnh thuộc tâm: Đau tức ngực, thiếu máu, mặt xanh vàng.



- Bệnh thuộc phế: Hen suyễn, viêm phế quản mạn, ho lâu ngày, viêm họng hạt, ho lao, phổi có nước, cảm


lạnh.



- Bệnh thuộc can thận: Viêm đa khớp, đau khớp gối, bệnh gút, đau vai cổ gáy, tay chân lạnh thường xuyên,


đau lưng, yếu sinh lý.



- Bệnh thuộc tiêu hóa: Biếng ăn, gầy ốm sụt cân, đau dạ dày. Viêm đại tràng mạn. Đau gan vàng da, trĩ.


- Bệnh thần kinh: Suy nhược cơ thể, thần kinh, đau đầu mất ngủ.



- Bệnh phụ khoa: Kinh nguyệt khơng đều, rong kinh, đau bụng kinh khí hư bạch đới, sa tử cung.




- Các bệnh khác: Mụn, lở loét da, viêm xoang, viêm tai có mủ, viêm họng, viêm mũi dị ứng, rụng tóc, tóc


bạc sớm.



<i>Bài thuốc: Nghệ vàng 1 củ bằng ngón chân cái, trứng gà ta mới đẻ, bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ, 1 quả; mật ong</i>


rừng là tốt nhất.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

giờ tối, ngày ăn 1 lần, ăn liền, nam ăn 7 ngày, nữ ăn 9 ngày là một đợt điều trị. Chưa hết bệnh thì sau 7 ngày


lại ăn tiếp, khi thấy bệnh khỏi thì thơi. Nếu ăn 3 đợt mà chưa khỏi bệnh thì nghỉ một tháng lại ăn tiếp như


các đợt trước.



<b>Chữa mụn trứng cá không cần thuốc</b>



<i>Trứng cá xuất phát do việc sản sinh quá nhiều chất bã nhờn làm bịt kín các lỗ chân lơng. Các yếu tố khác </i>


<i>nhau có thể dẫn tới tình trạng này bao gồm: sự thay đổi bất thường của các hormones, stress, thuốc điều </i>


<i>trị bệnh và yếu tố gen.</i>



Khắc phục được những tác nhân ảnh hưởng và dùng sản phẩm điều trị theo chỉ định có thể trị được mụn


trứng cá. Tuy nhiên, các sản phẩm ấy đều có những tác dụng phụ. Nếu lo ngại, bạn hãy thử các biện pháp tự


nhiên sau.



<b>Đường: Cắt giảm lượng đường dùng hàng ngày. Nhiều người đã thấy mụn giảm rõ rệt ngay khi bớt hoặc bỏ </b>


hẳn dùng đường. Bạn có thể thay thế nó bằng mật ong hay mật đường. Dù tin hay khơng tin thì đường tinh


chế được xử lý để loại bỏ các chất dinh dưỡng.



Sản phẩm kết hợp là mật đường giữ được tất cả những dưỡng chất đã bị mất đi trong quá trình chế biến. Nếu


bạn phải ăn đường, bạn nên chọn loại đường đen chưa qua chế biến và giảm bớt lượng sử dụng khi mụn nổi


nhiều. Các chất làm ngọt nhân tạo có nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe.



<b>Kẽm: Những ai bị mụn trứng cá thường có xu hướng bị thiếu kẽm. Việc bổ sung các thức phẩm chứa nhiều </b>



kẽm vào khẩu phần ăn như thịt bò, thịt gà, yogurt, các loại đậu, lạc sẽ làm tăng mức kẽm trong cơ thể bạn.


Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc bổ sung kẽm.



<b>Omega-3: Các acid béo omega-3 mang lại sinh lực cho da. Omega-3 giúp loại bỏ mụn trứng cá bằng cách </b>


mài mịn lớp bã nhờn làm bịt kín lỗ chân lông. Những thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá, dầu cá và dầu


thực vật. Thịt cá hồi và dầu hạt lanh được coi là những thực phẩm đặc biệt làm tăng lượng Omega-3.



<b>Dầu cây trà: Thoa dầu cây trà vào vùng da bị mụn vài lần một ngày sẽ có hiệu quả. Một số nghiên cứu chỉ </b>


ra rằng dầu cây trà có tác dụng như trị trứng cá số 1.



<b>Trà dược thảo chasteberry: Đối với những phụ nữ bị mụn trứng cá hay bị nổi nhiều trong chu kỳ kinh </b>


nguyệt thì trà dược thảo chasteberry là một phương pháp đượ khuyên dùng. Trong nhiều nghiên cứu đều


nhận thấy loại trà này giúp điều chỉnh các hormone nữ. Điều quan trọng là bạn không được lạm dụng nó, chỉ


cần uống 1 cốc mỗi ngày là hợp lý. Uống nhiều hơn lượng cho phép có thể gây ra tác dụng ngược lại đối với


những mụn trứng cá trên mặt bạn.



<b>Dấm, nước cốt chanh và lô hội: Mỗi một thứ này đều có thể dùng để trị trứng cá. Dấm và nước cốt chanh </b>


giúp làm sạch da cịn lơ hội khắc phục thương tổn trên da. Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị vết đau bằng


lô hội sẽ giảm sẹo và chóng lành.



<b>Thắc mắc về mật ong và bệnh tiểu đường</b>



<i>Mật ong không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng, nó cịn là thuốc chữa một số bệnh. Tuy nhiên, với bệnh nhân</i>


<i>tiểu đường, mật ong có phải là một loại thuốc ? Hãy lắng nghe các chuyên gia người Pháp trả lời những </i>


<i>câu hỏi thắc mắc quanh vấn đề này.</i>



<b>1. Mật ong có phải là thực phẩm tốt cho cho bệnh nhân tiểu đường?</b>



Không. Thành phần của mật ong gồm có 38% fructoza, 31% đường gluco và một số chất hoá học polisacarit


khác. Chính vì vậy, mật ong khơng được khun dùng đối với bệnh nhân tiều đường




<b>2. Mật ong là loại thực phẩm chống chỉ định?</b>



Khơng. Mật ong khơng gây hại gì cho bệnh nhân tiểu đường do đó nó khơng phải là thực phẩm chống chỉ


định.



Trong trường hợp cần bổ sung lượng gluco vào khẩu phần ăn hàng ngày để giữ cân bằng trong chế độ dinh


dưỡng cho người bệnh, có thể dùng mật ong. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ nên sử dụng một lượng rất nhỏ.


<b>3. Một số loại mật ong có cơng dụng trong điều trị bệnh tiều đường</b>



Không. Chất fructoza không được coi là phương thuốc chữa bệnh tiều đường, hơn thế nó cịn tác động khơng


tốt đối với q trình chữa bệnh. Do đó, ngay kể cả loại mật ong có thành phần fructoza cao cũng không được


sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.



<b>4. Khi nào mật ong có lợi cho bệnh nhân tiều đường?</b>



Đối với bệnh nhân tiểu đường được điều trị bằng insulin, mật ong được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân


dùng thuốc quá liều, dẫn đến bị hạ đường huyết, thậm chí hơn mê.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Thơng tin ban đầu về độc tính của cây lược vàng</b>



<i>“Kết quả nghiên cứu về cây lược vàng mà lâu nay vẫn được dân gian coi như cây "thần dược" chữa bách </i>


<i>bệnh thực chất khơng có tác dụng chống viêm cấp trên mơ hình gây viêm cấp thực nghiệm bằng caragenin, </i>


<i>đặc biệt còn gây chết súc vật thí nghiệm ở liều uống cao...". Kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện Dược </i>


<i>liệu trùng hợp với đánh giá sơ bộ của các chuyên gia y dược học mà báo Sức khỏe & Đời sống đã nhiều lần </i>


<i>đăng tải, cảnh báo.</i>



<b>“ Thần dược ” hay sự đồn thổi ?</b>



Giải thích lý do về việc nhóm các nhà khoa học của Viện Dược liệu quyết định nghiên cứu về cây “thần



dược” lược vàng với đề tài “Bước đầu nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây lược


vàng”, TS. Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu cho biết, thời gian qua có khá nhiều người dân


đã liên lạc với Viện Dược liệu để tìm câu trả lời về cây lược vàng, do đó tháng 9/2008, một nhóm các nhà


khoa học đang cơng tác tại Viện đã vào cuộc. TS. Khởi cũng cho hay, việc nghiên cứu này nhằm góp phần


tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng cây lược vàng làm thuốc một cách hiệu quả và an toàn, đáp ứng nhu cầu


chữa bệnh của nhân dân.



TS. Trịnh Thị Điệp, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, cây lược vàng (tên khoa học là Callisi fragrans) là


cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga và có thơng tin cho rằng ở Nga loại cây này được


dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày,


đau xương khớp đến các bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu... nhưng trên thế giới có rất ít


các cơng bố khoa học về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây lược vàng. Tại Việt Nam, cây


lược vàng chưa được nghiên cứu mà chủ yếu mới chỉ được dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm. Tuy nhiên,


kết quả nghiên cứu của nhóm thu được thật bất ngờ. Về kết quả thử tác dụng chống viêm cấp trên thực


nghiệm với liều dùng tương đương với 50g dược liệu tươi/kg thể trọng chuột cho thấy lược vàng khơng có


tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm. Về khả năng


kháng khuẩn, trong 3 chủng vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng có tác dụng kháng


khuẩn đối với Staphylococcus aureus nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh tham chiếu là



azithromycin. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cao chiết lá và thân lược vàng cịn có độc tính


cấp, gây chết chuột thí nghiệm ở liều uống cao tương đương với từ 2.100g-3.000g dược liệu tươi/kg thể


trọng.



<b>Sẽ có nghiên cứu chuyên sâu hơn</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Cẩn trọng khi sử dụng “thần dược” lược vàng</b>



<i>“Thần dược” lược vàng có thể chữa bách bệnh đang làm xơn xao TP Thanh Hóa những ngày qua. Tuy </i>


<i>nhiên, theo các cơ quan chun mơn, lược vàng có thể là cây thuốc dân gian “mọc nhanh như khoai lang” </i>


<i>với những dược tính chưa được khoa học kiểm chứng</i>




“Lược vàng hả? Dễ thơi, nếu thích, anh dẫn chú em đến chỗ mua, bao nhiêu cũng có!”. Anh xe ơm bến xe


khách tỉnh Thanh Hóa tỏ ra quen thuộc với những câu hỏi về loại cây này.



<b>“Câu lạc bộ” lược vàng</b>



Nổi tiếng nhất về trồng cây lược vàng có lẽ là CLB Hàm Rồng, nơi sinh hoạt của 750 cán bộ hưu trí. Ơng


Nguyễn Đình Q, hội viên CLB Hàm Rồng, cho biết hầu hết hội viên đều trồng cây này, vừa làm cây cảnh


vừa chữa bệnh. Vì thế, nhiều người gọi vui đây là “CLB lược vàng”.



Do quá nhiều người quan tâm, tháng 4 vừa rồi, Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật Thanh Hóa đã tổ chức


một hội thảo để bàn về công dụng của loại cây này. Theo lời kể của những người từng dùng, lược vàng có


thể chữa được các bệnh: viêm răng, lợi, niêm mạc miệng, viêm họng, rượu ngâm lược vàng (thân, lá) chữa


các bệnh khối u nội tạng, điều trị sau phẫu thuật cắt bỏ khối u, bệnh dạ dày, gan, đường tiết niệu, tiểu đường,


tim mạch... Lá cũng có thể dùng để xoa bóp chữa chấn thương do va đập, đau nhức, thối hóa khớp xương,


đốt sống...



Ơng Lường Văn Sơn, Tổng Giám đốc Cơng ty Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa, đã đề xuất hẳn một chương


trình nghiên cứu sản xuất thuốc từ cây lược vàng.



<b>Mất giá quá nhanh</b>



Các cụ trong CLB Hàm Rồng kể thời gian đầu mới được đồn đại, cây lược vàng bị mất trộm khá nhiều. Một


vài người mua cả chó để canh vườn thuốc quý. Cách đây hơn một năm, có lúc, lược vàng được bán tới hơn


100.000 đồng/cây. Một số người còn trồng sẵn vào bình, in thêm cơng dụng của cây bán kèm.



Bây giờ, gần như cây lược vàng không bán được nữa vì hầu như nhà nào cũng có. “Cái giống lược vàng dễ


trồng và mọc nhanh như khoai lang. Cắt bất kỳ một nhánh nào cắm xuống đất cũng sống. Gần đây, nhiều


người phải nhổ bớt đi, vì nó phát triển nhanh quá!” - ông Mai Văn Long, phường Đơng Sơn, TP Thanh Hóa,


cho biết.




Hiện nay, thỉnh thoảng, chỉ có khách từ nơi khác đến mua, giá chỉ từ 3.000 - 5.000 đồng/cây giống. Trong


khi đó, ở Hà Nội, cây lược vàng được chào bán với giá 25.000- 45.000 đồng/cây.



<b>Chưa có trong y văn, chỉ theo kinh nghiệm (?)</b>



Tìm đến nhà ơng Lê Ngọc Xướng, nghe kể lại, chúng tơi mới biết trước đó ơng đã phải khổ sở sống chung


với nhiều căn bệnh: đau dạ dày, viêm họng, viêm lợi, đau nhức xương, rỉ hậu môn... Con trai ông là anh Lê


Ngọc Huy, định cư ở Đức, gửi về cho ông một cây thuốc cùng với bài báo được dịch lại của Nga. Sau khi


gây giống và sử dụng theo hướng dẫn, các bệnh của ơng Xướng thun giảm rõ rệt. Ơng mang cây giống và


tài liệu phổ biến cho CLB Hàm Rồng.



Đối với những ai làm trong ngành y và có quan tâm đến cây lược vàng, tìm hiểu về cây lược vàng là q khó


khăn. Ơng Nguyễn Văn Việt, Trưởng Phịng Quản lý dược, Sở Y tế Thanh Hóa, nhận định như vậy khi trao


đổi với phóng viên Báo Người Lao Động. Vì hầu như khơng có một thơng tin khoa học đáng tin cậy nào về


cây lược vàng được công bố trên y văn. Đa số đều dùng theo kinh nghiệm truyền lại, cụ thể là từ bản dịch do


ông Lê Ngọc Xướng cung cấp.



Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa, khơng ai có thể biết chính xác là có bao


nhiêu trường hợp sử dụng cây lược vàng không hiệu quả. Với những thông tin lan truyền về tác dụng chữa


bách bệnh của cây lược vàng, đã có hiện tượng “nhiễu thông tin” về chức năng và hiệu quả của cây lược


vàng. “Có thể cây lược vàng là một dược liệu quý nhưng cũng có thể chỉ là cây thuốc dân gian bình thường.


Trong khi chờ kết luận thông qua các bằng chứng khoa học, việc sử dụng cây lược vàng theo kinh nghiệm


cần phải cẩn trọng, tránh tạo ra một dư luận thái quá về cây lược vàng” - ơng Thành nói.



<b>VN chưa có cơng trình khoa học về cây lược vàng</b>



Lược vàng là cây thân thảo, màu xanh lục, mọng nước, có thể cao tới 1,5 m; lá mọc so le, dài 20-30 cm, rộng


5-7 cm, đầu lá nhọn. Thân bồ non thường có màu nâu tím, đường kính khoảng 8 mm, ở các mấu mọc nhiều


rễ phụ. Hoa nhỏ, đường kính dưới 1 cm, màu trắng, mùi thơm, tập trung ở các mấu của cuống cụm hoa phân



nhánh có dạng chùy. Từ lâu, nhiều nước trên thế giới trồng cây lược vàng để làm cảnh, do cây có dáng đẹp,


dễ nhân giống bằng các đoạn thân hoặc thân bồ (xuất phát từ các mấu trên thân chính).



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Cùng quan điểm trên, TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu - Bộ Y tế, cho rằng không


thể có một loại thuốc nào có thể chữa bách bệnh. Trong đông y, cách sử dụng thuốc không bao giờ giống


nhau, tùy theo từng thể trạng. Vì vậy, sẽ rất nguy hại nếu người dân chữa bệnh theo lời đồn thổi. Ông Thuần


dẫn chứng, trước đây cũng có một thời gian dư luận đồn thổi về nấm cổ linh chi, rồi đổ xơ tìm mua với giá


“cắt cổ”. Tuy nhiên, sau 3 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra kết luận: Nấm cổ linh chi chỉ có tác


dụng miễn dịch chút ít, cơng dụng chẳng khác gì linh chi thường.



Tới đây, Viện Dược liệu sẽ bắt tay và nghiên cứu thực hư về công dụng của loại cây này.


<b>Cây lược vàng: Sử dụng gây thêm bệnh</b>



<i>TS Nguyễn Minh Khởi - Viện trưởng Viện Dược liệu cho biết, tháng 9/2008, một nhóm các nhà khoa học </i>


<i>của Viện đã tiến hành nghiên cứu về cây lược vàng. </i>



Kết quả cho thấy cây này không có tác dụng chống viêm cấp trên mơ hình gây viêm cấp thực nghiệm bằng


caragenin, mà còn gây chết súc vật thí nghiệm ở liều uống cao.



Theo nhóm nghiên cứu, trên thế giới có rất ít các cơng bố khoa học về thành phần hóa học và tác dụng sinh


học của cây lược vàng. Tại Việt Nam, cây lược vàng chưa được người dân sử dụng lá và thân cây để chữa


viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa, viêm tiết niệu, viêm khớp, đến các bệnh tim mạch, huyết áp, ung


bướu.



Tuy nhiên, các kết quả thử tác dụng chống viêm cấp trên thực nghiệm của nhóm nghiên cứu với liều dùng


tương đương với 50g dược liệu tươi/kg thể trọng cho thấy lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm


chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm. Về khả năng kháng khuẩn, trong 3 chủng


vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng có tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococus


aureus, nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh tham chiếu là azithromycin. Ngoài ra, kết quả đánh


giá độc tính cấp (liều gây chết ngay) cho thấy lược vàng có thể gây chết súc vật thí nghiệm ở liều uống cao.



Hiện nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định với cách sử dụng như người dân vẫn thường “mách nhau” là 5


-6 lá/ngày có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Các kết quả nghiên cứu dược lý ban đầu chưa làm sáng


tỏ tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng nhưng cũng đã cho thấy, lược vàng phải chứa các thành phần có


hoạt tính sinh học mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ rệt đến chuột thực nghiệm.



Được biết, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thực nghiệm thử về kháng khuẩn, chống viêm trên mơ hình khác


(gây viêm bằng các tác nhân khác), thử tác dụng hạ đường huyết và khả năng trên hệ miễn dịch xem có khả


năng kích thích hệ miễn dịch hay không. Đặc biệt, sẽ tiến hành thử nghiệm trên động vật thí nghiệm trong


thời gian dài. Sau đó làm xét nghiệm sinh hóa kiểm tra trên tế bào gan, thận, xem có ảnh hưởng đến chức


năng sinh lý của cơ thể hay không.



PGS.TS Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Việt Nam cho biết, trong các sách về


hệ thực vật cũng như sách về cây thuốc Việt Nam không tìm thấy tên cây lược vàng.



Trước những thơng tin về cây lược vàng chữa được bách bệnh, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo:


Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng chưa được chứng minh và có thể gây độc cho cơ thể.



TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu, Bộ Y tế cho biết, khơng thể có một loại thuốc nào


có thể chữa bách bệnh. Trong Đông y, cách sử dụng thuốc cũng không bao giờ giống nhau, việc gia giảm là


khác nhau đối với từng thể trạng. Vì vậy, sẽ rất nguy hại nếu người dân cứ chữa bệnh theo lời đồn.



<b>Cây lược vàng, chế biến và công dụng</b>



<i>- Sau khi Báo Người cao tuổi đăng một số thông tin về cây lược vàng, nhiều bạn đọc gửi thư, gọi điện về toà</i>


<i>soạn hỏi thêm về tác dụng, hiệu quả chữa bệnh, cây giống mua ở đâu, cây lược vàng có phải cây thiết mộc </i>


<i>lan khơng? v.v...</i>



Số này, Báo Người cao tuổi giới thiệu với bạn đọc bài viết của ông Kông Thức, người đã thực nghiệm trồng,


sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh cho bản thân và người thân khá thành công.




Ngày 15-10-2008, tôi nhận một lúc bảy thư cần thông tin về cây lược vàng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm


đến báo của hội NCT. Xin lỗi “bảy cụ có thư”, tơi dịp này nhiều việc cho nên trả lời “chậm” mong các cụ


thứ lỗi.



<b>Cây giống mua ở đâu ?</b>



Bạn đọc đến nhà bà Ngô Thị Hường, số nhà 9A ngõ 141 đường Lý Nhân Tơng, phường Đơng Thọ, thành


phố Thanh Hố. Điện thoại: (037) 3.710932. Bạn đọc gửi thư hoặc điện báo trước nhu cầu...



Cây lược vàng lên cao, mới nhìn giống cây thiết mộc lan. Đừng “nhầm” với cây thiết mộc lan mà gây tác hại


trong điều trị. Tôi đang cấu tạo “mảnh vườn thứ ba”. Có thể hai tháng nữa mới có “cây giống”. Phương thức


nêu ở mục “giao lưu cây giống”.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Không kể mùa vụ, sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Lá – vòi – ngọn (vịi nếu khơng trồng) thân cây, rễ cây đều


dùng làm vị thuốc được. Không kể liều lượng. Tôi ăn hằng ngày, chủ yếu dùng lá.



<b>Chế biến: </b>



Lá bóc kéo xuôi thân cây. Để trên cây 12 lá kể cả hai lá búp. Rửa nhẹ tay hai mặt lá (nên rửa lần hai có muối


trắng). Lá dài hơn 30cm rửa xong cắt đôi. Trong bữa ăn nên ăn cùng rau gia vị. Chấm với nước mắm, nước


cá kho, nước thịt rang...



<b>Thân cây:</b>



<b> cắt ngắn 3cm, bổ làm tư. Ngâm rượu. Vòi: lấy ngọn đem trồng, thân vòi rửa sạch, bổ dọc, thái ngắn như </b>


thân. Ngâm rượu sau một tháng (để khỏi quên nên dán tờ lịch ngày chế biến vào ngoài lọ). Lọc rượu để


riêng, từ khi ngâm đến thành phẩm giữ kín “khơng để ánh sáng chiếu vào vỏ lọ – chai”. Thành phẩm: Rượu


như nước luộc rau dền đỏ mới “chuẩn”. Chú ý nên ngâm rượu trắng.



<b>Công dụng: </b>




Tôi đã điều trị (người nhà và bản thân). Răng lung lay, nhức. Trong mồm nở những nốt như nhiệt, đau rát


khó chịu. Tiêu chảy nguyên nước. Ho viêm họng... Ăn bốn đến năm lá/lần. Tiêu chảy một lá/lần. Có người


dùng hai lá/lần, khỏi không phải dùng thuốc Tây. Văn bản báo cáo về cây lược vàng do bà Ngơ Thị Hường


thuyết trình tại hội thảo ở Thanh Hoá. Đã điều trị thành cơng các loại bệnh: Đau thực quản, táo bón, bí đại


tiểu tiện, sỏi thận, đục thuỷ tinh thể, vôi hoá khớp xương, đái tháo đường, thoái hoá cột sống, u mỡ cánh tay,


gai cột sống, huyết áp thấp, viêm phế quản mạn tính, đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm sơ tuyến vú, gan


nhiễm mỡ, u nang buồng trứng, đau mắt, huyết áp cao, chóng mặt buồn nôn, bụng trướng, viêm xoang, ỉa


chảy, chảy máu chân răng, răng lung lay, gút, u xơ tuyến tiền liệt, viêm mũi dị ứng.



Các bệnh nói trên đều có họ tên người điều trị thành công và địa chỉ cụ thể.


<b>Về liều dùng:</b>



Lá ăn hằng ngày hai bữa chính, khơng kể liều lượng. Rượu ngâm vịi mỗi bữa uống trước bữa ăn 30 phút,


30ml/lần.



Giao lưu cây giống: Bạn đọc báo Người cao tuổi cần cây giống nếu đến với tơi khơng đúng kì thu hoạch thì


lãng phí chuyến đi, nếu bạn đọc nhất trí gửi thư cho tôi hoặc điện từ 6 đến 7 giờ tối hằng ngày, nêu rõ họ tên,


địa chỉ, số điện thoại, đọc chậm, số cây cần mua. Giá, theo báo Đại đoàn kết (số 78): Một cây giá từ 50 đến


70 nghìn đồng. Vậy xăng, xe ăn uống đi về sẽ tính vào số tiền này.



Tơi chỉ bán 40 nghìn đồng/cây gửi qua đường bưu điện. Cước bưu chính người mua chịu. Người mua khi


nhận được cây giống trả một lần cùng cước bằng “thư chuyển tiền”. Nhận được tiền, tôi điện để bạn đọc yên


tâm. Bạn đọc nhận cây tại bưu điện gần nhất, thế là “an toàn giao thơng”, nhớ cân lại tại điểm có đủ trọng


lượng ghi trên gói, thiếu phải bóc ra có đủ số cây tơi gửi.



<b>Chăm sóc bảo dưỡng: </b>



Đất màu phơi khô, đập nhỏ. Phân Bắc, phân gà “khô ải”. Nước giải pha loãng cùng nước vo gạo, tưới giữa


chậu (nếu trồng 3 cây trong 1 lốp xe máy). Cắm một vè nhỏ cao 0,7cm giữa chậu để lược vàng lên cao có



chỗ dựa, cây khơng bị gục.



<b>Thực hư về tác dụng chữa bệnh của Cây lược vàng</b>



<i>Thời gian vừa qua, tại một số nơi, nhiều gia đình đã mua và trồng một loại cây có tên là cây lược vàng, với </i>


<i>mục đích chính dùng làm thuốc chữa bệnh, với những thông tin lan truyền về tác dụng chữa bách bệnh của </i>


<i>nó, đã có hiện tượng “nhiễu thông tin” về chức năng và hiệu quả của cây lược vàng. Thậm chí đó có người </i>


<i>cịn gọi nó là “thần dược”.</i>



<b>Một số thông tin về cây lược vàng</b>



Hiện nay, đối với những ai làm trong ngành y và có quan tâm đến câu chuyện cây lược vàng, vấn đề trở nên


khó khăn hơn vì hầu như khơng có một thơng tin khoa học đáng tin cậy nào về cây lược vàng được công bố


trên y văn. Trong các tập san trong nước của các giáo sư đầu ngành về cây thuốc Việt Nam, như GS. Đỗ Tất


Lợi, GS. Vũ Văn Chuyên... và trong các tài liệu khoa học quốc tế cũng chưa công bố thông tin về tác dụng


làm thuốc của cây lược vàng. Do đó khơng thể nói nó là cây thuốc và hiệu quả của thuốc ra sao? (ngoại trừ


phiếu giám định tên khoa học của cây lược vàng do TS. Trần Văn Ơn - Bộ môn thực vật Trường đại học


Dược Hà Nội giám định ngày 4/4/2008).



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

nhân khỏi bệnh là do sự dao động sinh học của tế bào, chứ không phải do dùng thuốc. Chỉ khi nào có nhiều


nghiên cứu có phương pháp và hệ thống thì bằng chứng về hiệu quả của thuốc mới có thể đánh giá khách


quan được.



Cần nói thêm rằng trong hoạt động nghiên cứu và phát triển thuốc, thông thường một loại thuốc đến tay


người tiêu dùng hay bệnh nhân phải trải qua một thời gian khá dài với nhiều giai đoạn nghiên cứu. Những


bước đầu tiên trong việc phát triển thuốc diễn ra ở phịng thí nghiệm, nơi mà các nghiên cứu cơ bản về ảnh


hưởng của thuốc có thể theo dõi trên tế bào. Thông thường trên thế giới cứ phát hiện ra 5.000 hóa chất có tác


dụng trên tế bào thì mới tìm được một hóa chất sử dụng làm thuốc. Nếu một hợp chất hay thuốc có khi đã có


tác dụng trên tế bào, bước kế tiếp là thử nghiệm trên động vật như chuột. Nếu kết quả thử nghiệm trên động


vật có triển vọng và khơng có phản ứng phụ đáng kể, thuốc có thể được thử nghiệm ở con người. Thử



nghiệm thuốc ở người là giai đoạn cuối trong quy trình phát triển của thuốc. Một thuốc chỉ có thể tiến đến


giai đoạn này nếu nó được chứng minh là có hiệu quả tích cực hay triển vọng qua thử nghiệm trên động vật


và không những phản ứng xấu đến sức khỏe con người. Cho đến nay, khơng có một thơng tin nào về nghiên


cứu cơ bản liên quan đến tác động làm thuốc của cây lược vàng công bố. Ngay cả những kết quả mà mọi


người thu nhận được từ các tờ rơi cũng chưa thấy xuất hiện một tập san khoa học đáng tin cậy nào.



Trong bối cảnh như thế, cộng đồng đã lan truyền hiệu quả chữa bệnh của cây lược vàng, việc làm này không


nhất quán với quy ước Ingelfinger (tức là nhà khoa học chỉ phát biểu về kết quả khi nào một tập san khoa


học đã cơng bố kết quả đó), mà giới khoa học quốc tế vẫn xem là kim chỉ nam cho hoạt động khoa học và


tương tác với truyền thơng.



Khách quan mà nói vẫn chưa có bằng chứng khoa học để bác bỏ tác dụng làm thuốc của cây lược vàng. Do


đó có lẽ ưu tiên hàng đầu hiện nay là tiến hành một số nghiên cứu độc lập để đánh giá hiệu quả, an toàn và


tác dụng làm thuốc nếu có của nó.



Cây lược vàng có thể là một dược liệu quý nhưng cũng có thể chỉ là cây thuốc dân gian. Trong khi chờ đợi


kết luận thông qua các bằng chứng khoa học, việc sử dụng cây lược vàng theo kinh nghiệm cần phải cẩn


trọng, tránh tạo ra một dư luận thái quá về cây lược vàng.



<b>Chuyện lạ về “thần dược” cây lược</b>

<b> vàng</b>



<i>“Khá nhiều bệnh nhân mắc chứng nan y, hoặc từng bị trả về từ bệnh viện K trung ương, sau khi sử dụng </i>


<i>cây lược vàng đã thuyên giảm, khỏi bệnh”, khẳng định với chúng tôi, bác sỹ Nguyễn Thế Dân – Giám đốc </i>


<i>Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm, cây lược vàng đã chính thức được đưa vào </i>


<i>nghiên cứu thử nghiệm trong thời hạn 48 tháng, sau đó sẽ trình Bộ Y tế xét duyệt, đăng ký lưu hành làm </i>


<i>thuốc chữa bệnh trên toàn quốc.</i>



Từ những kết quả khảo sát ban đầu, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp cùng Câu lạc


bộ Hàm Rồng – Thanh Hóa đã chính thức đưa cây lược vàng vào nghiên cứu thử nghiệm trong vòng 48


tháng (từ tháng 6/2008 đến 6/2012). Triển khai nhân giống lược vàng trên diện rộng, trước mắt dành 1000



m

2

<sub> trồng lược vàng phục vụ việc nghiên cứu. Đồng thời đưa vào thử nghiệm lâm sàng 2 loại dược phẩm chế </sub>


từ cây lược vàng (thuốc bóp và thuốc uống) trong vịng 30 tháng tại các bệnh viện Đơng y Thanh Hố, Bệnh


viện Đa khoa Thanh Hoá, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá và bệnh viện Thành phố Thanh Hoá.



Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, Sở Y tế Thanh Hóa sẽ tiến hành lập hồ sơ đăng ký các dạng thuốc


trình Bộ Y tế duyệt cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc trong 18 tháng tiếp theo. Nhiều năm nay, cây lược


vàng (còn gọi là lan vòi – tên khoa học là Callisia fragrans), vẫn được người dân sử dụng như một “thần


dược” chữa bách bệnh. Từ năm 2006, tại Thanh Hóa bắt đầu rộ lên “phong trào” trồng lược vàng vừa làm


cảnh, vừa làm thuốc tại các hộ gia đình.



<b>Từ những chuyện thật khó tin</b>



Rất tình cờ khi anh bạn đồng nghiệp nhắn nhủ: “Về miền Trung, nhớ ghé qua Thanh Hóa mua giùm mấy cây


lược vàng làm thuốc”. Thấy tơi lúng túng vì chưa bao giờ nghe nhắc đến loại cây này, anh bạn tròn mắt:


“Thần dược dân gian đấy! Chữa bách bệnh, từ cảm mạo thương hàn đến mỏi gối, đau răng. Nghe đồn còn


chữa cả… ung thư (?)”. Vốn tậm tịt về kiến thức đông y, tôi chẳng dám đặt niềm tin vào lời đồn thổi lạ tai


ấy, nhưng vẫn ghé về xứ Thanh bởi nể lời người bạn tri âm.



Mãi tới khi có mặt tại TP. Thanh Hóa, chúng tơi mới ngỡ ngàng vì dư luận đang rất “nóng” bởi thông tin về


tác dụng chữa bệnh của “thần dược” lược vàng. Tại trung tâm Câu lạc bộ (CLB) Hàm Rồng, những vườn


cây lược vàng mới được ươm trồng xen lẫn các loại cây thuốc nam đang lên xanh tốt. Ơng Nguyễn Văn Thìn


(phường Trường Thi – TP. Thanh Hóa) thành viên CLB Hàm Rồng vui mừng cho biết căn bệnh gút hành hạ


ông suốt 5 năm nay đã khỏi hẳn chỉ sau 3 tháng chữa trị bằng cây lược vàng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

ngâm rượu bóp và lấy lá ăn sống hàng ngày. Sau 3 tháng, cơn đau biến mất, bắt đầu tăng cân; qua kiểm tra


xét nghiệm máu, nồng độ A-xít Uric từ 625 Mol/l đã giảm chỉ cịn 457Mol/l.



Khơng chỉ riêng ơng Thìn, nhiều người quanh khu phố như bà Tập bị bệnh tiểu đường, ông Phan Tiến Nhật


bị tá tràng, ông Đỗ Văn Tất bị viêm lợi, lung lay răng, sau một thời gian sử dụng cây lược vàng đều đã


thuyên giảm hoặc khỏi bệnh. Ông Đỗ Xuân Thắng, 60 tuổi (khu phố 4, đường Lê Thánh Tông, phường



Đông Sơn, TP Thanh Hóa) bị vơi hóa đĩa cột sống, u xơ tuyến tiền liệt cách đây 5 năm, sau gần 1 năm dùng


rượu lược vàng đã hết đau lưng và xẹp khối u xơ. Từ những tác dụng chữa bệnh hiệu quả trên, hầu hết các


gia đình thành viên CLB Hàm Rồng đều tự trồng lược vàng trong vườn làm thuốc.



Có những gia đình như ơng Trịnh Minh Hùng (phường Trường Thi), Lê Đức Việt (phường Điện Biên), Lê


Ngọc Xướng (phường Đông Hưng) trồng tới hàng trăm cây. Nhiều người dân từ các tỉnh Nam Định, Thái


Bình, Hải Phịng, Hà Nội đã về tận Thanh Hóa mua giống cây lược vàng vì nghe đồn về tác dụng chữa bệnh


của loại “thần dược” này. Có thời điểm, cây giống lược vàng bán rất chạy với giá 50.000 đến 70.000



đồng/cây.



<b>Niềm hy vọng lớn cho những bệnh nhân nghèo</b>



Trao đổi với chúng tôi, ông Lường Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa


cho biết: “Mặc dù chưa có cơng trình khoa học nào chính thức khẳng định về cơng dụng chữa bệnh của cây


lược vàng, nhưng kết quả khảo sát do CLB Hàm Rồng tổ chức vừa qua đối với 115 bệnh nhân đã sử dụng


cây lược vàng, cho thấy những hiệu quả vô cùng bất ngờ”.



Bác sĩ Phùng Sĩ Các, Chủ nghiệm CLB Hàm Rồng đưa ra kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò với kết quả


khả quan: trong 115 bệnh nhân dùng lược vàng 32 người chữa khỏi bệnh viêm họng, viêm phế quản; 21


người khỏi bệnh đau khớp xương; 8 người khỏi bệnh đau dạ dày, tá tràng; 6 người khỏi bướu cổ, khỏe mạnh


trở lại dù đã mắc ung thu di căn; 3 người khỏi cảm hàn, tê liệt chân tay… Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân


ung thu Trịnh Thị Chính, 52 tuổi, (trú tại số nhà 240, đường Đội Cung, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá)


từng bị trả về từ bệnh viện K do u nang buồng trứng di căn. Theo bác sĩ Phùng Sĩ Các, bà Chính về nhà


trong tình trạng rất yếu, mạng sống chỉ tính bằng ngày.



Tuy nhiên chỉ sau vài tuần dùng rượu chế từ cây lược vàng, bà Chính tăng cân trở lại, đến nay, sau 4 tháng


từ ngày trở về từ bệnh viện K, sức khỏe của bà hồi phục như chưa từng có bệnh gì xảy ra.



Cây lược vàng đã được Viện Nghiên cứu Dược liệu – Bộ Y tế xác định thuộc họ thài lài có nguồn gốc từ



Mexico. Theo ông Nguyễn Văn Thát, Chủ tịch liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, hiện


chưa ai có thể khẳng định những dược chất chứa trong cây lược vàng gồm những thành phần gì. Đa số đều


dùng theo kinh nghiệm từ một tạp chí Sức khoẻ – Đời sống của Nga, do tác giả Vladimir – Ogarkov viết.


Theo tài liệu này, cây lược vàng có tính mát, hạ huyết áp, khơng độc. Khi sử dụng có thể dùng lá ăn sống,


tồn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp. Theo kết quả kiểm chứng từ những bệnh nhân đã sử


dụng, dược phẩm chế từ cây lược vàng có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh như viêm họng, dạ dày, tá tràng,


đau lưng, khớp, bướu cổ di chứng não, tim mạch, huyết áp và xơ vữa động mạch, u nang buồng trứng.


Hiện tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng đã phối hợp triển khai chương trình nghiên cứu đồng thời 2


dạng sản phẩm thuốc bóp và Siro dùng để uống chế từ cây lược vàng. Đó cũng là tín hiệu đáng mừng đối với


những người dân nghèo để có thể tự trồng hoặc mua dược phẩm chữa bệnh hiệu quả cao với chi phí rẻ.



<b>Tác dụng của cây ngải cứu</b>



<i>Tên khoa học Artemisia Vulgaris. Cịn có tên gọi khác là ngải cứu, ngải nhung, thanh diệp hành. Thuốc cứu </i>


<i>thuộc loại hoa kiểng hoang, khi phát hiện có cơng hiệu y dược, các nhà bào chế thuốc bắt đầu trồng thuốc </i>


<i>cứu ở vườn nhà, vườn thuốc.</i>



Lá thuốc cứu thường tỏa mùi thơm nồng vào buổi tối. Được thu hái lúc chưa trổ hoa, nấu cao hoặc sao khử


thổ, tán nhuyễn cô đặc thành bánh, dùng sử dụng trong châm cứu hoặc xơng khói, chữa viêm xoang mũi,


họng, trị nhức đầu đơng rất tốt.



Mặt khác, lá thuốc cứu cịn có tinh dầu tanin với các hoạt chất như: methatuyon, cyneolamin. Thuốc cứu vị


đắng, thơm nồng hăng hắc, tính ấm, có thể dùng lá tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết


thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức (vắt lấy nước cốt, uống ổn định kinh nguyệt đối với phụ nữ chưa


qua thai kỳ).



<b> Sau đây là những đơn thuốc: </b>



- Đi lỵ ra máu, thân nhiệt nóng, viêm xoang mũi, chảy máu cam, phụ nữ bị sản hậu, băng huyết: Dùng 200gr


lá thuốc cứu sao vàng, nấu trong 250ml nước còn 100ml. Chia làm 2 phần, uống trong ngày. Có thể tán



nhuyễn, hãm 50ml nước sôi với 10gr thuốc cứu bột, uống mỗi lúc khát, liên tục 2 ngày.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

vắt lấy nước uống trưa, chiều. Liên tục 1-2 tuần.



- Cơ thể suy nhược, trẻ gầy còi xương, biếng ăn, người già ăn không ngon miệng, bỏ ăn: Dùng 250gr thuốc


cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị,


bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.



- Thời tiết thay đổi, cảm cúm, ho, đau cổ họng, nhức hai bên thái dương, dây thần kinh cổ, gáy: 300gr thuốc


cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sơi 20 phút nhắc xuống,


xơng 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tơ, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước


cịn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục 3-5 ngày.



<b>Tác dụng chữa bệnh của ngải cứu</b>


<b>GS.TS NGUYỄN LÂN DŨNG </b>



<i>* Xin cho biết tác dụng chữa bệnh của cây ngải cứu?</i>



Theo BS Nguyễn Nghiêm Huê thì ngải cứu cịn gọi là ngải diệp, có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng


điều hịa khí huyết trừ hàn thấp, an thai, cầm máu. Ngải cứu có tác dụng điều hịa kinh nguyệt, người kiệt


sức hay mang thai, cho con bú, những người ốm lâu ngày... đều dùng ngải cứu được.



Khi dùng ngải cứu chế biến món ăn người ta thường dùng ngải cứu tươi. Ngải cứu với trứng gà: Trứng gà


tươi 2 quả, ngải cứu tươi 200g, dầu ăn, gia vị đủ dùng. Ngải cứu rửa sạch, chọn những búp, lá non thái nhỏ.


Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị. Có thể rán cùng với dầu ăn hoặc hấp


trên lá chuối. Nên ăn khi nóng. Ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong 10 ngày. Món ăn này giúp lưu thơng máu lên


não, những người hay bị đau đầu nên ăn. Gà tần ngải cứu: Gà ri hoặc gà đen 1 con, táo đỏ, ý dĩ, kỷ tử, hạt


sen, tam thất, ngải cứu, gia vị mỗi thứ một ít. Gà đem làm sạch, mổ moi bỏ hết nội tạng sau đó nhồi tất cả


các vị thuốc trên vào bụng gà, dùng chỉ khâu kín lại. Cho gà vào nồi, đổ nước xăm xắp rồi cho thêm ngải


cứu vào hầm đến khi gà chín nhừ là được.




Gà tần ngải cứu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp xương cốt dẻo dai, cơ thể mạnh khỏe, những phụ nữ sau


khi sinh con nên dùng. Ngải cứu nấu sườn lợn: Ngải cứu 300g, sườn thăn lợn 500g. Sườn lợn rửa sạch, chặt


nhỏ cho vào nồi ninh nhừ rồi nêm gia vị. Ngải cứu nhặt bỏ cuộng, rửa sạch cho vào nồi sườn đã ninh nhừ,


nấu khoảng 10 phút nữa là dùng được. Nên ăn nóng, có thể ăn khơng hoặc ăn với cơm. Món ăn này chữa các


chứng kinh nguyệt không đều, bế kinh.



Theo BS Nguyễn Đức Minh thì ngải cứu có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, khí huyết, trị bệnh nội thương ngoại


cảm, trị bệnh giun, chữa đau bụng, kinh nguyệt không đều, động thai ra máu, băng huyết, rong huyết. Còn


được dùng để băng bó gẫy xương, sai khớp. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn (vi khuẩn, nấm


bệnh). Có thể dùng tươi hay phơi khơ tán bột, hãm hoặc sắc nước uống. Ngày dùng 6-10g, thường phối hợp


với Ích mẫu, hương phụ để điều hịa kinh nguyệt; phối hợp với gừng sống để trị hàn lỵ ra huyết. Ngải cứu


phơi khô ngâm rượu trắng dùng để hoạt huyết, bổ huyết. Lá ngải cứu hơ nóng chườm bụng trị đau bụng,


dùng gối đầu để trị đau đầu. Uống nước ngải cứu có tác dụng giải nhiệt.



<b>Món ăn - bài thuốc từ cây ngải cứu</b>



<i>Cây ngải cứu rất thơng dụng trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó vừa dễ ăn lại dễ tìm. Song có rất nhiều </i>


<i>cơng dụng chữa bệnh cũng như các món ăn từ ngải cứu, bạn đã biết chưa?</i>



Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ cúc. Quanh năm đều có ngải


cứu nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6 (gần tương ứng với mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khơ trong


râm mát. Có khi hái về phơi khơ, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi


cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu. Ngải cứu có tính ơn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng


kinh, kinh nguyệt không đều, động thai, thổ huyết...



<b>Ngải cứu chữa bệnh </b>



- Làm điếu ngải : lấy lá ngải cứu khơ vị nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn


thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao



(thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thơng mạnh, gây ấm nóng


cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ. Có thể dùng điếu ngải


theo mấy cách sau:



- Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy


đau yếu.



- Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách cứu


này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).



- Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy


nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao


đặc (1-4g). Thuốc khơng có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai. Nếu kinh nguyệt


không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khơ 10g,


thêm 200 ml nước, sắc cịn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2


lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.



- Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải


cứu, 16gr lá tía tơ, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có


tác dụng an thai.



-Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch,


băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.



-Trị mụn trứn cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ


cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.



-Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy



nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.



<b>Món ăn với ngải cứu</b>



- Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng


do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều,


nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.



- Trứng gà tráng ngải cứu: Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ,


đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.



- Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ,


ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên


liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.


- Cháo ngải cứu có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu : lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ


100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho


đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.



<b>Điều kỳ diệu của ngải cứu</b>



<i>Cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) thuộc họ cúc, thường mọc hoang, nhưng nay đã được trồng phổ biến ở </i>


<i>nhiều nơi vì cơng dụng y học của nó. Ngải cứu có quanh năm nhưng vụ thu hoạch chính là vào tháng 6 </i>


<i>(dương lịch), họ mang về phơi khơ trong bóng mát, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải </i>


<i>nhung. </i>



<i>Ngải nhung cũng chính là vị thuốc, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu. </i>


<b>Cơng dụng</b>



Ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hịa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu...


Tăng sức khỏe cho cơ thể: Dùng nhiều lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào túi lọc rồi cho nước nóng chảy qua



trước khi chảy vào bồn tắm. Làm theo cách này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai,


giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.



Kinh nguyệt không đều: Hàng tháng trước ngày kinh dự kiến và cả những ngày đang có kinh, lấy 10gr, lá


ngải cứu khô sắc với 200ml nước, sắc cịn 100ml, chia làm 2 lần/ngày, nếu khó uống có thể nêm một ít


đường.



Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu,


16gr lá tía tơ, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác


dụng an thai.



Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm


nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.



Trị mụn trứn cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho


bạn làn da mịn màng và trắng hồng.



Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy


nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.



<b>Món ăn với ngải cứu</b>



Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng


do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều,


nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý


dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu


vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.




<b>Những tác dụng tuyệt vời của rau má</b>



<i>Rau má rất lành, có thể ăn hằng ngày. Nhưng rau má khơng chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc quý, </i>


<i>chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận </i>


<i>gan mật, bí tiểu tiện...</i>



Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Số lượng


và thời gian sử dụng không hạn chế.



Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm


giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai


biến do xơ vữa động mạch máu gây ra (như co thắt động mạch vành tim hay nhồi máu cơ tim, co thắt mạch


máu não hay vỡ mạch máu não).



Nền y học hiện đại đã chiết xuất lấy hoạt chất từ rau má làm thuốc chống sẹo lồi, làm vết thương mau lành,


giảm bớt chứng giãn tĩnh mạch chi dưới... Tuy lấy từ rau má nhưng loại thuốc này khá đắt vì phải qua nhiều


cơng đoạn chế biến khá phức tạp.



Cần lưu ý là các hoạt chất nằm ở trong chất xơ (cellulose) của rau má, nếu chúng ta chỉ giã vắt lấy nước thì


sẽ mất đi các hoạt chất này. Một số công trình nghiên cứu cho thấy các chất xơ có thể "kéo" cholesterol ra


khỏi cơ thể, vì vậy nếu ăn các loại rau có nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể đào thải dần lượng cholesterol ra khỏi


cơ thể.



<b>RAU MÁ GIẢI ĐỘC DƯỠNG ÂM VÀ CHỐNG LÃO HOÁ</b>



<i>Lương y Võ Hà</i>


<i>Rau má là một loại rau thơng dụng có tác dụng sát trùng giải độc , thanh nhiệt lương huyết. Ngoài </i>


<i>ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao,có nhiều sinh tố, khống chất, những chất </i>


<i>chống oxy hố, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hố, cải thiện vi tuần hồn và </i>


<i>chữa nhiều chứng bệnh về da.</i>




Rau má cịn có tên là Tích tuyết thảo. Loại thực vật nầy mọc lan trên mặt đất có lá trơng giống như những


đồng tiền tròn được xếp nối tiếp nhau nên còn gọi là Liên tiền thảo. Rau má có tên khoa học là Centella


asiatica (L.) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae, là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt


như thung lủng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia,


Srilanka, Ấn độ, Pakistan, Madagascar . . Cây rau má có thân nhẳn , mọc lan trên mặt đất, có rể ở các mấu.


Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi trịn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới


hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.



<b>Thành phần.</b>



Tuỳ theo khu vực trồng hoặc mùa thu hoạch tý lệ các các hoạt chất có thể sai biệt. Thành phần của


rau má bao gồm những chất sau: beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium,


iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K.



<b>Dược tính, cơng dụng.</b>



Nền y học cỗ truyền Trung quốc , Ấn Độ cũng như y học dân gian nước ta đều có truyền thống sử


dụng rau má làm thuốc hoặc làm thức ăn từ lâu đời. Truyền thuyết Trung quốc có nói đến một võ sư Thái


cực quyền tên là Lý thanh Vân sống thọ đến 256 tuổi một phần là do ơng thường dùng món rau má. Srilanka


cũng có chuyện kể về một vị vua nổi tiếng vào thế kỷ thứ 10 tên là Aruna cũng nhờ vào rau má mà có đủ


sinh lực để sống với những 50 phi tần của ơng! Những huyền thoại nầy có lẻ đã bắt nguồn từ giá trị dưỡng


âm, chống lão hoá và làm tăng cường hệ miển dịch của những hoạt chất có trong rau má. Hiện nay, nhiều


khu vực nói tiếng Anh cịn lưu truyền câu tục ngữ khuyến khích dùng rau má “

<i>Two leaves a day keep old</i>


<i>age away”(Dùng 2 lá một ngày sẽ giúp bạn xa lánh tuổi già). Trong Đông y rau má thường được phối hợp</i>


với đậu đen hoặc mè đen chế thành hoàn để làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc người ốm mới


dậy.



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

asiaticoside trong dịch chiết rau má có thể làm tan lớp màng bao nầy để hệ thống miển dịch của cơ thể tiêu


diệt chúng.




Đối với da, nhiều cơng trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả


năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mơ liên kết giúp vết thương


chóng lành và mau lên da non. Hiên nay rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm,


thuốc bột, thuốc mở để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải


phẩu, cấy ghép da, những vết lở lâu lành , vết lở do ung thư, bệnh phong, vẩy nến…



Ở Ấn độ, rau má còn được gọi là Brahmi hàm nghĩa một loại dược thảo có thể giúp con người tiến


đến sự hoà hợp với tâm thức vũ trụ (knowledge of the Supreme Reality). Do đó, rau má thường có trong


khẩu phần ăn của những vị thiền sư, những nhà yogi, những nhà thông thái. Trên thực tế, rau má tác dụng


lên hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm giảm căng thắng tâm lý, tăng cường khả năng tập trung tư


tưỡng và giúp cải thiện trí nhớ của người già. Người ta cho rằng dịch chiết rau má có hiệu quả tốt với bệnh


Alzheimer nhờ vào những dẫn xuất của chất Asiaticoside có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi tác


động của các độc tố beta-amyloid.



Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh


mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Do đó


rau má cũng thường được dùng trong các chứng tăng áp lực tĩnh mạch ở các chi dưới.



Trong những năm gần đây, nhiều phương tiện thông tin đã phổ biến cách chữa bệnh thấp khớp mãn


tính bằng cách ăn 2 lá rau má tươi mỗi ngày. Một chương trình phóng sự của đài truyền hình số 9 ở Sydney


vào tháng 12/2003 cũng cho biết một số người ở Úc đã chữa khỏi bệnh thấp khớp bằng cách nầy. Phương


pháp nầy phát xuất từ quyển sách “Arthritis and Paradoxycal Pennywort” (Bệnh thấp khớp và lá rau má) của


ông Russ Maslen. Ông đã học được kinh nghiệm chữa bệnh nầy từ một nông dân ở Brunswick Valley vào


khoảng năm 1989 khi ông đang tiến hành xây dựng và quản lý công viên bảo tồn di sản thiên nhiên ở vùng


nầy. Sau đó chính ơng đã hướng dẫn vợ ơng tên là Beryl chữa khỏi chứng sưng đau các khớp xương ở bàn


tay. Ơng nói “Mỗi ngày chỉ cần nhai và nuốt 2 lá rau má liên tục , chỉ 2 lá chớ không phải một hay ba lá ,


<i>thì một thời gian sau sẽ có thể chữa khỏi hoặc làm giảm bớt bệnh thấp khớp”. Đơn giản đến khó tin! Phải</i>


chăng hiệu quả chữa bệnh ở đây là do ảnh hưởng của rau má hoặc những dẫn xuất của nó trong tác dụng


chống viêm, chống oxy hoá hoặc tăng cường hệ miển dịch của cơ thể? Hy vọng nhiều năm sau khoa học sẽ



làm sáng tỏ điều nầy. Điều cần lưu ý trong việc dùng rau má để chữa bệnh thấp khớp là không được dùng


quá liều lượng cần thiết. Dùng bao nhiêu lá phải nằm trong giới hạn dung nạp và chuyển hoá của Tỳ vị.


Mặc dù rau má khơng độc nhưng lại có tính “hàn” nên có thể làm tăng tính “thấp” trong bệnh thấp khớp làm


bệnh nặng thêm. Ngược lại, nếu chỉ dùng vài lá mỗi ngày, ai cũng có thể dùng và dùng lâu dài mà khơng sợ


có phản ứng phụ.



<b>Một vài toa thuốc có sử dụng rau má.</b>


<b>Toa căn bản. </b>



Toa căn bản ra đời vào khoảng năm 1950 do cụ Võ văn Hưng , một lương y giàu kinh nghiêm ở miền đông


nam bộ soạn. Sau đó toa căn bản được Bác sĩ Nguyển văn Hưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế thời bấy giờ hưởng


ứng và khuyến khích sử dụng. Toa căn bản gồm 10 vị là toa thuốc rất quen thuộc ở các Bệnh viện, trạm y tế


từ bộ đội đến nhân dân, đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong suốt 2 thời kỳ kháng


chiến chống Pháp và chống Mỷ. Toa căn bản có đặc điểm là khơng có độc tính, dễ sử dụng, có tác dụng


kích thích tiêu hố, nhuận gan, nhuận trường, lợi tiểu, giải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuỳ


theo tình trạng của người bệnh và điều kiện của địa phương mà linh động gia giảm vị thuốc hoặc liều thuốc.


Toa thuốc gồm: Rau má 8g, Rể tranh 8g, Lá muồng trâu 4g, Cỏ mần chầu 8g Cỏ mực 8g, Cam thảo nam


8g.Ké đầu ngựa 8g, Củ sả 4g, Gừng tươi 4g, Vỏ quít 4g.



Đổ 3 chén nước sắc còn non một chén, uống lúc thuốc cịn ấm.


<b>Hồn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói.</b>



Có thể làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc ngưòi ốm mới khỏi hoặc dùng làm lương khơ mang


theo khi đi xa phịng khi thiếu thốn thực phẩm.



Toa thuốc gồm 4 vị : Lá dâu tầm, Mè đen, Bột củ mài và Rau má.



Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hồn.


<b>Thối nhiệt đơn.</b>




Có cơng dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh.



Rau má 15%, Hoạt thạch 30%, Sắn dây 20%, Sài hồ 15%, Thạch cao 10%, Cam thảo 10%.


Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.



<b>Thuốc hạ huyết áp.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Sốt xuất huyết.</b>



Rau má 20g, Cỏ mực 16g, Rau sam 16g, Đậu đen 16g. Sắc uống.


<b>Nước ép rau má.</b>



Nước ép rau má là một cách sử dụng rau má đơn giản và thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có đầy đủ


các hoạt chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi. Lá rau


má mua về rửa sạch, giả hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít


đường cho dễ uống.



<b>Lưu ý.</b>



Rau má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi


dùng. Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống.


Dùng ngoài da không giới hạn.



<b>Tác dụng và tác hại của rau má</b>


<b>Rau má có tác dụng giải nhiệt</b>



***(phụ nữ cần chú ý) Mùa hè, món nước rau má được rất nhiều người ưa dùng. Thế nhưng, ít ai biết rằng


uống nước hay thuốc rau má quá nhiều có thể gây nhức đầu, thậm chí mất ý thức thống qua; phụ nữ uống


thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai. Trong khi nếu được dùng đúng cách, rau má có thể


giúp ta chữa nhiều bệnh.




Rau má có tên khoa học là Centella asiatica, mọc nhiều ở các nước châu Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Việt


Nam… Theo Từ điển Bách khoa dược học, rau má vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc,


chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da, vàng mắt, giãn tĩnh mạch, thiểu năng tĩnh mạch chi dưới... Ở Ấn Độ, rau


má được sử dụng để thanh lọc máu và trị bệnh. Còn tại Sri Lanka, do thấy voi hay ăn rau má nên người ta


cho rằng rau má có thể làm tăng tuổi thọ. Đông y thường dùng rau má để trị chứng trầm cảm. Còn Tây y,


vào giữa thế kỷ XX, đã dùng rau má và cồn chiết xuất của nó để điều trị bệnh phong.



<b>Công dụng trị bệnh </b>



Rau má được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ, làm máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở


tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Khi bị viêm tấy hoặc bỏng, đắp rau má lên da cũng có hiệu


quả.



- Làm lành các vết thương: Đây là tác dụng của Asiaticosid, hoạt chất chính của rau má. Tác dụng này được


phát hiện từ Thế chiến II. Từ đó đến nay nhiều cơng trình nghiên cứu lâm sàng ủng hộ ý kiến cho rằng rau


má có tác dụng trên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hố và làm lành vết thương. Rau má cịn có tác


dụng bảo vệ lớp áo trong của mạch máu.



- Điều trị giãn tĩnh mạch: Dùng thuốc rau má có kết quả tốt đối với vi tuần hoàn và mao mạch, điều trị tăng


áp lực tĩnh mạch.



- Bảo vệ thần kinh: Một cơng trình nghiên cứu năm 1999 cho biết, các dẫn xuất của chất Asiaticosid có khả


năng bảo vệ thần kinh chống lại độc tố thần kinh beta-amyloid. 3 trong số 28 dẫn xuất Asiaticosid có thể


được đưa vào nghiên cứu điều trị bệnh Alzheimer nhờ khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi tác động


của beta-amyloid.



Ngồi ra rau má cịn có tác dụng chống loét hoá dạ dày, làm chậm phát triển u (khi thử nghiệm trên chuột),


kháng virus và kháng nấm.




<b>Sử dụng rau má như thế nào?</b>



- Dùng 600 mg/ngày ở dạng lá khô hoặc dạng pha nước.



- Dạng viên nang: Có thể uống mỗi ngày 3 lần, từ 300 đến 680 mg.


- Thuốc mỡ bôi 2 lần/ngày.



Những loại thuốc được bào chế từ rau má có bán trên thị trường có khả năng gây biến chứng nếu dùng


khơng đúng theo hướng dẫn.



<b>Tác dụng chữa bệnh của rau má ngọ</b>



<i>+ Hỏi: Cây "rau má ngọ" có phải là cây "rau má lá rau muống" khơng? Có thể sử dụng để chữa những bệnh gì?</i>


+ Đáp: Đó là hai lồi cây, thuộc 2 họ thực vật khác nhau. "Rau má ngọ" là một lồi có thân mọc bị hoặc


mọc leo, thân chia nhiều nhánh, có gai quặp xuống, lá 3 cạnh... Cịn "rau má lá rau muống" là lồi cây nhỏ,


thân mọc đứng, cao chừng 20 - 40 cm...



Rau má ngọ cịn có tên là "rau sơng chua dây", "thồm lồm gai", trong Đông y Trung Quốc gọi là "Giang bản


quy", tên khoa học là Polygonum perfoliatum L., thuộc họ Rau răm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Theo Đông y, rau má ngọ có vị đắng, chua, tính bình. Vào các kinh Can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải


độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho). Thường dùgn chữa ho gà, hoàng đản


(vàng da), sốt rét, kiết lỵ, tiểu tiện buốt, tiểu tiện lẫn máu, trĩ, khí hư... Ngồi cơng dụng làm thuốc chữa


bệnh, rau má ngọ còn dùng để làm mềm ngà voi và xương (để uốn nắn và nhuộm màu); Trong nơng nghiệp


cịn có thể dùng để diệt trừ sâu bọ.



Một số bài thuốc có sử dụng rau má ngọ:



- Chữa ho gà: Dùng rau má ngọ 30 g, sao với rượu, thêm chút đường phèn, sắc lấy nước, chia ra 2 lần uống


trong ngày. có thêm ngư tinh thảo (rau diếp cá) 20 g, cùng sắc uống.




- Chữa xơ gan cổ trướng: Dùng rau má ngọ 20 g, nhân trần 15 g, kim tiền thảo 10 g, phượng vĩ thảo (cỏ seo


gà) 10 g, mộc hương 10 g, đại phúc bì 10 g, hồng liên 6 g, thổ phục linh 12 g; sắc lấy nước, chia 3 lần uống


trong ngày.



- Chữa phù do viêm thận mạn: (1) Dùng rau má ngọ 20 g, đông qua tử (hạt bí đao) 15 g, đơng qua bì (vỏ bí


đao) 20 g, xa tiền tử (hạt mã đề) 15 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 20 g, hải kim sa (bòn bong) 10 g; sắc lấy


nước, chia ra 3 lần uống trong ngày.



- Chữa trĩ, hậu môn lở loét: Dùng rau má ngọ 20 - 30 g, lịng lợn một lượng thích hợp, hầm lên ăn trong bữa


cơm.



- Chữa viêm da dị ứng: Dùng rau má ngọ 30 g, dã cúc hoa 30 g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 20 g. Sắc nước


uống mỗi ngày một thang. Sắc 3 nước; 2 nước đầu hợp lại chia ra 2 -3 lần uống trong ngày; nước thứ 3 dùng


để rửa chỗ da bị ệnh.



-Chữa viêm nang lông: Dùng rau má ngọ 20 g, bồ công anh 15 g, sắc nước uống trong ngày. Thuốc bơi


ngồi: Dùng rau má ngọ 2 phần, ô tặc cốt (mai mực) 1 phần, hai thứ tán thành bột mịn, trộn với dầu vừng,


dùng bông chắm thuốc bôi lên chỗ bị bệnh 3 - 4 lần trong ngày.



- Chữa viêm da đầu do tăng tiết bã nhờn: Dùng rau má ngọ 100 g, lá thông đuôi ngựa 30 g. Tất cả rửa sạch


thái nhỏ, sắc lấy nước để gội đầu hàng ngày hoặc cách ngày. Lương y Hư Đan



<b>TÁC DỤNG CỦA RAU MÁ VÀ CHẤT DINH DƯỠNG</b>



Rau má: có tác dụng,

có thể

,

làm mát

,

với các

,

thuốc

,

Tuy nhiên không phải ai cũng biết nếu ăn hay uống


quá nhiều rau má cũng có thể nguy hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em.


Rau má vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da... Chúng còn


được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ giúp máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch


và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Đồng thời khi bị viêm tấy hoặc bỏng, đắp rau má giã nhuyễn lên da



cũng có thể giảm nhẹ sưng tấy và làm mát vết thương.



Khơng chỉ thế, các sinh tố, khống chất, những chất chống oxy hố trong rau má có thể làm chậm sự lão hố


làn da, cải thiện vi tuần hồn và chữa những chứng bệnh ngồi da thường gặp.



Do có nhiều công dụng nên rau má được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Có thể trộn rau má


chung với các loại rau khác để ăn sống, nấu canh thịt nạc, luộc chấm mắm... nhưng thông dụng nhất vẫn là


nước ép rau má.



Mỗi ngày mỗi người có thể dùng khoảng 30g đến 40g rau má tươi, rửa sạch, giã nhuyễn hoặc xay nát bằng


máy xay sinh tố, cho thêm ít nước lọc, vắt bỏ hết xác. Thêm ít đường cát trắng, ít đá cho dễ uống và tăng


thêm hương vị.



<b>Nhiều tác dụng quý của rau diếp cá</b>



Trong cây diếp cá có chất decanoyl - acetaldehyd mang tính kháng sinh, có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên


cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu



<i>Diếp cá từ lâu đã được y học cổ truyền dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y</i>


<i>cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư.</i>


Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong cây diếp cá có chất decanoyl - acetaldehyd mang tính kháng sinh,


có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, E.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn


leptospira.



Nó cũng có tác dụng đối với virus sởi, herpes, cúm và cả HIV, do tác động vào vỏ bọc protein của virus.


Diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm.



<b>Chữa kinh nguyệt không đều: </b>



Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng



nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống


trước kỳ kinh 10 ngày.



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho thuốc vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho


bệnh nhân xơng hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước ngâm, rửa chỗ đau.



Ngày làm 1 lần, cần làm trong 7 ngày liền.


<b>Chữa viêm tuyến vú: </b>



Lá diếp cá 30g (dùng lá tươi), lá cải trời 20g. Rửa sạch hai thứ lá trên, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội


lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, cần uống 5 ngày liền.



Bên ngoài dùng 2 hạt gấc, bỏ vỏ cứng giã nát, cho 1 thìa canh giấm ăn vào hịa đều bôi vào chỗ đau, ngày


bôi 3 lần, cần bôi 5 ngày liền.



<b>Chữa mụn nhọt sưng đỏ: </b>



Lá diếp cá ăn sống, ngoài ra dùng một nắm nhỏ giã nát đắp vào mụn nhọt.


<b>Chữa trĩ: </b>



Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngồi ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xơng, ngâm, rửa lúc thuốc cịn


nóng. Bã cịn lại dịt vào hậu mơn.



<b>Chữa bệnh viêm tai giữa, viêm tuyến vú: </b>



Lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 60ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.


<b>Chữa viêm phế quản: </b>



Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc uống dần trong ngày


<b>Công dụng của rau diếp cá</b>




<i>Đông y thường xuyên dùng diếp cá để chữa viêm phổi, thổ huyết, viêm nhiễm đường hơ hấp trên, viêm phế </i>


<i>quản mãn tính, ho khan, cảm nhiễm, sưng phổi, cảm lạnh sốt cao, ung thư phổi, lở loét cổ tử cung, viêm </i>


<i>khớp, táo bón do thói quen…</i>



Các thực nghiệm dược lý hiện đại đã chứng minh rằng rau diếp cá có tác dụng chống nhiễm khuẩn, chống vi


khuẩn, nâng cao sức đề kháng và lợi tiểu.



Đông y thường xuyên dùng diếp cá để chữa viêm phổi, thổ huyết, viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm phế


quản mãn tính, ho khan, cảm nhiễm, sưng phổi, cảm lạnh sốt cao, ung thư phổi, lở loét cổ tử cung, viêm


khớp, táo bón do thói quen, kiết lỵ do vi khuẩn cấp tính, viêm gan vàng mật cấp tính, các chứng bệnh về


thận, viêm mũi, viêm tai giữa sưng mủ, quai bị, viêm họng mãn tính, bệnh về ruột già, viêm tuyến tiền liệt,


mụn nhọt mẩn đỏ và một số chứng bệnh khác.



<b>Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ diếp cá:</b>



<b>Trị sưng phổi: 30g diếp cá, 15g cát cánh, nấu nước uống hoặc nghiền nhỏ cho vào nước nóng quấy đều</b>


uống.



<b>Trị đau mắt đỏ: Rau diếp cá 10 lá, rửa sạch giã nhuyễn - dùng vải mỏng hoặc giấy xốp gói đắp lên mắt sẽ</b>


khỏi.



<b>Trị kiết lỵ:20g rau diếp cá, 6g than cây sơn tra, nấu nước và thêm mật ong để uống.</b>



<b>Trị quai bị: Lấy một ít lá diếp cá tươi, giã nhuyễn và đắp lên quai hàm, băng lại cố định, mỗi ngày làm 2</b>


lần.



<b>Trị táo bón: Lấy 5 - 10g diếp cá sao khơ, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 - 12 phút, sau đó uống thay trà.</b>


Trong thời gian trị liệu phải ngừng sử dụng các loại thuốc khác, 10 ngày một liệu trình.




<b>Trị bệnh trĩ: Rau diếp cá dùng ăn sống hàng ngày - kết hợp lấy diếp cá giã nát và rịt vào nơi bị trĩ, băng lại</b>


mỗi ngày 1 đến 2 lần rất tốt.



<b>Nếu trĩ đau nhức thì lấy diếp cá nấu sơi già đổ ra chậu để xơng hậu mơn, đến lúc nước cịn ấm thì ngâm và</b>


rửa sạch vùng hậu mơn bằng nước đó - sau lại giã rau diếp cá rịt vào chỗ bị trĩ và băng lại.



<b>Trị viêm gan vàng mật cấp tính: 180g diếp cá, 30g đường trắng, nấu nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống</b>


liền 5 - 10 thang.



<b>Trị mụn nhọt sưng đỏ: Lấy vài lá diếp cá rửa sạch, giã nát, khi đi ngủ rịt vào mụn nhọt băng lại, sáng dậy</b>


bỏ ra - làm vài lần sẽ mau khỏi.



<b>Trị các chứng bệnh về thận: Lấy 50 - 100g rau diếp cá (sao vàng), đổ 1.000ml nước sôi vào ngâm trong 30</b>


phút sau đó lấy ra uống, mỗi ngày 1 thang, 3 tháng một liệu trình, mỗi một liệu trình cách nhau 2 - 3 ngày.


<b>Trị cảm, sốt: 16g diếp cá, 20g lá hương trà loại nhỏ, nấu nước uống. Hoặc đem hai loại trên nghiền nhỏ, cho</b>


nước vào sắc cho cô đặc lại, làm thành viên nén, mỗi viên 0,3g, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4 viên.


<b>Trị sốt xuất huyết: Rau diếp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực mỗi thứ 100g - sắc đặc uống làm nhiều lần trong</b>


ngày.



<b>Trị vú sưng tắc sữa: Dùng 20g cây diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Đổ vào 600ml nước, sắc còn lại 200ml, chia</b>


đều 3 lần uống trong ngày.



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Lưu ý: Chỉ dùng trong điều kiện xa cơ sở y tế hoặc dùng kết hợp với điều trị Tây y.</b>


<b>RAU DIẾP CÁ</b>



<b>Thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá</b>



<b>Rau diếp cá giã nát, lấy nước uống hạ sốt nóng cho trẻ nhỏ. Rau cũng có thể trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả.</b>


<b>Diếp cá chữa viêm phổi</b>




Để chữa viêm phổi, viêm ruột, viêm thận phù thũng, lỵ, lấy rau diếp cá 50 g, sắc lấy nước, ngày uống 2-3


lần, cần dùng 3-5 ngày.



<b>Rau diếp cá có chữa được bệnh trĩ?</b>



Nghe nói rau diếp cá trị được bệnh trĩ. Xin hỏi điều này đúng hay sai? Nếu đúng thì sử dụng thế nào? Thời


gian trị bao lâu mới khỏi bệnh? Có dùng rau diếp cá để điều trị bệnh khác được không?



<b>Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá</b>



<b>Rau diếp cá là một loại rau dùng để ăn sống rất phổ biến. Diếp cá ngồi cơng dụng làm đẹp da, nó cịn có </b>


tác dụng chữa trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh trĩ.



<b>Diếp cá chữa viêm phổi</b>



Để chữa viêm phổi, viêm ruột, viêm thận phù thũng, lỵ, lấy rau diếp cá 50 g, sắc lấy nước, ngày uống 2-3


lần, cần dùng 3-5 ngày.



<b>Rau diếp cá chữa được bệnh trĩ?</b>



Tôi bị bệnh trĩ, đã điều trị đông, tây y nhiều năm nhưng khơng dứt bệnh. Tơi nghe nói rau diếp cá trị được


bệnh trĩ. Vậy xin hỏi nếu đúng thì sử dụng thế nào? Thời gian trị bao lâu mới khỏi bệnh, mua ở đâu? Có điều


trị được bệnh khác không? Phan Văn Nhựt - Q.2, TP.HCM và một số bạn đọc



<b>Rau diếp cá chữa bệnh viêm tai giữa?</b>



Tôi bị bệnh viêm tai giữa đã lâu, uống thuốc nhiều lần, kể cả mổ nhưng vài năm bệnh lại tái phát. Có người


nói lấy nước rau diếp cá nhỏ vào tai sẽ hết, có đúng khơng? Trần Thị Mai (TP.HCM), Nguyễn Thị Thanh


Vân (Đồng Nai)




<b>Rau diếp cá - vị thuốc đa năng</b>



Diếp cá từ lâu đã được Đông y dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y cũng phát


hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư.



<b>Rau diếp cá - vị thuốc đa năng</b>



Diếp cá từ lâu đã được Đông y dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y cũng phát


hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư.



<b>Rau thơm</b>



"Rau thơm cần thiết chẳng khác gia vị với món ăn. Tơi cũng chỉ kể cách ăn rau thơm, rau sống vùng Hà Nội.


Bởi có thể mỗi vùng có những thứ rau mà nơi khác khơng biết ăn. Như ở miền nam, rau diếp cá được khen


ngon như húng láng thì Hà Nội lại ghê rau diếp cá mùi tanh". Nhà văn Tơ Hồi viết về thói quen dùng rau


thơm của người Hà Thành.



Ngồi cơng dụng chữa bệnh, một số loại thảo mộc cịn rất tốt cho làn da. Hãy xem lá bạc hà, rau diếp cá, trà


xanh... có thể giúp gì cho bạn.



<b>Những tác dụng tuyệt vời của mồng tơi</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Chữa chứng táo bón</b>



Nếu bị táo bón, lấy 1 nắm lá mồng tơi rửa sách, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sơi để


nguội ngày uống 1 lần.



Sau vài lần uống đại tiện sẽ dễ. Để hiệu nghiệm hơn thì sau khi uống thuốc 2 giờ ăn thêm vài củ khoai lang


luộc.




Trong thời gian này kiêng các thứ nóng, cay: rượu, ớt, hạt tiêu... Ngồi ra, người bị táo bón có thể dùng rau


mồng tơi nấu canh ăn hàng ngày sẽ hết táo bón.



<b>Chữa chứng đi tiểu nóng buốt</b>



Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó thì hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước


cốt pha thêm một ít nước sơi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng


quang) chỉ sau vài lần là khỏi.



<b>Chữa bệnh trĩ</b>



Nếu trĩ bị sưng đau lấy lá mồng tơi rửa sách, giã nhuyễn đắp vào chỗ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi với


cá diếc (ăn cả cái và nước) rất hiệu nghiệm.



<b>Chữa khó chịu, hơi thở nóng</b>



Khi người khó chịu, mũi thở ra hơi nóng thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ với cua đồng giã nát ăn vào các


buổi trưa, rất công hiệu.



<b>Mồng tơi: Rau ăn, vị thuốc</b>



<i>Rau mồng tơi dân dã được ưa chuộng khơng chỉ ngon mà cịn là một vị thuốc. Xưa kia, mồng tơi được xem </i>


<i>như rau của nhà nghèo bởi dễ nấu, nấu với gì cũng đặng, vài con cua đồng, giã lọc lấy nước đã có bát canh,</i>


<i>vừa mát ruột vừa dinh dưỡng.</i>



Nay rau mồng tơi ngự trị trong các nhà hàng với đủ các kiểu lẩu. Và lẩu nào đi với mồng tơi cũng ngon, nom


lá của nó xanh rờn mát cả mắt.



<b>Tính thảo dược </b>




Nói về cơng dụng “thảo dược”, có lẽ mồng tơi chiếm vị trí khá trang trọng trong sách vở và trong các bài


thuốc truyền miệng của người xưa. Theo sách thuốc của Tuệ Tĩnh, mồng tơi còn được gọi là tầm tơi, có vị


chua ngọt, tính lạnh, khơng độc, có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc.



Dùng chữa các bệnh táo bón, tiểu dắt, kiết lỵ, tức ngực, chữa bỏng, xuất huyết (bị chảy máu cam, giã rau


mồng tơi lấy bơng gịn thấm nước cốt nhét vào mũi thật công hiệu)… Hột mồng tơi tán thành bột mịn trộn


với phấn trị được rơm sảy… Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt


nên tốt cho thai phụ…



Trước kia, rau mồng tơi chủ yếu mọc theo hàng rào, phiến lá nhỏ, màu xanh nhạt, thân mảnh, trái màu tím.


Ngày nay rau mồng tơi trồng thành luống như các loại rau cải khác, phiến lá to, dày, màu xanh đậm, thân


cây to mập, ít nhớt…



<b>Nấu với gì cũng thú vị </b>



Canh mồng tơi cua đồng, thật ra cần được hỗ trợ thêm vài thứ nữa mới đặng ngon. Cua rửa sạch giã, lọc lấy


nước (có thể xay bằng cối xay thịt). Mồng tơi, mướp, đậu bắp, thêm ít rau dền, rau ngót, rau nhớt… (thường


gọi là rau tập tàng). Cái hay của món canh này là nếu lượng mồng tơi ít thì sẽ là món canh tập tàng, nếu


lượng rau nhớt nhiều lên thì gọi là canh rau đay.



Trong quá trình nấu, thịt cua sẽ tự động kết thành tảng và nổi lên mặt, cho sôi một dạo, vớt hết bọt, bỏ rau


vào. Hai thứ cho vào sau cùng là mướp và đậu bắp. Món canh này ăn kèm cà pháo, mắm tơm, thêm món kho


và xào nữa là có một mâm cơm ngon, đơn giản, đủ chất dinh dưỡng. Và nó cũng là món của mùa hè, giải


nhiệt…



Thật ra, nấu canh mồng tơi không cần cầu kỳ, nấu với tôm hay thịt cũng đã ngon. Ở vùng biển, người ta còn


nấu với cá; thậm chí, ở một số vùng quê miền Trung, người ta nấu với mắm cái (hay còn gọi là mắm nêm).


Bắc nồi nước sôi, múc muỗng mắm cái đổ vào, rồi bỏ rau mồng tơi (hay rau tập tàng) vào là có tơ canh ngon


ngọt.




Mồng tơi xào lại ngon kiểu khác. Mồng tơi để nguyên lá, có người chần qua nước sôi rồi mới xào với tỏi, có


người xào trực tiếp. Tính chất của mồng tơi là bám dầu mỡ nên rau ăn vừa ngọt, vừa béo, thêm vị thơm của


tỏi, có thể có phần trội hơn rau muống xào tỏi. Món này giờ khơng chỉ có ở bếp ăn gia đình mà đã nằm trong


thực đơn các nhà hàng. Đơn giản hơn, mồng tơi luộc chấm xì dầu, mắm nêm, mắm ruốc đều ngon cả và ăn


không thấy ngán.



<b>Mồng tơi với các kiểu lẩu </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Nước vừa sôi, cho rau mồng tơi hay cải xanh vào đảo một vòng rồi gắp ra ăn ngay, ngon đậm đà. Chén nước


mắm nguyên chất vàng rơm thơm phức, giằm vài trái ớt xiêm xanh. Vị ngọt của mực tươi lẫn vị mặn cay của


mắm ớt, làm cho món lẩu mực ngon khó chê được. Và phải húp chút nước lèo, thêm gắp rau mồng tơi mới


nghe hết hương vị của cái lẩu mực.



Trong món bao tử nấu tiêu, bắp bị nấu tiêu xanh hay rắn hầm sả thì rau mồng tơi làm chủ lực. Hầm cho bao


tử, bắp bò mềm, nêm nếm vừa ăn rồi đập dập tiêu xanh bỏ vào. Mồng tơi để sống ăn theo kiểu lẩu, nước sơi,


bỏ rau, đảo một vịng rồi dùng ngay.



Ngồi ra, còn lẩu chim bồ câu chỉ ăn với rau mồng tơi mới đúng điệu, mới đậm đà. Thịt bồ câu bằm nhuyễn,


vê viên, nấu nước lèo với các gia vị lẩu. Nước sôi cho rau mồng tơi vào. Ăn nóng với bún hay với mì sợi.


Cái ngon của rau mồng tơi là dù ở dạng chín tái (giịn giịn, sừn sựt) hay chín mềm đều đạt.



Đơn giản nhất và chóng vánh thì mua lẩu đơng lạnh trong siêu thị (lẩu chua, lẩu hải sản…) về nấu, ăn với


rau mồng tơi (không cần rau sống). Một cái lẩu ba người ăn, phải đến hai hay ba bó rau mồng tơi mới đủ.



<b>Tác dụng của mồng tơi với sản phụ</b>



Dùng rau mồng tơi luộc hoặc nấu canh với thịt heo nạc băm nhuyễn giải nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng. Trẻ em


bị táo bón, phụ nữ sinh khó, mắt nóng đỏ, dùng lá mồng tơi ép lấy nước uống hoặc đắp lên mắt. Trị rôm sảy


bằng cách dùng hạt mồng tơi phơi khô, tán nhỏ thành bột mịn rồi thoa ngồi da chỗ bị rơm sảy...




Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được


sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông,


đái dắt, đái nhỏ, chứng ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu, giúp vết thương mau lành.



<b>Một số bài thuốc chữa bệnh:</b>



- Rau mồng tơi 500 g, cho mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là


đại tiện sẽ thông, không cịn táo bón



<i>Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn</i>



- Lấy 30 g rau mồng tơi, gà mái già 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng), hầm gà chín, cho mồng tơi vào, nấu thêm


20 phút bắc ra là ăn được. Đây là món chữa chứng đại tiện xuất huyết kinh niên.



- Dùng khoảng 100 g mồng tơi sắc nước uống trong ngày thay trà chữa tiểu tiện không thông, đái dắt, đái


nhỏ giọt.



- Mồng tơi 60 g sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng, uống khi nước cịn ấm có tác dụng chữa chứng


ngực bồn chồn, đầy tức.



- Mồng tơi cả cây khoảng 100 g, móng chân giị 1 cái, hầm với nước và rượu. Ăn trong bữa cơm hằng ngày


có tác dụng chữa khớp chân tay đau nhức do phong thấp.



Ngồi ra, phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông


thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi chữa chảy máu mũi do huyết nhiệt (chảy máu cam). Dùng mồng tơi giã


nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng sẽ mau lành. Mồng tơi trộn với đường phèn, giã nát, đắp vào chỗ bị


thương sẽ giúp cầm máu, vết thương mau lành



<b>Rau mồng tơi "giải cứu" cho mẹ ít sữa</b>




<i> Rau mồng tơi quen thuộc với mọi người, nhưng công dụng lớn của rau mồng tơi thì ít ai biết.</i>



"9 tháng 10 ngày"

là cuộc thi đang thu hút sự quan tâm của các mẹ trên Eva.vn. Hãy tham gia và trở thành


bà mẹ tuyệt vời nhất cùng các phần quà hấp dẫn.



Các bà nội trợ hẳn không xa lạ với rau mùng tơi, món ăn thường thây trong các mâm cơm mùa hè. Rau


mồng tơi được cho có tác dụng giải nhiệt cái nóng oi bức của mùa hè.



Không chỉ là thực phẩm lý tưởng bữa ăn, rau mồng tơi cịn giúp cho những q ơng có vấn đề về xuất tinh,


mùng tơi còn giúp tăng tiết sữa, chữa táo bón, thanh nhiệt giải độc...



Mồng tơi tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đơng và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận


tràng. Các nghiên cứu cịn cho thấy nó giúp thải chất béo, tơt cho người có mỡ và đường máu cao. Theo


lương y Huyên Thảo (Hà Nội), ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được sử


dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, đái


dắt, đái nhỏ, chứng ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu, giúp vết thương mau lành.



<b>Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:</b>



Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ănrau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng


tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắtnên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi


với gà ác, đậu đen ninh nhừ ănnóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng


hào, tóc đen mượt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i>Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi cịn có tác dụngdưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thơng khí </i>


huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp


có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đềulên mặt vài lần trước khi đi ngủ.


<i>Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. </i>


Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng


sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.




<i>Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm </i>


mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.



<i>Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lịng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng </i>


yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.



<i>Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương lợn (xương ống tốt </i>


hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10


phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.



<i>Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy </i>


rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn


xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt,


sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.



<i><b>Chú ý: </b></i>

Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên


nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.



<b>Tác dụng của cây rau ngót</b>



<i>Cây rau ngót hay cịn gọi là cây bù ngót hay bồ ngót. Đây là loại cây có nhiều cơng dụng trong cuộc sống, </i>


<i>đặc biệt có lợi cho sức khoẻ của con người. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống hai năm trở </i>


<i>lên.</i>



Rau ngót rất dễ trồng, dễ sống. Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và


rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.



Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc, ngày dùng 20-40g lá tươi, sắc uống. Rễ


cịn có rác dụng lợi tiểu, thơng huyết, kích thích tử cung co bóp, dùng 20-40g rễ tươi rửa sạch, giã nát ép lấy



nước uống trong ngày. Nhân dân ta thường dùng rau ngót chữa sót nhau thai (cho các sản phụ sau đẻ). Lấy lá


hoặc rễ tươi, rửa sạch, giã nát thêm ít nước đun sơi để nguội, vắt lấy nước uống.



Ngồi ra, rau ngót còn chữa trẻ bị tưa lưỡi bằng cách giã nát lá rau ngót tươi sạch, vắt lấy nước hồ với mật


ong thấm vào bông hoặc miếng gạc sạch chà lên lưỡi, lợi và vòm họng trẻ, chỉ hai lần là trẻ có thể bú lại


được bình thường.



Chữa đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá


chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày. DS. Trần Đức



<b>Ăn rau ngót có làm sảy thai ?</b>



<i>Rau ngót là một loại rau mát, lành, tuy nhiên, nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai đã kiêng không dám </i>


<i>ăn loại rau này đến tận khi sinh nở. Vì nghĩ rằng, ăn nhiều sẽ bị sảy thai.</i>



<b>Mang thai đoạn tuyệt rau ngót</b>



Từ khi bắt đầu mang thai, chị Hà Thị Dinh (Đơng Hưng - Thái Bình) đã được mẹ và mọi người dặn dị là


khơng được ăn rau ngót vì trong rau có chất làm co bóp dạ con dễ dẫn đến sảy thai.



Vì thế, suốt thời gian có bầu, chị khơng hề động vào một lá rau ngót hay uống một ngụm canh nào. Nhà có


hai người nhưng nhiều hơm chồng một nồi rau vợ một nồi rau, chồng ăn canh rau ngót cịn vợ thì ăn rau cải


luộc. Ăn trưa ở văn phịng, hễ có canh rau ngót chị đều nhường cho mọi người.



“Mình ốm nghén, chẳng thích ăn loại rau gì trừ rau ngót thế nhưng lại nghe bảo ăn rau ngót khơng tốt cho bà


bầu nên khơng dám ăn nữa”- chị Dinh nói.



Chị cho biết nhiều khi nhìn mọi người ăn canh rau ngót nấu thịt mà đến phát thèm, định ăn một bát nhưng lại


thơi vì thấy sợ .




“Các cụ ta nói có kiêng có lành mà. Với lại mình mới mang thai lần đầu nên phải cố giữ, cố kiêng, nhỡ có


chuyện gì khơng tốt với thai nhi”- chị tâm sự.



Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn rau ngót luộc hay nấu canh.



Cũng được nghe những lời khuyên tương tự như vậy, nên trong thực đơn bữa ăn hàng ngày của chị Nguyễn


Thị Huyền (An Tường, Tuyên Quang), rau ngót đã trở thành loại rau cấm ăn trong gia đình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Vì thế mặc dù rất thích ăn rau ngót nhưng chị tuyệt đối khơng dám ăn, vì đang mang thai tháng thứ 2.


“Thôi cứ kiêng được cái gì thì kiêng. Từ xa xưa các cụ kiêng như thế, nên mình cũng nghe theo cho an tồn


mặc dù nhiều lúc thèm lắm.”- chị Huyền nói.



Khơng chỉ có chị Huyền, chị Dinh mà cịn có rất nhiều bà bầu khác cũng tin và làm theo kinh nghiệm dân


gian ấy trong thời kỳ mang thai. Không biết thực hư chuyện này ra sao nên rất nhiều người đành từ bỏ một


loại rau vừa bổ vừa lành trong bữa ăn hằng ngày của mình.



<b>Có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế</b>



Theo bác sĩ Hương - Khoa Phụ sản - Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, ăn rau ngót làm sảy thai hay khơng thì


cũng khơng dám khẳng định. Vì tác dụng gây sảy thai của rau ngót, chưa có tài liệu nào nghiên cứu. Mới


biết trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4 tro, trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho


(64,5mg%),

Vitamin

C (185mg%).



Rau ngót có nhiều axit min cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin; 0,13g metionin; 0,05g


tryp-tophan; 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin, 0,17g valin, 0,24g leuxin và 0,17g izoleucin ….



Chỉ biết, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau đẻ, sau sảy, sau nạo chữa sót rau nhau bằng cách: Hái độ


40g lá rau ngót. Rửa sạch dã nát. Thêm một ít nước đã đun sơi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước.


Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.




Thực tế thì có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai đôi khi vẫn ăn canh rau ngót bình thường mà vẫn


khơng sảy (khơng phải nước rau ngót giã sống).



Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi sản phụ là khác nhau. Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ


non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót


sống, liều cao. Cũng theo kinh nghiệm dân gian dùng rau ngót để chữa chậm kinh có hiệu quả.



Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn rau ngót luộc hay nấu canh. Nhưng, phải chọn


những loại rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc-bác sĩ Hương cho biết.



<b>RAU SAM, CÂY RAU VỊ THUỐC</b>


<i>Lương Y Võ Hà</i>



<i>Rau Sam là một loại rau mọc hoang, ăn được, khơng có độc tính, có nhiều chất bổ dưởng như sinh tố A, B1, </i>


<i>B2, C, PP, một số khống chất và nhiều acid béo omega-3. Ngồi tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, có thể </i>


<i>cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu, rau Sam còn là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong </i>


<i>việc điều trị các chứng viêm nhiểm đường ruột và đường sinh dục tiết niệu.</i>



<b>Mơ tả. Rau Sam cịn có tên là Mã Xỉ Hiện vì có lá giống hình răng ngựa. Tên khoa học là Portulaca </b>


Oleracea L. thuộc họ Rau Sam Portulacea. Rau Sam là một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm


mát như bờ ruộng, bờ mương, venđường hoặc mọc xen kẻ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều


cành mẩm, nhẳn, màu đỏ nhạt, mọc bị lan trên mặt đất. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không


cuống, phiến lá dày, mặt láng. Hoa màu vàng. Hạt màu đen. Ở nước ta rau Sam thường chỉ mọc hoang.


Hiếm khi thấy rau Sam được gieo trồng hoặc bày bán làm thức ăn. Tuy nhiên nhiều gia đình ở nơng thơn vẫn


dùng rau Samđể luộc hoặc nấu canh ăn như những loại rau trồng khác. Rau Sam phơi khô làm thuốc



thường được thu hái từ nguồn hoang dã vào mùa hè và mùa thu. Rau tươi có thể tìm thấy quanh năm ở


những nơi ẩm mát.



<b>Thành phần. Rau Sam bao gồm nhiều hoạt chất sinh học như chấtđạm, chất béo, carbohydrate, một số </b>



khoáng chất và sinh tố. Theo Viện Vệ Sinh Hà Nội (1972), rau Sam thu hái tại Việt nam có 1,4% protid, 3%


glucid, 1,3% tro, 85mg% calci, 5,6mg% phosphor, 1,5mg% sắt, 26mg% vitaC, 0,32mg% carotene, 0,03%mg


vita.B1, 0,11mg% vita.B2, 0.07%mg vita.PP. Những nghiên cứu ở Đài Loan và Úc cịn cho thấy trong rau


Sam có nhiều potasium nitrate và calcium oxalate.



<b>Tác dụng dược lý. Từ lâu y học dân gian nước ta thường dùng rau Sam làm thuốc sát trùng trong những </b>


chứng lở loét ngoài da, làm tiêu nhọt độc và làm lợi tiểu trong chứng tiểu buốt, tiểu rát Nhân dân Trung


Quốc và Ấn Độ dùng rau Sam để trị bệnh ho, lao phổi, giải độc rắn hoặc côn trùng cắn. Người Ấn Độ còn


dùng rau Sam làm thuốc co mạch. Dân Haiti và Thổ Nhỉ Kỳ dùng sau Sam để làm thuốc an thần, chữa bệnh


mất ngủ. Nhiều vùng ở Trung Quốc, Thổ Nhỉ Kỳ, Brazil, Cộng Hoà Dominique dùng rau Sam để lọc máu,


tiêu viêm, giảm đau. Nghiên cứu khoa học cho thấy rau Sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triễn của vi trùng


lỵ và thương hàn. Dịch chiết rau Sam bằng cồn etylic có hiệu quả rõ rệt đối với trực khuẩn Coli, kiết lỵ và


thương hàn. Những nhà khoa học Mỹ và Úc cịn cho biết trong rau Sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác


dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miển dịch của cơ thể.



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Theo kinh nghiệm riêng của tác giả, rau Sam là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm


nhiểm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu. Có một số trường hợp viêm cầu thận, viêm bàng quang hoặc


viêmđường niệu đạo dây dưa nhiều ngày do vi trùng đã lờn thuốc kháng sinh Tây y nhưng lại đáp ứng rất tốt


với rau Sam. Với liều khoảng 600gram rau tươi một ngày, sắc cô lại cho bệnh nhân uống mỗi 2 hoặc 3 giờ


thường không quá một ngày các chứng buốt, rát, đau quặn đã biến mất.



<b>Sau đây là một số cách sử dụng rau Sam đơn giản có thể thực hiện ở gia đình.</b>


<i><b>Chữa viêm cầu thận, viêm bàng quang, niệu đạo.</b></i>



Rau Sam tươi 600gr


Gừng sống 7 đến 9 lát



Nấu sôi khoảng 400cc nước. Khi nước sôi lần lượt cho cả rau và gừng sống vào. Đảo qua lại vài lần. Chỉ sau


khoảng 7 đến 10 phút là có thể chắt nước ra uống được. Thời gian nấu nhanh có thể bảo đảm được tối đa


hoạt chất và chất bổ dưỡng. Khi uống cho thêm vào một chút muối. Chia ra uống làm nhiều lần trong ngày.



Mỗi lần cách nhau khoảng 2 hoặc 3 giờ. Có thể ăn cả xác. Gừng sống trong bài có tác dụng hạn chế bớt tính


hàn của rau Sam, khơng làm trệ tỳ lại có thể tăng cường chức năng khí hố ở Thận và Bàng quang.



<i><b>Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu.</b></i>


Rau Sam tươi 100gr



Gừng sống 3 lát



Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Có thể thêm vào gia vị tuỳ thích. Thỉnh thoảng ăn


mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.



<i><b>Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ.</b></i>


Rau Sam tươi 100gr



Giả nát vắt lấy nước, hồ với 2 lịng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Chia ra ăn làm 2 lần trong


ngày. Ăn từ 3 đến 5 ngày.



<i><b>Chữa kiết lỵ cấp tính.</b></i>


Rau Sam tươi 100gr



Giả nát vắt lấy nước, đun nóng, cho thêm một chút mật ong hoặc đường đen vào để uống.


<i><b>Chữa sán sơ mít.</b></i>



Rau Sam tươi 100gr



Giả nước lọc lấy nước, cho thêm một chút muối và một muổng giấm, uống vào lúc sáng sớm khi bụng đói.


<i><b>Chữa bệnh giun kim.</b></i>



Rau Sam tươi 80gr




Giả nát lọc lấy nước, thêm một chút muối. Uống từ 3 đến 5 ngày.


<i><b>Chữa mụn nhọt sang độc.</b></i>



Rau Sam tươi một nắm.



Giả nát đấp lên mụn nhọt băng lại



<i><b>Lưu ý</b></i>

: Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên khơng sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể


tạng hư hàn, hay đi tiêu lõng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để


khơng làm trệ tỳ. Ngồi ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với


người có tiền sử về sạn thận.



<b>Tác dụng chữa bệnh của rau sam</b>



<i>Rau sam vị chua, tính hàn, khơng độc, có tác dụng thanh nhiệt, tán huyết, giải độc, nhuận tràng, sát trùng. </i>


<i>Nó được dùng làm thuốc trị bạch đới (khí hư màu trắng), kiết lỵ, táo bón, mụn nhọt, đinh độc và giun sán...</i>


Loại rau này có tác dụng làm co nhỏ mạch máu do chứa một thành phần tác động lên thần kinh trung ương


và ngoại vi. Theo “Thực vật học báo”, năm 1953, Vương Nhạc đã phát hiện rằng, dịch chiết rau sam (chiết


bằng cồn etylic) có tác dụng rõ rệt đối với trực trùng lỵ, thương hàn, trực khuẩn E. coli... Theo sách của Mậu


Hy Ung, việc giã rau sam đắp ngồi có thể chữa được đinh độc, ra được cả ngòi đinh; nếu giã lấy nước uống


sẽ ra hết chất bẩn trong ruột, lợi tiểu tiện và trừ giun sán.



Sau đây là các bài thuốc từ rau sam:



- Chữa lỵ ở trẻ em: Rau sam tươi 250 g (rau sam khô 50 g), đun hoặc sắc với 600 ml nước lấy 100 ml, uống


hết trong ngày, đối với trẻ em, cần cho uống 4 lần/ngày. Liều dùng mỗi lần là:



Dưới 6 tháng tuổi: 5 ml.


6-12 tháng tuổi: 10 ml.




Từ 2 tuổi trở lên: thêm 5ml/tuổi.



Hoặc: Rau sam và cỏ sữa tươi, mỗi vị 100 g, nếu đi ngồi ra máu thì thêm 20 g cỏ nhọ nồi và 20 g rau má.


Cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, uống trong 5-7 ngày. Liều dùng mỗi ngày là:



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

3-5 tuổi: 3 thìa canh.


10 tuổi: 5 thìa canh.


15 tuổi: 150 ml


Người lớn: 2 bát



- Trừ giun kim: Rau sam tươi 50 g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, uống liên tiếp 3-5 ngày. Có


thể cho thêm ít đường vào cho dễ uống.



- Chữa bạch đới: Giã nát rau sam, vắt lấy nước, hòa với lịng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày.


Mỗi ngày dùng 100 g rau sam tươi.



- Chữa chốc đầu ở trẻ em: Giã nát rau sam tươi, thêm nước, sắc đặc để bôi (hoặc đốt ra than, hịa với mỡ lợn


để bơi). Nếu bị mụn nhọt, dùng rau sam tươi giã nát, đắp lên cho ngòi mụn dễ ra.



- Chữa tiểu ra máu: Rau sam nấu canh ăn hằng ngày, liên tục trong một tuần.



<b>Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, phụ nữ có thai khơng nên dùng rau sam.</b>


<b>Rau sam kháng khuẩn, trị giun</b>



<i>Rau sam có tên Hán là mã sĩ hiện (rau răng ngựa vì có lá hình giống răng ngựa) và nhiều tên khác như </i>


<i>trường thọ thái (rau trường thọ). Tên khoa học là Portalaca oleacea L. Có 2 loại thân màu tím thẫm và nhạt</i>


<i>(loại thẫm dùng làm thuốc tốt hơn).</i>



Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đổi tùy nơi mọc và mùa thu hái. Trong 100g rau


sam có 1,4g đạm, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg photpho, 1,5mg sắt, 68mg



magiê, 494mg kali, 1.920 UI caroten... và một số vitamin B1, B2, PP, C, E. Các axit béo đặc biệt là omega 3


với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. Các axit hữu cơ như axit glutamic, axit nicotinic, axit malic...


Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid.



<b>Tác dụng kháng khuẩn</b>



Nước cốt và nước sắc trị khuẩn shigella gây lỵ trực khuẩn nhưng chỉ được một thời gian ngắn sau đó bị


kháng lại, trị khuẩn salmonella typhi gây bệnh thương hàn, trị tụ cầu gây nhọt ngoài da...; diệt nấm, diệt ký


sinh trùng đường ruột: giun móc, giun kim, giun đũa.



Đối với giun móc, thử trên hàng trăm bệnh nhân, sau 1 tháng phân của 80% bệnh nhân hết trứng giun móc.


Với giun kim, giun đũa sau khi ăn 200g rau sam tươi (nhai kỹ) có kết quả tẩy rất tốt. Ăn được vài ngày liên


tục kết quả càng cao. Đối với lỵ trực trùng, rau sam đã chứng tỏ có hiệu quả cao trên phịng và chữa bệnh.


Rau sam làm vững chắc thành mạch chống chảy máu, giãn cơ bộ máy tiết niệu làm lợi tiểu (cùng tác dụng


của kali) chống cơn co thắt gây đau đớn, chú ý rau sam gây co bóp tử cung nên không được dùng nước ép


rau sam cho người có thai.



- Tác dụng trên xương khớp để chống viêm, cộng thêm tác dụng lợi tiểu nên có thể áp dụng cả trên bệnh


thống phong (gút).



- Rau sam chứa nhiều vitamin A, C, E tất yếu có tác dụng khử gốc tự do, chống ơxy hóa chống lão hóa,


chống ung thư, nhưng chỉ mới thấy ghi nhận có tên gọi của rau sam là Trường thọ thái trong Đơng y.


<b>Làm thuốc</b>



Theo Đơng y, rau sam vị chua tính lạnh, vào kinh tâm và đại tràng. Có tài liệu ghi vào can và đại tràng.


Khơng độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi tiểu, giảm đau.



Trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới ghi rau sam dùng chữa thấp khớp, phụ khoa,


giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, hạ sốt cao, trị giun kim, kích thích tiết mật, hạ đường huyết, làm thuốc bổ dưỡng.


Dùng ngoài chữa chàm, mụn nhọt lở loét...




Để làm thuốc, chọn loại đỏ, to, lấy tồn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khơ. Sau đây là một số bài thuốc có rau


sam để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.



<i>Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sơi. Có thể cho ít mật dễ uống.</i>



<i>Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lịng đỏ trứng gà đánh đều đun sơi để uống.</i>


<i>Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.</i>



<i>Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn: Nước rau sam sống giã uống.</i>


<i>Ngộ độc thuốc: Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.</i>



<i>Kiết lỵ ra máu: Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.</i>


<i>Lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc cịn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml </i>


(dùng trong bệnh viện).



<i>Hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g</i>


mật ong để uống.



<i>Hậu sản ra huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i>Môi, miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.</i>


<i>Đau răng: Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.</i>



<i>Bỏng: Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.</i>



<i>Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi giã đắp lên.</i>



<i>Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu: Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành </i>


than để rắc lên.




<i>Ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml </i>


chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và


khỏe.



<i>Ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, </i>


xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên


khoa lao.



<i>Ngứa âm đạo: Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.</i>



<i>Trĩ: Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng</i>


khỏi.



<i>Cơn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng</i>


phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt...). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân


đến bệnh viện.



<i>Ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).</i>



<i>K thực quản: Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày.</i>


<i>K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim </i>


20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam


thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.



<i>K trực tràng: Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang.</i>



<i>Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.</i>



Ngồi ra rau sam cịn được ghi dùng chữa một số bệnh ở mắt, viêm gan vàng da (+ rau má), lao phổi (+



tỏi)... Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau sam để chữa gầy còm, bệnh ở gan, tụy, thận. Lá dùng chữa sốt nhức


đầu. Hạt chữa kiết lỵ.



Theo tài liệu của Võ Văn Chi, rau sam cịn có tác dụng an thần gây ngủ, làm tăng đông máu. Nấu rau sam


với lươn chữa gầy cịm, thiếu máu, da khơ, sốt rét kinh niên, tê đau xương khớp, đau lưng.



<b>Rau sam chữa bệnh tiết niệu</b>



<i>Rau sam tên khoa học Portulaca oleracea L. Đó là cây nhỏ mọc hoang xen lẫn với cỏ dại, nhưng nhân dân</i>


<i>gọi "rau sam", chứ không gọi "cỏ sam", vì coi nó là một thứ rau ăn. Rau sam khơng có chất độc, có thể dùng</i>


<i>nấu canh hoặc ăn sống. Các chất dinh dưỡng có trong rau sam nói chung cũng tương đương như nhiều loại</i>


<i>rau ăn thông thường, nhưng đặc biệt hàm lượng vitamin E rất cao (10-12mg/100g rau sam) gấp 7 lần rau</i>


<i>xà lách.</i>



Trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới có ghi cây rau sam dùng chữa được các bệnh


thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, trị sốt cao, giun kim, kích thích tiết mật...



Theo các tài liệu cổ: Rau sam vị chua, tính hàn, khơng độc, vào các kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng giải độc,


tiêu viêm, lợi tiểu, chữa lỵ ra máu, viêm khớp xương cấp tính, hậu mơn sưng đau, trĩ, sưng tinh hồn cấp


tính, bạch đới (khí hư), các chứng lở.



Sau đây là một số bài thuốc hay được dùng:



- Chữa xích bạch đới (khí hư có nhiễm khuẩn, đục, dính...): dùng 100g rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước,


hịa với lịng trắng trứng gà hấp chín mà ăn. Ăn liên tiếp 3-5 ngày là khỏi.



- Chữa tiểu tiện ra máu: Hái rau sam nấu canh ăn hằng ngày, ăn liên tục 4-7 ngày là khỏi.


- Đái buốt: Dùng rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước mà uống, bã xoa khắp cơ thể.



Ngoài ra, trong nhân dân còn hay giã nát rau sam tươi đắp lên mụn nhọt cho ngòi mụn dễ ra. Hoặc cho thêm



nước đem sắc đặc, dùng bôi lên chỗ chốc đầu của trẻ em cho mau lành.



BS. Vũ Nguyên Khiết


<b>TÁC DỤNG CỦA CÂY RAU DỀN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Rau dền có nhiều loại. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, dền canh; đặc điểm là thân mọng nước, nấu


chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Loại lá bé có màu xanh là dền trắng, dền xanh hay dền cơm. Rau


dền gai mọc hoang.



Rau dền giàu vitamin A, B, C, PP và chứa gần 10 acid amin cần thiết.



Loại rau này tính lạnh, dễ gây đi ngồi (nhất là loại tía), nên khơng dùng cùng với các thức ăn có tính


lạnh như tiết, ba ba.



<b>Cây dền tía</b>



Được thổ dân châu Mỹ sử dụng từ 8.000 năm trước, đến nay cây này đã được trồng trên các cánh đồng


hàng trăm nghìn hecta. Ở Mỹ có hàng nghìn điền chủ trồng cây dền và đây là một trong 40 loại thức ăn


thông dụng. Thân và lá thường làm thức ăn luộc, nấu canh.



Dền tía vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nọc ong, rắn rết, dị ứng


mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm gan vàng da. Để chữa bệnh hậu sản, dùng dền tía nấu canh hoặc xay lấy nước


nấu cháo. Đắp ngồi chữa sơn ăn mặt.



Để phịng chữa dị ứng, giảm tác hại của xạ trị, phóng xạ, lấy rau này thái nhỏ, đun sôi 300 ml nước rồi


cho và; khi sơi lại thì cho 50 g gan heo thái miếng đã được ướp gia vị và xào với tỏi sẵn. Nếu phịng


bệnh thì ăn 2-3 lần/tuần, cịn chữa trị thì ngày một lần, kỵ tiết canh.



Rễ cây được dùng làm thuốc chữa sốt xuất huyết, nôn. Các nhà khoa học Nhật dùng các sản phẩm của


dền tía để tẩy rửa chất phóng xạ, dầu hạt dền chữa nhiễm chất phóng xạ.




<b>Rau dền cơm</b>



Loại này luộc xào, nấu canh ngọt hơn dền tía; làm thuốc tương tự dền tía, như lợi tiểu, chữa viêm bàng


quang.



Để chữa bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, nóng phừng mặt, lấy 250 g dền cơm luộc sơi


3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm.



Hạt dền cơm có vị ngọt tính lạnh. Để mát gan, trừ phong nhiệt, chữa mắt kém, dùng bài thuốc: Bột hạt


dền uống với nước sắc hạt muồng ngủ (thảo quyết minh) 12 g. Để lợi tiểu, dùng nước sắc hạt dền 20 g.


Hạt dền cịn có ích cho khí lực, thơng đại tiểu tiện, trừ giun đũa.



<b>Rau dền gai</b>



Chỉ dùng lá nấu canh hoặc dùng như các rau dền khác, thêm tôm hoặc thịt. Có người thích loại này vì


nó có mùi vị đậm đặc biệt. dền gai luộc chấm vừng cũng là món ăn ngon bổ, phịng chữa các bệnh


đường ruột.



Lá dền gai giã nát, thêm nước, chắt nước uống, đắp bã để chữa rết cắn, ong đốt lở ngứa. Toàn cây cây


chứa nhiều muối kali nên lợi tiểu, chữa sốt. Lá dền gai chữa viêm phổi, lỵ, giã nát đắp chữa bỏng, nhọt


mưng mủ.



<b>Một số tác dụng chữa bệnh của cây rau dền</b>



<i>Rau dền có 2 loại: trắng và đỏ. Ngồi tác dụng làm món ăn, cả 2 loại rau này đều là những vị thuốc </i>


<i>hay. Rau dền vị ngọt, tính lạnh, khơng độc, giúp dễ sinh, trị lở môi, lở loét do sơn ăn và sát trùng, khử độc </i>


<i>nọc ong, rắn. </i>



<b>Trong Đông y, rau dền có thể dùng trong các trường hợp sau:</b>




- Trị chứng máu nóng sinh kiết lỵ, lở loét: Bệnh này xuất hiện do bên trong quá nóng mà sinh ra bị kiết lỵ, lở


loét hoặc bị cả 2 bệnh trong cùng một thời gian. Dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày


ăn khoảng 15-20 g, ăn trong vài ngày là khỏi. Nếu mắc chứng ho lâu ngày, dai dẳng khơng khỏi thì bài thuốc


này cũng trị được.



- Trị rắn cắn: Lấy rau dền đỏ giã nát, vắt lấy khoảng 1 bát nước cho uống, còn bã đắp lên vết thương. Khi bị


rắn cắn, phải lập tức băng chặt (bằng dây chun hoặc dây vải) phía trên vết cắn (phía gần với tim hơn) rồi mới


dùng thuốc. Sau đó, phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.



- Chữa vết ong đốt: Nếu bị ong đốt (nhất là giống ong to có độc) thì lấy rau dền vị nát, xát cả vào vết đốt là


khỏi.



<b>Lưu ý: Không nên ăn thịt ba ba cùng với rau dền vì theo Đơng y, việc 2 thứ này kết hợp với nhau có thể gây</b>


độc. Gặp trường hợp này, cần uống nước rau muống giã hoặc ăn rau muống sống để giải độc.



<b>Không ăn rau dền nếu hay bị đi ngồi</b>



Theo Đơng y, rau dền có vị hơi ngọt, tính mát. Rau dền có 2 loại trắng và đỏ, có cơng hiệu thanh nhiệt, cầm


máu, chữa kiết. Rau dền chứa nhiều protit, lipit, gluxit, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt,


canxi cao nhất trong các loại rau tươi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Rau dền xào có tác dụng bồi bổ, giúp tăng trưởng, rất thích hợp cho trẻ em.


Cháo rau dền đỏ giúp thanh nhiệt chữa kiết...



Rau dền luộc có công hiệu thanh nhiệt giải độc, tác dụng hỗ trợ điều trị cho người đau mắt đỏ, thông đại tiểu


tiện, là thức ăn lý tưởng cho người táo bón do nhiệt.



Chữa vết ong đốt: Nếu bị ong đốt, nhất là giống ong to có độc, thì lấy rau dền vị nát, xát ln vào chỗ bị


ong đốt một lúc thì khỏi.




Chữa tăng huyết áp: Rau dền đỏ 20 g, lá mã đề non tươi 20 g, lá dâu non 20 g, nấu canh ăn hằng ngày.


Chữa lỵ ra máu: Rau dền đỏ 20 g, lá mơ lông 20 g, rau sam 20 g, cam thảo đất 16 g, sắc uống ngày một


thang. Hoặc rau dền đỏ 30 g, rau sam 30 g, nấu canh ăn ngày 1 - 2 lần.



Tuy vậy, nhưng rau dền có vị lạnh nên những người tính lạnh, hay đi ngồi, hay ăn thịt ba ba xong khơng


nên ăn rau dền.



<b>Thuốc từ rau dền đỏ</b>



<i>Theo Đông y, rau đền đỏ vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng. Danh y </i>


<i>Lý Thời Trân (thời Minh, Trung Quốc) cho rằng rau dền đỏ có tác dụng trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn </i>


<i>nhọt.</i>



<i>Chú ý: Rau dền đỏ rất kỵ với tiết canh, đặc biệt là tiết canh vịt và tiết canh lợn; có thể gây tháo dạ (tiêu </i>


<i>chảy) nếu ăn cùng.</i>



<b>Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian:</b>



<i>Chữa tăng huyết áp: Rau dền đỏ 20 g, lá mã đề non tươi 20 g, lá dâu non 20 g, nấu canh ăn hằng ngày.</i>


<i>Chữa lỵ ra máu: Rau dền đỏ 20 g, lá mơ lông 20 g, rau sam 20 g, cam thảo đất 16 g, sắc uống ngày một </i>


thang. Hoặc rau dền đỏ 30 g, rau sam 30 g, nấu canh ăn ngày 1-2 lần.



<i>Chữa mụn nhọt: Rau dền đỏ 20 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 16 g, cam thảo đất 16 g. Có thể dùng rau </i>


dền đỏ giã nát đắp lên mụn nhọt.



<i>Chữa sơn ăn mặt: Rau dền đỏ giã nát, đắp ngoài.</i>



<i>Chữa huyết nhiệt sinh lở ngứa: Rau dền đỏ 20 g, kim ngân hoa 12 g, ké đầu ngựa 16 g, cam thảo đất 16 g. </i>


Sắc uống ngày một thang.




<b>RAU MUỐNG VÀ TÁC DỤNG THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC</b>


<i>Tác giả : BS. PHĨ ĐỨC THUẦN</i>



<i>Rau muống có nhiều ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại dương. Đặc biệt đây là món ăn rất </i>


<i>phổ biến và quen thuộc của người dân nước ta. Ca dao Việt Nam đã có câu: “Anh đi anh nhớ quê nhà; Nhớ </i>


<i>canh rau muống nhớ cà dầm tương”.</i>



<i>Rau muống có hai loại trắng và tía, mỗi loại có đặc tính riêng. Cả hai loại có thể trồng trên cạn hoặc dưới </i>


<i>nước. Theo y học cổ truyền, rau muống cịn là một vị thuốc có thể chữa được nhiều căn bệnh.</i>



<b>Công dụng của rau muống theo y học cổ truyền</b>



Theo y học cổ truyền phương Đông, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh). Vào các


kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện,


giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón, thạch tín (?), khuẩn độc


hoặc do côn trùng, rắn rết cắn. Tên chữ Hán là Úng thái, Không tâm thái, Thông thái... Tên khoa học



Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Khoai lang Convolvulaceae.


<b>Một số cách dùng cụ thể</b>



Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng và chữa bệnh. Xin giới thiệu một số công dụng


cụ thể sau:



Thanh nhiệt giải độc mùa hè: Luộc rau muống đúng cách (nước sôi cho ít muối, để sôi lại mới cho rau vào


đảo đều), bấm cuống thấy mềm, vớt ra rổ thưa, rải rời cho ráo nước. Chấm tương hoặc nước mắm chanh ớt


ăn với cà pháo muối nén. Nước luộc để nguội vắt chanh. Đây là một món ăn bài thuốc dùng cho bà mẹ có


thai thiếu sắt, bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, người táo bón, tiểu đục, huyết áp cao, nhịp tim nhanh,


phòng còi xương cho trẻ (lấy nước luộc rau muống nấu bột).




Thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai


chóng mặt: Rau muống 150g, Cúc hoa 12g, nước vừa dùng, đun sôi lửa to 20 phút. Lọc lấy nước uống. Có


thể cho thêm chút đường.



Đau đầu trong trường hợp huyết áp cao: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm (tuy nhiên không thể dùng


thường xuyên, lâu dài để chữa bệnh cao huyết áp thay thuốc đặc hiệu).



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ


quýt khô 12g. Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc cịn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.



Say sắn, ngộ độc sắn (khoai mì): Dùng một nắm rau muống rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc lấy


100g rau muống cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g, trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.



Giải các chất độc trong thức ăn (ngộ độc thức ăn) do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc


lá ngón, thạch tín (?). Giã rau muống tươi lấy nước cốt uống ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian đã được ghi


lại trong nhiều sách thuốc. Ngày nay, ta chỉ nên dùng phương pháp này để sơ cứu tức thời nhằm hạn chế độc


tính, sau đó phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu tích cực vì những chất nói trên rất độc và dễ gây tử


vong.



Các chứng bệnh chảy máu như chảy máu cam, ho nôn ra máu; Tiêu tiểu ra máu, trĩ, lỵ ra máu... Giã rau


muống, uống nước cốt hoặc thêm đường hay mật ong.



Sản phụ khó sinh: Giã rau muống lấy nước cốt hịa ít rượu cho uống.



Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g; Hoa dâm bụt trắng 250g hầm với thịt heo hoặc thịt gà, ăn thịt uống


nước.



Phù thũng tồn thân do thận, bí tiểu tiện: Rau muống 1 nắm, râu ngô 12g, rễ tranh 12g; Sắc nước uống một


lần. Hoặc rau muống 1 bó, rửa sạch, thái nhỏ. Gà vàng (lông vàng, chân vàng, da vàng) một con làm sạch,


bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con. Trong sách có



dặn cố gắng làm sạch nhưng hạn chế rửa nhiều nước.



Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g. Nấu nước uống (Dùng rau muống tía tốt hơn rau muống


trắng).



Quai bị: Rau muống 200-400g luộc kỹ, ăn cả rau lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau.



Chứng đẹn trong miệng hoặc lở khóe miệng ở trẻ em: Rau muống tươi 100g, củ hành lá 50g, nấu canh, nêm


muối vừa ăn.



Lở ngứa, loét ngoài da, zona (giời leo): Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa thật sạch với ít nước muối, giã


nhuyễn đắp lên vết thương.



Rắn giun (loài rắn chỉ bằng con giun đất), ong cắn: Lấy rau muống tía 7 cái (?) giã nhuyễn, vắt nước uống,


bã đắp vào vết cắn.



Rôm sẩy, mẩn ngứa; Sởi, thủy đậu ở trẻ em: Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm.



Có một tài liệu cịn đề cập đến cơng dụng phịng chữa liệt dương của rau muống. Phải chăng là do vai trò


của các acid amin trong rau muống tạo ra, chẳng hạn Arginine với tác dụng tăng NO nội sinh?



Liên hệ Tây y, vì rau muống giàu caroten, vitamin C, sắt và calci nên ta có thể dùng rau muống khi bị thiếu


các chất này.



<b>Những trường hợp dùng rau muống phải thận trọng</b>


- Huyết áp thấp; Huyết áp cao, nhịp tim chậm.



- Suy nhược nặng, hư hàn.



- Với vết thương, mụn nhọt đang trong q trình lành, rau muống có thể làm sẹo lồi xấu.




- Đang uống thuốc Đông y, nếu ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để


chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.



<b>Tác dụng chữa bệnh của rau muống</b>



<i>Rau muống có thể thải trừ cholesterol máu và chống tăng huyết áp. Vì vậy, những người bị chứng huyết áp </i>


<i>cao, cholesterol máu cao, cơ thể gầy khô nên ăn nhiều loại rau này.</i>



Theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, thơng đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái


rắt. Dân gian dùng rau muống để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp:



- Làm mất tác dụng của những thuốc đã uống, giải độc: Rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.


- Chữa vết thương, vết mổ sâu rộng: Ăn rau muống hằng ngày kích thích sinh da chóng đầy miệng (những


trường hợp có cơ địa sẹo lồi không nên dùng trong thời gian chưa liền sẹo).



- Giảm đường máu: Bệnh nhân tiểu đường nên dùng rau muống thường xuyên.



- Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da: Rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ


thương tổn. Hoặc: Rau muống 30 g, râu ngô 15 g, mã thầy (củ năn) 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Bí quyết dùng rau muống Rau muống là loại rau thơng dụng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.


Ngồi cơng dụng làm thực phẩm, rau muống và hoa còn là vị thuốc Nam quý, vừa có tác dụng chữa bệnh,


giải độc, vừa có tác dụng bồi dưỡng cơ thể.



Trong 100g rau muống có 1,9-3, 2g prơtêin; 1,9-3,5g caroten; 7-28 mg vitamin C... Ngồi ra, chất lignin


trong rau muống có tác dụng nâng cao chức năng của các đại thực bào, do đó có thể phòng ngừa được ung


thư trực tràng. Theo y học cổ truyền, một số bài thuốc có rau muống đã mang lại hiệu quả:



- Thanh nhiệt, giải độc mùa hè: Luộc rau muống đúng cách (cho ít muối, để dùng nước, vắt thêm chanh).



Đây là món ăn, bài thuốc dùng cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ cho con bú.



- Cầm máu, lưỡi đỏ rêu vàng, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, hoa cúc 12g, nước vừa dùng, đun sơi lửa to


20 phút. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường.



- Chứng kiết lỵ: Lấy 400g cọng rau muống tươi, thêm một ít vỏ qt khơ, nấu với nhiều nước, để nhỏ lửa


trong vài giờ rồi uống.



- Quai bị: Rau muống 200-400g luộc kỹ, ăn cả rau lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau.


- Đẹn hoặc lở khoé mép ở trẻ em: Rau muống 100g, củ hành lá 50g, nấu canh nêm muối vừa ăn.


<b>Những trường hợp dùng rau muống phải thận trọng:</b>



<i>- Huyết áp thấp, huyết áp cao, nhịp tim chậm.</i>


<i>- Suy nhược nặng, hư hàn.</i>



<i>- Với vết thương, mụn nhọt đang trong q trình lành, rau muống có thể làm sẹo lồi.</i>


<i>- Đang uống thuốc đông y, nếu ăn rau muống sẽ giã thuốc, làm giảm hiệu quả.</i>



<b>Tác dụng làm sạch nước mới của rau muống</b>



Gần đây các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc trồng rau muống trên các bè nổi có thể làm sạch dịng


nước ơ nhiễm bởi hóa chất cơng nghiệp, lượng thừa phân bón và nhất là khử trừ loại nước đen sinh hoạt đổ


ra từ các vùng dân cư đô thị.



Kỹ thuật làm sạch nước bằng cách trồng cỏ trên các bè nổi nay dần trở nên phổ biến. Bộ rễ của một số lồi


như lục bình, rau muống hay các lồi lác sậy như bồn bồn thả trơi trong nước có khả năng phân hủy hữu cơ


và hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa nhằm ngăn cản việc phát triển các lồi rong tảo và các mùi hơi. Các


bộ rễ này cũng gây nên hiện tượng tập trung các hạt bùn đen và kim loại nặng rồi làm chúng bất động để


chìm xuống đáy trả lại màu trong cho nước. Cuối cùng chúng có năng lực bổ sung thêm lượng ôxy thiếu hụt


nhằm đưa sự sống tự nhiên của các lồi tơm cá trở lại nơi các dịng kênh.




Trong số các lồi cây cỏ có tính năng làm sạch nước thì rau muống (Ipomea aquatica) là giống bản địa phát


triển rất nhanh nhưng dễ kiểm sốt vì hạt khơng thể tự mọc trong nước. Đây lại là nguồn thực phẩm có nhu


cầu lớn nên không phải xử lý lượng sinh khối khổng lồ sau một chu kỳ sử dụng. Một nghiên cứu công bố


trên báo Agricultural Water Management số 95 (năm 2008) cho biết hàm lượng kim loại nặng chủ yếu tập


trung trong bùn rễ và rồi lắng xuống đáy nước, trong khi sản phẩm rau muống vẫn bảo đảm mức độ an toàn


thực phẩm theo các yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Lương Nông Liên hợp quốc


(FAO).



Nghiên cứu này áp dụng kỹ thuật chảy sâu (deep flow technique). Theo đó nhiều bè nổi dạng máng hẹp đặt


song song bắc ngang dòng kinh làm cho dòng chảy phải nhiều lần chui xuống lách qua các bộ rễ chằng chịt


trong nước. Kết quả cho thấy chỉ sau 48 giờ tổng lượng bùn đen (TSS) giảm đến 91,1%, nhu cầu ơ-xy hóa


học (COD) và sinh học (BOD) lần lượt giảm 84,5% và 88,5%, lượng thừa chất đạm (TN) và chất lân (TP)


được cây hấp thụ vào thân và lá lên đến 41,5-71,5% dẫn đến làm giảm 68,8% diệp lục tố chlorophylla trôi


nổi trong nước nghĩa là giảm khả năng sinh trưởng của các loài rong tảo.



Rau muống giống được cắt từ những đoạn dài đã ra rễ non hoặc gieo hạt cho đến khi cây cao 5cm thì đem


trồng trong nền giá thể nghèo chất dinh dưỡng, nhờ đó bộ rễ nhanh chóng phát triển chui ra ngồi lưới để tìm


thức ăn. Để duy trì chất lượng nước sạch nơi các ao nuôi hoặc nơi cửa sông chúng ta chỉ cần diện tích bè nổi


rau muống chiếm khoảng 1/6 diện tích mặt nước. Nhưng để cải thiện các dòng nước đen chúng ta phải khai


hoang đoạn kênh để nước lộ lên mặt rồi mới đặt vào đó các máng nổi cách nhau nhiều mét. Sau vài tháng khi


thấy bộ rễ chậm ra rễ con thì cần loại bỏ luống cây để trồng lại lứa mới.



<b>Tác dụng chữa bệnh của rau răm</b>



Rau răm cịn có tên là thủy liễu. Cây thân thảo, mọc dưới nước hoặc ở nơi luôn luôn ẩm ướt. Lá rau



răm thuôn dài nhọn ở đầu. Rau răm có hương thơm đặc biệt. Vị cay tính ấm. Có tinh dầu. Nó là một loại gia


vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: Cháo lươn, trứng vịt lộn, gà nộm...




</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Rau răm có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hố, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu



độc. Rau răm được dùng cả lá cả cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khơ. Giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp.


Dùng khô sắc uống. Nó được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Rau răm khơng độc.


Nó đã được ứng dụng trong dân gian ví như những trường hợp sau đây:



<b>1. Bụng đầy trướng tiêu hố trì trệ </b>



Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn)


<b>2. Cảm cúm hắt hơi sổ mũi </b>



Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh


giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.



<b>3. Chữa rắn cắn: </b>



Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm


thì có kết quả tốt).



<b>4. Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: </b>



Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2


bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.



<b>5. Nước ăn chân: </b>



Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ


cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).



<b>6. Mụn nhọn đang ở giai đoạn cương </b>




Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này


dùng cho tất cả những trường hợp mụn nhọt, áp se đang ở giai đoạn đầu. Có tác dụng: Chống viêm, hoạt


huyết, tiêu độc.



<b>Lưu ý: Rau răm có những ứng dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy mỗi gia đình nên trồng </b>


một đám nhỏ ở trong vườn nơi gần nước. Khi cần có ngay để sử dụng.



<b>Tác dụng giảm ham muốn của rau răm trong Đông y</b>



<i>Thi thoảng trong cuộc "chém gió" của chúng tơi, hẳn các bạn có nghe thấy chúng tơi nó vui về việc ăn rau </i>


<i>răm ( đại loại như TVTuong thì thoảng lại nói: "dạo này vã q, tồn phải ăn rau răm thay rau"). Vậy rau </i>


<i>răm có những tác dụng gì? Thực ra rau răm là một loại lá gia vị có rất nhiều tác dụng theo y học phương </i>


<i>Đơng (các bạn có thể tự tìm hiều), trong khn khổ bài viết này tôi chỉ xin giới thiệu về tác dụng giảm ham </i>


<i>muốn của đàn ông (tương tự như đậu nành).</i>



Ăn quả trứng vịt lộn, không thể thiếu mấy nhánh rau răm, mấy lát gừng mỏng. Chẳng mấy ai nghĩ rằng,


không phải vô cớ mà trứng, rau răm, gừng lại “hợp” nhau đến vậy!



TS Nguyễn Viết Tiến – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW cho biết, bệnh viện đã phải tiếp nhận không hiếm


trường hợp các sản phụ sau khi sinh gặp biến chứng viêm nhiễm vết khâu, bục chỉ khâu, và các biểu hiện


hậu sản bởi sớm trở lại “sinh hoạt vợ chồng”.



Điều đó âu cũng là dễ hiểu, bởi sau một thời gian dài bị cấm vận chờ vợ mang bầu và hoàn thành việc sinh


nở, các đức ơng chồng có vẻ sốt sắng hơn, và cũng không thể kiềm chế dài thêm được nữa!



Với những người chồng “đức độ”, suốt thời gian dài như vậy, họ không “giải quyết” vấn đề của mình bằng


cách “tịm tem” ở ngồi, mà “nhịn”. Quyết tâm “nhịn” như thế có nghĩa là họ đang phải đối mặt với các cơn


bốc hoả cực kỳ khó chịu.




Gần đây, các đấng mày râu cùng chung nỗi khổ ấy đã truyền tụng về một loại rau có tác dụng kiềm chế


những ham muốn tức thời: rau răm.



DS Đỗ Huy Bích (Viện Dược liệu VN) cho biết, đúng là rau răm có tác dụng kiềm chế những cơn bốc dục.


Điều đó lý giải vì sao các nhà sư luôn phải dùng rau răm, đậu xanh, đậu phụ... trong khẩu phần ăn chay của


mình. GS Đỗ Tất Lợi, trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã từng viết: “Có người cho


rằng, rau răm có tác dụng dịu tình dục, nên những người đi tu thường dùng để giảm những cơn bốc dục”.


Tìm hỏi các bác sĩ Đông y, ai cũng biết rau răm đã từng được người đời xưa thừa nhận công dụng “kỳ diệu”


này, nhưng vì sao và nhờ có chất nào trong đó thì khơng ai rõ vì xưa nay chưa từng có nghiên cứu khoa học


nào về vấn đề này.



Trong một lần trò chuyện, bác sĩ Nguyễn Thùy Hương (Khoa Đông y, Bệnh viện Bạch Mai) đã phỏng đốn


rằng, có thể vì tác dụng đó của rau răm, nên người Việt Nam chúng ta mới có thói quen ăn trứng vịt lộn cùng


loại rau này.



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Rau răm vốn là một loại gia vị, thường được dùng tươi không cần chế biến, không độc, được sử dụng rất phổ


biến tại các gia đình. Theo GS Đỗ Tất Lợi, rau răm cũng là một cây thuốc q, dùng để kích thích tiêu hóa,


thơng tiểu, chữa sốt, chống nơn. Ngồi ra một số địa phương cịn dùng rau răm để chữa rắn cắn, chữa hắc


lào, chốc lở...



Tuy nhiên, DS Đỗ Huy Bích (Viện Dược liệu) vẫn cảnh báo không nên quá lạm dụng rau răm (ăn nhiều


tháng nọ qua tháng kia, năm nọ qua năm kia) bởi nếu khơng “bài thuốc làm dịu tình dục” sẽ trở thành “bài


thuốc diệt dục” rất nguy hiểm!



Bởi theo một nghiên cứu trên chuột của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên HN thì thấy rau răm làm giảm


chất lượng tinh trùng. Còn nếu chỉ nhằm để hạn chế những cơn bốc dục tức thì khi “khó khăn” thì các ơng


chồng vẫn có thể trơng cậy vào rau răm được.



Rau răm không độc, và là loại gia vị vẫn ăn thường này, nên để vượt qua “cái đận gian nan vì cấm vận”, tại


sao các đức ơng chồng khơng thử chế biến cho mình một cốc sinh tố rau răm uống thử? Biết đâu những bứt



rứt khó chịu do nhu cầu hằng ngày bị kiềm chế lại được giải tỏa phần nào?



<b>Quý ông nên bớt rau răm</b>



<i>Nhiều bà vợ hay nấu món canh thịt bị rau răm cho chồng ăn vì cứ tưởng thế là tẩm bổ nhưng khơng biết đã </i>


<i>vơ tình ức chế sự hưng phấn của chồng</i>



Rau răm được dùng phổ biến làm gia vị và có mặt trong các món ăn khối khẩu như gỏi gà, vịt; miến măng,


bún bị, ốc len xào dừa, đặc biệt là món trứng vịt lộn.



Rau răm dễ trồng và mọc rất nhanh, nhất là những nơi đất ẩm ướt, được thu hái quanh năm và cũng rẻ tiền.


Ngồi cơng dụng làm gia vị, rau răm còn là một vị thuốc mà mỗi gia đình nên có.



Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng, tính ấm, tác dụng trừ hàn,


tiêu thực, sát trùng.



Dùng rau răm làm thuốc kích thích tiêu hóa, cơng dụng chống lạnh bụng, đầy bụng khó tiêu, buồn nơn, tiêu


chảy khi ăn những thức ăn sống hoặc lạnh như cua, ốc, vịt… Rau răm còn được dùng làm thuốc hạ sốt,


thông tiểu, chữa chứng vọp bẻ, chữa rắn cắn, các bệnh ngoài da như hắc lào, lang ben.



Cách dùng: Mỗi ngày 20-30 g tươi, giã vắt lấy nước uống tươi hoặc sắc lấy nước để uống. Để chữa rắn cắn,


giã nát 20 g cành và lá, vắt lấy nước uống, bã đắp ngay lên vết rắn cắn, sau 15 phút đỡ đau, sau 3 giờ bớt


sưng tấy. Dùng ngồi khơng tính liều lượng, giã nát cành lá, thêm chút rượu trắng rồi bôi vào nơi hắc lào


hoặc chốc lở sau khi rửa sạch vùng da bị nhiễm.



<b>Lưu ý: Nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và vài chất có tác dụng ức chế</b>


dục tính. Nhiều bà vợ hay nấu món canh thịt bị rau răm cho chồng ăn vì cứ tưởng như thế là tẩm bổ nhưng


vơ tình đã làm ức chế sự hưng phấn của chồng.



Rau răm, vì vậy, chỉ nên dùng cho các ông chồng trong trường hợp cần giảm các cơn bốc dục khi đi xa nhà.



Tại Ấn Độ, các nhà tu thường trồng rau răm quanh vườn và ăn thường xun nhằm làm giảm dục tính để có


thể n tâm tu luyện và tránh cám dỗ.



Phụ nữ đang hành kinh nếu uống nước rau răm có thể làm tắc kinh. Người đang mang thai cần thận trọng khi


ăn rau răm vì nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ sẩy thai.



Nếu lỡ sẩy thai vì dùng nhiều rau răm thì sau khi sạch kinh nguyệt, có thể lấy một nắm lá chanh non (chừng


30 g) giã nát rồi hòa với 100 ml nước chín, uống trong ngày để tẩy hết tác hại của rau răm và giúp bổ huyết.


Người tạng nhiệt hay nóng trong người cũng khơng nên dùng nhiều rau răm.



<b>Tác dụng của trái chuối</b>



<i>Chuối chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khống tố như magnê, vơi, kali, sắt, phosphor,</i>


<i>fluor và iốt. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, chuối được trồng</i>


<i>khấp ở vùng nhiệt đới ít nhất 107 quốc gia.</i>



- Các thày thuốc châu Âu khuyên người dân nên ăn mỗi ngày một trái chuối để đủ sức kháng bệnh trong suốt


mùa đơng khắc nghiệt, thay vì hoa quả đặc sản của xứ họ, như táo, nho…



- Trước hết, chuối không thừa chất béo nên khi ăn không làm tăng mỡ trong máu. Vì thế, chuối là món ăn bỏ


túi cho người sợ tăng cân nhưng không tránh được cảm giác đói bụng. Kế đến, chuối chứa rất ít muối nên rất


thích hợp cho người bệnh tim mạch.



Ngồi ra, nhờ tỷ lệ hợp lý giữa magnê và canxi mà chuối có khả năng điều hồ quy trình dẫn truyền thần


kinh của cơ tim. Người hay hồi hộp vì quá nhạy cảm nên thử dùng trái chuối trước khi chọn một loại thuốc


mạnh nào đó.



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Một tin mừng cho các q ơng, chuối có khả năng hưng phấn chức năng sinh dục trong ý nghĩa tồn diện,


có trước có sau. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hoạt chất trong chuối không chỉ làm tăng hứng thú về "chuyện


ấy", mà còn thu ngắn thời gian trở lại "sàn đấu" của quý ông.




<b>Loại quả nào cũng rất nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể nhưng tại sao bạn nên ăn</b>


<b>chuối mỗi ngày?</b>



<b>1. Khỏe não</b>



Trong chuối có nhiều kali sẽ giúp trí não họat động nhạy bén và linh hoạt.


<b>2. Nhuận tràng</b>



Chuối giàu chất xơ vì thế có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón.


<b>3. Bình tĩnh</b>



Chuối có lượng vitamin B cao nên có giúp giữ bình tĩnh rất tốt.


<b>4. Giảm bệnh thiếu máu</b>



Chuối có nhiều chất sắt vì thế giúp giảm bệnh thiếu máu bằng cách kích thích sản sinh ra hemoglobin.


<b>5. Tốt cho dạ dày</b>



Làm hỗn hợp chuối, sữa và mật ong. Chuối giúp bình ổn dạ dày và giữ lượng đường trong máu ổn định dưới


tác dụng của mật ong.



<b>6. Vui vẻ</b>



Trong chuối có chứa tryptopan mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin. Ăn chuối giúp bạn cảm thấy vui vẻ,


thư giãn và có tâm trạng tốt hơn.



<b>7. Giàu vitamin và chất khoáng</b>



Chuối chứa nhiều vitamin B6, B12, kali, magiê…


<b>8. Giảm nguy cơ đột quỵ</b>




Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn chuối đều hàng ngày giảm 50% nguy cơ bị đột quỵ.


<b>9. Giảm khó chịu buổi sáng với những người đang mang thai</b>



Ăn chuối giúp các bà mẹ đang mang thai giảm những triệu chứng khó chịu vào buổi sáng khi ngủ dậy.


<b>10. Tâm trạng tốt</b>



Điều chỉnh mức độ đường trong máu góp phần mang lại một tâm trạng tốt.


<b>11. Huyết áp tốt hơn</b>



Chuối giàu kali và có lượng muối thấp nên là loại quả rất tốt giúp huyết áp ở trạng thái ổn định.


<b>12. Giảm chứng ợ nóng</b>



Chuối có tác dụng giảm độ axit trong dạ dày nên giảm chứng ợ nóng.


<b>13. Giảm sưng phồng khi bị muỗi đốt</b>



Rất nhiều người dùng phần bên trong của quả chuối xoa lên những vùng bị muỗi đốt để giảm ngứa và sưng.


<b>14. Giảm stress</b>



Kali là một chất khống rất cần thiết giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa ơxy lên não và điều chỉnh lượng nước


cân bằng trong cơ thể.



Cơ thể bị stress khi mức độ kali thấp vì thế ăn chuối giúp tăng lượng kali và giảm stress.


<b>15. Loại bỏ hột cơm, mụn cóc trên da</b>



Lấy phần bên trong của vỏ quả chuối đắp lên vùng da có hột cơm rồi quấn quanh bằng dải vải. Đây là một


cách để loại bỏ hột cơm, mụn cóc trên da.



<b>16. Trị ung nhọt,chỗ loét trong dạ dày.</b>




Chuối mềm là loại hoa quả giúp giảm axit tại những chỗ loét trong thành dạ dày.


<b>17. Giảm thèm ăn</b>



Ăn chuối giúp giảm cảm giác thèm ăn và điều chỉnh lượng đường trong máu.


<b>18. “Hạ hỏa”</b>



Chuối được xem như loại quả có tác dụng “hạ hỏa” với những người nóng tính.


<b>19. Làm sạch giầy</b>



Làm sạch giầy của bạn bằng phần bên trong quả chuối để có màu sáng bóng.


<b>20. Ngon miệng</b>



Chuối là loại quả ngon, rẻ và bổ (cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng cho cơ thể).



Càng hiểu về chuối, càng tiếc cho người xem thường trái chuối. Thông thường, dùng thuốc an thần thì ngủ


say nhưng lừ nhừ khi thức dậy. Ngược lại, uống thuốc hưng phấn thần kinh thì động não dễ hơn nhưng mất


ngủ! Dễ gì có "hai trong một"! Sẽ dễ ợt nếu đừng quên trái chuối. Theo cơng trình nghiên cứu của giáo sư


Kurijama ở Học viện Thực phẩm Tokyo, chuối có tác dụng kép trên hệ thần kinh. Chuối vừa gây hiệu quả an


thần nhẹ nhàng dựa trên cơ chế thư giãn, vừa thúc đẩy chức năng tư duy trong chiều hướng lạc quan yêu đời.


Vì vậy ta cần ăn một trái chuối mỗi ngày để tốt cho sức khỏe.



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Tránh để tủ lạnh hoặc ngăn đá, tránh lột vỏ trước khi chưa ăn làm như thế sẽ mất tác dụng của chuối. Cần để


nơi thoáng mát tự nhiên, nguyên chất ăn vậy mới có tác dụng dược lý cũng như dinh dưỡng. Mua chuối cũng


cần biết cách: Chuối có vỏ vàng với điểm nhỏ li ti màu nâu là chuối nên thuốc. Trái lại, chuối cho dù còn


tươi nhưng trên vỏ có nhiều mảng lớn màu đen chỉ tốt cho người bán, vì khơng cịn tác dụng dược lý cũng


như dinh dưỡng.



<b>Những tác dụng kỳ diệu của vỏ chuối</b>



<i>Vỏ chuối sẽ là mỹ phẩm dưỡng da tuyệt vời nếu da bạn khơ, thậm chí nứt nẻ. Thứ phế phẩm này còn giúp </i>



<i>giải rượu, chữa đau răng, trĩ...</i>



Hãy đến với chuyên mục làm đẹp của Eva.vn để tìm hiểu những bí quyết

chăm sóc da

,

làm đẹp da

,

làm đẹp


tóc

,

các kiểu tóc

hợp thời trang, hay bí quyết

trang điểm

… hiệu quả nhất cho mọi

phụ nữ

.



Dưới đây là những ứng dụng kỳ diệu của vỏ chuối.



<b>Lau sạch giày da, áo da, ghế sofa: Vỏ chuối có tác dụng giữ độ bóng và bền cho tất cả vật dụng được làm</b>


bằng chất liệu da.



<b>Làm chín: Có thể để vỏ chuối với những quả muốn chín nhanh hơn như xồi, kiwi… Chúng sẽ chín nhanh</b>


hơn bạn tưởng đấy.



<b>Trợ thủ đắc lực cho hoa lan: Nếu muốn hoa lan nở đẹp và lâu, bạn có thể chơn vỏ chuối trong chậu hoa</b>


phong lan. Vỏ chuối giàu magnesium, lưu huỳnh, phốt pho, kẽm, khoáng chất, amino axit và các chất dinh


dưỡng khác, và đó chính là những thứ phong lan cần.



<b>Làm ẩm và mịn da: Với những bạn có làn da khơ, có thể đắp mặt bên trong của vỏ chuối khoảng 10 phút,</b>


khơ, sau đó rửa sạch, da sẽ trở nên mịn màng và ẩm hơn.



<b>Điều trị mụn cóc: Cũng đặt mặt trong của vỏ chuối lên các vết mụn để làm mềm, dần dần mụn sẽ bay mất.</b>


Sử dụng phương pháp này để chữa trị mụn cóc trên đầu và mặt. Cứ làm như thế nhiều lần, mụn sẽ khỏi và


không tát phát.



<i>Với những bạn có làn da khơ, có thể đắp mặt bên trong của vỏ chuối khoảng 10 phút, khơ, sau đó rửa sạch, </i>


<i>da sẽ trở nên mịn màng và ẩm hơn.</i>



<b>Chữa ngứa da: Vỏ chuối có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn và nấm. Kết quả thử nghiệm cho thấy vỏ</b>


chuối có thể điều trị rất hiệu quả bệnh hôi chân và nấm da, ngứa do vi khuẩn hoặc các loại nấm gây nên.


Bệnh nhân có thể lựa chọn vỏ chuối tươi xát nhiều lần tại vùng ngứa, nấm, hoặc đun thành nước lau rửa, làm



nhiều lần mỗi ngày.



<b>Chữa viêm loét miệng: Vỏ chuối khô được gọi là Hỏa Thán Mao, đun sôi lên, cho một ít đường đen uống</b>


sẽ giúp chữa viêm loét miệng. Bài thuốc này cịn có tác dụng nhuận tràng.



<b>Trị đau răng: Vỏ chuối rửa sạch, cho thêm đường phèn vào nồi, đun với lượng nước thích hợp. Uống hai</b>


lần một ngày.



<b>Chữa trĩ và đại tiện ra máu: Nướng hai vỏ chuối, ăn khi nóng.</b>



<b>Trị nứt da tay, da chân: Sau khi rửa sạch chân tay bằng nước nóng, dùng mặt trong của vỏ chuối xát nhiều</b>


lần. Nếu vết nứt to, có thể xoa trực tiếp vào vết nứt nhiều lần trong ngày, nó sẽ nhanh chóng lành lại.



<b>Chữa cao huyết áp: Dùng 30 - 60 gr vỏ chuối, hầm thành canh uống.</b>



<b>Phòng đột quỵ: Lấy 30 gr vỏ chuối tươi hầm thành canh uống thay trà, canh này có tác dụng lưu thông</b>


mạch máu, để ngăn ngừa đột quỵ và đau vùng ngực.



<b>Giải rượu: Lấy 60 gr vỏ chuối đun lấy nước uống, giúp giải rượu và làm cho đầu tóc tỉnh táo.</b>


<b>Tác dụng chữa bệnh của cây chuối hột</b>



<i>Chuối hột, còn gọi là chuối chát, là cây mọc hoang và cũng trồng nhiều, tỉnh nào cũng có. Quả chuối hột</i>


<i>lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Trong nhân dân, người ta thường dùng chuối hột chữa được</i>


<i>nhiều bệnh có kết quả tốt, mọi người có thể áp dụng:</i>



<i>Chữa sỏi thận: Chọn chuối thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ (thìa cà</i>


phê) bột hột chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được; uống hằng ngày như nước trà, uống


liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt. Hoặc quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày


lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước uống vào lúc no.




</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i>Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người</i>


bệnh uống sẽ giảm sốt và khơng nói mê.



<i>Chữa hắc lào: Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào,</i>


bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.



<i>Trẻ em táo bón: Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn lấy ra</i>


để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.



Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khơ cịn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước


sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.



<b>Tác dụng của chuối tiêu với người cao huyết áp</b>



Người bị tăng huyết áp nếu ăn đều mỗi ngày 2 - 3 quả chuối tiêu chín trong vài tuần lễ có thể làm giảm được


chỉ số huyết áp khoảng 10% hoặc hơn.



Chế độ ăn cho người cao huyết áp


Thực đơn chống bệnh cao huyết áp



Cách giảm mặn cho thực đơn của người cao huyết áp



Chuối tiêu cần thiết cho trẻ em, người cao tuổi và những người lao động thể lực nặng nhọc cần bồi dưỡng


sức khoẻ...



Trong 100g chuối tiêu chín có 74g nước, 1,5g protit, 0,4g axit hữu cơ, 22,4g gluxit, 0,8g xenluluza, cung cấp


được 100 Kcal, vượt xa các loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng (100g cam cho 43kcal, đu đủ chín


cho 36 kcal, nhãn cho 49kcal, vú sữa cho 43kcal...).



Lượng chất gluxit có trong chuối chín như vậy là rất cao, ở các dạng glucoza (20%), fructoza (15%) và



saccharoza (65%) là những loại đường tự nhiên q của quả chín, dễ tiêu hố, cơ thể hấp thụ nhanh và cung


cấp nhiều năng lượng.



Chuối chín cịn có nhiều muối khống (canxi, photpho, sắt, đặc biệt là kali) và các vitamin (0,12mg caroten,


0,04mg viatmin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,7mg vitamin PP, 6mg vitamin C...) là những chất cần thiết cho cơ


thể.



Chuối tiêu là một thức ăn rất thích hợp vì bệnh nhân rất cần chất gluxit, đặc biệt là loại gluxit dễ hấp thu để


tăng cường dự trữ glycogen trong gan, bảo vệ gan chống lại các yếu tố gây nhiễm độc gan và ngăn cản sự


xâm nhiễm mỡ ở gan. Loại đường này rất sẵn trong chuối tiêu chín.



Chuối tiêu là một vị thuốc hạ huyết áp tốt và khơng có một tác dụng phụ nào. Từ lâu các nhà nghiên cứu đã


nhận thấy những thức ăn chứa nhiều kali và ít natri có khả năng làm hạ huyết áp cao, đề phịng được đột


quỵ.



Chuối chín là thực phẩm tiêu biểu của loại này. Đây là một thức ăn có nhiều kali, tới gần 400mg kali trong


100g chuối, nghĩa là giàu kali nhất trong các loại rau quả chúng ta thường ăn, nhưng lại có rất ít natri, chỉ


khoảng 1mg natri trong 100g.



Sự tương quan giữa kali và natri có liên quan đến huyết áp và hoạt động của hệ tim mạch. Natri là thành


phần quan trọng của muối ăn có khả năng giữ nước trong cơ thể gây gánh nặng cho hệ tim mạch, còn kali


ngược lại có tác dụng giúp cơ thể đào thải bớt natri.



Cũng vì vậy, những thực phẩm giàu kali và ít natri có khả năng làm giảm huyết áp ở những người tăng huyết


áp, trong số thực phẩm đó chuối chín được chọn ưu tiên. Người bị tăng huyết áp nếu ăn đều mỗi ngày 2 - 3


quả chuối tiêu chín trong vài tuần lễ có thể làm giảm được chỉ số huyết áp khoảng 10% hoặc hơn.



Ngoài những tác dụng trên, những nghiên cứu gần đây còn cho biết, chuối chín có vị trí quan trọng trong các


chế độ ăn ít lipit, ăn kiêng muối và cho những người có cholesterol cao trong máu, những người bị táo bón,


tiêu hố kém... BS. Hương Liên




<b>7 tác dụng của chuối</b>



<i>Chuối khơng chỉ cung cấp nhiều loại dinh dưỡng và vitamin mà còn giúp làn da thêm mềm mại, mắt thêm </i>


<i>sáng, sinh lực dồi dào, kéo dài tuổi thọ.</i>



Trong 100g chuối có chứa 1.2g protein, 0.5g chất béo, 19.5g hợp chất đường, 0.9g chất xơ, 9mg canxi, 31mg


photpho, 0.6mg sắt. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như: beta carotin, vitamin PP,


vitamin C, vitamin E...



<b>1. Chữa trị chứng phiền muộn</b>



Chuối chứa một hợp chất có thể giúp não sinh ra 5-hydroxy tryptamine, có tác dụng hạ thấp hormone gây


tâm trạng buồn phiền, khó chịu trong người, giúp bạn trở nên vui vẻ, thoải mái.



<i>Chuối chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể</i>


<b> 2. Chữa trị ngứa da</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Người mắc triệu chứng này có thể tự chữa bằng cách dùng vỏ chuối tươi để đắp vào chỗ ngứa rồi massage


nhiều lần. Nếu giã nhỏ vỏ chuối rồi sắc lấy nước, uống liên tiếp trong nhiều ngày thì sẽ đạt hiệu quả cao.


<b>3. Chuối giúp giảm huyết áp, thông tiện</b>



Chuối nhiều tinh bột, vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nhuận tràng, thúc đẩy dạ dày và nhu động


đường ruột. Do vậy, chuối có thể mang lại nhiều hiệu quả tốt cho người bị trĩ ra máu, thân nhiệt nóng.


Tuy nhiên, do chuối có tính hàn, nếu thể chất bạn đang trong tình trạng khơng tốt thì không nên ăn. Người bị


viêm dạ dày, đi tả, suy thận, tê phù chân trong thời gian mang thai cũng không nên ăn chuối sống mà cần


luộc qua rồi mới ăn.



<b>4. Giảm béo</b>




Chuối có tác dụng giảm béo vì chứa ít calo và nhiều chất xơ. 1 quả chuối chỉ chứa khoảng 100calo. Ngoài ra,


hàm lượng tinh bột trong chuối cao, dễ tạo cảm giác no bụng cho người ăn. Hơn nữa, cơ quan tiêu hóa cần


một khoảng thời gian dài để tinh bột chuyển hóa thành các loại đường nên chuối sẽ khơng làm cơ thể tích trữ


quá nhiều năng lượng.



<b>5. Làm đẹp</b>



Chỉ cần giã nhỏ nửa quả chuối, thêm lượng sữa thích hợp rồi hịa đều thành bột để đắp lên mặt trong khoảng


15 - 20 phút là bạn đã có một loại mỹ phẩm tuyệt vời. Phương pháp này giúp da mềm mại, mịn màng và


giảm các vết nám.



<b>6. Giải rượu</b>



Dùng 60g vỏ chuối nấu với nước để uống là cách hữu hiệu giúp bạn giải rượu. Lưu ý: Chuối có tính hàn nên


tránh dùng cho người có tỳ vị suy yếu hoặc đau dạ dày, đi tả. Chuối chứa nhiều magie. Nếu ăn nhiều có thể


làm hàm lượng magie trong máu tăng lên, gây ức chế đối hệ huyết quản, làm tê liệt cơ thể, thèm ngủ. Vì thế,


bạn khơng nên ăn chuối khi bụng đói.



<b>7. Chuối có thể làm bữa sáng </b>



Chuối chứa các thành phần vitamin, khoáng chất cần thiết và dễ hấp thụ. Chuối còn chứa nhiều kali, có tác


dụng chống tăng huyết áp, giảm mệt mỏi. Đây còn là thực phẩm giữ năng lượng trong một thời gian dài. Do


vậy, chọn chuối làm bữa sáng luôn là quyết định sáng suốt.



<b>Tác dụng chữa bệnh của cà chua</b>


Cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất.



Để chữa miệng khơ, lưỡi rát, lt miệng, có thể lấy nước ép cà chua 150 ml và nước mía ép 20 ml, trộn đều


để uống, ngày 2-3 lần. Cịn nếu bị bí đại tiện, thiếu máu, hãy dùng 1-2 quả cà chua sống (gọt vỏ, thái nhỏ)


trộn với mật ong ăn ngày 2-3 lần.




Y học hiện đại cho rằng, có thể dùng cà chua để chữa rối loạn chuyển hóa muối, viêm gan, xơ gan, béo phì,


làm chậm q trình lão hóa và phịng chống ung thư. Cịn theo Đơng y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt,


có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu


hóa tốt. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể:



<b>- Bổ sung dinh dưỡng: </b>



Một người bình thường mỗi ngày có thể ăn 200 g cà chua (ăn sống hoặc nghiền thành bột nhão). Lượng cà


chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và ka li của cơ thể trong 24 giờ.



<b>- Phòng và chữa sốt cao, khát nước do nắng nóng:</b>



Cà chua 200 g thái lát, sắc nước, uống thay trà trong ngày, uống nóng hay lạnh đều được. Cũng có thể dùng


nước ép cà chua và nước ép dưa hấu mỗi thứ 200 ml trộn đều, chia 2-3 lần uống trong ngày.



<b>- Chữa tăng huyết áp: </b>



Sáng sớm, khi chưa ăn uống gì, lấy 1-2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn


thêm chút đường cho đủ ngọt, ăn sống. Mỗi liệu trình 10-15 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó lại tiếp tục liệu trình


khác. Cách ăn này đặc biệt có ích với những người bị tăng huyết áp kèm theo xuất huyết dưới đáy mắt.


<b>- Chữa phồng tĩnh mạch do bị nghẽn: </b>



Dùng cà chua sống (thái mỏng hoặc nghiền thành bột nhão) đắp lên chỗ mạch máu bị phồng. Mỗi ngày làm


một lần, khi bắt đầu thấy rát thì bỏ thuốc ra. Thuốc có tác dụng thông huyết và chống đau nhức.



<b>- Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng:</b>



Nước ép quả cà chua 150 ml, nước ép quả sơn tra (táo mèo) 15 ml, hai thứ trộn đều uống, ngày 2-3 lần.


<b>- Chữa viêm gan mạn tính: </b>




Cà chua 250 g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100 g thái thành lát mỏng, thêm mỡ, mắm, muối...; làm món xào


ăn với cơm hằng ngày. Món này có tác dụng bình can, ích huyết (điều hòa chức năng gan, bổ máu), kiện tỳ,


tiêu thực (tăng cường chức năng tiêu hóa), có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị viêm gan mạn tính


bằng thuốc, giúp cơ thể chóng phục hồi sau khi khỏi bệnh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Lượng axit hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi


mật không nên áp dụng các bài thuốc trên.



- Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần


được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng. Lương y Huyên Thảo



<b>Tác dụng chữa bệnh của cà chua</b>



Để chữa miệng khô, lưỡi rát, loét miệng, có thể lấy nước ép càchua 150 ml và nước mía ép 20 ml, trộn đều để


uống, ngày 2-3 lần. Cịn nếu bị bí đại tiện, thiếu máu, hãy dùng 1-2 quả càchua sống (gọt vỏ, thái nhỏ) trộn với


mật ong ăn ngày 2-3 lần.



Y học hiện đại cho rằng, có thể dùng cà chua để chữa rối loạn chuyển hóa muối, viêm gan, xơ gan, béo phì, làm


chậm q trình lão hóa và phịng chống ung thư. Cịn theo Đơng y, càchua tính bình, vị chua, hơi ngọt,



có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa


tốt.



<b>Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể: </b>



- Bổ sung dinh dưỡng: Một người bình thường mỗi ngày có thể ăn 200 g cà chua (ăn sống hoặc nghiền thành


bột nhão). Lượng cà chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và ka li của cơ thể trong 24 giờ.


- Phòng và chữa sốt cao, khát nước do nắng nóng: Cà chua 200 g thái lát, sắc nước, uống thay trà trong ngày,


uống nóng hay lạnh đều được. Cũng có thể dùng nước ép cà chua và nước ép dưa hấu mỗi thứ 200 ml trộn đều,



chia 2-3 lần uống trong ngày.



- Chữa tăng huyết áp: Sáng sớm, khi chưa ăn uống gì, lấy 1-2 quả cà chua, dùng nước sơi rửa sạch, thái thành


miếng nhỏ, trộn thêm chút đường cho đủ ngọt, ăn sống. Mỗi liệu trình 10-15 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó lại tiếp


tục liệu trình khác. Cách ăn này đặc biệt có ích với những người bị tăng huyết áp kèm theo xuất huyết dưới đáy


mắt.



- Chữa phồng tĩnh mạch do bị nghẽn: Dùng cà chua sống (thái mỏng hoặc nghiền thành bột nhão) đắp lên chỗ


mạch máu bị phồng. Mỗi ngày làm một lần, khi bắt đầu thấy rát thì bỏ thuốc ra. Thuốc có tác dụng thơng huyết


và chống đau nhức.



- Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng: Nước ép quả cà chua 150 ml, nước ép quả sơn tra (táo mèo) 15 ml,


hai thứ trộn đều uống, ngày 2-3 lần.



- Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250 g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100 g thái thành lát mỏng, thêm mỡ,


mắm, muối...; làm món xào ăn với cơm hằng ngày. Món này có tác dụng bình can, ích huyết (điều hịa chức


năng gan, bổ máu), kiện tỳ, tiêu thực (tăng cường chức năng tiêu hóa), cótác dụng hỗ trợ tốt trong q trình điều


trị viêm gan mạn tính bằng thuốc, giúp cơ thể chóng phục hồi sau khi khỏi bệnh.



<i><b>Chú ý:</b></i>



- Lượng axit hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật


không nên áp dụng các bài thuốc trên.



- Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được


thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.



<b>Những lợi ích “kỳ diệu” của cà chua</b>



<i>Cà chua là loại rau phổ biến, được đưa vào rất nhiều món ăn. Cà chua khơng chỉ có tác dụng với sắc đẹp </i>



<i>mà cịn thực sự hỗ trợ cơ thể chống lại nhiều bệnh tật.</i>



<i>Cà chua kết hợp với trứng sẽ tạo ra món ăn bổ dưỡng</i>


<b>1. Hỗ trợ tiêu hóa, nhuận da</b>



Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C; đặc biệt hàm lượng vitamin P nhiều nhất trong các loại rau


củ… có tác dụng nhuận da, bảo vệ huyết quản, giảm huyết áp, hỗ trợ tiêu hoá.



<b>2. Bảo vệ tim mạch</b>



Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả


năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.



<b>3. Phòng ung thư</b>



Chất lycopene cịn có khả năng oxy hố đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn


quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phịng tránh bệnh ung thư tiền liệt


tuyến, mà cịn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng,


ung thư vòm họng, ung thư vú…



<b>4. Chống lão hóa</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>5. Tốt cho người viêm thận</b>



Trong cà chua cịn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành,


có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu, và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ


phịng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng


thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng



<b>Tác dụng huyền bí của tỏi</b>




<i>Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Ngoài những tác </i>


<i>dụng đề kháng, tiêu độc, chống ung thư, chống viêm nhiễm bằng thực vật tổng hợp giàu vitamin B1, B2, C, </i>


<i>tăng cường sinh lực giúp cơ thể cường tráng... tỏi còn được biết đến như một vị thuốc kỳ diệu cho nhan sắc.</i>


<b>Tác dụng đề kháng của tỏi</b>



Theo Đơng y, tỏi vị cay, tính ấm, có cơng dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó


thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh,


phù thủng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn


cắn…Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến


lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc


cho cơ thể



Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu phát hiện ra trong tỏi có selen


và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm


giảm huyết áp cao và nhiều bệnh nâng cao sức khỏe.



Tỏi có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu giống aspirine, nó cịn có hoạt tính làm hạn chế việc sinh ra phần


tử tự do gây tổn thương tổ chức khớp - có tác dụng dưỡng nhan, ích thọ nhờ khả năng làm chậm q trình


lão hóa tế bào tức bảo vệ hồng cầu khơng bị oxy hóa, làm ảnh hưởng đến các phần tử tự do là những hạt vơ


cùng nhỏ bé được hình thành trong q trình oxy hóa. Làm giảm xung huyết và tiêu viêm, tiêu tan mệt mỏi,


phục hồi nhanh thể lực, tiêu mỡ...



<i><b>Một số cách phòng và chữa bệnh</b></i>

<i><b>Thấp khớp, đau nhức xương</b></i>



Qua theo dõi những bệnh nhân viêm khớp được điều trị bằng viên nang điều chế từ tỏi đều cho kết quả tốt,


nhờ hoạt tính ở tỏi làm hạn chế việc sinh ra các phần tử tự do gây tổn thương đến tổ chức khớp. Một phụ nữ


Mỹ tên Jusshan Bert bị bệnh viêm khớp nặng đã được điều trị bằng nang tỏi nay trở lại bình thường (trước


kia chưa điều trị khớp gối bị đau liên tục rất khó chịu).




Tỏi khơng bóc vỏ, chẻ đơi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vịng 45


- 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên


dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.



<i><b>Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan</b></i>



Các nhà nghiên cứu thuộc Viện ung thư Mỹ hiện đang sản xuất loại thuốc tổng hợp được chiết từ tỏi, có khả


năng chống ung thư tốt, mặc dù đã thành khối u vẫn có hiệu lực. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã dựa vào các kết


quả điều tra tương quan của Trung Quốc để quyết định đưa vào bào chế loại thuốc mới này. Những kết quả


điều tra cho thấy những cư dân có tập qn ăn tỏi thường xun thì tỷ lệ ung thư dạ dày thấp.



Một bác sĩ thuộc Viện y học Sơn Đông Trung Quốc xác nhận rằng tỷ lệ ung thư dạ dày ở những người


thường xuyên ăn tỏi thấp hơn 60% so với những người khác cùng khu vực. Ở trường Đại học tại bang Texas


và Los Angeles (Mỹ) đã phát hiện nước tỏi chiết có tác dụng ức chế một số bệnh ung thư ác tính và đề phòng


ung thư da.



Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.



- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi


lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.



<i><b>Tỏi đề phịng tắc nghẽn mạch máu</b></i>



Trong nghiên cứu, người ta đã thấy nước tỏi có tác dụng phòng tắc nghẽn mạch máu nhờ khả năng phân giải


và hòa tan một loại protein dễ gây tắc. Nhiều chứng minh qua nghiên cứu đã thấy thuốc hỗn hợp có tỏi có


tác dụng như aspirin. Vì vậy, các chun gia y tế đã khuyên người bệnh tăng mỡ máu cần ăn từ 3-4 nhánh tỏi


mỗi ngày.



10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn


tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi




Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vịng


2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất


2tuần/lần.



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Các nghiên cứu của Bác sĩ Robertllin đã thừa nhận rằng tỏi có tác dụng dưỡng nhan ích thọ, làm chậm sự lão


hóa. Đó là khả năng bảo vệ hồng cầu khơng bị oxy hóa và khống chế phần tử tự do sinh ra trong q trình


oxy hóa để các phần tử này khơng tác động đến q trình lão hóa.



Ăn tỏi thường xun cịn giúp khả năng hồi phục sức khỏe và chống sự già nua. Tỏi là loại gia vị trồng ở


mọi miền đất nước lại có giá trị tuyệt hảo như vậy. Hy vọng chúng ta tiếp tục theo dõi để phát hiện nhiều khả


năng tiềm tàng của tỏi, đồng thời ứng dụng trong chữa bệnh và phịng bệnh hàng ngày được tốt hơn.



Tỏi có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, tăng lượng hồng cầu cho máu, cung cấp thêm lượng máu tươi mới


sản sinh ra trong cơ thể nên có tác dụng làm trẻ hố tế bào, chống lão hố, làm cho con người có khả năng


duy trì sức khoẻ và sự trẻ trung.



Tỏi bảo vệ tế bào da, làm cho da trắng, đẹp: Tỏi có tác dụng tăng cường sự bài tiết hoocmon, tăng cường sức


sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới làm cho da đẹp hơn.



Chất Alicine trong tỏi có tác dụng khử trùng bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát


triển của vi khuẩn làm cho da trắng mịn và khơng bị mụn.



<i><b>Bài thuốc chăm sóc da từ tỏi:</b></i>



Cho tỏi vào nước nấu cho đến khi đặc quánh rồi thêm chút mật ong, mỗi ngày uống một thìa nhỏ dung dịch


này một thời gian dài có tác dụng chống lão hố, hạn chế sự hình thành nếp nhăn.



Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời từ 2-3 tháng, dùng


hỗn hợp này đắp mặt thay mặt nạ dưỡng da sẽ làm da luôn sạch sẽ và trắng mịn màng.




<b>Tác dụng của tỏi đối với nam giới</b>



<i>Tỏi xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày, trong bát nước chấm thơm lừng, trong từng món ăn ngon miệng. Bên</i>


<i>cạnh đó, tỏi cịn có một tác dụng rất khác, tác dụng trị bệnh hữu hiệu dành cho nam giới.</i>



<i>Tỏi đem lại vẻ đẹp ngoại hình, ngừa và chữa trị những căn bệnh thường gặp ở nam giới. </i>


<i>Tỏi khô và tỏi tươi - hai món ăn tốt cho sức khỏe nam giới</i>



<b>1. Tỏi và tác dụng trị mụn </b>



Bao giờ cũng vậy, mọi các thức trị mụn đều không đạt hiệu quả nếu như cứ chạm tay lên da mặt hoặc


dùng tay, vật có đầu nhọn chọc vào mụn. Tỏi có tác dụng khử trùng và diệt vi khuẩn mạnh mẽ trên làn


da. Riêng với việc trị mụn, cần có một vài nhánh lá tỏi.



Tỏi nấu lên cho đến khi chín nhừ, nghiền nát tỏi ra và trộn với 1 ít mật ong.



Thoa hỗn hợp lên mặt vào 3 buổi tối trong tuần. Để yên khoảng 10 - 20 phút. Rửa mặt trở lại với nước


ấm. Thực hiện trong ít nhất 1 tháng. Dừng lại khi da bị kích ứng với tỏi.



<b>2. Bỏ thuốc lá, chuyện đơn giản. </b>



Bao giờ cũng vậy, lời nói ln dễ dàng hơn hành động. Tỏi chỉ hỗ trợ đắc lực với những ai thực sự muốn


bỏ thuốc lá. Và người ấy, nhất thiết phải có sự nỗ lực khơng ngừng nghỉ.



Mỗi khi “thèm” điếu thuốc, hãy bóc vỏ 1 tép tỏi và nhai trong miệng. Cách này cắt đứt “cơn thèm” thuốc


lá một cách hiệu quả.



<b>3. Đau nhức răng </b>




Nguyên nhân chính của đau răng là sự nhiễm trùng, răng yếu, tổn thương, hay răng rụng mất.



Mỗi khi răng đau, lấy vài tép tỏi, ngâm với muối và đặt vào chỗ đau. Chỗ đau sẽ dịu đi nhanh chóng mà


khơng cần phương pháp nào khác đi kèm. Mỗi sáng thức dậy, nhai 1 tép tỏi, cách này giúp răng chắc


khỏe hơn. Đơn giản chỉ là một món ăn, nhưng bên trong vẫn cịn rất nhiều tác dụng khác



<b>4. Chứng đầy hơi </b>



Ăn không tiêu, bụng chướng lên khó chịu hay có cảm giác bụng sôi lên. Lúc này, nước ép tỏi thật sự là


bài thuốc hay.



<b>5. Hiệu quả đối với bệnh cao huyết áp </b>



Tỏi rất hiệu quả trong việc làm giảm chứng cao huyết áp, làm hạ nhịp tim, thở dốc, hệ tiêu hóa khơng ổn


định.



Những lúc như vậy, ăn vài tép tỏi sống để ngăn chặn. Liên túc ăn tỏi sống trong 2 tuần để thấy hiệu quả


rõ rệt nhất. Chúc nam giới khỏe mạnh với bài thuốc hay từ tỏi trên đây.



<b>Tác dụng của tỏi và rượu tỏi</b>


<b>Xin cho biết tác dụng chữa bệnh của tỏi và cách ngâm rượu tỏi? </b>



Theo BS Vũ Định thì Y học cổ truyền ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhân dân đã dùng tỏi vào


điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt. Theo Đơng y, tỏi vị cay, tính ơn, hơi độc, tác động vào hai kinh can và


vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm...



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ


trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai


Cập nghiên cứu. Các nhà y học đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập vào các vùng có khí hậu khắc


nghiệt để khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào



cũng có một hũ rượu ngâm tỏi để uống.



Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. Tiếp đó, qua nhiều nghiên cứu phân tích,


người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vơi hóa các khớp, mỏi


xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ


mỡ động mạch), tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng). Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật


Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có


hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.



Cách bào chế rượu tỏi: Tỏi khơ (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng


40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10


thì chuyển sang màu nghệ và uống được.



Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước


khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi


dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được


rượu vẫn dùng được.



Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm


chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần) nhưng khơng thấy phản ứng phụ. Những năm gần đây, các


nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng


kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến.



Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng


cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ


trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phịng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa


nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay khơng thì chưa chứng minh được,


cịn cần nghiên cứu tiếp.



Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc



dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, khơng nên lạm dụng. Dùng tỏi q nhiều có thể gây hơi


thở hơi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng


mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phịng và chữa được nhiều


bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài.



<b>Tác dụng chữa bệnh của tỏi</b>



<i>Sức mạnh của gia vị này đã được biết từ mấy nghìn năm trước. Những người xây Kim tự tháp đã ăn tỏi để </i>


<i>lấy sức mạnh. Các chiến binh La Mã ăn tỏi để chữa bệnh cúm. Các vận động viên Olympic Hy Lạp cổ đại </i>


<i>cũng dùng nó để cải thiện sức bền. Cịn trong Thế chiến 1, nhiều người lính sử dụng tỏi như thuốc kháng </i>


<i>sinh.</i>



Các nhà nghiên cứu cho rằng, tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng


chống ung thư, giảm cholesterol và giảm huyết áp.



Trong vịng 20 năm qua, có hơn 700 nghiên cứu về tác dụng của tỏi. Viện Ung thư (Mỹ) phát hiện thấy tỏi


giúp làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu khác kết luận tỏi hạn chế nguy cơ tắc động mạch


vành và giảm nồng độ cholesterol có hại. Một cơng trình của Đại học Ohio (Mỹ) cho thấy, phụ nữ và đàn


ông ở độ tuổi 50-80 nếu ăn khoảng 300 mg tỏi mỗi ngày trong 2 năm sẽ giảm 15% nguy cơ tắc động mạch


chủ so với những người không ăn. Theo một nghiên cứu khác, tỏi có thể giết hoặc làm chậm sự phát triển


của 60 loại nấm và 20 loại vi khuẩn. Nó cũng có ích với phụ nữ mãn kinh vì rất giàu oestrogen thực vật, giúp


giảm nguy cơ ung thư và hạn chế những tác động của hội chứng mãn kinh.



Các chuyên gia cho rằng, ở bất kỳ dạng nào, tỏi cũng đều an toàn. Khoảng 1 hoặc 2 nhánh tỏi (hoặc 600-900


mg) mỗi ngày là liều lượng phổ biến và rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thêm tỏi tươi hay tỏi bột vào các


món súp, thịt, rau hay salad, thậm chí ăn sống cũng tốt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Một số bài thuốc từ tỏi



Để trị cảm, viêm họng, sổ mũi, nên dùng cồn tỏi nhỏ mũi hoặc giã tỏi cho ngửi. Cũng có thể giã tỏi, đổ cồn



70 độ, đốt cháy rồi trùm chăn xông cho ra mồ hôi.



Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ơn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa khí hư, tiểu tiện


khó, bụng đầy chướng, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.



<b>Lưu ý: Tỏi kỵ mật (mật ong, mật mía)</b>


Một số bài thuốc có vị tỏi:



- Trị cảm lạnh, ho gà, hen phế quản: Giã nát tỏi, xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần.



- Ho gà: Tỏi 5 củ, bóc vỏ, giã nát, đổ vào 150 ml nước sôi để nguội, ngâm trong 6 tiếng, chắt lấy nước, cho


một ít đường trắng (hoặc đường phèn) uống 2 lần trong ngày.



- Say nắng hôn mê: Giã nát tỏi, vắt lấy nước nhỏ vào mũi, kích thích niêm mạc mũi cho hắt hơi, sẽ tỉnh.


- Tăng huyết áp: Lấy 500 g tỏi, bóc vỏ, cho 50 g muối để muối dưa. Sau 3 ngày đem ra hong khô, cho vào


lọ thủy tinh ngâm với giấm ăn, cho tí đường, ngâm 2-3 ngày là dùng được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ


ăn 1-2 tép tỏi và uống một tí nước giấm ngâm tỏi. Ăn 15 ngày, nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp. Huyết áp sẽ hạ xuống


một cách ổn định. Thuốc này cũng chữa viêm khí quản mạn tính và ho lâu ngày.



- Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu vừng, nửa nọ nửa kia. Rửa mũi bằng nước


muối, lau sạch, lấy bông tẩm thuốc nhét vào.



- Viêm, đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông, sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì


lấy khăn nhúng nước thuốc nóng mà chườm. Ngày làm 2 lần sáng, tối, sẽ khỏi.



- Lỵ, tiêu chảy: Lấy 5 củ tỏi lớn bóc vỏ, sắc cùng 2 lạng củ cải, lấy nước uống hằng ngày.



- Chảy máu cam: Giã vài tép tỏi đắp gan bàn chân (từ gốc ngón giữa đo xuống bằng 3 đốt ngón tay giữa của


bệnh nhân). Nếu chảy lỗ mũi phải, đắp gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu chảy máu cả 2 lỗ mũi thì đắp cả


2 gan bàn chân. Hết chảy máu, bỏ tỏi, rửa chân sạch.




- Sưng vú: Dùng 50-100 g tỏi giã nhỏ, trộn với bột mì, đường đỏ, dùng nước ấm trộn đều đắp nơi sưng, chỉ


1 ngày sẽ giảm.



- Giun đũa, giun kim: Giã nhỏ tỏi, trước khi đi ngủ xát vào hậu môn. Hoặc sắc 25 g tỏi với 1 lít nước, đun


sơi 10 phút, ngày uống 30 ml. Cũng có thể dùng 2 củ tỏi giã nhỏ, hịa với nước sơi, gạn lấy nước, thụt vào


hậu mơn ngay lúc giun kim đang chịi ra, rất có hiệu quả.



Có thể trị các chứng đau sưng khớp, các bệnh đái tháo đường, trĩ, béo phì, bệnh ở tim mạch, phế quản, hệ


tiêu hóa... bằng cách dùng rượu tỏi. Cách làm: Tỏi khơ bóc vỏ 40 g, thái nhỏ, bỏ lọ, đổ vào 100 ml rượu


trắng 45 độ. Sau 10 ngày dùng được. Sáng uống 40 giọt trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi đi ngủ (hòa


thêm nước nguội mà uống). Ngâm uống liên tục.



<b>Tác dụng của tỏi với làn da</b>


<i>Tỏi có tác dụng tốt cho sức khoẻ.</i>



<i>Trong tỏi chứa vitamin B1, B2, E. Vitamin B1 là chất men không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi chất </i>


<i>đường, thiếu vitamin B1 sẽ làm giảm sức đề kháng bệnh tật của cơ thể, sinh ra một số bệnh về da.</i>



Vitamin B2 trong tỏi khác với vitamin B2 về hố chất thơng thường, nó chứa các loại axít hồng tố đơn hạt


và hoàng tố nhị hạt, là chất men chuyển đổi chất protein cần thiết, sự chuyển đổi này ảnh hưởng đến vẻ đẹp


của da, giữ cho da bạn đẹp hơn.



Vitamin E trong tỏi có tác dụng tăng cường sức đàn hồi của huyết quản, chống bệnh hoại huyết, giải độc, ức


chế sinh hắc tố và lắng đọng các sắc tố khắc thường. Tỏi có thể phịng ngừa da già mốc, da đồi mồi. Tỏi có


tác dụng làm mềm da, chống nắng, tẩy vết đốm, làm trắng da, chống bạc tóc, rụng tóc.



<b>Cách chế cao tỏi làm đẹp da</b>



Tỏi để nguyên vỏ, dùng 50g muối ngâm tỏi 2-3 ngày, sau đó rửa sạch nước muối, tiếp tục ngâm tỏi vào nước



sạch khoảng 24 tiếng, vớt tỏi ra để phơi khơ một ngày. Cho tỏi đã bóc vào bình, chọn một quả chanh cắt làm


đơi cho vào, sau đó đổ khoảng 600cc rượu trắng vào rồi bịt kín bình để nơi râm mát sau 6 tháng mới dùng.


Sau 6 tháng, trộn cao tỏi vào kem tuyết có bán trên thị trường, dùng để xoa bóp mặt, một ngày 2-3 lần. Lúc


đầu xoa ít sau quen có thể xoa nhiều hơn. Bơi thường xun bạn sẽ có làn da mịn màng và khoẻ mạnh.



<b>Các tác dụng của tỏi ? Ăn tỏi nhiều tốt cho sức khỏe đúng không?</b>


<b>Trả lời</b>



- Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và


ngon miệng, mà nó cịn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác


cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.



- Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hố giúp khơi phục


hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong


đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm.



- Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó cịn làm thuốc chữa các bệnh


như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…


Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn


với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho


cơ thể.



- Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngồi khơng


khí 15phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngồi khơng khí mới tạo ra chất chống ung


thư hiệu quả.



<b>Dưới đây là cách chế biến một số bài thuốc trị bệnh từ tỏi: </b>


<b>1. Cảm cúm </b>




- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.



- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ


vào mũi từ 2 -3lần/ngày.



<b>2. Đầy bụng, khó tiêu </b>



- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.



- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi


lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.



<b>3. Ho, viêm họng </b>



- Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm


thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 - 15phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.



Lưu ý: Khơng dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.


<b>4. Thấp khớp, đau nhức xương </b>



- Tỏi khơng bóc vỏ, chẻ đơi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vịng


45 - 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng.


Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.



<b>5. Tiểu đường </b>



Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường


trong máu một cách đáng kể.




<b>6. Huyết áp cao </b>



- 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn


tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.



Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vịng


2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất


2tuần/lần.



<b>7. Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan </b>



- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa


cà phê.



- Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sơi trong 5 giây.


Uống nước khi cịn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.



Nên ăn vài nhánh tỏi vào buổi cơm tối (tỏi tươi nguyên ), không nên ăn nhiều, nếu bạn đi đâu về mà dầm


mưa hoặc bị lạnh thì ăn tỏi sẽ giúp cơ thể chống lại nguy cơ bị cảm ốm.



Trong thành phần của tỏi có rất nhiều chất kháng sinh giúp nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể.



Tỏi thường được dùng như một loại gia vị để tăng khẩu vị của các món ăn. Ngồi ra nó được xem là một loại


" thần dược" rẻ tiền và hiệu quả.



<b>Tác dụng của sữa chua</b>



Cũng là sữa nhưng bạn có biết giá trị dinh dưỡng của sữa chua cao hơn các loại sữa nước khác?



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>Giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ</b>




- Từ lâu, sữa tươi được xem là thức uống giàu dinh dưỡng, cung cấp đạm, vitamin và các khoáng chất cần


thiết khác cho cơ thể. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm nghiệm tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, hàm


lượng các chất protein, vitamin và khoáng chất trong sữa chua cao hơn rất nhiều so với các loại sữa có mặt


trên thị trường. Ví dụ 100ml sữa chua ăn có đường nhãn hiệu Vinamilk cung cấp đến 3,7g chất đạm trong


khi 100ml sữa nước các loại trên thị trường chỉ cung cấp 2,9-3g chất đạm.



- Ngoài ra, lượng vitamin A trong sữa chua cao gấp 5-6 lần, vitamin B1 cao gấp 15 lần, vitamin B6 cao gấp


6 lần và sắt cao gấp 3 lần so với sữa nước. Các thành phần khác như canxi, vitamin D… trong sữa chua cũng


nhiều hơn so với sữa nước.



- Đặc biệt, sữa chua dễ hấp thụ hơn sữa tươi do q trình lên men, chuyển hố đường lactose thành loại


đường dễ hấp thụ.



- Điều này được phó giáo sư - tiến sĩ Lê Thị Bạch Mai (Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) lý giải:


“Khả năng thu nạp đường lactose của người Việt Nam rất kém do chúng ta khơng có thói quen ăn nhiều bơ,


sữa. Điều này dẫn đến việc một tỉ lệ lớn người Việt Nam không dung nạp đường lactose, ln bị khó chịu,


đầy bụng khi uống các loại sữa tươi thông thường”.



<b>Sữa chua làm từ sữa tươi vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng</b>



<i>“Trong khi đó, các loại sữa chua làm từ sữa tươi 100% vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, song lại khơng </i>


<i>có đường lactose nên hồn tồn khơng gây cảm giác khó chịu cho bất kỳ đối tượng nào khi sử dụng hàng </i>


<i>ngày”.</i>



Ngoài ra, so với các loại sữa nước, sữa chua còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn hữu ích,


điều mà các loại sữa nước khơng làm được.



Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Gia Khánh (chủ nhiệm bộ mơn Tiêu hố, trường Đại học Y Hà Nôi) cho biết: “Sở


dĩ sữa chua được xem là một trong những thực phẩm tốt nhất với sức khoẻ con người vì trong sữa chua có



rất nhiều vi khuẩn hữu ích cho đường ruột và tiêu hố”.



“Khi được bổ sung đầy đủ các lợi khuẩn cần thiết, người ăn sữa chua đều đặn hàng ngày sẽ giảm được nguy


cơ mắc các bệnh đường hô hấp như ho, cảm cúm… xuống 2 lần. Những vi khuẩn này sẽ kích thích hệ miễn


dịch, sản sinh kháng thể chống lại các độc tố”.



<b>Mỗi ngày hãy dùng 2 hũ sữa chua</b>



Không như nhiều thực phẩm khác, sữa chua là một trong những thực phẩm đặc biệt tốt và phù hợp để dùng


mỗi ngày cho tất cả mọi đối tượng: từ trẻ em, người già, người mới ốm dậy, phụ nữ đến nam giới.



Sữa chua cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể, chống loãng xương, giúp xương chắc khoẻ và cơ thể


vững chắc, dẻo dai. Sữa chua cũng giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng


của bệnh đường ruột, đem lại một cơ thể và vóc dáng khoẻ mạnh.



<b>Sữa chua chống lỗng xương</b>



Tuy nhiên, phó giáo sư - tiến sĩ Đào Ngọc Diễn (Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam) cũng nhấn mạnh:


“Rất nhiều người dân hiện nay hay mua một hũ sữa chua về để chế biến ra nhiều hũ sữa chua. Sau đó, họ lấy


hũ sữa chua đã làm để đưa vào cấy, tiếp tục làm đợt sữa chua khác”.



Với cách làm như vậy, sữa chua làm tại nhà sẽ không chứa các vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khoẻ mà chỉ đơn


giản là món sữa được lên men ăn cho ngon miệng.



Chính vì vậy, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã khuyến cáo người dân nên sử dụng sữa chua ăn cho các nhãn


hàng uy tín trên thị trường sản xuất.



Phó giáo sư - tiến sĩ Lê Thị Bạch Mai cho biết: “Hiện nay, tại Việt Nam, trung bình mỗi người chỉ ăn khoảng


10g sữa chua/ngày. Trong khi đó ở châu Âu và châu Mỹ, trung bình mỗi người ăn đến 210g sữa chua/ngày


(hơn 2 hũ)”.




Như vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen này để bổ sung đầy đủ vitamin, lợi khuẩn cần thiết hàng ngày cho


cơ thể, thông qua những hũ sữa chua ăn bổ dưỡng.



Ngoài ra, mọi người cũng nên chú trọng đến việc bảo quản sữa chua ăn đúng cách. Đó là giữ sữa chua ở


nhiệt độ 6 độ C để đảm bảo các men vi khuẩn có lợi trong sữa chua được bảo vệ tốt nhất.



<b>Những tác dụng “khơng ngờ” của sữa chua</b>


<i>Sữa chua có nhiều tác dụng với sức khoẻ nếu bảo quản và sử dụng đúng cách</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Kích thích q trình tiêu hóa, bổ sung canxi, ngăn ngừa bệnh tật, phát triển chiều cao, tăng cường miễn dịch


cho cơ thể, phòng chống cảm lạnh… là những tác dụng thường thấy nhất của sữa chua. Tại sao sữa chua lại


được coi là một loại dinh dưỡng “thần dược” như vậy, sữa chua tác động đến q trình tiêu hóa như thế nào


-đó là một trong những nội dung của một loạt cuộc hội thảo khoa học do nhãn hàng sữa chua Well Yo (Công


ty Cổ phần Kido) phối hợp với Hội LHPN một số quận nội thành Hà Nội tổ chức với mong muốn đem kiến


thức đến cho gần 1.000 chị em độ tuổi 25-40 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học.



<b>Sữa chua được làm ra như thế nào?</b>



Theo PGS.TS.BS Lê Thị Mai, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa chua là sản phẩm thu được khi


lên men lactic sữa động vật, có nhiều ích lợi đối với sức khoẻ mỗi người. Sữa chua có thể làm từ sữa tươi,


sữa bột hoặc sữa đặc có pha đường. Nhờ q trình lên men lactic, một phần protein trong sữa phân giải thành


các axit amin, các chất đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa và các chất thơm như axetoin,


diaxetin cùng nhiều vi lượng quý hiếm được tạo thành.



Sữa chua trở thành món ăn có dinh dưỡng cao, độ hấp thụ lớn, ngoài ra nhờ vi khuẩn lactic, nên sữa chua có


tác dụng chữa bệnh đường ruột, bệnh dạ dày và các bệnh về tiêu hóa nói chung. Sữa chua đặc biệt thích hợp


với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa.



Trong ruột ln ln tồn tại một hệ các vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí để giúp việc tiêu hố xenlulơ (chất xơ),



thuỷ phân các chất hữu cơ để làm cho việc bài tiết phân được dễ dàng, ngồi ra các vi khuẩn này cịn tạo ra


các vitamin nhóm B, K và đặc biệt là làm nhiệm vụ như một rào cản sinh học giúp cơ thể chống lại các bệnh


nhiễm khuẩn. Khi lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong


ruột nên cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Trong trường hợp này sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng


hệ vi khuẩn trong ruột. Vì vậy khi sử dụng kháng sinh, ăn sữa chua sẽ rất có ích.



Đối với người bị viêm loét dạ dày (đau dạ dày) thường phải dùng thuốc kháng axit nên làm cho vi khuẩn


sinh lợi dồn lên, làm cho bụng trở nên ấm ách rất khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này sẽ giúp


cho bụng hết sình hơi, ấm ách là nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.



Đối với trẻ nhỏ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, cho ăn sữa chua sẽ chữa được tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại


cân bằng hệ vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy.


Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cơ thể hấp thu sữa


chua gấp 3 lần sữa tươi.



<b>Chọn đúng sữa chua an toàn</b>



Sữa chua chỉ thực sự an toàn và đầy đủ dinh dưỡng khi lên men tự nhiên, không chứa bất kỳ chất phụ gia


nào. Tốt nhất nên sử dụng các loại sữa chua làm từ sữa tươi 100% của các nhãn hàng uy tín trên thị trường.


Không nên cho trẻ ăn sữa chua tự làm. Vì sữa chua làm tại nhà, người ta thường lấy hũ sữa chua cũ “làm


mồi” để cấy vi khuẩn. Việc làm này khiến những vi khuẩn tốt, có lợi dần giảm đi, không đảm bảo hiệu lực


như ban đầu.



Theo bà Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc nhãn hiệu sữa chua Well Yo, khi quyết định đi theo định hướng tạo


ra những sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng của tập đồn Kinh Đơ, Cơng ty cổ phần Kido đã đầu tư một dây


chuyền sản xuất sữa chua đạt tiêu chuẩn châu Âu để phục vụ thị trường. Quy trình, thời gian lên men vì thế


được chuẩn hóa, được thực hiện khép kín và đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.



Sữa chua Well Yo được đón nhận trên thị trường như là một sản phẩm đầu tiên, duy nhất có bổ sung lysine


cho trẻ em để giúp trẻ chống biếng ăn, có vị phù hợp với trẻ và không quá chua để tránh gây đỏ miệng cho



trẻ sau khi ăn. Đây cũng là loại sữa chua không bổ sung chất phụ gia để tạo mùi sữa chua tự nhiên và có đặc


điểm là không đông đá.



Theo TS Lê Bạch Mai, chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại


ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi trẻ đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua


lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên,


đó chính là mơi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.



Đun nóng sữa chua hoặc để đơng đá sữa chua đều là hai cách ăn sai lầm. Nếu dùng nóng, các vi khuẩn có lợi


trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động. Theo đó, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng


kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể. Cịn nếu dùng q lạnh, tức là ở trạng thái đông đá, các chất dinh


dưỡng cũng bị triệt tiêu phần nào, thêm nữa bé có thể sẽ bị viêm họng.



Ngồi ra, các bác sĩ nhi khoa cũng khuyên rằng, không nên cho trẻ dùng sữa chua chung với các loại thuốc


khác, bởi một số chất có trong thuốc có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua



<b>6 chú ý khi dùng sữa chua</b>



<i>Sữa chua uống có bổ dưỡng? Nên ăn khi nào? Bà bầu ăn sữa chua có tốt?... Dưới đây là khuyến cáo của </i>


<i>các chuyên gia Trung Quốc:</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều các sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của


thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản.


Nhưng những loại sữa này lại khơng hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy hãy nên chọn lựa


kĩ trước khi mua.



<b>2. Dùng sau bữa ăn </b>



Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ PH >= 5,4. Khi đói, độ PH trong dạ dày chỉ =< 2.


Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể.




Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ PH có thể tăng lên từ 3 - 5. Đây là điều kiện lí tưởng cho các vi khuẩn


có lợi trong sữa chua hoạt động.



<b>3. Súc miệng ngay sau khi ăn</b>



Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng


trẻ nhỏ. Vì vậy nên súc miệng ngay sau khi ăn.



<b>4. Khơng nên dùng nóng</b>



Khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng, sữa chua sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả


năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng


giảm đi đáng kể.



<b>5. Không dùng chung với các loại thuốc khác</b>



Các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm


phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.



<b>6. Phụ nữ mang thai không nên ăn sữa chua</b>



Phụ nữ mang thai cần 1 lượng lớn canxi, nhưng lượng canxi trong sữa chua không nhiều. Các vi khuẩn có


lợi trong sữa chua sẽ phát triển thành chất đề kháng, ngăn ngừa và tiêu diệt được 1 số vi khuẩn gây bệnh


nhưng đồng thời cũng phá hoại điều kiện sinh trưởng của 1 số vi khuẩn có ích, ảnh hưởng đến chức năng


tiêu hóa thơng thường và sự phát triển của thai nhi.



<b>Tác dụng chữa bệnh của trà xanh</b>



<i>Trà xanh có rất nhiều hoạt tính dược học tác dụng chống các bệnh như: ung thư, các bệnh về tim mạch và </i>



<i>bệnh tiểu đường.</i>



Tập quán uống trà xanh bắt nguồn từ Trung Quốc vào khoảng 800 năm sau Công nguyên. Trà xanh lưu


truyền vào nước ta không rõ từ năm nào nhưng được coi là một thứ nước uống dân dã, phổ biến trong nhân


dân.



Thành phần catechin có trong trà xanh có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, tác


dụng chống phóng xạ, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virut cúm, chống hơi


miệng.



Chất cafein có tác dụng chống buồn ngủ, giảm mệt mỏi và lợi tiểu. Vitamin C làm tăng sức đề kháng, chống


cúm. Vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi cacbon hydrat. Flavonoid có tác dụng giảm huyết áp,


tăng độ bền vững thành mạch. Polysaccarides làm giảm đường máu, flouride chống sâu răng, vitamin E tác


dụng chống ơxy hóa và hạn chế lão hóa. Chất theamin tạo cho trà xanh có hương vị đặc biệt.



Một nghiên cứu gần đây cho biết khả năng chống virut của catechin có trong trà xanh có hiệu quả đối với


bệnh AIDS.



Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng trà xanh: không nên uống lúc đói vì chất tanin dễ gây kích ứng niêm mạc


dạ dày. Nước trà xanh dễ thiu cho nên khi rửa trà phải thật sạch, chần nước thật sôi và không nên uống nước


trà đã để qua đêm. Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ thì khơng nên uống trà vào buổi tối, vì


chất cafein trong trà xanh sẽ gây kích thích làm mất ngủ. Theo ThS. Thùy Hương



<b>Thêm một tác dụng của trà xanh</b>



... trà, đặc biệt là trà tươi sẽ có tác dụng ngăn ngừa, chống lại nhiều loại ung thư. Các chất hóa học



trong tràxanh đã ngăn cản các tế bào dị thường phát triển và chất antiinflammatory có tác dụng... sỏi mật;


giảm 44% nguy cơ ung thư túi mật và ung thư tuyến mật là 35%. Ở nam giới, uống trà cũng




có tác dụng tương tự nhưng không mạnh như ở nữ giới. Sỏi mật, căn bệnh thường gặp ở phụ nữ và... cứu tại


Trung Quốc cho thấy việc uống trà sẽ làm giảm nguy cơ sỏi mật và ung thư tuyến mật, đặc biệt là ở phụ nữ.


Ở phụ nữ, nếu uống ít nhất một cốc trà/1 ngày trong vịng ít nhất 6 tháng...



</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

giúp cơ thể... chỉ được tìm thấy trong trà. Đây là một hợp chất axít amin rất tốt đối với sức khỏe mà nhiều


người còn chưa biết đến. Nhằm giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về tác dụng của hợp chất này đối với...


<b>Máu có thể vón cục vì... trà xanh</b>



... nếu uống lâu thì có ảnh hưởng đến sức khỏe không?Tác dụng thật sự của các loại trà xanh này như thế


nào?Tác dụng thật sự của các loại trà xanh này như thế nào? Anh Lê Trường Giang (Cầu Giấy,... khát chứ


khơng có tácdụng cho sức khỏe. Hiện nay có thêm một số loại nước uống theo quảng cáo có nguồn



gốc trà xanh. Tơi và nhiều người đều mong chờ sẽ có một loại nước uống tiện dụng. Tuy vậy,... ngừa cúm,


sinh tố E có tác dụng antioxidant, chồng già. Và một điểm khơng kém quan trọng là có chất Theanine


làm trà có vị ngon. Trà xanh đóng chai: cẩn trọng! Trà xanh rất an toàn là kết quả...



<b>Trà xanh lúc nào cũng tốt?</b>



... khát, chứ khơng có tác dụng cho sức khoẻ. Hiện nay có thêm một số loại nước uống theo quảng cáo có


nguồn gốc trà xanh. Tơi và nhiều người đều mong chờ sẽ có một loại nước uống tiện dụng. Tuy vậy,... theo


quảng cáo là trà xanh như nước giải khát, sữa tươi... Nhận thấy trà xanh lành tính nên tơi lựa chọn, nhưng


tơi cũng không hiểu thành phần, tác dụng cũng như việc kết hợp tràvới các loại... già. Và một điểm không


kém quan trọng là có chất Theanine làm trà có vị ngon. Trà xanh đóng chai: Cẩn trọng! Trà xanh rất an


toàn là kết quả nghiên cứu và cũng trở thành nhận thức chung của người...



<b>Trà xanh giúp bảo vệ hệ tim mạch</b>



... chỉ ra rằng trà đen cũng rất có lợi cho hệ tim mạch. Nhưng nhóm nghiên cứu của BS Charlambos tin


tưởng rằng trà xanh tốt hơn trà đen bởi vì trà xanh giàu hợp chất flavonoid hơn hẳn trà đen, do...--> (Dân


trí) - “Chỉ cần 2 tách trà mỗi ngày là đủ. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy tác dụng tuyệt vời




này của trà xanh”, các nhà khoa học Hy Lạp cho biết. Nghiên... đã cung cấp thêm những bằng chứng mới


về một loại trà vốn đã mang lại rất nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư cũng như một số


bệnh khác. “Nghiên cứu cho thấy, trà xanh giúp tăng...



<b>Trà xanh - thuốc quý</b>



... sung thêm vào danh sách những đồ uống ưa thích của mình trà xanh: Khơng cịn nghi ngờ


rằng trà xanh là thức uống ưa thích của hầu hết những người sống trăm tuổi trên thế



giới. Trà xanh là một nguồn... chống ơxy hóa, trà xanh hiện đã trở thành thức uống được ưa chuộng nhất


thế giới. Thậm chí ở Mỹ, số những người trồng trà xanh ngày một tăng. Với những hiệu quả dưới



đây của trà xanh, chắc chắn... đánh bại bệnh đái tháo đường và ung thư. Để trà xanh phát



huy tác dụng cao nhất, hãy ngâm trà vào nước ấm từ 3 đến 5 phút và thưởng thức. Các loại trà đóng gói


sẵn và đóng chai thường đã mất...



<b>Điều kỳ diệu từ trà xanh</b>



... quyết làm đẹp với trà xanh vô cùng hữu ích. Một số người cịn ngần ngại với vị đắng có phần hơi


chát của trà xanh nhưng đừng vì thế mà khơng uống nó vì trà là một trong những tác nhân chống



lại...Những lá trà xanh mướt được nấu kỹ, uống có chút đắng đầu lưỡi có giá trị đối với sức khỏe con người.


Điều kỳ diệu hơn, trà cịn có tác dụng làm đẹp, từ việc giúp cơ thể... một số loại thuốc làm giảm



cholesterol, nhưng khơng hề có tác dụng phụ nào cho cơ thể người. Trong lĩnh vực làm đẹp, trà xanh được


coi là một trong những bí quyết giúp duy trì tuổi thanh xuân. Mỹ...



<b>Vì sao uống trà nên cho thêm chanh ?</b>




... - Thêm các loại nước họ cam quýt hoặc vitamin C vào trà xanh sẽ làm tăng tác dụng chống ơxy


hóa của trà lên nhiều lần, kết quả một nghiên cứu mới đây. Các chất chống ôxy hóa phổ biến trong trà...


tương tác với catechin giúp giảm thiểu sự biến đổi bất lợi khi chúng được hấp thu ở ruột. “Nếu muốn uống


ít trà xanh mà vẫn thu được hiệu quả như mong muống thì tốt nhất, hãy cho vào tách trà một... biết. Bằng


các thực nghiệm trong phịng thí nghiệm hiện đại, Ferruzzi đã thử nghiệm tác động của trà xanh khi


pha thêm nước quả và kem sữa. Ông phát hiện ra rằng các loại nước quả họ cam quýt sẽ...



<b>Ích lợi của trà xanh đối với các quý ông</b>



... bạn vẫn biết đến công dụng của trà xanh đối với sức khoẻ con người. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã


cho hay trà xanh đặc biệt đem lại những hữu ích bất ngờ đối với sức khoẻ của nam giới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

phu đã đi đến kết luận: Trà xanh là một “công cụ” rất hữu hiệu đối với các đấng mày râu trong việc tiêu hao


và cắt giảm lượng mỡ dư thừa. Trà xanh chính là “xúc tác” tạo điều kiện thuận lợi...



<b>Phát hiện tác dụng mới của tình dục đối với sức khỏe</b>



... triệu chứng khó chịu của cảm lạnh như run rẩy, đau khớp và giúp bạn nhanh hồi phục. Chúng ta đều biết


khi bị cảm nên đắp chăn dày cho tốt mồ hơi và uống một cốc trà nóng cho thêm vài lát chanh... dùng thuốc


giảm đau trong thời gian ấy. Một vài người nói rằng thay vì dùng thuốc, chị em nên cố gắng... làm "chuyện


đó" để giảm đau. Tác dụng giảm đau củatình dục có liên quan tới sự thư giãn... trong trường hợp này. Các


bác sĩ Thuỵ Sĩ vài năm trước đã có một cuộc nghiên cứu để xem sự "lên đỉnh" tác động thế nào đến hệ tiêu


hoá củacon người. Bởi vì nó làm tăng số lượng các tế bào máu giúp...



<b>Thêm một thực phẩm chức năng “trôi nổi”: “Thần dược” Sâm Nhung Hoàn?</b>



... mạo, kể từ tháng 6/2003, sản phẩm được áp dụng mẫu mã mới, có dán thêm hình tem phản



quang của người sáng lập, các hình tem đều rõ ràng, vì lợi ích của đại chúng, nay xin thơng báo đến người...



mới có giá 150 ngàn đồng/ hộp…”. Để củng cố sự khẳng định củamình, chủ cửa hàng lấy đưa cho chúng


tơi một hộp sắt mầu xanh, được bọc thêm lớp giấy bóng nhựa, cũng chi chít những hàng chữ Tầu,...


Kiếm-Hà Nội). Ảnh: Trọng Hiếu (VnMedia) - Sau hàng loạt vụ “phốt” của các loại thực phẩm chức năng (TPCN)


như: "Trà mát gan bổ thận" của Công ty Hải Thượng (Bắc Giang), hay TPCN với tên gọi “Rong...



<b>Mùa hè nên uống trà xanh</b>



... thư biểu mơ hình vảy hơn. Uống trà cũng giúp bảo vệ chống lại các tế bào ung thư biểu mơ cơ



bản. Thêm một ít vỏ chanh sẽ làm tăng tác dụng chống ung thư của trà. Viện Ung thư Anh quốc khuyên:...


nhân trực tiếp của 90% các trường hợp ung thư da. Tuy nhiên, với những người có thói quen uống từ



2 tách trà (xanh hoặc đen) trở lên, nguy cơ ung thư da giảm tới 60%. Các loại tràđều rất giàu... ngăn ngừa


sự phát triển của các tế bào ung thư Nghiên cứu này cho thấy những người uống trà thường xuyên cũng ít


có nguy cơ bị ung thư da hơn. Những người uống 2 tách tràtrở lên mỗi ngày sẽ...



<b>Tác dụng chữa bệnh của hoa hồng</b>



... hiện đại ngày nay đã phát hiện thêm vô số tác dụng kỳ diệu của loại hoa tượng trưng cho tình yêu này...


Trị khai huyết và tăng cường sức khỏe cho tuyến nội tiết. Cánh của hoa hồng có chứa vtamin... của hoa


hồng là thành phần cơ bản của dược phẩm tự nhiên kỳ diệu, có tác dụng kích thích và can bằng hệ miễn


dịch cũng như hệ thần kinh con người. Tinh dầu hoa hồng giúp cải thiện hoạt động của... động của tim, chất


đồng thì giúp chống lại bệnh ho ra máu và cải thiện các tuyến nội tiết. Chất Iodine tốt cho tuyến giáp cũng


được phát hiện có trong cánh hoa hồng. Nhữngtác dụng vơ kể của hoa...



<b>Trà xanh và sắc đẹp</b>



... đắp trực tiếp túi trà nhúng (đã pha) lên mắt, có tác dụng làm dịu, giảm thâm quầng, vết trũng



sau một đêm mất ngủ. Cùng với tác dụng như trên, bạn có thể dùng 1/4 thìa con búptrà đun sơi với nửa...



Đun sơi một thìa cà phê trà với 25ml nước, để om trong 40 phút, lọc bỏ bã để nguội. Dùng gạc mềm tẩm


nước trà thoa đều lên vùng mặt và cổ vào sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngoài tác dụng dưỡng... với


da của phụ nữ ở tuổi trung niên đang có dấu hiệu lão hóa, chớm hình thành các nếp nhăn. Đối với làn da


dầu, bạn nên thêm một vài giọt nước chanh trộn đều. Liệu pháp này ngoài tác dụng dưỡng...



<b>Trà và sức khỏe</b>



... xương. Một số thức uống pha chế từ trà xanh: Bà Nguyễn Trúc Chi - Hiệu trưởng Trường đào tạo nghề


Tài Danh đã đưa ra một số cách pha chế trà đơn giản: Trà xanh pha từ lá tươi:



dùngmột nắm trà, một... Trà xanh lá tươi: Trong trà xanh có nhiều Epigallocatechin gallate



với tácdụng chống lại oxy hóa, giảm lượng cholesterol xấu. Theanin: là một amino axít duy nhất được tìm


thấy trong trà xanh... trà có thể ngăn chặn q trình lão hóa, ngăn ngừa ung thư... PGSTS Nguyễn Thị Bay,


Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, có ba loại trà phổ biến, gồm trà xanh lá tươi, trà xanh khô



và trà đen. Trà...



<b>Súp lơ xanh đẩy lùi tác hại của bệnh tiểu đường</b>



... cải bắp có tác dụng ngăn ngừa đau tim và đột quỵ. Các chuyên gia tại Đại học Warwick kiểm tra


những tác động của sulforaphane đối với tế bào mạch máu bị tổn thương bởi đường glucose



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- một loại protein bảo vệ tế bào và mô khỏi những tổn hại nhờ khả năng kích hoạt các tác nhân chống oxy


hóa và khử độc enzyme. Theo các chuyên...



<b>Tác dụng của dưa chuột</b>



... bằng nhau, thêm một vài giọt nước hoa hồng. Bôi lên mặt trong khoảng từ 15 đến 20 phút,




cótác dụng làm mềm mịn và trắng da. Làm giảm quầng thâm trên mắt do mất ngủ, thức khuya : trộn



lẫn một thìa... tóc thường xun, có tác dụng ni dưỡng và phục hồi mái tóc hư tổn do uốn, nhuộm. Mặt nạ


dưa chuột làm đẹp da mặt và se khít lỗ chân lơng : một quả dưa chuột thái lát mỏng, một chén mật ong, 10...


ngọt, tác dụng giải nhiệt trừ thấp, lợi thủy, thơng ruột, giải độc. Trong dưa chuột có chứa vitamin A, B1, B2,


C, và các chất vi lượng như sắt, mangan, iod dùng ngoài da ở dạng nước và dạng kem. Tác...



<b>Trà thanh nhiệt khơng phải là thuốc!</b>



... bì cho trà thanh nhiệt : Dạng túi lọc và dạng lỏng đóng chai. Thành phần chính



là trà xanh cótác dụng giải nhiệt cho cơ thể, nhưng khơng ít nhãn hiệu đã kê công dụng của loại trà này


nhưmột loại... loại trà thanh nhiệt có tác dụng với bệnh trĩ chảy máu, sốt xuất huyết, táo bón, đặc biệt


là tác dụng tốt cho người có máu nóng hay bị nhức đầu (!). Ngồi ra, cịn có một số loại được gọi là trà...


bụng... Đừng ngộ nhận về tác dụng của trà Dùng trên nhãn mác các loại tràthanh nhiệt, thực phẩm chức


năng đều ghi rõ sản phẩm này khơng phải là thuốc và khơng cótác dụng thay thế những thứ bệnh,...



<b>Nhầm dấm là trà xanh, một trẻ phải nhập viện</b>



...Thấy chai "Trà xanh không độ", bé Nguyên, 2 tuổi tự mở nắp uống, không ngờ mẹ cháu đã dùng chai này


chứa dấm... làm dưa chua bán bánh mì và đã cẩn thận cất trong tủ. Tuy nhiên do nhiều lần được mẹ cho


uống trà xanh, Nguyên đã nhầm đó là loại nước có thể uống được nên hiếu động mở tủ lấy ra và uống.


Theo... thiện dần. Tuy nhiên sáng nay bé vẫn phải ăn uống bằng sữa qua ống thông dạ dày, do dấm đậm


đặc tác động vào thực quản và dạ dày gây chứng nuốt khó, nuốt nghẹn. Gia đình cho biết, chai dấm trên...



<b>Những ai không nên uống trà ?</b>



...Trà (hay chè xanh) là thức uống thông dụng, phổ biến được nhiều người ưa dùng. Trà cịn



có tácdụng ngăn ngừa bệnh cao huyết áp bởi chất theanine và chất polyphenols trong trà có tác dụng...



chứng minh được trong trà xanh và trà đen đều chứa những chất có tác dụng phịng chống suy thối não,


ngăn ngừa bệnh lú lẫn (bệnh Alzheimer). Được biết, khi bạn tiêu thụ một lượng chất đạm và... khoảng 20


phút nếu bạn uống vài cốc nước chè xanh sẽ khiến cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng



hơn. Trà có tác dụng rất tốt đối với cơ thể nhưng có một số người không nên dùng thức uống này Nhiều...


<b>Tác dụng của trà xanh đối với phụ nữ mang thai</b>



<i>Trà xanh là đồ uống được nhiều người u thích. Ngồi chức năng giải nhiệt nó cịn là vị thuốc chữa bệnh </i>


<i>hữu ích. Đối với thai phụ cũng thế. </i>



<b>Tác dụng của trà xanh</b>



Trong lá chè xanh có chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể con người: Chất Phenol ngoài tác dụng làm


chặt ruột, giải độc, sinh nước bọt cịn góp phần làm chậm q trình lão hố. Ngồi ra, hàm lượng Vitamin


trong lá chè cao chính là nguồn bổ sung Vitamin rất tốt cho cơ thể. Chất Flourid có chức năng bảo vệ răng.


Thêm vào đó, các chất trong trà xanh có tác dụng lợi tiểu, giúp máu lưu thơng trong cơ thể được tốt hơn, từ


đó có tác dụng ngăn chặn xơ vữa động mạch - nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch. Do vậy việc uống trà


xanh đều có lợi cho cả sự phát triển của thai phụ và thai nhi.



<b>Tác dụng lớn nhất của trà xanh đối với thai phụ.</b>



Kẽm là nguyên tố vi lượng có tác dụng quan trọng đối với cơ thể thai phụ. Kẽm có trong các loại đồ uống và


thức ăn hàng ngày như trà xanh, bột coca, mè và cải tím...trong đó hàm lượng kẽm trong trà xanh là nhiều


nhất. Vì thế ngồi những tác dụng thơng thường trên, đối với thai phụ việc uống trà xanh mỗi ngày sẽ góp


phần bổ sung lượng kẽm cần thiết cho q trình mang thai.



<b>Uống bao nhiêu là hợp lí?</b>



Mỗi ngày thai phụ uống 2 - 3 tách trà được pha từ 3 - 5g lá chè xanh là phù hợp và thoã mãn nhu cầu kẽm


cho cơ thể. Nghiên cứu y học gần đây cho biết: hàm lượng kẽm trong máu của trẻ sơ sinh do thai phụ uống



trà xanh là khá cao.



<b>Một vài điều nên chú ý</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

đến sự kích thích thần kinh trung ương của thai phụ. Hệ quả là thai phụ có thể bị mất ngủ, nhịp tim đập


nhanh, dễ hưng phấn...Qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.



Đồng thời thai phụ nên uống đúng cách mới có tác dụng với 6 chú ý sau:


- Khơng uống chè xanh q nóng



- Khơng uống chè xanh vào lúc đói


- Khơng uống ngay sau bữa ăn



- Không uống vào buổi tối trước khi đi ngủ


- Không uống nước chè xanh để qua đêm


- Không dùng nước chè xanh để uống thuốc



Như vậy lời khuyên cho các thai phụ là chú ý uống trà xanh với lượng thích hợp. Cũng cần phân biệt giữ trà


xanh và các loại trà khác đã qua chế biến, đóng gói và bảo quản...thai phụ khơng nên uống.



<b>Lá Chè tươi có tác dụng như thế nào trong việc vệ sinh phụ khoa?</b>



<i>Xin chào Bác Sĩ ! Xin Bác Sĩ cho biết lá Chè tươi có tác dụng như thế nào trong việc vệ sinh phụ khoa ? Các</i>


<i>cụ có nói đun nước lá chè tươi để nguội để vệ sinh phụ khoa hàng ngày sẽ tránh đc các bệnh về phụ khoa ?</i>


<i>Như vậy có đúng ko ạ ? (HY) </i>



<b>Trả lời: </b>



Nói đến chè xanh, chúng ta đều vơ cùng quen thuộc, nhưng để hiểu hết về tác dụng phòng và chữa bệnh của


nó thì khơng phải ai cũng biết hết, vì thế trong bài viết này chúng tơi xin cung cấp những thông tin cần thiết



về tác dụng chữa bệnh của lá chè xanh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.



<b>Uống chè xanh chữa bệnh gì?</b>



- Cảm mạo: Dùng 3g lá chè, 1g muối ăn, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, hợp với những người bị


cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.



Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.



- Phong nhiệt, đau đầu: Đau đầu, thậm chí đau như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, nước tiểu vàng,


dùng 6g lá chè, 10g hoa cúc, hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.



- Trúng nắng (cảm nắng): 6g lá chè, 6g đạm trúc diệp, hãm với nước sôi, một lúc sau uống nóng, mỗi ngày


2-3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát thích uống nước, đi tiểu ít, nước tiểu


vàng.



- Đi tả dài ngày: Đi tả lâu chưa khỏi, dùng 6g lá chè, 2 quả ô mai, 15g đường đỏ, hãm với nước sôi đậy kín


nắp sau 15 phút thì uống, mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày.



- Ăn không tiêu: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà đã sao, 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau


uống, có thể hỗ trợ trị bệnh ăn khơng tiêu, đầy, đau bụng, ợ chua, ăn kém.



- Hen suyễn: Những người bị hen suyễn lâu ngày chữa khơng khỏi, có thể dùng 3g mộc nhĩ trắng, 10g hạnh


đào, 30g đường phèn, đổ nước vào đun cho đến khi mộc nhĩ chín nhừ, đổ vào nước chè đã hãm (30g lá chè),


ngày uống một lần, uống liên tục 7-10 ngày.



- Bệnh lao hạch: Lấy 3-5g lá chè xanh, hãm uống một lần, ngày hai lần, uống kiên trì thường xun sẽ có tác


dụng hỗ trợ điều trị.



- Bệnh viêm gan vàng da, vàng mắt cấp tính: Lấy một nắm chè, hãm với nước sơi uống ngày nhiều lần, chè



có tác dụng lợi tiểu, trừ thấp làm cho bệnh vàng da vàng mắt lui dần.



- Bệnh cholesterol trong máu cao: Lấy một nắm chè hãm với nước sôi uống, ngày uống 2-3 lần.


- Bệnh béo phì: 3g lá chè, 10g quyết minh tử hãm uống hoặc đun lên uống.



- Viêm đường tiết niệu: Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, đồng thời tăng cường khả năng miễn


dịch của cơ thể, do đó uống nước chè vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu. Có


thể dùng kết hợp với kim tiền thảo có tác dụng lợi thủy thông niệu, mỗi lần 6g, hãm với nước sơi uống, có


hiệu quả cao.



- Phụ nữ đau bụng kinh: 3g lá chè, 2 miếng gừng, 10g đường đỏ, hãm với nước sôi 5 phút, uống sau bữa ăn.


- Đau bụng, đau răng: 3g lá chè hãm với nước sơi 5 phút sau rót lấy nước rồi đổ vào 3g giấm đã làm lâu, đảo


đều rồi uống, ngày 3 lần.



<b>Lá chè xanh chữa bệnh ngoài da</b>



- Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào


chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết


bỏng mau lên da non.



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào


chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.



- Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để


nguội bôi vào chỗ đau.



- Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc


vào, sáng hơm sau thì bỏ ra.



- Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.



- Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho


nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khơ rồi bơi giấm


vào sẽ thấy hiệu quả.



- Tóc thưa: thường xuyên dùng bàn chải chấm vào nước chè để qua đêm rồi chải lên lơng mày hoặc chỗ tóc


thưa.



- Viêm kết mạc cấp tính: Dùng 5-10g lá chè, sau khi đun sơi thì xơng hơi vào mắt bị viêm, ngày 2-3 lần.


- Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu


viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.



- Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch,


lấy cuộng lá chè to vừa lỗ khuyên tai xuyên thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.



<b>Về thông tin bạn hỏi: </b>

<i><b>Lá Chè tươi có tác dụng như thế nào trong việc vệ sinh phụ khoa?</b></i>



Theo kinh nghiệm dân gian nhiều chị em dùng lá chè xanh nấu lấy nước dùng làm nước vệ sinh hàng ngày,


nhưng cần lưu ý, hiện nay chè xanh cũng hay bị phun thuốc bảo vệ thực vật, khi dùng phải rửa thật sạch nếu


khơng có thể sẽ nhiễm thêm bệnh khác



- Việc dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín, trong đó có dung dịch vệ sinh phụ nữ ngày càng trở nên phổ


biến vì dung dịch này có tác dụng làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công dẫn tới các bệnh viêm nhiễm


vùng kín.



- Hiện nay có rất nhiều loại thuốc vệ sinh phụ nữ (TVSPN) với một số thành phần có tác dụng diệt khuẩn,


chống ngứa, thay đổi mơi trường âm đạo (do pH), chất tạo mùi thơm... như: Cytéal, Lactacyd FH, Betadin,


Carefree, Saforelle, Dạ hương, Gyterbac, dung dịch Natri bicacbonat, dung dịch muối sinh lý... nhưng không


phải thuốc rửa nào cũng dùng được cho tất cả các bệnh.



<i><b>Vệ sinh hàng ngày</b></i>

: Nên dùng những dung dịch vệ sinh có thành phần thảo dược như Dạ hương, Carefree



trà xanh... tạo độ ẩm tự nhiên cho âm đạo.



<i><b>Khi bị nấm ngứa</b></i>

: Khơng nên dùng TVSPN có độ pH dưới 4,5. Nếu bạn đang dùng dung dịch Lactacyd có


độ pH 3,5 hàng ngày thì nên dừng lại. Như đã nói ở phần trên, nếu độ pH của TVSPN thấp hơn độ pH của


âm đạo sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển (hiện trên thị trường sắp có Lactacyd có độ pH phù


hợp với độ pH tự nhiên của âm đạo có thể dùng hàng ngày). Trong trường hợp này bạn có thể dùng dung


dịch Carefree hoặc loại dung dịch có tính pH kiềm hố mơi trường âm đạo như Phytogyno, Bicarso, dung


dịch Natri bicacbonat, Saforelle, Betadin, Cyteal có thành phần chống ngứa.



<i><b>Viêm nhiễm do Trichomonas</b></i>

: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại có tính pH axit hoặc có Metronidazole như


Lactacyd FH, Metrogyl.P, Gynoformine...



<i><b>Sau khi sinh nở</b></i>

: Để nhanh lành vết thương sau khi sinh có thể dùng Betadine hoặc dung dịch Cyteal, Dạ


hương, có tính sát khuẩn, khử mùi, có thành phần thảo dược lành tính.



<i><b>Viêm lt</b></i>

: Ngồi việc dùng thuốc có thể kết hợp sử dụng Betadin để nhanh lành vết thương.



<i><b>Kỳ kinh nguyệt</b></i>

: Thời gian này, cổ tử cung hé mở nên dễ viêm nhiễm đường sinh dục, bạn nên dùng TVSPN


để rửa hàng ngày như Lactacyd FH, Dạ hương... Những dung dịch này sẽ khử mùi khó chịu, tạo cảm giác


khơ ráo.



<i><b>Trước và sau khi quan hệ</b></i>

: Có thể dùng bất cứ loại TVSPN nào để rửa. Dùng TVSPN để rửa ngồi khơng


được thụt vì thuốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng nếu bạn muốn có em bé. Nên vệ sinh cho cả hai


vợ chồng. Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc! (Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)



<b>Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ngô Đồng.</b>



<i>Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nơn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta </i>


<i>dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho </i>


<i>ra máu, khạc ra máu.</i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

đỏ. Hoa có 5 cánh dài 7 - 8mm, màu đỏ tưi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ


mạnh tung hạt đi khắp nơi.



- Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Cây có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn


(gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng


bằng đến miền núi.



- Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nơn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta


dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra


máu, khạc ra máu.



- Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: Nhọt độc, viêm


cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai.



<b>Cách dùng:</b>



- Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bơi lên mặt


da có nhọt, bơi rộng thêm ra phía ngồi, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa


này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được.



- Nếu nhọt đã đến thời kỳ lên mủ thì ngắt 1 - 3 lá rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn,


bó lại. Mỗi ngày 1 lần, làm 3 - 5 ngày rồi tháo mủ.



- Các mũi tiêm khi có nguy cơ bị áp-xe thì cần bơi ngay nhựa cây này lên vùng tiêm, ngày 2 - 3 lần là được.


Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương,


giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng.



- Một số người lấy phần phình của thân cây đã trồng được vài năm đem gọt bỏ vỏ thái mỏng, phơi se rồi sao


vàng, ngâm rượu làm rượu bổ. Tuy nhiên thực tế chưa phân tích hoạt chất nên phơi thận trọng khi dùng




<b>Ngơ đồng - một lồi cây xóa đói giảm nghèo, góp phần tăng thêm thảm thực bì chống xói mòn đất</b>


Hiện nay, hàng loạt quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt nam đang rộ lên phong trào phát triển cây Ngơ


đồng (Jatropha curcas L.) - một lồi cây họ Thầu dầu mà người dân ở nước ta thường gọi là "cây cọc rào",



với mục tiêu sản xuất dầu Diesel sinh học, nhằm thay thế dần nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt



- Thậm chí rất nhiều người cịn xem loài cây này như là "phao cứu sinh" mà thiên nhiên đã ban tặng cho con


người để xóa đói giảm nghèo và ngăn ngừa sự sự ấm lên của trái đất.



Thực ra, cây Ngơ đồng có mặt trên trái đất trước khi có lồi người rất lâu (hóa thạch lồi cây này được phát


hiện ở Mexico có niên đại cách đây khoảng 70 triệu năm) và nó phân bố ở hầu khắp các vùng nhiệt đới vào


cận nhiệt đới, nhưng tới gần đây, người ta mới phát hiện ra tiềm năng sản xuất dầu Diesel thân thiện với môi


trường và nhiều hoạt chất sinh học khác của nó. Sở dĩ hiện nay, hàng loạt quốc gia như: Ấn độ, Trung Quốc,


Thái Lan, Malaixia, Indonexia, Philipin và nhiều nước Châu phi, Mỹ la tinh đang đua nhau phát triển cây


này, ngồi mục đích phục vu nhu cầu năng lượng tại chỗ và xuất khẩu, cịn có phần rất quan trọng là góp


phần tăng thêm thảm thực bì chống xói mịn đất. Đặc biệt, Ngơ đồng là cây lâu năm, có khả năng sinh


trưởng và phát triển được ở các vùng đất nghèo kiệt, nên ngồi vai trị che phủ bảo vệ đất, nó cịn có vai trị


như một loại cây xóa đói giảm nghèo. Mặc dù đã có từ lâu, con người đã sản xuất được dầu Diesel sinh học


từ hạt cải dầu, hạt hướng dương, dầu cọ... nhưng nhiều tập đoàn kinh tế, cũng như nhiều quốc gia vẫn quan


tâm tới việc đầu tư cho người dân trồng và phát triển Ngô đồng, bởi dầu Diesel lấy từ loại cây này khơng chỉ


có giá thành rẻ, mà chất lượng lại tương đương với dầu Diesel hóa thạch truyền thống. Điều quan trọng hơn


là trong thành phần chủ yếu của loại dầu này là các a xít béo: Oleic (41-48%), Linoleic (34-44%), Palmetic


(10-13%)Stearic (2-3%) và khi đốt cháy khơng tạo ra lưu huỳnh. Nó là loại dầu sạch và thân thiện với mơi


trường.



- Theo tính tốn của các chuyên gia: sau 3 năm trồng cây Ngô đồng trên vùng đất nghèo kiệt thì năng suất


trung bình cũng có thể đạt trên 5 tấn hạt /1ha (năm đầu chỉ đạt 0,5 tấn, những năm tiếp theo sẽ tăng dần ) và


chăm sóc tốt có thể đạt hơn 10 tấn. Với tỷ lệ dầu có trong hạt từ 31-37% và căn cứ vào giá bán hiện nay trên


thị trường là 700 USD/ tấn thì thu nhập của người nông dân trồng loại cây này không phải là nhỏ. Ngồi ra,



một lượng lớn bã khơ sau khi ép lấy dầu có thể khử độc tố (chủ yếu là Curcin ) dùng làm thức ăn chăn ni


gia súc. Đó là câu chuyện của ngày mai, còn ngay bây giờ dùng loại bã này làm phân bón cho cây trồng rất


tốt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

đầu tư phát triển cây Ngơ đồng với diên tích rất lớn. Trong đó có họ yêu cầu phải cam kết: tuyệt đối không


được bán dầu Diesel lấy từ loại cây này cho các đối tác khác. Ngoài 1 ha trồng tại vườn thực nghiệm của


trường tại Chương Mỹ (Hà Tây) đã cho thu hoạch quả lứa đầu, hiện nay, trường Đại học Thành Tây đã hợp


tác với Công ty Núi Đầu (Lạng Sơn) trồng 120 ha cây Ngô đồng tại các xã: Hữu Kiên,(Chi Lăng), Tân Lập,


Chiêu Vũ (Bắc Sơn) và Thụy Hùng (Văn Lãng); Công ty Minh Sơn - Hà Nội trồng 30 ha tại Nà Sản (tỉnh


Sơn La). Mặc dù thời gian thực nghiệm chưa nhiều, nhưng cây Ngơ đồng (kể cả giống có nguồn gốc bản địa


của Việt Nam và giống Ưu tuyển số 2 của Trung Quốc đều phát triển tốt ở các vùng đồi núi. Chúng có khả


năng chịu rét tương đối tốt (chỉ có một số ít bị chết trong đợt rét hại vừa qua) và cho quả ngay từ vụ đầu, với


năng suất khá cao.



- Tuy vậy,Tiến sỹ Phạm Văn Tuấn cũng cho rằng: cần phải đầu tư nghiên cứu và triển khai từng bước để


phát triển vững chắc loại cây này. Nếu chúng ta vội vã và khơng có lộ trình cụ thể, mà phát triển ồ ạt thì theo


kiểu phong trào, thì khơng chỉ nơng dân nghèo chịu thiệt hại và mất lịng tin, mà môi trường sinh thái của


các vùng đất nghèo kiệt cũng sẽ bị tổn thương, khó khắc phục./.



<b>Đinh lăng - Cây thuốc tăng lực</b>



<i>Cây đinh lăng thường được trồng ở các đình chùa, trước sân nhà làm cảnh bởi lẽ có dáng cây, kiểu lá đẹp </i>


<i>xum xuê và quanh năm xanh tốt. Ngày xưa, nhân dân thường lấy lá non của cây đinh lăng để ăn gỏi cá nên </i>


<i>cịn gọi là cây gỏi cá.</i>



Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L...) Harms, cùng họ với cây nhân sâm (sâm Triều Tiên)


nổi tiếng (họ Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn khơng


có gai và phân nhánh nhiều. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có


răng cưa khơng đều. Vị ra lá có mùi thơm. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại.


Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn



và mảnh, bầu dưới có 2 ơ có rìa trắng nhạt. Quả dẹt màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại.


Khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú ý đến tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể


của nhiều cây cùng họ với cây nhân sâm. Một số cây trong họ này cho những vị thuốc bổ nổi tiếng và được


dùng từ lâu đời trong nhân dân ta như nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất... Đinh lăng cũng có tác dụng bổ như


nhiều cây họ hàng với nó. Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đơ vật


hay vị lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.



Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta thường đào lấy rễ


cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đơng vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ mềm hơn. Rễ đào về đem


rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khơ. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ


ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.



Những năm trước đây các nhà khoa học nước ta (Viện Y học qn sự) cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu


dùng đinh lăng làm thuốc tăng lực, tăng khả năng lao động cho người có kết quả tốt. Làm thuốc bổ gây ăn


ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi mổ, ốm nặng.



Đinh lăng dùng khá an tồn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc


bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc rượu thuốc.



Ngồi ra một số nghiên cứu cịn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác dụng của thuốc


chống sốt rét. Trong nhân dân có nơi cịn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ.


Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương. Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi


cá nói trên với mấy cây tương tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ... tác dụng tăng lực yếu, không bổ.



<b>BS. Vũ Nguyên Khiết</b>


<b>ĐINH LĂNG, CÂY CẢNH VÀ VỊ THUỐC</b>



<i><b>Lương y VÕ HÀ</b></i>


<i>Không chỉ là cây cảnh thơng dụng, cây rau được ưa dùng, đinh lăng cịn là một vị thuốc nam có tính năng </i>


<i>chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể</i>

<i><b>.</b></i>




<b>Mô tả: Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ Ngũ gia </b>


bì (Araliaceae). Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao 0,8-1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc


chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lơng chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc


thành tán. Quả dẹt, dài 3-4mm, dày khoảng 1mm. Láđinh lăng phơi khơ, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân


gian gọi nôm na là mùi "thuốc bắc". Lá tươi khơng có mùi thơm này.



<b>Dược tính và cơng dụng</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thơng huyết mạch, bồi bổ khí


huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung,


ngồi tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm.


Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:



Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này diễn


ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.



Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.


Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.



Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.



Nhìn chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng


của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợpđều tốt hơn.



<b>Một vài đơn thuốc có sử dụng Đinh lăng</b>


<i><b>Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng</b></i>



Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sơi có sẵn ở "phích"). Cho tất


cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để



uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi


thuận tiện vì khơng phải dự trữ, khơng tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng


vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.



<i><b>Chữa tắc tia sữa</b></i>



Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi


thuốc cịn nóng.



<i><b>Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng</b></i>



Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.


Ho suyễn lâu năm



Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cảđều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng


khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc cịn nóng.



<i><b>Phong thấp, thấp khớp</b></i>



Rễ đinh lăng 12g; Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 08g; Vỏ quít, quế chi 04g


(Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống).



Đổ 600ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc cịn nóng.


<b>Cơng dụng kỳ diệu của khoai tây</b>



<i>Khơng chỉ dùng để chế biến những món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, khoai tây cịn rất nhiều cơng dụng đáng </i>


<i>ngạc nhiên...</i>



<b>1. Tác dụng giảm béo</b>




Thường xuyên ăn khoai tây sẽ giúp bạn quên đi nỗi lo về lượng mỡ tích tụ trong cơ thể, bởi khoai tây chỉ


chứa 0,1% chất béo, là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp nhất. Với những người ăn


kiêng để giảm cân, khoai tây sẽ là lựa chọn hàng đầu.



Ngoài ra, theo nghiên cứu, khoai tây giúp da thêm láng mịn và khỏe mạnh.


<b>2. Giảm stress, nâng cao tinh thần</b>



Cuộc sống bận rộn khiến bạn cảm giác ức chế, căng thẳng thần kinh, dễ nóng giận vơ cớ và mất bình tĩnh,


ln có tâm trạng bất an, lo lắng.



Sở dĩ “mắc” phải những hiện tượng trên là do cơ thể thiếu vitamin A và C, hoặc nạp quá nhiều thực phẩm


chứa nhiều thành phần axit. Khoai tây lại là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C, do đó,


nó giúp giảm stress và nâng cao tinh thần. Khi rơi vào những trạng thái tâm lý như trên, bạn đừng qn dành


thời gian chế biến những món u thích từ khoai tây nhé.



<b>3. Là “quý nhân” của làn da</b>



Khoai tây có thể làm da thêm mịn màng, hạn chế sự hình thành các vết thâm nám do ảnh hưởng của tia cực


tím.



Dùng nước ép khoai tây để rửa mặt có thể làm sạch mụn. Bởi nó tạo ra một lớp màng bảo vệ da khỏi những


tác nhân gây hại từ môi trường, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bít lỗ chân lơng, một trong những


nguyên nhân gây mụn trứng cá.



Khi mắt bị thâm quầng hoặc vùng da quanh mắt xuất hiện các vết thâm, tàn nhang, có thể đắp mặt nạ khoai


tây. Cắt khoai tây thành từng lát mỏng, đắp lên mặt khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.



<b>4. Cải thiện trí nhớ, làm chậm q trình lão hóa</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>Tác Dụng Của Khoai Tây </b>




<i>Khoai tây không những là một loại thực phẩm tốt, mà cịn có rất nhiều các tác dụng khác nhau. Hãy tìm</i>


<i>hiểu để biết thêm những cơng dụng của khoai tây với một số mẹo nhỏ trong gia đình.</i>



<b>Chữa vết bỏng</b>



Khi bị bỏng, bạn hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên vùng da bị tổn thương, để yên một lúc lâu và nên nhớ


là trước khi đắp, không được rửa vết bỏng.



<b>Lau đồ kính</b>



Những kính tủ, cửa kính… thường hay bị mờ, bẩn vì hơi ẩm nước, hoặc bụi bặm… Ta hãy lấy củ khoai tây


lau lên mặt kính rồi lấy báo lau lại thật sạch, mặt kính sẽ sáng đẹp và rõ nét.



<b>Chữa phù mặt</b>



Người bị bệnh gan, mặt hay bị phù lên, gây đau đớn khó chịu. Trong khi chờ đi bác sĩ, người nhà có thể


chữa tạm thời bằng cách lấy khoai tây giã nhỏ, gói trong miếng vải màn, đắp lên mặt trong 30 phút sẽ thấy


dễ chịu ngay.



<b>Lau sạch tranh sơn mài</b>



Khoai tây gọt bỏ vỏ, cắt theo chiều dọc để cho nhiều nhựa, thoa nhẹ và đều lên bức tranh, sau đó lấy giẻ


mềm dấp ướt, lau lại sạch và để khơ, bức tranh sẽ sáng bóng như mới.



<b>Làm mềm những đôi giày cũ</b>



Những đôi giày để lâu không sử dụng sẽ bị khô cứng. Muốn làm cho da giầy mềm lại, bạn hãy cắt củ khoai


tây ra làm đôi, cầm nửa củ chà mạnh lên bề mặt da, nó sẽ mềm lại. Sau đó, để khơ rồi đánh bóng bằng xi


đánh giày.




<b>Lau đồ vật bằng kim loại</b>



Các đồ dùng bằng kim loại để lâu ngày cũng bị cũ, và có thể bị han gỉ. Muốn đánh bóng chúng lại như mới,


hãy lấy nửa củ khoai tây chùi mạnh lên món đồ, sau đó dùng giẻ mềm đánh bóng lại.



<b>Làm cho mỡ khơng bị cháy đen</b>



Mỡ chiên bánh, chiên chả, nem… thường bị cháy đen. Ðể tránh điều đó, hãy cắt nhỏ một nhúm khoai tây


cho vào chảo mỡ, đảm bảo mỡ sẽ trong veo.



<b>Giảm sưng tấy khi tiêm</b>



Các vết tiêm, nhất là tiêm phòng cho trẻ rất dễ bị sưng tấy khiến bé đau và khó chịu. Vì vậy, sau khi tiêm,


bạn nên đắp một lát khoai tây lên vết tiêm ấy để tránh cho trẻ nguy cơ trên.



<b>Dùng khoai tây chữa mụn trứng cá</b>



<i>Khơng chỉ ngon miệng, khoai tây cịn giúp "sửa chữa" các tổn thương trên da như viêm nhiễm, mụn trứng cá, </i>


<i>vết trũng khóe mắt...</i>



<i>Khơng chỉ ngon miệng, khoai tây cịn giúp “sửa chữa“ các tổn thương trên da</i>



Ngồi chất đạm, tinh bột và cellulose, khoai tây còn giàu canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, vitamin B1 và B2.


Hoa khoai tây còn giúp chữa bệnh tăng huyết áp và là nguyên liệu để chiết xuất rutin, chất làm bền thành


mạch.



- Khoai tây cịn có cơng dụng gìn giữ sắc đẹp. Sau đây là một vài công thức dễ thực hiện và có hiệu quả cao:


Dùng gạc tẩm bột khoai tây tươi đắp lên mặt 1-2 giờ, có tác dụng làm tan biến các mụn trứng cá. Có thể kết


hợp dùng khoai tây tươi thái lát mỏng xoa nhẹ nhiều lần lên da, cổ và mặt.




- Lấy củ khoai tây gọt sạch vỏ, mài thành bột và ép lấy nước. Dùng nước ép khoai tây xoa lên da mặt hoặc


tẩm bông thấm đắp lên mặt, lên các vết thương trên da. Cách làm này có tác dụng chống viêm, xóa tan các


nốt sần, làm nhanh lành các vết bỏng, tiêu tan các vết trũng ở khóe mắt.



- Dùng nước ép củ khoai tây hịa lẫn với bột mì, phết lên gạc mềm và đắp lên mặt 15-20 phút. Cách này cũng


có tác dụng như trên.



- Củ khoai tây tươi gọt vỏ, xát thành bột và phết đều thành một lớp mỏng giữa hai lớp gạc mềm, đắp lên mặt


15 - 20 phút, sau đó rửa qua bằng nước ấm. Cách này giúp da căng, mịn, giảm nếp nhăn.



<b>Những tác dụng tuyệt vời của khoai tây</b>



<i>Những củ khoai tây tròn tròn, xinh xắn thường được chế biến thành món ăn hấp dẫn. Mời bạn tìm hiểu về </i>


<i>loại thực phẩm bổ dưỡng này.</i>



Đĩa khoai tây rán vàng ươm, nóng hổi là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, khi nhắc đến loại


thực phẩm này, nhiều người thường lắc đầu vì sợ béo. Thực hư thế nào?



<b>Thành phần dinh dưỡng</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

kali hơn chuối và cung cấp nhiều sắt hơn các loại rau củ khác. Khoai tây còn giàu chất xơ, vitamin B6 và


khoáng chất như đồng, mangan...



Đặc biệt, loại củ này hồn tồn khơng có cholesterol. Ngồi ra, khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả


năng chống, ơxy hóa như carotene, flavonoid... Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu Thực phẩm ở Anh đã


xác định được một hợp chất có khả năng làm giảm áp lực máu có tên là kukoamine trong khoai tây.



Với thành phần dinh dưỡng "ngồn ngộn" đó, khoai tây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Chúng làm tăng


sức đề kháng của cơ thể, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư và rất tốt cho da.




<b>Khoai tây gây bệnh?</b>



- Với rất nhiều giá trị dinh dưỡng kể trên, "người bạn tốt" này vẫn thường xuyên bị mang tiếng xấu: khoai


tây gây béo phì, gây bệnh tiểu đường...



- Khoai tây rán hay các loại khoai tây đóng hộp có chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa



- Thật ra, "tiếng xấu" đó bắt nguồn từ con người. Chúng ta thường làm món khoai tây rán hay bánh khoai tây


trộn bơ, kem, pho mát, mứt, đường... Cách chế biến này đã biến món khoai tây "đại bổ" trở thành kẻ "đồng


loã" của các bệnh về tim mạch. Khoai tây rán hay các loại khoai tây đóng hộp có chứa rất nhiều chất béo


chuyển hóa. Chỉ cần loại bỏ các nguyên liệu "xấu" trên, đây sẽ là món ăn cực kì tốt cho sức khỏe.



Ngồi ra, khoai tây chứa khá nhiều hidrat-cacbon nên người béo phì hoặc bị đái tháo đường cần hạn chế


dùng chúng. Các nhà khoa học cho biết, khi được tiêu thụ ở mức bình thường, hidrat- cacbon khơng hề gây


tăng cân và béo phì, đái tháo đường hay tim mạch.



<b>Lựa chọn thế nào?</b>



Khoai tây ngon có củ chắc, đều mặt và lớp vỏ lụa bên ngoài nhẵn mịn. Nếu chúng có mầm hoặc chuyển sang


màu xanh xám, đỏ là dấu hiệu cho thấy khoai tây có độc tố. Khi ấy, không chỉ mùi vị của chúng bị biến đổi


mà cịn có thể gây ra tình trạng suy giảm đường hô hấp, đau đầu, tiêu chảy cho người sử dụng. Có một số


nơi bán khoai tây đã được gọt sạch vỏ.



Điều này hồn tồn khơng nên vì lớp áo bảo vệ bên ngoài bị mất đi, khoai tây càng dễ bị vi khuẩn tấn cơng


hơn. Vỏ ngồi của khoai tây là nơi tập trung phần lớn chất xơ, rất nhiều chất dinh dưỡng khác cũng phân bố


ở gần vỏ. Chính vì vậy, nếu muốn tận dụng cả giá trị dinh dưỡng của chúng, tăng khả năng hỗ trợ đường ruột


của chất xơ, hãy dùng cả củ. Tuy nhiên, bạn nhớ vệ sinh thật kĩ trước khi chế biến.



<b>Tính năng tuyệt vời của khoai tây</b>




<i>Củ khoai tây ngày nay đã trở thành một loại thực phẩm thiết yếu cho con người. Công dụng của khoai tây </i>


<i>đã được phát huy hết tác dụng, nó khơng chỉ dùng làm thực phẩm để chế biến các món ăn ngon miệng mà </i>


<i>còn được dùng để chữa bệnh và làm đẹp.</i>



<b>Một chút lịch sử</b>



Khoai tây là một loại củ do người Pháp mang tới nước ta, nhưng nguồn gốc là từ Nam Mỹ "nhập tịch" châu


Âu từ thế kỷ 15. Lúc đầu, chưa phát hiện ra giá trị đích thực của nó, người ta trồng khoai tây ở những vườn


trong cung đình Tây Ban Nha để thưởng thức... hoa khoai tây màu tím khiêm nhường như một lồi hoa cực


kỳ quí hiếm.



Mãi sau, nếm thử củ thấy ngon, lại chẳng gây ra một vụ... chết người nào, nó mới được đem trồng rộng rãi.


Ai ngờ, nó trở thành một loại cây "chống đói" hết sức hiệu quả, lại chế biến thành bao nhiêu món ăn ngon


cho ngày nay.



Khoai tây trở thành loại cây lương thực chủ lực, đứng đầu trong các loại củ trên toàn thế giới và đứng thứ 5


trong số các cây lương thực nói chung (chỉ sau lúa mì, gạo, ngơ, đậu tương). Với sản lượng 322 triệu tấn vào


năm 2005, khoai tây hiện được trình diện hàng ngày trong những bữa ăn của người phương Tây. Cái hình


ảnh "khoai tây hầm thịt bò" với người phương Tây là một câu để chỉ sự no đủ.



<b>Món ăn giàu dinh dưỡng</b>



Lúc mới nhập vào nước ta, người ta gọi khoai tây theo kiểu người Tàu là khoai nhạc ngựa, được kể trong


một bài tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân. Có lẽ, do hình dạng trịn vo và kích thước vừa bằng cái nhạc đeo


trước cổ của những con ngựa nhà quyền quý.



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

kiểu. Dưới bàn tay tài hoa, thiên biến vạn hóa của bà nội trợ, khoai tây biến thành hàng trăm món ăn đặc sắc


ngon miệng và có lợi cho sức khỏe của con người. Trong một thống kê, người châu Âu có gần một nghìn


món ăn chế biến từ khoai tây.




- Những túi khoai tây chiên giịn Pringles là món ăn khối khẩu chẳng phải chỉ các cô nữ sinh hay ăn vặt mà


còn của nhiều người khi ngồi trước ti vi xem các tiết múc văn nghệ trong khơng khí gia đình ấm áp. Những


lát khoai tây mặn, tẩm gia vị được các đấng mày râu nhâm nhi với cốc bia sau giờ làm việc mệt nhọc.


Việc sử dụng khoai tây làm thực phẩm cịn được khuyến khích hơn nữa khi một số nhà khoa học của Viện


thực phẩm Anh mới đây phát hiện, trong khoai tây những hợp chất sinh học, có tên chung là cucoamin


(trước đây đã thấy trong một số cây thuốc của Trung Quốc) có tác dụng làm giảm huyết áp nếu ăn thường


xuyên và chữa bệnh "ngủ" ở châu Phi.



- Khoai tây xay thành bột là ngun liệu chính của cơng nghiệp bánh kẹo, lượng tiêu thụ không hề nhỏ chút


nào. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên: khoai tây vừa ngon, vừa bổ. Người ăn đã nhiều, nhưng gia súc ăn cũng


lắm. Khoai tây dùng trong chăn nuôi- cứ 5,6kg khoai có thể biến thành một cân thịt lợn, thịt bị. Đó là


phương pháp "cổ truyền" biến bột thành đạm, tìm sự cân đối dinh dưỡng cho nhu cầu số một của con người


là ăn.



<b>Khoai tây cịn gì nữa?</b>



Còn, còn rất nhiều. Một lượng khoai tây dùng để lên men thành cồn. Cồn để pha rượu các loại, ai cũng biết.


Nhưng có lẽ chẳng mấy người hay rằng: cồn từ khoai tây ngày càng được dùng nhiều làm nguyên liệu sinh


học, pha với xăng hoặc thay xăng chạy xe.



Thời chiến tranh thế giới, nhu cầu cao su thiên nhiên từ các nước nhiệt đới bị cắt đứt. Để đảm bảo nhu cầu


chiến tranh, nhà bác học Nga Lêbêđép đã làm cao su nhân tạo từ khoai đấy!



Và hơn ai hết, các quý bà hiểu được sự cần thiết của khoai tây trong việc làm đẹp cho mình. Hàng chục cách


sử dụng khoai tây làm mỹ phẩm. Ví dụ khoai tây luộc, bóc vỏ, nghiền mịn, thêm ít sữa, rồi lịng đỏ trứng gà,


có thể thêm chút mật ong nữa, đắp lên mặt làm mặt nạ dưỡng da... khiến da mịn, tươi mát, xóa nếp nhăn và


căng như da thiếu nữ. Bạn thử mở những cuốn sách nói về mỹ phẩm thiên nhiên mà xem. Bạn sẽ thấy một số


trang khá dày dành một sự ưu ái đặc biệt cho củ khoai tây rất bình dân kia.




Đơng y nhìn nhận khoai tây như một loại... cây thuốc. Chẳng hạn sách Đông y viết: "Củ khoai tây vị ngọt,


tính bình, có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, tiêu viêm. Dùng chữa bệnh đau bụng, khó tiêu, viêm loét dạ dày, viêm


tuyến nước bọt, say nắng, sốt... Liều dùng hàng ngày 10-50g hoặc hơn. Hoa khoai tây chữa bệnh tăng huyết


áp, và là nguyên liệu chiết rutin để chữa bệnh. Không dùng quả và mầm củ khoai tây vì có độc". Sau đó, các


cụ đưa ra những bài thuốc rất cụ thể trị những chứng bệnh nói trên.



Cứ tạm đồng ý thế với các cụ. Còn Tây y? Rõ ràng là các bác sĩ viện bỏng Việt Nam thường dùng vỏ khoai


tây đắp lên các chỗ bị bỏng, tạm thay da, làm vết thương mau lành. Trong các nhà máy dược phẩm, khoai


tây dùng làm nguyên liệu chiết một dược chất là solanin, là thành phần của cả loại thuốc giảm đau, chữa đau


bụng, đau gan, đau nhức xương khớp, dị ứng, chống hen, viêm phế quản, động kinh.



Thật ra thì có các ứng dụng khác nữa, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ vẽ nên bộ mặt rất đa dạng và đa


dụng của khoai tây rồi.



<b>Tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe</b>


<b>Khoai tây có thể loại trừ độc tố</b>



Là loại củ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoai tây có tác dụng chống lão hóa một cách hiệu quả. Trong


khoai tây có chứa rất nhiều vitamin B1, B2, B6. Ngoài ra, những nguyên tố vi lượng, protein và hàm lượng


tinh bột trong khoai tây cịn có tác dụng loại trừ độc tố trong cơ thể. Thường xuyên ăn khoai tây sẽ giúp cho


cơ thể khỏe mạnh, ngăn chặn quá trình lão hóa.



<b>Khoai tây có tác dụng giảm cân</b>



- Nhiều người cho rằng, ăn khoai tây sẽ khiến tăng cân, tuy nhiên nếu biết ăn khoai tây đúng cách, bạn sẽ


không những bị béo mà cịn có thể giảm cân một cách hiệu quả. Mỗi ngày ăn khoai tây, bạn có thể ngăn sự


tích mỡ trong cơ thể, giúp thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tiêu mỡ.



- Tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe vô cùng kỳ diệu. Người gầy ăn khoai tây sẽ có thể béo lên. Tuy


nhiên, những người có thân hình hơi mập ăn khoai tây lại có thể giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, ăn khoai tây sẽ



giúp bạn có được một làn da láng mịn, bóng mượt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>Khoai tây là "mỹ phẩm" làm đẹp từ thiên nhiên</b>



- Khoai tây có tác dụng bảo vệ làn da rất tốt, giúp làm trắng và bảo vệ da bạn khỏi tác hại của tia cực tím.


- Dùng nước ép khoai tây tươi rửa mặt có thể làm sạch da và giảm mụn. Nước ép khoai tây có tác dụng tạo ra


một lớp màng bảo vệ làn da khỏi những tác nhân có hại trong mơi trường, đem lại cho bạn làn da sáng đẹp tự


nhiên.



- Khi mắt bị mỏi, bạn có thể cắt khoai tây thành từng lát và đắp lên mắt để thư giãn trong vài phút. Sau đó rửa


sạch, khoai tây giúp loại trừ các vết thâm và giúp mắt bớt mỏi.



<b>Thường xuyên ăn khoai tây sẽ giúp bạn có tính cách "ơn hịa"</b>



- Trong khoai tây có chứa nhiều vitamin C. Cuộc sống hiện đại với công việc bận rộn đôi khi khiến bạn cảm


thấy bị ức chế, dễ nổi nóng và mất bình tĩnh, ln có tâm trạng bất an và khơng hài lịng với những thứ quanh


mình. Khoai tây có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.



- Ăn khoai tây mỗi ngày sẽ giúp bạn điều tiết tinh thần và lấy lại cảm giác cân bằng. Có nhiều người vì q bận


rộn nên thường khơng có thời gian nghỉ ngơi, chính vì vậy mà đến một lúc nào đó họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể


oải với chính cơng việc mà họ u thích. Khoai tây sẽ giúp bạn bổ sung vitamin A và C để tăng hoocmon "yêu


đời", giúp bạn phấn chấn hơn.



<b>Khoai tây giúp cải thiện sức khỏe cho những người có thể chất yếu</b>



Khoai tây còn giúp lợi tiểu, giúp hệ thần kinh được thư giãn, trị chứng đau mỏi mắt. Sở dĩ như vậy vì trong


khoai tây có ngun tố cali, chất này giúp cơ bắp được thư giãn và khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, trong khoai tây có


chứa nhiều protein và vitamin nhóm B có thể nâng cao thể chất, cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, muốn đạt được


hiệu quả trên bạn phải duy trì chế độ ăn khoai tây trong một thời gian mới mang lại kết quả như mong muốn.


<b>Những điều chú ý khi ăn khoai tây</b>




- Khơng nên ăn khoai tây cả vỏ vì trong vỏ khoai tây có chứa những chất khơng có lợi cho sức khỏe.



- Khoai tây để một thời gian dài thì khơng nên ăn. Vì lúc này, những chất dinh dưỡng trong khoai đã bị mất hết


- Nên chọn mua khoai có vỏ màu sáng và chưa mọc mầm.



<b>Cơng dụng chữa bệnh của khế</b>



<i>Quả khế không những dùng làm gia vị chế biến nên những món ăn ngon, mà khế cịn có tác dụng chữa bệnh.</i>


<i>Nếu bị cảm cúm bạn hãy nướng 2-3 quả khế chua, vắt lấy nước uống. Phương pháp này vừa đơn giản lại </i>


<i>hiệu quả.</i>



- Hoa khế sẽ rất công dụng nếu bạn đang bị những cơn ho khan, ho có đờm. Hãy lấy hoa khế đã phơi héo,


tẩm nước gừng (nước gừng đặc sẽ tốt hơn) đem sao lên. Pha hoa khế đã sao với nước nóng (như cách pha


trà) và uống.



- Lá khế tươi cũng không kém công dụng so với quả và hoa khế. Nếu bạn bị nổi mề đay nhớ lấy lá khế tươi


rang héo xát lên vùng bị ngứa nhiều, mề đay sẽ lặn dần và bạn sẽ khơng cịn ngứa nữa.



- Vỏ cây khế sẽ rất cơng dụng khi trẻ em bị lên sởi. Bạn hãy dùng vỏ cây khế, bỏ lớp sần bên ngồi sau đó


rửa sạch và sắc lên lấy nước cho trẻ uống, một vài lần trẻ sẽ đỡ ngay.



<b>Tác dụng giải độc của quả khế</b>



<i>Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, khơng độc, tác dụng khử phong, thanh </i>


<i>nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương.</i>



Khế thường được dùng chữa cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, đi tiểu ít, nhiệt độc, vết thương chảy máu.


Ngày dùng 40 - 80g tươi, ăn sống như rau hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Hoa khế có vị ngọt, tính bình, tác


dụng giải độc tiêu viêm. Thường dùng chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, kiết lỵ, trẻ em bị kinh giản.




Người ta thường dùng hoa khế tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi sao thơm, sắc uống để chữa ho đờm.


Ngày dùng 4 - 12g. Vỏ thân và lá khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.



- Chữa nước ăn chân, lở loét, đau nhức: Lấy 1-2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau


- Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml


nước, sắc cịn 300ml, uống lúc cịn ấm nóng. Ở ngồi, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.


- Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: Khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu


trắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần uống vào lúc không no không đói q.



- Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít, cảm nắng: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn


300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 - 40g, hai thứ rửa thật


sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.



- Chữa viêm họng cấp: Lá khế tươi 80 - 100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 - 3 lần để ngậm


và nuốt dần.



</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Tác dụng chữa bệnh của cây khế</b>



<i>Cây khế được trồng để lấy quả. Quả khế vị chua, ngọt, tính mát có tác dụng chống viêm lợi phế, nhuận </i>


<i>tràng, cải thiện tiêu hóa. Các bộ phận của cây được sử dụng để làm thuốc:</i>



<b>Lá khế: Tác dụng chống dị ứng, chồng ngứa. Lá khế nầu nước tắm trừ rơm sẩy, trừ mề đay và một số bệnh </b>


ngồi da khác.



<b>Rễ cây khế: Dùng rễ thái mỏng sao vàng sắc uống có tác dụng giảm đau nhức, hoạt huyết thơng kinh lạc. Có</b>


thể dùng riêng hoặc phối hợp với cỏ xước, xấu hổ, bưởi bung để điều trị phong thấp nhức mỏi.



<b>Quả khế: Chọn quả khế đẹp không bị giập nát, thái khế thành những miếng mỏng, đem trộn với đường, </b>


đượng vào cốc thủy tinh. Sau 2 giờ đồng hồ lấy nước uống dần từng ít một.Tác dụng: Giảm ho, thơng khí, hạ



khí, tiêu đờm, chống viêm. Có những trường hợp ho khan mất tiếng cho dùng phương pháp này đã đạt kết


quả rất khả quan.



<b>Hoa khế cũng là vị thuốc chữa mề đay và jona rất hiệu quả: hoa kế (khô) 16g, kinh giới 16g, hạ thảo khơ </b>


12g, nam hồng bá 12g, ngân hoa 10g, cam thảo 10g, chi tử 10g, đinh năng 20g, sắc uống ngày 1 thang



<b>Thuốc trong vườn nhà</b>


<b>Dinh dưỡng cho người mất ngủ</b>



Mất ngủ là chứng bệnh gây suy giảm sức khỏe cho nhiều người. Mất ngủ có nhiều dạng: khó đi vào giấc


ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ... Ngồi việc


có thể dùng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một


vai trị quan trọng...



<b>Hoa nhài - thuốc giải nhiệt </b>



Hoa nhài còn gọi là hoa lài, nhài đơn, mạt lợi, tên khoa học của cây nhài là Jasminum Sambac Ait, thuộc họ


nhài (Oleaceae). Cây nhài có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hiện nhài được trồng khắp nơi để dùng hoa ướp chè....


<b>Óc heo cải thiện trí nhớ </b>



Dân gian có câu: “Ăn gì bổ nấy”, óc heo là món ăn phổ biến được thừa nhận rằng, có thể bổ sung dinh


dưỡng cho não người khi phải làm việc quá tải....



<b>Cây sen chữa nhiều bệnh</b>



Cuống có lá trịn, có gai nhỏ phiến hình lọng to. Hoa to, nhiều phiến hoa trắng hay hồng, đế hoa hình chuỳ


(gương), lật ngược, tâm bì ở trong lỗ. Bế quả (hạt) đen, mầm (tâm sen) có màu lục đậm. Ở miền Bắc, sen chỉ


ra hoa,...



<b>10 cơng dụng ngạc nhiên của mít</b>




Mít là loại trái cây thường được trồng ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực Đơng Nam Á. Ngồi hương vị


thơm ngon, mít có chứa những nguồn dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, C, canxi, kali, sắt, thiamin,


ribflavin, niacin, magie và nhiều dinh đưỡng khác. Vậy những chất này có tác dụng như thế nào đến sức khỏe?


<b>10 lợi ích khi ăn dưa hấu</b>

<b> </b>



Chất chống oxi hóa trong dưa hấu giúp làm giảm sự nghiêm trọng của bệnh hen suyễn. Một nghiên cứu ở


Mỹ cho thấy, những người ăn dưa hấu cảm thấy bệnh tình giảm đáng kể so với những người khơng ăn.


Ngồi ra, chất chống oxi hóa cịn giúp làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, đau tim,



<b>Giá đỗ - Vị thuốc tuyệt hảo</b>



Giá đỗ thuộc nhóm rau mầm làm từ các loại đỗ: Đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương, đỗ đen, lạc (đậu phộng). Giá của


loại đỗ nào sẽ mang phần bản chất của loại đỗ sinh ra nó. Nói chung giá đỗ bổ hơn hạt đỗ về cả chất lượng


và đó là một trong những điều kỳ diệu của giá....



<b>Rau dấp cá chữa nhiều bệnh</b>



Rau dấp cá có tên khoa học là Houttuynia Cordata Thumb, trong dân gian cịn có tên dấp cá, ngư tinh thảo,


rau vẹn, tập thái. Là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ


mọc ở các đốt, thân mọc đứng, có lơng hoặc ít lơng....



<b>Cải xoong - rau ngon, dược thiện</b>

<b> </b>



Cải xoong (Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum) là một loại thực vật thủy sinh hoặc bán


thủy sinh, sống lâu năm và lớn nhanh. Chúng có nguồn gốc từ Châu Âu, Trung Á và là một trong số những


loại rau ăn được con người dùng từ rất lâu....



<b>Cây dâm bụt điều kinh, chữa mộng tinh</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>Khế - Vị thuốc trừ phong độc</b>



- Theo Averrhoes, khế dùng chữa bệnh ngứa, chữa viêm họng, ho, viêm tuyến nước bọt, đau khớp, phù


thũng, làm ra mồ hôi, làm tiêu tan sự bải hoải rã rời...



- Theo Đông y, quả khế vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ơn có tác dụng sinh tân dịch giải khát,


lợi tiểu, trị phong nhiệt giải độc. Các bộ phận khác cũng được dùng chữa nhiều bệnh, nhất là khi bị dị ứng


gây nổi mẩn ngoài da do nhiều nguyên nhân.



- Chữa dị ứng do tiếp xúc với sơn ta (lở sơn). Dùng quả khế thái miếng hoặc lá đem vò để đắp xát trực tiếp


lên da tổn thương. Lá khế tươi giã lấy nước cốt uống.



Rửa vết thương lở loét: Nấu nước quả khế rửa.



- Chữa nước ăn chân: Quả khế chín lùi trong tro nóng áp lên chỗ tổn thương.


- Chữa bí đái: Lấy một quả khế, một củ tỏi giã nhuyễn đắp lên rốn.



- Cảm cúm: Sốt, đau mình, hắt hơi sổ mũi, ho. Dùng 3 quả khế nướng vắt nước cốt hòa 50ml rượu để uống.


- Thanh nhiệt giải độc trong điều trị ung thư: Lấy khế rửa sạch gói trong vải khơ vắt lấy nước, thêm nước


đường nấu sơi. Sau đó cho them táo tây đã gọt vỏ, thái miếng, chuối thái nhỏ, cam múi, nho. Nấu sơi thì cho


bột để sánh lại múc ra bát. Dùng cho người bị ung thư có sốt trong điều trị phóng xạ, hóa chất.



- Sơ cứu ngộ độc mã tiền: Ép quả khế lấy nước uống thật nhiều, thận trọng vì ngộ độc mã tiền gây co giật có


thể tử vong, nên đưa ngay người bệnh đi bệnh viện để điều trị.



- Chữa phong nhiệt mẩn ngứa mày đay: Dùng vỏ cây khế cạo bỏ lớp ngoài 40g sắc uống. Ngoài xoa lá khế


tươi đã sao qua.



- Trẻ em bị sởi, để thúc sởi mọc thì lấy lá khế và vỏ cây khế sắc uống. Sau khi sởi bay hết để tiệt nọc sởi


khỏi tái lại thì lấy lá và vỏ nấu nước cho trẻ tắm.




- Chữa đái dắt, đái buốt, đái ra máu do viêm bàng quang, âm đạo: Dùng lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40g sắc


uống ngày một thang.



- Viêm họng: Lá khế 40g thêm vài hạt muối giã nhỏ vắt nước cốt ngậm.



- Cảm nắng, sốt, khát nước, nhức đầu: Dùng 100g lá khế tươi, 40g lá chanh. Giã vắt lấy nước uống. Hoặc


quả khế tươi nướng qua vắt lấy nước uống.



- Chữa ho khan hoặc có đờm: Hoa khế sao qua tẩm nước gừng đã sao. Sắc lấy nước uống. Có thể thêm cam


thảo nam 12g.



- Có sách cịn ghi cơng dụng của hoa khế chữa thận hư, tinh kém, kinh giản ở trẻ em, chữa lỵ...



Nghiên cứu về thành phần hóa học của lá khế tại Trường đại học Dược Hà Nội, bước đầu xác nhận trong lá


khế có các nhóm chất flavonoid, toàn phần 1,17% và saponozid toàn phần là 0,93%. Ngoài ra cịn có acid


hữu cơ, tanin, muối canxi. Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn gram (+) và khơng có tác dụng trên


vi khuẩn gram (-) và nấm Candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất, dịch


chiết qua cồn ức chế yếu nhất.



- Thành phần hóa học trong quả khế (theo tỷ lệ phần trăm) có nước 92% protein 0,3, lipid 1,4, glucid 5,7,


cellulose 1, tro 0,3. Các nguyên tố vi lượng calcium 8mg%, phospho 15mg%, natri 2, kali 181. Các vitamin


A 135mg, B1 0,04mg, B2 0,03mg, P 03mg và C 32mg.



<b>KHẾ CHUA, KHẾ NGỌT </b>



- Ngày xưa có hai anh em hưởng gia tài cha mẹ, người anh giành hết tài sản, chỉ để lại cho em một ngôi nhà


tranh và một cây khế. Đến mùa trái chín, một con chim phượng hoàng đến ăn hết trái. Thấy người em buồn


rầu, chim bảo : Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Rồi một hơm chim chở người


em đến một hịn đảo đầy vàng bạc, đá quý, mặc sức lượm đầy túi đem về trở nên giàu có. Người anh thấy



vậy, đổi nhà với em rồi cũng được chim chở đi lấy vàng, nhưng tham lam anh lượm quá nhiều, mang túi quá


nặng nên trên đường về bị rơi xuống biển… Có một biến dị của đoạn kết là chim phượng hồng khơng chở


đi lấy vàng mà chỉ nhả ra vàng bạc. Đến lượt người anh thì chẳng có chim phượng hoàng mà là một bầy quạ


rủ nhau lại kêu "xấu hổ ! xấu hổ !". Dù với kết luận nào, chuyện cổ tích nầy thật là một bài học luân lý quý


báu về biển lận, tham lam

(1)

<sub>.</sub>



- Người ta còn kể chuyện một người được bạn cho mượn vàng nhưng khi bạn lại thăm, tưởng bạn đòi nợ


liền cùng vợ lập tâm giết đi và đem xác chôn dưới gốc cây khế. Khi trái chín, có một quả to, người vợ hái


ăn, thụ thai và đẻ ra một đứa con trai khỏe mạnh, khơi ngơ nhưng phải cái tật khơng biết nói. Thấy hai vợ


chồng buồn bực, một hôm đứa bé bật nói, địi mời quan huyện qua, rồi khai lại đầu đuôi câu chuyện. Quan


cho đào gốc cây khế, tìm ra xác chết, liền phê án trị tội hai vợ chồng. Bên phần đứa bé, tức là người bạn bị


giết, khi ra đi vợ mới có thai, bây giờ về hai mươi năm sau thì con đã có cháu



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

cũng được ngâm muối và ngâm nước đường thành khế muối ăn thay chanh muối, hay ngâm nước mắm


đường pha chút gừng, ăn vừa mặn, ngọt, chua lại hơi cay cay, gọi là khế giầm

(***)

<sub>. Trong bửa ăn khế cịn góp</sub>


phần thẩm mỹ. Hãy đọc một tác giả biết ngắm trước khi ăn : "Ngày nay, món tơm chua ăn với thịt ba chỉ


được phổ biến khắp nơi nhưng mỗi nơi làm một khác. Có nơi trộn thêm nhiều đu đủ, con tơm khô và hơi


mặn, màu sắc kém đẹp trong khi tôm chua Huế phải là loại tôm vừa, không quá nhỏ, không thêm nhiều phụ


gia, khi ăn nghe thoảng mùi riềng, tỏi ; thêm vào chút đường, con tôm đỏ ong và bóng mượt rất bắt màu bên


lá rau húng màu lục, lát chuối màu trắng, lát khế chua màu vàng

"(3)

<sub>.</sub>



- Theo Đông y, khế vị chua ngọt, chủ trị phong nhiệt (nóng sốt), sinh tân dịch, chỉ khát (chữa khát). Lá khế


giã nhỏ chữa mẩn ngứa, lở sơn, lở loét, sưng đau do dị ứng

(*)

<sub>. Nước trái khế uống mát, chữa bệnh scorbut. </sub>


Bên Cao Mên, rễ cây khế phối hợp với cây kleng pear hay khleng kraham và vỏ cây băng



lăng Lagerstroemia floribundaJack. với gạo làm thuốc chữa ngộ độc, đặc biệt do mã tiền. Trong nhân dân,


lá, hoa hay cành khế được cho vào nước nấu sôi xông và tắm ; lá đã nấu rồi dùng xát lên nơi lở loét, thường


chỉ điều trị 3-4 ngày là khỏi

(***)

<sub>. Dược sĩ Bùi Kim Tùng cho biết một tu sĩ bảo nước sắc hoa khế làm giảm </sub>


cholesterol-huyết rất hay, đã kiểm tra định kỳ và thấy kết quả thu lượm được còn hạn chế nhưng cách dùng


thuốc an tồn.




- Cây khế cịn được gọi khế ta, khế cơm, khế chua, dương đào. Vì trái khi cắt ngang có năm cạnh nên Trung


Quốc có tên ngũ lãng tử, ngũ liêm tử (liễm là thu lại, tụ lại), cịn Hoa Kỳ thì gọi starfruit (trái sao) hay


golden star (sao vàng). Cao 5-6 thước, cây khế mọc khắp nơi, từ Đông Nam Á qua Mỹ châu. Mang tên khoa


học Averrhoa carambola L., nó thuộc họ Chua me đất hay Me đất Oxalidaceae. Có hai Averrhoa khác


nhau : A. microphellaTard. (khế lá nhỏ) và A. bilimbi (khế tàu, khế ngọt). Cịn có cây khế rừng hay khế cháy,


cây quai xanh Rourea microphylla Planch, khác giống, thuộc họ Khế rừng Connaraceae, dùng làm thuốc bổ


cho phụ nữ sau khi sinh nở, chữa đi tiểu vàng, đỏ, đái láu, mụn nhọt

(*,***)

<sub>.</sub>



- Trái khế chín ngọt là nhờ những chất đường : fructose, glucose, sucrose, số lượng ít thay đổi nếu sau khi


hái được giữ ở 5 độ. Hương thơm tỏa ra là nhờ chứa đựng một số hóa chất dễ bốc hơi. Trong số nầy gần 200


chất đã được xác định cấu trúc : bên cạnh số lớn ester, ceton, lacton, cịn có methyl anthranilat, methyl


benzoat, nhiều carotenoid (22 microg/g) cùng các chất phát sinh ra chúng. Trong số các carotenoid, những


caroten, lutein, phytofluen, ionon, theaspiran, cryptoflavin, cryptoxanthin, cryptochrom, mutatoxanthin,


megastigmatrien, megastigmadienon, megastimatrienon, megastigmatrienol là những chất sắc nhuộm vỏ trái


khế màu vàng tươi dịu. Các chất carotenoid nầy biến hóa ra những chất thơm methyl heptadienon, dimethyl


undecadienon, geranyl aceton, bêta-ionon, đặc biệt từ bêta-caroten (623 microg/100g), damascenon đã tìm ra


trong trái nho, táo tây, cà chua. Đến lượt ionon biến hóa ra thành dehydro ionon, ionol, hydroxy ionol. Đặc


biệt trong các chất thơm có 4 chất đồng vị megastigmatrien, thơm mùi hường và ngấy dâu, 2 chất đồng vị


megastigmadienon thơm mùi hoa, đều từ ionol mà lại. Đến lượt 4 chất đồng vị megastigmatrien cũng không


ổn định và bị acid xúc tác trong môi trường dưỡng khí để hóa thành trimethyl dihydro và trimethyl



tetrahydro naphtalen. Các nhà khảo cứu nhận thấy những carotenoid trong cây khế tương tự với những


carotenoid trong cây lạc tiên Passiflora edulis Sims.



- Hương thơm của trái khế lẽ tất nhiên quyến rũ nhiều sâu bọ, trong số nầy được bắt gặp nhiều nhất



là Anastrepha suspensa Loew., Dacus dorsalis Hendel, Bactrocera dorsalis Hendel bên cạnh D. umbrosus,


<i>D. cucurbitae, Pseudomonas syringae, Eucosma notanthes Meyrich. Khi cây khế bị sâu A. suspensa phá </i>


hoại thì hiệu nghiệm nhất là dùng thuốc methyl bromid. Chất methyl eugenol bắt sâu đực D. dorsalis rất hữu



hiệu. D. umbrosus cũng được hấp dẫn nhưng thuốc ít có hiệu lực với D. cucurbitae.



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

- Những năm gấn đây, khảo cứu về những tính chất dược liệu và áp dụng khế được chú trọng nhiều. Phần


chiết với rượu có những tính chất hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, chống vi khuẩn

(20)

<sub>, đặc biệt</sub>


trong số các chất dễ bốc hơi

(19)

<sub>, hạ đường trong máu </sub>

(22)

<sub>, giảm cholesterol </sub>

(24)

<sub>, đồng thời tăng gia thớ sợi </sub>


trong đố ăn

(23)

<sub>. Tính chất chống oxy hóa có nhiều tương liên với những phenol </sub>

(17)

<sub> và </sub>



proanthocyanidin

(21)

<sub> hơn là với những flavonoid</sub>

(22)

<sub>. Dù sao, khế có tính chất nầy mạnh hơn xoài, chuối </sub>


nhưng yếu hơn đu đủ, thơm, cam quật,…

(13)

<sub>. Phần chiết lá với nước hay rượu được dùng để làm đồ ăn bổ </sub>


sức khoẻ chứa đựng những chất ức chế testosteron-5-reductase, chống androgen hay làm thuốc xức tóc

(15)

<sub>, </sub>


bảo vệ da chống già

(14)

<sub>. Cũng nên biết là trái khế có những chất độc thần kinh, chưa xác định được cấu trúc, </sub>


tương đối nặng cho những bệnh nhân có urea, có thể dẫn đến chết, phải chữa với bằng thấm tách máu


(haemodialysis) hàng ngày

(18)

<sub>. Nguyên do có thể từ oxalat mà lại </sub>

(16)

<sub>.</sub>



<b>Tác dụng chữa bệnh của cây mã đề</b>



<i>Các thử nghiệm cho thấy, mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và </i>


<i>muối trong nước tiểu. Do đó, có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc </i>


<i>hiệu. Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa sỏi đường tiết niệu.</i>



Mã đề cũng có tác dụng long đờm và trị ho. Thuốc viên bào chế từ cao mã đề và terpin đã được áp dụng trên


lâm sàng, điều trị hiệu quả các bệnh viêm cấp tính đường hơ hấp trên, làm nhẹ q trình cương tụ niêm mạc


hơ hấp, chữa ho và phục hồi tiếng nói ở bệnh nhân viêm thanh quản cấp. Cao nước mã đề đã được áp dụng


cho hơn 200 bệnh nhân viêm amiđan cấp, kết quả 92% khỏi bệnh, 8% đỡ. Tác dụng hạ sốt, phục hồi số


lượng bạch cầu và làm hết các triệu chứng tại chỗ của mã đề được đánh giá là tương đương các thuốc kháng


khuẩn thường dùng.



Mã đề cũng được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng. Thuốc dạng dầu chế từ bột mã đề khi


đắp lên mụn nhọt có thể làm mụn đỡ nung mủ và viêm tấy. Còn thuốc mỡ bào chế từ cao đặc mã đề đã được


sử dụng để điều trị các ca bỏng 2-45% diện tích da, đạt kết quả tốt. Bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, khơng



xót, khơng nhức buốt, dễ thay bơng và bóc gạc. Vết bỏng đỡ nhiễm trùng, ít mủ, giảm mùi hơi thối, lên da


non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi. Bệnh nhân giảm được lượng thuốc kháng sinh dùng toàn thân.


Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất polysacharid trong hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón mạn


tính.



<b>Trong y học cổ truyền, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm </b>



<b>máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam... Liều dùng mỗi ngày là 10-20 g toàn cây hoặc </b>


6-12 g hạt, sắc nước uống. Phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này. Đối với người cao tuổi


hay đi tiểu đêm, tránh dùng mã đề vào buổi chiều tối.



Sau đây là một số bài thuốc cụ thể:



- Lợi tiểu: Hạt mã đề 10 g, cam thảo 2 g, sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày.


- Chữa tiểu ra máu: Lá mã đề, ích mẫu, mỗi vị 12 g; giã nát, vắt lấy nước cốt uống.



- Chữa viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16 g, thạch cao 20 g, ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12 g; mộc


thông 8 g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.



- Chữa viêm cầu thận mạn tính: Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12 g; quế chi,


hậu phác, mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.



- Chữa sỏi niệu: Hạt mã đề 12-40 g, kim tiền thảo 40 g, thạch vĩ 20-40 g, hoạt thạch 20-40 g, tam lăng, ý dĩ,


ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20 g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12 g. Sắc uống


ngày một thang.



- Chữa viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16 g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 g; trư


linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.



- Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10 g, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2 g. Sắc uống ngày một thang.



- Chữa lỵ: Mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20 g. Sắc uống ngày một thang.



- Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1-2 nắm, rau má tươi 1 nắm, cỏ nhọ nồi tươi 1 nắm. Sắc đặc, uống ngày một thang


- Chữa tiêu chảy mạn tính: Hạt mã đề 8 g, cát căn, rau má, đẳng sâm, cam thảo dây mỗi vị 12 g, cúc hoa 8 g.


Sắc uống ngày một thang.



<b>Cây mã đề trị gan phổi nóng, chữa mụn nhọt</b>



<i>Cây mã đề, tên khoa học Plantago asiatica, họ mã đề (Plantaginaceae). Tên chữ Hán là xa tiền thảo, xa tiền</i>


<i>thái. Hạt mã đề gọi là xa tiền tử.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<i><b>Chữa chứng nóng gan mật và người nổi mụn:</b></i>

Theo “Thực liệu kỳ phương” thì lấy một nắm mã đề tươi rửa


sạch, nấu với một miếng gan lợn to bằng bàn tay -hai thứ thái nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào buổi


cơm trưa dùng liên tục 6 - 7 ngày sẽ khỏi. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi giã nát nhuyễn đắp vào nơi có


mụn, lấy băng dính lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng các thuốc cay nóng, khơng uống rượu, cà phê.


<i><b>Chữa chứng phổi nóng ho dai dẳng:</b></i>



Theo “Dã thái trị bách bệnh dân gian liệu pháp” có ghi cách chữa này: Lấy khoảng 20g -50g (một nắm) rau


mã đề tươi rửa sạch cho vào siêu (đổ nước nửa nồi sắc nhỏ lửa lấy 1 bát) sắc kỹ, chia làm 3 lần uống hết


trong ngày -cách 3 giờ uống một lần nhớ uống nóng.



<i><b>Chữa chảy máu cam:</b></i>

Hái một nắm lá rau mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất


uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu -còn bã mã đề đắp lên trán - nếu chảy máu nhiều cần lấy


bông sạch nút mũi bên chảy - uống chừng vài ngày như vậy sẽ khỏi.



<b>Cây mã đề có tác dụng giải nhiệt rất tốt</b>



<i><b>Chữa chứng bí tiểu tiện: </b></i>

Dùng 12g hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày - có thể sắc cùng một ít lá


mã đề uống cũng tốt.




<i><b>Chữa viêm phế quản:</b></i>

Mỗi ngày dùng 6 - 12g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.


<i><b>Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ: </b></i>

Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ - nấu với 100g -150g giò sống,


cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.



<i><b>Chữa chứng sốt xuất huyết: </b></i>

Mã đề tươi 50g - củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc cịn lại một nửa chia 2 lần uống


vào lúc đói trong ngày - uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.



<i><b>Chữa tiểu tiện ra máu:</b></i>

Dùng rau mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng


- có thể thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có hiệu quả sau vài ngày.


<i><b>Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già:</b></i>

Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải


sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói - ăn


nhiều mắt sáng làm người mát.



<i><b>Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy: </b></i>

Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống - nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thơng - có


thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như khơng có mộc thơng.



<i><b>Chữa chứng ngứa đau ở bộ phận sinh dục: </b></i>

Lấy một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước ngâm rửa thường


xuyên sẽ khỏi (theo Nam Dược Thần hiệu)...



</div>

<!--links-->
THEO DOI SUC KHOE BE QUA CAN NANG
  • 1
  • 676
  • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×