Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE TRAC NGHIEM LUYEN THI THPT 2017 PHAN LSTG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.81 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 1. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh C. Sự ra đời của khối ASEAN D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU 2.. Theo thỏa thuận của các cường quốc đồng minh tại Hội nghị Ianta, ở châu Âu, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng và kiểm soát A. các nước Đông Âu và Đông Đức B. các nước Đông Âu, Đông Đức và Đông Berlin C. các nước Đông Âu và Đông Berlin D. các nước Đông Âu, Đông Đức và Phần Lan 3. Nhiệm vụ của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là? A. Giải quyết mọi công việc hành chính của Liên Hiệp Quốc. B. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới, C. Giải quyết kịp thời những việc bức thiết của nhân loại: nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường. D. Giải quyết tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới. 4. Sự kiện nào dẫn đến thành lập nước Cộng Hòa Liên Bang Đức A. Mỹ, Anh, Pháp hợp nhất các vùng chiếm đóng B. Nước Đức được hoàn toàn thống nhất C. Mỹ, Anh, Liên Xô hợp nhất các vùng chiếm đóng D. Nước Đức đã tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít 5. Mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an được thông qua với điều kiện? A. Phải quá nửa số thành viên của Hội đồng tán thành. B. Phải có 2/3 số thành viên đồng ý. C. Phải được tất cả thành viên tán thành. D. Phải có sự nhất trí của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc 6. Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945 - 1950 là? A. Liên Xô nhanh chóng khôi phục đất nước bị chiến tranh tàn phá. B. Tiến hành công cuộc xây dựng CNXH đã bị gián đoạn từ năm 1941. C. Xây dựng nền kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với Mĩ. D. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới. 7. UNICEF là tổ chức Liên Hợp Quốc có chuyên môn A. Quỹ nhi đồng quốc tế B. Quỹ tiền tệ quốc tế C. Tòa án quốc tế D. Tổ chức lương thực thế giới 8. Ý đúng nhất về chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hoà bình, trung lập B. Hoà bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.. C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ huỷ diệt loài người. D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến cuả Mĩ 9. Sắp xếp theo thứ tự thời gian những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX? 1. phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất 2. phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ G. Gagarin bay vòng quanh trái đất 3. chế tạo thành công bom nguyên tử 4. tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. 1, 4, 2, 3 B. 3, 4, 1, 2 C. 1, 2, 3, 4 D. 4, 2, 3, 1 10. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ khi tuyên bố độc lập đến nay là A. Hòa bình trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc B. Đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh trên thế giới C. Đứng về các nước XHCN trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc D. Hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới 11. Sắp xếp theo thời gian những sự kiện lịch sử chính đã diễn ra ở Liên Xô từ 1985 đến 1991 1. Chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. 2. Công cuộc cải tổ thất bại 3. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập bao gồm 11 nước. 4. Tổng thống M.Goocbachốp tuyên bố bắt đầu công cuộc cải tổ về mọi mặt ở Liên Xô. A. 1, 4, 2, 3 B. 3, 4, 1, 2 C. 4, 2, 3, 1 D. 4, 3, 2, 1 12. Sau thế chiến II (1945) Trung Quốc đã? A. Tiếp tục hoàn thành CM dân tộc dân chủ nhân dân B. Hoàn thành CM ruộng đất C. Bước đầu tiến lên xây dựng CNXH D. Tiến lên dây dựng chế độ TBCN 13. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được về khoa học kỹ thuật từ 1945 - 1950? A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái. D. Giữa thập niên 70 (thế kỉ XX), sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp của toàn thế giới. 14. Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc với các đặc điểm? A. Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm B.Lấy cải tổ chính trị làm trung tâm C. Lấy xây dựng kinh tế - chính trị làm trung tâm D. Lấy xây dựng văn hóa – tư tưởng làm trung tâm 15. Vị tổng thống đầu tiên của Liên Xô là A. V. Pu-tin B. En-xin C. Gooch-ba-chốp D. Xta-lin 16. Sắp xếp theo thứ tự thời gian gia nhập vào ASEAN của các quốc gia Đông Nam Á sau 1. Cam-pu-chia 2. Bru-nây 3. Lào 4. Việt Nam A. 2, 4, 3, 1 B. 1, 3, 2, 4 C. 2, 3, 4, 1 D. 1, 2, 3, 4 17. Đặc điểm chính sách đối ngoại của Trung Quốc 1979 đến nay là? A. Tiếp tục đường lối đóng cửa B. Duy trì hai đường lối bất lợi cho Trung Quốc C. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới D. Chỉ mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Xã hội chủ nghĩa 18. Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại A. Ngả về các nước XHCN B. Ngả về phương Tây C. Tham gia liên minh chống các nước XHCN D. Tham gia liên minh chống các nước TBCN 19. 1964, Trung Quốc tiến hành thành công sự kiện gì? A. phóng thành công tàu vũ trụ “Thần Châu” B. thử thành công bom nguyên tử.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. Phóng vệ tinh nhân tạo D. tiến hành cải cách kinh tế 20. Sắp xếp theo thứ tự thời gian về phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Cam-pu-chia từ 1954 đến 1979 1. Nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia được thành lập 2. Chính phủ Xi-ha-núc xây dựng đất nước theo đường lối hòa bình, trung lập 3. Thế lực tay sai Mĩ đảo chính lật đổ Xi-ha-núc 4. Kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi A. 3, 4, 1, 2 B. 1, 3, 2, 4 C. 2, 3, 4, 1 D. 1, 2, 3, 4 21. Những quốc gia đồng sáng lập ASEAN A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Việt Nam, Cam-pu-chia B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Việt Nam, Lào C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam D. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan 22. Tháng 8/1945, nhân dân những quốc gia nào ở Đông Nam Á giành độc lập? A.Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia B. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a C. Lào, In-đô-nê-xi-a, Mã lai D. Việt Nam, Lào, Mã Lai 23. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ XHCN Liên Xô và Đông Âu? A. Đã xây dựng một mô hình CNXH chưa đúng đắn, chưa phù hợp … B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới C. Những sai lầm về chính trị, tha hoá về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo D. Hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước. 24. Sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào? A. Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu B. Chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo C. Chiến lược hiện đại hóa nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản D. Chiến lược tập trung phát triển công nghiệp nhẹ nhằm đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng trong nước và có hàng xuất khẩu 25. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy" vì: A. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập. C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân D. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này. 26. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Các nước Đông Nam Á đang tiến hành cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thực dân B. Các nước Đông Nam Á đang gặp khó khăn lớn trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh C. Sau khi giành độc lập, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển D. Các cường quốc bên ngoài chấm dứt chính sách can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Đông Nam Á 27. Ngày 22-3-1955 ghi dấu ấn vào lịch sử Lào bằng sự kiện nổi bật niào? A. Quân giải phóng Lào được thành lập. B.Đại hội toàn quốc kháng chiến Lào triệu tập. C. Mĩ thông qua chính sách “viện trợ” kinh tế đối với Lào. D. Đảng Nhđn dđn Câch mạng Lằ thănh lập..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 28. Sự kiện nào thể hiện những thủ đoạn trong chính sách cai trị của thực dân Anh trước phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đàn áp mạnh mẽ cuộc đấu tranh của thủy binh Ấn Độ (19-12-1946) B. Đàn áp cuộc đấu tranh của quần chúng ở Can-cút-ta (02-1947) C. Chia Ấn Độ thành 2 quốc gia tự trị: Ấn Độ theo Ấn Độ giáo và Pakistan theo Hồi giáo khi buộc phải trao trả độc lập cho Ấn Độ (15-8-1947) D. Kéo dài thời gian trao trả độc lập hoàn toàn và thật sự cho Ấn Độ 29. Năm 1975, chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cơ bản tan rã sau khi những quốc gia nào giành độc lập? A. Môdămbích, Ănggôla B. Dimbabuê, Nam phi C. Môdămbích, Nam phi D. Dimbabuê, Ănggôla 30. Sang những năm 50 của thế kỷ XX, kinh tế Nhật Bản phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào? A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mỹ khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam. B. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật C. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu D. “Luồn lách” xâm nhập thị trường các nước 31. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba? A. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma” lên đất Cu-ba (1956) B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa (26-7-1953) C. Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958) D. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1-1-959) 32. Sau khi giành độc lập Ấn Độ đạt nhiều thành tựu trong xây dựng đất nước, cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc phần mềm lớn nhất thế giới? A. Cách mạng xanh B. Cách mạng chất xám C. Cách mạng trong ngành giao thông vận tải D. Cách mạng khoa học kỹ thuật 33. Nguyên nhân nào dưới đây là quyết định nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Dựa vào những thành tựu khoa học-kĩ thuật của thế giới B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh 34. Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật của Mĩ là gì? A. Chế ra công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới B. Thực hiện “Cuộc cách mạng Xanh” trong nông nghiệp, trong giao thông, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ, … C. Sản xuất được những vũ khí hiện đại D. Tất cả những thành tựu trên 35. Ngày 11/09/2001 đã xảy ra sự kiện gì buộc Mỹ phải có sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại khi bước vào thế kỷ XXI? A. Chiến tranh Vùng Vịnh B. Chiến tranh Ap-ga-nix-tan C. Chiến tranh với phiến quân IS D. Chủ nghĩa khủng bố tấn công vào Mỹ 36. Lí do Mĩ đạt đuợc nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học-kĩ thuật A. Mĩ là nuớc khởi đầu cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai B. Chính sách Mĩ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học- kĩ thuật, coi đây là trung tâm chiến luợc để phát triển đất nuớc C. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học đuợc nghiên cứu và ứng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> dụng tại Mĩ D. Mĩ chủ yếu là mua bằng phát minh 37. Các thành viên đầu tiên của khối thị trường chung Châu Âu (EEC) gồm: A. Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xem-bua B. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia C. Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha 38. Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai đang bùng nổ C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc 39. Nội dung "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào? A. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới D. A, B, C đúng 40. Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay là: A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp B. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất C. Khoa học bắt nguồn từ kĩ thuật D. Khoa học đi trước mở đường cho sản xuất (Học sinh tô đâm bằng viết chì vào ô đúng.). 01. 02. 03. 04. 05. 06. 07. 08. 09. 10.. Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ. Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ. Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ. Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20.. Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ. Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ. Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ. Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30.. Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ. Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ. Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ. Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40.. Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ. Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ. Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ. Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×