Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

guong nguoi tot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tấm gương điển hình trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hà Long Đăng ngày 25 - 12 - 2015 Sản xuất kinh doanh giỏi, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động và đóng góp hàng trăm triệu đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương, đó là hộ gia đình ông Nguyễn Đình Trưởng, ở thôn Gia Miêu 1, xã Hà Long. Với những việc làm của mình, gia đình ông được đánh giá là một trong những hộ dân tiên biểu trong phong trào xây dựng NTM của xã Hà Long..

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ông Nguyễn Đình Trưởng - thôn Gia Miêu 1 xã Hà Long (Hộ gia đình tiêu biểu trrong phong trào xây dựng NTM) Đến xã Hà Long hỏi về gia đình ông Nguyễn Đình Trưởng có lẽ không mấy ai không biết. Bởi gia đình ông là một hộ nông dân tiêu biểu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi cũng như trong xây dựng NTM ở địa phương. Xuất thân là một nông dân nhưng nhờ sự cần cù, sáng tạo và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên thu nhập của gia đình ông Nguyễn Đình Trưởng ngày một nâng cao và hiện là một trong những hộ có thu nhập cao trong xã. Hiện nay gia đình ông phát triển trang trại trồng mía, dứa với diện tích 6,7ha. Bên cạnh đó, gia đình ông cũng kinh doanh dịch vụ các mặt hàng vật tư nông nghiệp phục vụ bà con nông dân tại địa phương. Hàng năm sau khi trừ chi phí gia đình ông thu lãi hơn 350 triệu đồng và tạo công ăn việc làm cho gần 30 lao động với thu nhập bình quân 3.600.000 đồng/người/tháng. Không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi, hộ gia đình ông Nguyễn Đình Trưởng còn tích cực đóng góp cho chương trình xây dựng NTM tại địa phương. Hưởng ứng phong trào “Nông dân tham gia xây dựng NTM” thời gian qua, ngoài việc đóng góp theo mặt bằng chung của người dân thì gia đình ông Nguyễn Đình Trưởng còn vận động con cháu và đồng nghiệp của con trai ông đang công tác tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ủng hộ đống góp 1 tỷ 400 triệu đồng xây dựng cơ sở hạ tầng trong thôn, trong đó gia đình ông đã tự nguyện đóng góp 450 triệu đồng tiền mặt để xây dựng Nhà văn hóa thôn Gia Miêu 1. Đồng thời gia đình ông còn ủng hộ 100 triệu đồng để trùng tu xây dựng khu Lăng Miếu Triệu Tường. Từ uy tín của mình, ông Nguyễn Đình Trưởng cùng với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân chung tay góp sức, hiến đất, hiến cây và đóng góp ngày công, tiền của để thực hiện các công trình xây dựng NTM trên địa bàn. Qua đó, các hộ dân nơi đây đã tích cực hưởng ứng và đóng góp hiệu quả cho chương trình xây dựng NTM tại địa phương. Khi trao đổi với ông Nguyễn Đình Trưởng ông đã chia sẻ: Do hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM là làm cho đời sống người nông dân ngày một nâng cao và bộ mặt nông thôn ngày một phát triển. Vì vậy, người dân cũng phải biết mình là chủ thể, mình làm mình hưởng lợi, nhà nước chỉ hỗ trợ và ông đã nỗ lực không ngừng phát triển kinh tế gia đình và nhiệt tình đóng góp cho chương trình xây dựng NTM tại địa phương. Ông cũng mong muốn nhiều người dân khác cũng sẽ hiểu được mục đích, ý nghĩa của xây dựng NTM để chung tay, đóng góp làm cho quê hương ngày càng giàu đẹp và cuộc sống gia đình ngày một khấm khá hơn. Bên cạnh đóng góp tiền của cho chương trình xây dựng NTM thì ông Nguyễn Đình Trưởng cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, hỗ trợ những hộ dân khác tại địa phương phát triển sản xuất, nâng cao đời sống để có điều kiện đóng góp cho chương trình xây dựng NTM. Hàng năm, gia đình đã tạo điều kiện giúp hơn 25 hộ dân phát triển kinh tế gia đình bằng các hình thức như, hỗ trợ giống, kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất… với số tiền 150 triệu đồng và gia đình ông đã giúp đỡ được 3 hộ thoát nghèo. Ngoài ra, gia đình ông rất tích cực trong các phong trào của địa phương như, đền ơn đáp nghĩa; chương trình khuyến học, khuyến tài, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ông Nguyễn Xuân Hải - Bí thư Đảng ủy xã Hà Long cho biết: Gia đình ông Nguyễn Đình Trưởng là hộ nông dân tiêu biểu trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và phong trào “Nông dân tham gia xây dựng NTM” tại địa phương. Thời gian qua, gia đình ông đã tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp cho chương trình xây dựng NTM của xã. Hộ gia đình ông Nguyễn Đình Trưởng xứng đáng là một mô hình điển hình tiên tiến để người dân địa phương học tập và làm theo. Qua đó, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn của xã ngày càng khởi sắc hơn. Với những việc làm đầy ý nghĩa và hiệu quả trong phong traò thi đua SXKD giỏi và chung sức xây dựng NTM, ông Nguyễn Đình Trưởng, thôn Gia Miêu 1, xã Hà Long đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào SXKD giỏi và được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào “Chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2011-2015 NGƯỜI BÍ THƯ CHI BỘ TRONG PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở LÀNG ĐỒNG TIẾN, XÃ HÀ TIẾN Đăng ngày 30 - 12 - 2015 Trở về sau 15 năm trong quân ngũ, đã từng vào sinh ra tử ở khắp các chiến trường Miền Nam, Campuchia rồi Biên giới phía Bắc. Năm 1987, ông Mai Ngọc Thiệu trở về quê hương Hà Tiến, một xã miền núi phía tây huyện Hà Trung. Năm 1988, không quản ngại khó khăn, ông cùng bà con san cư từ làng Đồng Ô lên xây dựng làng Đồng Tiến đến nay là thôn đầu tiên đạt thôn NTM của xã . BƯỚC ĐƯỜNG GIAN NAN Là một trong những công dân đầu tiên lên thành lập làng Đồng Tiến vào năm 1988, với diện tích tự nhiên 17 ha, nơi đây chỉ là bãi hoang vắng vẻ, đồng chua nước mặn. Những năm đầu tiên lên với mảnh đất này, 95% là nhà tranh vách đất, đường sá xa với quốc lộ lại chưa được tôn tạo, người dân chủ yếu làm nông nên đời sống nhân dân gặp khó khăn. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, là một Cựu chiến binh, người đảng viên của chi bộ thôn, ông đã vận động bà con từng bước kiến thiết quê hương. Phát huy nội lực sau 10 năm làng Đồng Tiến đã thay da đổi thịt, mái ngói đỏ tươi thay cho nhà tranh vách đất, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Chung sức chung lòng ông đã cùng bà con xây dựng thành công và đón làng văn hóa cấp huyện vào năm 2003, không dừng lại ở đó với quyết tâm cao năm 2006, làng đạt danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh. QUYẾT TÂM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 20/4/2011 về tăng cường sự lãnh đạo xây dựng Nông thôn mới giao đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Với vai trò của người Bí thư Chi bộ, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy xã Hà Tiến,ông đã thành lập Ban phát triển nông thôn mới của làng để từ đó tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Vượt lên mọi khó khăn, cùng sự chung tay góp sức của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị của làng. Sau 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới đến tháng 3 năm 2015, thôn Đồng Tiến đã đạt chuẩn thôn nông thôn mới sau bao nỗ lực phấn đấu của bà con trong làng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ mà người đứng đầu là Bí thư Chi bộ. Với nhiệt huyết cách mạng người Cựu chiến binh một lòng theo Đảng. Nhìn vào những kết quả đã đạt được 14/14 tiêu chí của thôn đạt chuẩn NTM trong 3 năm xây dựng với tổng số vốn 19 tỷ 220 triệu đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và huy động trong nhân dân; số hộ nghèo trong thôn chỉ còn 3 hộ (chiếm 4,8%)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ông Mai Ngọc Thiệu - Bí thư Chi bộ Đồng Tiến, bên con đường vào làng Đường giao thôn liên thôn, giao thông nội đồng được bê tông hóa với giá trị trên 1 tỷ 580 triệu đồng . Hệ thống chính trị tổ chức xã hội ổn định, an ninh trật tự được đảm bảo để từ đó có thể thấy được tâm huyết của Người đứng đầu lãnh đạo Chi bộ thôn vận động bà con vượt lên khó khăn xây dựng quê hương giàu đẹp hơn. CHẶNG ĐƯỜNG TIẾP THEO Khi được hỏi về bước đường tiếp theo của làng trong thời gian tới, ông Thiệu khẳng định: “Những kết quả mà cán bộ và nhân dân làng Đồng Tiến đã đạt được hôm nay chưa phải là cái đích cao nhất, không phải là bát nước đã đầy không thể rót thêm được nữa, mà là động lực để mở ra một trang mới một xuất phát điểm mới trên con đường xây dựng quê hương, góp phần cùng với xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.” Với những kết quả đạt được, chúng ta có thể tin tưởng rằng trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ và nhân dân thôn Đồng Tiến sẽ đạt được nhiều kết quả cao hơn, sẽ đi đầu trong các phong trào của xã, huyện xứng đáng danh hiệu thôn đạt chuẩn nông thôn mới.. MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI TỔNG HỢP CỦA GIA ĐÌNH ANH TRẦN VĂN TRIỆU ĐANG KHẲNG ĐỊNH ĐƯỢC THẾ MẠNH Đăng ngày 12 - 01 - 2016 Có thời gian đi thực tế, chúng tôi được giới thiệu đến thăm mô hình kinh tế trang trại của gia đình anh Trần Văn Triệu nằm trong khu kinh tế trang trại tập trung của xã Hà Ngọc và thật sự ngỡ ngàng trước quy mô trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản được xây dựng một cách khoa học. Năm 2006, theo chủ trương của xã quy hoạch khu kinh tế trang trại để tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư sản xuất theo mô hình anh đã mạnh dạn nhận thầu và quy hoạch đầu tư sản xuất theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Đến nay trang trại anh đã cho thu nhập hàng tỷ đồng..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đàn gà của gia đình anh Trần Văn Triệu đang vào thời kỳ sinh sản. Từ một hộ khó khăn về kinh tế, anh đã mạnh dạn vay vốn xây dựng mô hình kinh tế gia trại, trang trại theo hình thức công nghiệp. Đến nay, anh Triệu đã xây dựng thành công mô hình kinh tế trang trại kết hợp trồng trọt, chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Trang trại của gia đình anh có diện tích hơn 2 ha, trong đó anh quy hoạch 2 ao nuôi cá với diện tích 1,4 ha, 1 ao chuyên nuôi cá rô phi đầu vuông đơn tính và một ao nuôi cá truyền thống trắm, trôi, mè, chép... diện tích còn lại anh xây chuồng trại chăn nuôi lợn, gà. Hiện trang trại của anh có tới 400 con lợn thịt, 50 con lợn nái, 4 con lợn đực lấy tinh, 700 con gà đẻ và cây ăn quả các loại..... Hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn được xây dựng thoáng mát, đảm bảo VSMT. Không bằng lòng với những gì đã có, anh Triệu tiếp tục huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp. Hệ thống chuồng trại được anh bố trí xây dựng khoa học, thoáng mát, đảm bảo VSMT và sạch sẽ. Trao đổi với chúng tôi, anh Triệu cho biết: Cơ sở chăn nuôi của gia đình anh có được quy mô như hiện nay bước đầu cũng từ hình thức chăn nuôi nhỏ, chỉ với vài chục con lợn giống. Đến nay, trang trại của gia đình anh thường xuyên có từ 400-500 con lợn thịt. Ngoài nhân công là hai vợ chồng anh còn tạo điều kiện cho 2 lao động có việc làm thường xuyên..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Khuôn viên trang trại của gia đình anh Trần Văn Triệu (xã Hà Ngọc) Với đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó học hỏi và áp dụng KHKT vào sản xuất, hiệu quả cao, kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Từ nguồn thu nhập, cuộc sồng gia đình được cải thiện, gia đình anh đã có của ăn của để, trả hết tiền vay Ngân hàng, tích lũy vốn liếng tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tận dụng chất thải của chăn nuôi, anh đã đầu tư xây dựng hệ thống hầm bioga vừa để xử lý chất thải, vừa tạo nguồn chất đốt dùng cho sinh hoạt vô cùng tiện lợi lại vừa góp phần tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo vệ sinh môi trường. Với mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp vườn, ao, chuồng, mỗi năm, tổng thu nhập của gia đình anh trên 3 tỷ đồng, trừ chi phí gia đình anh thu lãi từ 200 - 300 triệu đồng đã vươn lên làm giàu chính đáng. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình mình, anh còn thường xuyên giúp đỡ cho các hộ gia đình trong và ngoài xã về kinh nghiệm chăn nuôi, con giống… Có thể khẳng định, mô hình kinh tế trang trại, gia trại của gia đình anh Trần Văn Triệu đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tại địa phương phát triển mạnh mẽ, là một trong những mô hình điểm để các hộ dân trong và ngoài huyện đến thăm quan, học tập. Nữ doanh nghiệp với tấm lòng nhân ái Đăng ngày 19 - 05 - 2016 Sinh năm 1963 và lớn lên tại huyện Nga Sơn thấu hiểu những nhọc nhằn vất vả của người nông dân, đặc biệt là những gia đình nghèo khó. Bằng sự quyết tâm vươn lên làm giàu cho gia đình và quê hương, chị Nguyễn Thị Nhài đã đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực khai thác và chế biến lâm sản, kinh doanh phục vụ xăng dầu tại xã Hà Lâm, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa..

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng và cây xăng của gia đình chị Nguyễn Thị Nhài Hiện nay gia đình chị có 02 xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng, sản phẩm làm ra cung cấp cho thị trường khu vực Bắc - Trung Bộ; tạo việc làm cho 35 lao động thường xuyên và 40 lao động thời vụ, lương bình quân từ 3,5 - 3,7 triệu đồng/người/tháng, chủ yếu tạo việc làm cho lao động địa phương, chị em phụ nữ trong xã có hoàn cảnh gia đình khó khăn và những thanh niên một thời lầm lỡ được chị cưu mang giúp đỡ. Doanh thu hàng năm của gia đình chị đạt 8,5 tỷ đồng. Trừ chi phí các khoản và nộp thuế cho nhà nước thực lãi 1,5 tỷ đồng. Không những là người kinh doanh giỏi, chị còn là người phụ nữ với tấm lòng chân thành và tình yêu thương nhân ái. Chị đã giúp đỡ 13 hộ trong xã thoát nghèo, 05 hộ thoát cận nghèo bằng cách tạo công ăn việc làm cho các gia đình nghèo để họ có việc làm và thu nhập ổn định, đây là cơ hội để họ thoát nghèo.Chị đã cảm hóa được 05 cháu ở lứa tuổi thanh thiếu niên lầm lỡ trở lại hòa nhập với cộng đồng, hiện có 03 cháu đang làm việc tại xưởng sản xuất của gia đình chị, 02 cháu chị xin cho đi làm việc tại Công ty. Vận động 05 cháu tham gia thực hiện nghĩa vụ Quân sự và đã có 03 cháu hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng của Tổ Quốc trở về địa phương và có công ăn việc làm ổn định. Hằng năm vào dịp tết, Chị trích 5 triệu đồng tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Chị quan tâm nhiều đến các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: bị nhiễm chất độc hóa học, mồ côi, người già không nơi nương tựa..v.v….

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Chị Nguyễn Thị Nhài trao quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn tại Trường tiểu học Hà Lâm. Chị còn tham gia ủng hộ Hội Người cao tuổi, Hội phụ nữ thôn nhân các dịp lễ, kỷ niệm, ngày đại đoàn kết, tặng quỹ khuyến học… Chị Nguyễn Thị Nhài, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân TM - DV Minh Đức đã chia sẻ những điều giản dị: “Bằng những tình cảm chân thành của bản thân với mong muốn giúp đỡ người nghèo để họ bớt khó khăn trong cuộc sống”. Cựu chiến binh Lê Văn Bình vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đăng ngày 11 - 07 - 2016 Sinh ra và lớn lên ở thôn Vĩ Liệt, xã Hà Tân huyện Hà Trung, anh Lê Văn Bình sinh năm 1964, cũng như nhiều thanh niên cùng trang lứa khác năm 1983 anh lên đường nhập ngũ tham gia tại chiến trường K, mặt trận 479 Campuchia làm nhiệm vụ Quốc tế. Năm 1986 xuất ngũ anh về địa phương sinh sống. Là một thanh niên nên anh luôn xác định việc gì cũng có thể làm được, do vậy anh Bình đã làm đủ mọi việc, từ làm ruộng, chăn nuôi, công nhân xây dựng đến làm thợ mộc tại Sơn La... Song, công việc vất vả mà thu nhập chẳng đáng là bao. Với ý chí quyết tâm thoát nghèo ngay trên quê hương, năm 1990 anh trở về quê và xây dựng lò nung vôi kết hợp chăn nuôi, trồng trọt. Có đồng ra đồng vào, năm 1991 anh lập gia đình và đây là động lực để anh quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Anh vay mượn 3 triệu đồng từ anh em, bạn bè mua máy xay xát, nuôi thêm lợn để có tiền trang trải cuộc sống gia đình, sau đó anh “tậu” thêm xe công nông vận chuyển, tiêu thụ vôi. Cuộc sống của anh đã từng bước ổn định và có thu nhập. Năm 2007, có chủ trương của Nhà nước về giao đất giao rừng cho người dân nhận thầu chăm sóc và trồng rừng, anh đã bàn với gia đình và quyết tâm nhận thầu 12 ha rừng, cho dù trong gia đình không ai đồng thuận, có người còn cho anh là “khùng”. Vì đất rừng khó canh tác mà khu diện tích anh nhận thầu toàn lau, lách, đất đá mấp mô, gập gềnh phải đầu tư rất nhiều công sức và tiền của thì mới có thể canh tác được nhưng anh vẫn quyết tâm, với ý chí “có sức người sỏi đá cũng thành cơm” và anh là người tiên phong trong xã dám đứng ra nhận thầu khu đất rừng này. Đến năm 2008, anh nhận tiếp 14 ha và đến năm 2009 anh nhận thêm 4ha nữa.. Một góc khu rừng sau khi anh nhận thầu Anh Bình cho biết: Trước đây khu rừng này hoang lắm, tôi cùng vợ rất vất vả để quy hoạch, cải tạo lại và quyết định trồng cây keo lá tràm. Với nguồn vốn đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> đồng/ha để mua giống, phân bón và thuê nhân công, đến nay rừng keo đã khép tán. 3 ha keo đã cho thu hoạch lứa đầu, trừ chi phí đạt khoảng 150 triệu đồng/ha. Lấy ngắn nuôi dài, dưới tán rừng anh Bình đầu tư nuôi Bò sinh sản, Dê núi và nuôi Giun cao sản. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên đàn vật nuôi ngày càng sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, gia đình anh đã có 30 ha rừng, 63 con Bò, 80 con Dê, 4 sào ao cá, nuôi Lợn, gà, kinh doanh máy xay xát... Những lúc thời vụ cao điểm, gia đình anh thuê tới 45 nhân công.. Anh Lê Văn Bình đang chăm sóc đàn dê Từ phát triển sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi, mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu về hàng trăm triệu đồng. Giờ đây những năm tháng khó khăn, vất vả đã qua đi, cuộc sống gia đình anh Bình đã ổn định, nhà cửa khang trang, mua sắm thêm được máy móc phục vụ sản xuất và phương tiện sinh hoạt có giá trị, con cái được học hành và có việc làm ổn định. Cựu chiến binh Lê Văn Bình là một trong những gương điển hình biết vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế gia đình. Hiện anh là 1 trong 7 thành viên Ban Chủ nhiệm CLB làm kinh tế giỏi của hội CCB huyện; bản thân rất năng nổ, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, được đồng chí, đồng đội và bà con quý mến. Không những thế, anh Bình còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và giúp đỡ những hộ hội viên có hoàn cảnh khó khăn về cây, con giống; gia đình tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và tích cực đóng góp xây dựng đường làng, các công trình phúc lợi của thôn, của xã. Anh mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện và có cơ chế chính sách kích cầu vốn vay để anh tiếp tục đầu tư phát triển mô hình trồng rừng và chăn nuôi, đặc biệt là được phổ biến kiến thức KHKT cũng như tham quan các mô hình phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh để được học hỏi kinh nghiệm áp dụng vào thực tế.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Người thầm lặng nhặt đinh trên quốc lộ.  Đòi xe cho mượn không được, đâm chết bố của người yêu       . “Người đẹp” Thanh Loan sa lưới Ngập tràn ký ức khi ngang sông mùa lũ Lời kể quặn lòng của con trẻ bị xâm hại tình dục Rau chuối "đắm đuối" thịt heo.  “Đinh tặc” lại tung hoành ven Sài Gòn   . “Đinh tặc” nở rộ trên Quốc lộ 51 "Đinh tặc" lại rải đinh... đón người dân trở về sau lễ. 05/01/2015 09:56. Bất chấp sự đe dọa của bọn “đinh tặc”, ông Lê Vĩnh Dũng (41 tuổi, ngụ xã Tam Phước, TP.Biên Hòa) hàng ngày vẫn kiên trì nhặt nhạnh từng chiếc đinh trên quốc lộ 51 (đoạn qua xã An Phước, huyện Long Thành và xã Tam Phước, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) để người đi đường không cán phải..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Ông Lê Vĩnh Dũng và dụng cụ hút đinh. Gặp chúng tôi khi vừa mới chở xong chuyến hàng thuê, ông Dũng cho biết: “Tối hôm qua tôi vừa giao một bọc đinh nhặt được cho cán bộ xã Tam Phước. Tình hình rải đinh trên đường vẫn chưa xử lý dứt điểm được. Dịp cuối tuần hay lễ, tết, tụi nó lại rải đinh đầy đường nên tôi phải đi nhặt”. Bất bình với nạn rải đinh Kể lại lý do đến với công việc nhặt đinh trên quốc lộ 51, ông Dũng cho biết, khoảng 5 giờ ngày 14-1-2014, ông đang chuẩn bị đi làm thì thấy có vụ tai nạn giao thông phía trước nhà. Mở cửa chạy ra, ông thấy một phụ nữ nằm bất động trên đường nên lập tức đưa người này đi cấp cứu. Xong chuyện cứu người, ông về nhà xem chiếc xe của người bị nạn thì phát hiện xe cán phải một chiếc đinh nên thủng lốp. Biết người phụ nữ gặp tai nạn vì những kẻ rải đinh bất lương, ông Dũng rất trăn trở. Kể từ đó, mỗi khi ở gần nhà xảy ra tai nạn giao thông, ông Dũng đều có mặt. Ông Dũng cho biết, hầu như những người đi xe máy bị tai nạn ở khu vực này đều do cán phải đinh, thủng lốp bất ngờ. Người không may bị thương tích, người khác lại phải chịu cảnh hư xe, mất tiền oan uổng. Bức xúc với nạn rải đinh trên đường, ông Dũng đã trình báo cơ quan chức năng nhưng mọi việc vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Hàng ngày, ông vẫn phải chứng kiến cảnh người dân qua đường bị ngã xe, thủng lốp và bị bọn rải đinh “chặt chém” mỗi khi mang xe vào tiệm của chúng sửa… Từ đó, ông Dũng đã mày mò chế tạo dụng cụ hút đinh trên đường và dành nhiều thời gian hơn cho công việc thiện nguyện này. Ông Dũng bộc bạch: “Lúc đầu vợ tôi trách “ăn cơm nhà mà đi vác tù và hàng tổng”, thậm chí ra sức ngăn cản tôi đi nhặt đinh. Tôi phải thuyết phục vợ rằng: “Anh làm việc này không phải vì.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> tiền, mà vì tuyến đường này có em, các con và những người dân khác đi qua”. Thấy tôi cương quyết, vợ tôi mới thôi ngăn cản” - ông Dũng kể lại. Gần một năm nay, những lúc rỗi việc ông Dũng lại mang dụng cụ hút đinh ra đường dò từng chiếc đinh, nhặt từng mụn sắt. Có những lúc, ông nhặt đến tận khuya mới xong tuyến đường đã định, chỉ với mong muốn để mỗi người đi qua đoạn đường này không bị những tai nạn đáng tiếc vì những chiếc đinh do bọn “đinh tặc” rải xuống đường. Đối đầu với hiểm nguy Công việc của ông Dũng đã giúp người dân vô tội tránh đi những tai nạn bất ngờ, nhưng điều đó đã làm “đổ chén cơm” của bọn rải đinh. Chính vì vậy, không ít lần ông bị bọn xấu đe dọa, thậm chí đánh đập. Ông Dũng nhớ lại, khoảng 5 giờ 30 ngày 10-3-2014, ông đang nhặt đinh trên quốc lộ 51, đoạn qua xã An Phước, thì có 2 đối tượng bịt mặt đi xe máy đến đe dọa: “Mày muốn sống thì đừng ra đây nhặt đinh, nếu cứ làm thì chết đừng có hối hận”. Một cán bộ Công an xã An Phước cho biết, thời gian qua lực lượng công an đã phối hợp với các ngành chức năng tìm giải pháp xử lý nạn rải đinh trên quốc lộ 51, nhưng vẫn chưa đạt kết quả triệt để. Dù bị đe dọa, nhưng sáng hôm sau thấy đường vẫn còn nhiều đinh ông Dũng lại ra nhặt. Bất ngờ 2 kẻ lạ mặt xuất hiện và dùng cây đánh mạnh vào đầu ông Dũng, làm ông bị choáng, phải nhờ người đi đường đưa về nhà chữa trị. Không ít lần bị kẻ xấu đe dọa và đánh dằn mặt như vậy, nhưng đối với ông Dũng điều đó không thể làm ông nhụt chí. Ngược lại, ông tiếp tục mày mò chế tạo các dụng cụ hút đinh hữu hiệu hơn để hút được nhiều đinh do bọn “đinh tặc” rải trên đường. Và dĩ nhiên, bọn xấu đã tìm mọi cách ngăn chặn việc ông làm để chúng có cơ hội kiếm ăn. Ông Dũng kể lại, khoảng 3 giờ sáng một ngày đầu tháng 4-2014, ông đang ngủ thì nghe có tiếng động và phát hiện kẻ gian lẻn vào sau nhà châm lửa đốt chiếc xe hút đinh bằng gỗ do ông làm ra. “Nhưng kẻ xấu có tìm mọi cách để ngăn cản thì tôi vẫn cứ làm công việc này cho đến khi không còn tình trạng rải đinh làm hại người đi đường mới thôi” - ông Dũng nói giọng cương quyết.. Nhặt được hàng chục triệu đồng, 5 học sinh đem nộp công an.

<span class='text_page_counter'>(20)</span>  Truy lùng xe Toyota Innova gây tai nạn liên hoàn bỏ chạy       . Vượt đèn đỏ, nam sinh làm 3 người bị thương TP HCM: Chỉ 5 giờ, 3 thanh niên chết vì tai nạn Thực hiện 3 đột phá chiến lược Cố vượt xe tải trong làn ô tô, 1 sinh viên tử nạn.  Người đàn ông quét rác nghèo không tham 20 triệu đồng nhặt được       . Nhân viên nhà hàng trả lại 40 triệu đồng nhặt được Giết người vì nghi ngờ nhặt được ví không trả Đang tuần tra, CSGT nhặt được 600 EURO và 3 triệu đồng Nhân viên cây xăng trả lại 1 lượng vàng nhặt được. 25/12/2014 18:01. (NLĐO) – Ngày 25-12, Công an TP Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết đã biểu dương nhóm học sinh tự nguyện trả lại hàng chục triệu đồng của du khách đánh rơi. Trước đó, tối 24-12, trong lúc đi chơi Noel, 5 em Huỳnh Kim Kỳ, Trương Văn Khánh, Dương Phú Hải, Ngô Đình Hiếu, Huỳnh Ngọc Hưng (đều là học sinh lớp 9, Trường THCS Lý Thường Kiệt, xã Cẩm Kim, TP Hội An) nhặt được một chiếc ví có hơn 24 triệu đồng, 100 đô la Úc, 100.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> đô la Mỹ cùng một số giấy tờ tùy thân tại khu vực hô hát bài chòi gần đường Châu Thượng Văn, phường Minh An, TP Hội An.. Các học sinh này đã mang chiếc ví đến trụ sở Công an TP Hội An trình báo vụ việc. Qua xác minh, chủ nhân của chiếc ví là ông Lâm Cường (Việt kiều Úc, quê gốc tỉnh Tiền Giang). Ông Cường đã đến làm thủ tục nhận lại tài sản và bày tỏ sự cảm kích đối với 5 em nhỏ.. Một học sinh trả lại tiền rơi gần 40 triệu đồng.  Đòi xe cho mượn không được, đâm chết bố của người yêu    . “Người đẹp” Thanh Loan sa lưới Ngập tràn ký ức khi ngang sông mùa lũ.

<span class='text_page_counter'>(22)</span>   . Lời kể quặn lòng của con trẻ bị xâm hại tình dục Rau chuối "đắm đuối" thịt heo. 09/12/2014 10:16. Khoảng 19 giờ 40 phút ngày 6-12, Công an phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang tiếp nhận gần 40 triệu đồng từ em Nguyễn Anh Thư (SN 2000, ngụ phường Mỹ Bình, học sinh Trường THCS Lý Thường Kiệt)..  Nhặt được ví tiền, tiểu thương trả lại người mất.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Anh Thư đang giao lại tiền cho công an Theo Anh Thư, em đang trên đường đi học thêm về thì phát hiện một bọc ny-lon màu đen (bên trong có số tiền lớn) tại ngã ba đường Yết Kiêu – Trần Hưng Đạo nên đến giao nộp Công an phường. Công an phường Mỹ Bình làm thủ tục tiếp nhận, đồng thời thông báo ai là chủ sở hữu số tiền trên liên lạc với Công an phường để nhận lại.. Nhân viên cây xăng trả lại 1 lượng vàng nhặt được.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>  Đòi xe cho mượn không được, đâm chết bố của người yêu       . “Người đẹp” Thanh Loan sa lưới Ngập tràn ký ức khi ngang sông mùa lũ Lời kể quặn lòng của con trẻ bị xâm hại tình dục Rau chuối "đắm đuối" thịt heo. 11/06/2014 09:54. Hai nhân viên Trạm xăng dầu Ông Bầu ở khóm Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp đã trả lại 1 chiếc lắc tay khoảng 1 lượng vàng 24k cho khách hàng..  Trả giá đắt vì... nhặt được của rơi!.  Đổ phải xăng pha lẫn nước, hàng chục khách hàng được đền bù.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Anh Phạm Hoàng Duy đang trao trả lại tài sản cho chị Nguyễn Thị Hằng Vào khoảng 10 giờ ngày 9-6, anh Lê Khanh Tú và anh Phạm Hoàng Duy, nhân viên Trạm xăng dầu Ông Bầu ở khóm Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, trong lúc đổ xăng xe cho khách đã nhặt được 1 chiếc lắc tay khoảng 1 lượng vàng 24k. Hai anh thống nhất chờ đến khoảng 4 giờ chiều không có ai đến hỏi thì sẽ giao nộp cho công an thị trấn Mỹ Thọ để truy tìm chủ sở hữu. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, chị Nguyễn Thị Hằng đến hỏi tìm thì được 2 anh Tú và anh Duy trả lại số vàng nói trên. Chị Hằng cho biết, trước đó chị cùng chồng đi đám cưới ở xã Mỹ Long có ghé xe vào cây xăng này để đổ xăng, trong lúc lấy tiền trả thì bất cẩn đánh rơi vàng. Việc làm của anh Tú và anh Duy đáng được biểu dương khen ngợi..

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×