Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MOT SO KY THUAT TRUYEN DONG LUC TA CAM HUNG CHO HOC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỘT SỐ KỸ THUẬT TRUYỀN ĐỘNG LỰC TẠO CẢM HỨNG CHO HỌC SINH. ỨNG DỤNG TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG. 01. Kỹ thuật: Sảng khoái. a. Mục đích: Giúp học sinh có tinh thần sảng khoái, vui vẻ để bắt đầu một ngày mới, hay bắt đầu một công việc học tập. b. Áp dụng: Học sinh thực hiện trước một hoạt động tập thể, trước và giữa mỗi tiết học. c. Cách thực hiện: Người điều khiển hô “Sảng khoái”. +Học sinh: Người đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai, hai tay đưa chếch lên cao hình chữ V, lòng bàn tay úp vào nhau, mắt hướng về phía trên nhìn ra xa. Thả lỏng thân người, quên hết mọi việc, cười to thành tiếng ha..ha..ha... kéo dài 3 đến 5 giây, sau đó rút mạnh cùi chỏ về cặp sát hông, bàn tay nắm lại và hô lớn Dze... (Có thể rút cùi chỏ về 03 lần và hô 03 tiếng Dze... Dze... Dze...). 02. Kỹ thuật: Tự tin. a. Mục đích: Giúp học sinh và mọi người có thêm tự tin, nghị lực trong công việc. b. Áp dụng: Học sinh thực hiện trước một hoạt động tập thể, trước mỗi tiết học. c. Cách thực hiện: Người điều khiển hô “Tự Tin”. Học sinh: +Động tác 1: Người đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai, tay phải đưa ra phía trước song song với mặt đất và tạo góc 45 0 so với thân người đồng thời hô to “Bạn làm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> được”; +Động tác 2: Rút tay phải về lòng bàn tay đặt lên ngực trái đông thời hô to “Tôi làm được”; +Động tác 3: Tay phải đưa ra như động tác 1 nhưng giơ ngón tay trỏ lên (biểu thị số 1) đồng thời hô to “Bạn làm một”; +Động tác 4: Tay trái đưa ra như tay phải nhưng lúc này cả hai tay đều giơ ngón trỏ và ngón giữa lên (biểu thị số 2) đồng thời hô to “Tôi làm hai”. Câu khẩu hiệu là “Bạn làm được, tôi làm được; Bạn làm một, tôi làm hai”.. Động tác 1;. Động tác 2;. Động tác 3;. 03. Kỹ thuật: Tự hào. a. Mục đích: Giúp học sinh tự hào về ngôi trường mình đang học, từ đó các em phấn đấu học tập, rèn luyện để mang thành tích về cho trường lớp mình. b. Áp dụng: Học sinh thực hiện trước một hoạt động tập thể, trước mỗi tiết học. c. Cách thực hiện: Người điều khiển hô “Tự hào”. +Học sinh: Người đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai, hô to “Trường tiểu học Huỳnh Minh Thạnh - Số 1” đồng thời tay phải đưa ra phía trước song song với mặt đất và tạo góc 450 so với thân người bàn tay nắm lại, ngón tay cái hướng lên trời (biểu thị số 1); +Câu khẩu hiệu là “Trường tiểu học Huỳnh Minh Thạnh - Số 1”.. Động tác 4;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 04. Kỹ thuật: Vận động. a. Mục đích: Giúp học sinh hết mệt mỏi, có thêm cảm hứng sau những giờ học căng thẳng. b. Áp dụng: Học sinh thực hiện trước một hoạt động tập thể, trước và giữa tiết học. c. Cách thực hiện: Người điều khiển hô: Vận động. Học sinh: +Động tác 1: Người đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai, hai tay vung mạnh lên trời hình chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau đồng thời hô to “Vận động”; +Động tác 2: Giật mạnh hai cùi chỏ về cặp sát hông, hướng xuống đất, ra sau lưng, lòng bàn tay nắm lại đồng thời hô to “Mệt mỏi”; +Động tác 3: Đánh mạnh hai tay hướng xuống mặt đất, lòng bàn tay mở ra hướng sau lưng đồng thời hô to “Tan biến” và đưa tay lên trước ngực vỗ 03 cái thật to; +Đông tác 4, 5, 6: Tương tự động tác 1, 2, 3 nhưng lời hô là “Vận động”, “Mạnh khỏe”, “Sảng Khoái”. Câu khẩu hiệu là “Vận động – Mệt mỏi – Tan biến; Vận động - Mạnh khỏe Sảng Khoái”.. Động tác 1;. Động tác 2;. Động tác 3;. Động tác 4;. 05. Kỹ thuật: Trật tự. a. Mục đích: Giúp học sinh giữ trật tự, tập trung chú ý hơn trong tiết học, hay trong một hoạt động tập thể. b. Áp dụng: Người điều khiển thực hiện khi thấy học sinh mất trật tự trong khi học bài, trong khi đang sinh hoạt tập thể... c. Cách thực hiện:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Cách 1: Khi thấy học sinh mất trật tự, Người điều khiển giơ cánh tay phải lên, cặp sát đầu, các ngón tay chỉa thẳng lên trời. Học sinh cũng giơ cánh tay phải lên như người điều khiển và giữ im lặng. Người điều khiển bỏ tay xuống và hô “Học sinh”, học sinh bỏ tay xuống và hô ”Trật tự” sau đó các em ngồi ngay ngắn, giữ trật tự. + Cách 2: Khi thấy học sinh mất trật tự Người điều khiển hô “Học sinh”, Tất cả học sinh hô “Trật tự” sau đó các em ngồi ngay ngắn, giữ trật tự. Câu khẩu hiệu là “Học sinh – Trật tự”. 06. Kỹ thuật: Chào bạn. a. Mục đích: Học sinh chào hỏi nhau và động viên nhau có thêm tự tin, sự phấn khởi cho công việc học tập rèn luyện. b. Áp dụng: Vào đầu buổi học hay bạn bè lâu ngày gặp lại. c. Cách thực hiện: +Học sinh tiến đến bắt tay bạn và nói “Chào bạn bạn thật tuyệt vời”. Bạn được chào, giơ tay bắt tay bạn và nói “Cám ơn bạn! bạn cũng rất tuyệt vời”. Câu khẩu hiệu là “Học sinh – Trật tự”. 07. Kỹ thuật: Chúc mừng. a. Mục đích: Học sinh chúc mừng bạn khi bạn có chuyện vui, hay thành công một công việc nào đó. Câu khẩu hiệu là “Chúc mừng”. b. Áp dụng: Ngoài đời sống xã hội cũng như trong trường, lớp; bất cứ thời gian nào.... c. Cách thực hiện: +Động tác 1: Học sinh chúc mừng bạn, tiến đến bạn giơ hai tay phía trước mặt bạn ngang tầm bụng, lòng bàn tay ngửa lên, miệng nói “Chúc mừng”. Học sinh được chúc mừng đưa hai tay đập nhẹ vào lòng bàn tay bạn. +Động tác 2: Hai học sinh làm ngược lại nhưng không hô “Chúc mừng”. +Động tác 3: Hai học sinh đưa hai bàn tay lên ngực và chạm vào nhau đồng thời hô “Dze”..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Động tác 1;. Động tác 2;. Động tác 3;. 08. Kỹ thuật: Chia buồn. a. Mục đích: Khi có một học sinh gặp chuyện không vui về trường lớp, cũng như chuyện gia đình thì bạn bè đến chia buồn cùng bạn, nhằm giúp bạn vơi bớt nỗi buồn và có thêm động lực để học tập. b. Áp dụng: Học sinh tự thực hiện khi thấy bạn có chuyện buồn....Ví dụ: Bị điểm kém, bị cô la.... Gia đình có chuyện không vui.... c. Cách thực hiện: + Học sinh chia buồn với bạn, tiến đến bạn giơ tay phải đặt nhẹ lên vai trái bạn (có thể không làm động tác này) nhìn vào mắt bạn và nói “Rồi mọi chuyện sẽ qua, cố lên bạn nhé”. Bạn được chia chia buồn trả lời “Cám ơn bạn! Mình sẽ cố gắng” Câu khẩu hiệu là “Rồi mọi chuyện sẽ qua, cố lên bạn nhé”. 09. Kỹ thuật: Lưu giữ. a. Mục đích: Giúp học sinh lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ của mình, cũng như lưu giữ kiến thức một bài học vừa mới học xong.... b. Áp dụng: Giáo viên thực hiện vào cuối tiết học để học sinh tự lưu giữ kiến thức, hoặc cuối một hoạt động nhà trường để học sinh tự lưu giữ những hình ảnh đẹp.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> trong đời. c. Cách thực hiện: Người điều khiển hô “Lưu giữ” hoặc học sinh có thể tự thực hiện. + Học sinh có thể đứng hay ngồi, lưng thẳng, đầu hơi cuối, mắt nhắm nhẹ, miệng mĩm cười, tay chấp trước ngực hoặc để tùy ý, thả lỏng cơ thể. Quên hết mọi chuyện và nhớ lại kiến thức mình vừa mới học (nội dung chính), nếu là kỷ niệm thì hình dung lại những hình ảnh đã gây ấn tượng cho mình và khắc sâu nó vào ký ức.. 10. Kỹ thuật: Ghi nhớ. a. Mục đích: Giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm vừa mới học xong ... c. Cách thực hiện: Người điều khiển hô “Ghi nhớ”. + Học sinh có thể đứng hay ngồi, lưng thẳng, đầu hơi cuối, mắt nhắm nhẹ, miệng mĩm cười, thả lỏng cơ thể. Và lắng nghe người điều khiển nói. Người điều khiển bằng giọng chậm rãi nhắc lại nội dung bài học, hay kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ mà học sinh vừa tiếp thu. b. Áp dụng: Giáo viên thực hiện vào cuối tiết học, cuối một buổi tập huấn, hội thảo. 11. Kỹ thuật: Hoàn thành. a. Mục đích: Học sinh tự chúc mừng nhau khi hoàn thành nhiệm vụ, hay hoạt.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> động nào đó đạt kết quả cao nhằm tạo hưng phấn và sự đoàn kết. b. Áp dụng: Học sinh thực hiện khi hoàn thành xong một công việc. Trong tiết học, khi thảo luận nhóm đôi hay nhóm lớn. c. Cách thực hiện: + Hai học sinh: Hai học sinh cùng giơ tay lên ngang ngực lòng bàn tay hướng về phía bạn, ngón tay hướng lên trên và chạm lòng bàn tay vào tay bạn và hô “Dze...”. + Nhóm: Nhóm trưởng đưa tay ra phía trước mặt các bạn lòng bàn tay hướng lên trời, cả nhóm đặt tay mình lên lòng bàn tay trưởng nhóm cùng hất tay lên và hô “Dze...”.. Hai học sinh.. Nhóm. 12. Kỹ thuật: Đồng ý. a. Mục đích: Học sinh cùng đồng ý một vấn đề, một nội dung nào đó. Thi thực hiện kèm động tác sẽ làm cho giá trị của đồng ý tăng lên. Học sinh sẽ có thêm cảm hứng để thực hiện đồng ý đó. b. Áp dụng: Khi cùng nhau thống nhất một viêc mà người điều khiển yêu cầu. c. Cách thực hiện: Người điều khiển hô “Đồng ý”. + Tất cả học sinh giơ tay ra phía trước, ngón cái đưa lên và hô to “Đồng ý”. 13. Kỹ thuật: Chiến thắng. a. Mục đích: Động viên, cầu chúc bạn chiến thắng khi bạn chuẩn bị thi, hay tham gia một hoạt động nào đó. Lời động viên sẽ tác động đến tinh thần làm cho bạn bè.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> phấn khởi vươn lên mà tích cực hoạt động. b. Áp dụng: Trong lớp học hoặc trong các hoạt động tập thể. c. Cách thực hiện: + Học sinh cầu chúc bạn gọi tên bạn và đưa ngón tay trỏ và ngón giữa thành hình chữ V (Biểu tượng“Chiến thắng”) và nói “Cố lên” người ban cũng giơ tay như vậy và nói “Chiến thắng”. 14. Kỹ thuật: Xin lỗi. a. Mục đích: Xin lỗi bạn, thầy cô... khi có lỗi với người đó. Khi học sinh biết xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ với bạn bè. Lời xin lỗi còn tạo niềm tin và sự hợp tác của học sinh với nhau, giúp gia tăng tình thương giữa con người với nhau. b. Áp dụng: Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu khi học sinh có lỗi với người khác.. c. Cách thực hiện: + Học sinh xin lỗi đến trước mặt bạn, đứng ngay ngắn, lòng tay trái đặt lên ngực phải, đầu hơi cuối xuống nói “Xin lỗi bạn, tôi biết tôi đã sai mong bạn bỏ qua cho” người được xin lỗi nói “Không sao, ai cũng có lúc như vậy”. 15. Kỹ thuật: Cám ơn. a. Mục đích: Khi nhận được sự giúp đỡ người khác về một điều nào đó. Lời cảm ơn không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn. b. Áp dụng: Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu khi học sinh thấy có sự giúp đỡ từ bạn bè mình. c. Cách thực hiện: + Học sinh khi nhận sự giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần từ bạn bè thì ngay lúc đó nhìn vào mắt bạn và nói “Cảm ơn bạn, bạn tốt quá”..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Những kỹ thuật trên đây là một trong số những kỹ thuật cơ bản thường áp dụng trong trường học. 16. Kỹ thuật: Đối thủ. a. Mục đích: Khi chuẩn bị thi đấu cùng một đối thủ thì ta phải chào đối thủ của mình để tỏ ra mình tôn trọng đối thủ và cũng chứng tỏ mình tham gia với một tinh thần thi đấu tốt đẹp. b. Áp dụng: Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu khi học sinh tham gia thi đấu cùng cùng các bạn. c. Cách thực hiện: + Học sinh tiến tới đối thủ giơ nắm đấm trước ngực, đối thủ cũng giơ nắm đấm lên và hai người chạm nhẹ nắm đấm vào nhau.. Những kỹ thuật trên đây là một trong số những kỹ thuật cơ bản thường áp dụng trong trường học nhằm ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×