Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

HOA VAN TU HOC khau thi tam phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.27 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. BÀI 10 口是心非 khẩu thị tâm phi Khẩu là miệng. Thị là đúng, là là, là phải, là tên họ, là chợ, là nơi có nhiều người ở, là kẻ hầu, là ỷ lại, là cây hồng, là xem, coi, thấy, là đậu đen muối, là ham thích, là ghiền, là nghiện, …. Tâm là tim, là ở giữa, là bấc đèn, Phi là bay, là trái ngược nhau, là xai, là chồn, là khoác, là lật ra, là cửa, là trúng gió, là lụa mầu hồng, …, Đối với người mới học tiếng Việt, thì có lẽ hơi khó hiểu ý nghĩa câu “Khẩu thị tâm phi”. Có lẽ người mới học tiếng Việt sẽ giải thích “khẩu thị” là “cửa chợ là miệng ham thích, là miệng nghiền cái gì đó”. Còn “tâm phi” nghĩa là“bấc đèn bay mất rồi, là lòng dạ bay mất rồi. Đối với người có trình độ kha khá về tiếng Việt, thì có lẽ tương đối dễ hiểu. Đối với những người biết chữ Hoa, thì ý nghĩa câu “口是心非 khẩu thị tâm phi” rất dễ hiểu. Khi trông thấy chữ 是 thị này, thì người biết chữ Hoa hiểu ngay chữ 是 thị này không phải chợ, không phải chồn, không phải là kẻ hầu, không phải ỷ lại, không phải là quả hồng hay cây hồng, không có nghĩa là đậu đen muối, không nghĩa là nghiền hay nghiện. 是 thị chỉ có nghĩa là đúng. Tại sao chữ 是 diễn tả được ý “đúng”? Kiểu chữ 是 thị này vốn nên viết thành 昰, nhưng kiểu chữ 是 này được thông dụng hơn. Phần dưới của chữ 是 vốn là chữ 正 chính chuyển biến thành. Chữ 是 thị được ghép bởi ba thành phần: 日 正 示 . 日 nhật là mặt trời. 正 chính là không nghiêng phải, không nghiêng trái, nghĩa là đứng ở giữa, không thiên lệch. 示 thị nghĩa là chỉ, trỏ bày tỏ. 日 Mặt trời 示 chỉ thị đúng chính 正 giữa, không thiên lệch, không nghiêng qua phía tây, cũng không nghiêng qua phía đông. Do đó chữ 是 đã có nghĩa đúng và có âm 示 thị. Đứng về phương diện kết cấu chữ, nếu ghép ba thành phần 日 正 示 thành một đơn vị, thì chữ ghép đó sẽ quá nhiều nét, quá rườn rà. Do đó ngưòi xưa đã giảm bớt hình thể chữ 示 thị, chỉ giữ âm chữ thôi. Thành phần chữ 示 thị là thành phần chú âm của chữ 是 này. 口是 khẩu thị nghĩa là miệng (nói) đúng. 心非 tâm phi nghĩa là lòng (nghĩ) xai. Khẩu thị tâm phi nghĩa là miệng nói thì đúng, nhưng trong lòng thì khác hẳn.. Tại sao chữ 心 lại có thể diễn tả là tim? So sánh qua hình dáng chữ cổ và hình ảnh quả tim, thì kiểu chữ 心 tâm ngày nay đã biến hoá xa với hình ảnh tim cụ thể. Có thể nói chữ 心 tâm này là phù hiệu tiêu biểu quả tim.. 1/ 6.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. Soạn giả chụp tim bò, tim dê và tim heo tại lò sát sinh NZ.. 2/ 6.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. Tại sao chữ 非 lại có thể diễn tả là xai, là trái ngược, không đúng?. Đây là những kiểu chữ cổ khoảng hai ngàn năm xưa.. Đây là một hình vẽ con chim, có lẽ là con cò, xoè hai cánh bay. Hình vẽ này diễn biến thành chữ. 飛. phi, kiểu khải thư ngày nay, nghĩa là bay. Âm phi và âm bay đều cùng một gốc.. Thanh “ph” và thanh “b” thường có chuyến biến. Vần “ i ” thường biến thành vần “ ai ”. Trong tiếng Anh cũng vậy.. 3/ 6.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. Hình hải âu do soạn giả tại hồ Rotorua. Xin quan sát hai cánh chim. Hai cánh chim luôn luôn xòe ra hai phương hướng trái ngược nhau. Người xưa đã dùnh hình ảnh hai cánh chim xòe ra để bày tỏ hành động trái ngược nhau, bày tỏ ý trái ngược, không đúng. Xin quan sát các kiểu chữ cổ của chữ 非 phi này.. 4/ 6.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. 非 Qua hình thể kiểu chữ triện, thì chữ 非 phi này rõ ràng được tạo nên bằng cách cắt xén từ chữ 飛 phi, bay. Tiếng Anh “ fly ” (âm phlai, nghĩa là bay), chắc có liên quan với chữ 飛 (?) 非 phi nghĩa là trái ngược, không đúng. Chữ 非 là một hệ thủ. Tất cả những chữ ghép sau đây đều âm phi:. 非菲啡緋绯蜚扉馡婓婔 渄猆裶靟餥鯡鲱騑霏 Học âm một chữ 非, tối thiểu biết đọc 19 chữ ghép. Chữ 飛 là một bộ thủ. Trung Văn Đại Tự Điển có 13 chữ ghép với chữ 飛 phi này. Ý nghĩa của nhnữg chữ này đều liên quan tới ý bay.. PHỤ LỤC:. 5/ 6.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. 6/ 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> HOA VĂN TỰ HỌC. VƯƠNG HOÀ. Những trang phụ lục trên đây lấy từ bộ sách FLOWERY CHARACTERS của soạn giả.. 7/ 6.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×