Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN Một số kỹ thuật dạy từ vựng tiếng anh đối với học sinh phổ thông và các hoạt động luyện tập từ vựng trên lớp theo đường hướng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.91 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1
TỔ TIẾNG ANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN TIẾNG ANH
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY TỪ VỰNG TIẾNG
ANH ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP TỪ VỰNG
TRÊN LỚP THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP
Người thực hiện: Lê Thị Thúy Hồng
Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1


Lạng Giang, tháng 9 năm 2014
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
Phần I: Mở đầu……………… ………………………… 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích nghiên cứu 1
III. Đối tượng nghiên cứu 2
IV. Phương pháp nghiên cứu 2
V. Những đóng góp của đề tài 2
Phần II: Nội dung nghiên cứu và kết quả 3
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 3
Chương II: Một số kĩ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh đối với học sinh
phổ thông và các hoạt động luyên tập từ vựng trên lớp theo đường
hướng giao tiếp
I. Giới thiệu từ bằng đồ vật có thật (REALIA)
II. Dạy từ bằng tranh (VISUAL)
III. Đưa tình huống (SITUATION)


IV. Vẽ hình (DRAWING)
V. Minh họa bằng hành động (MIMING)
VI. Sử dụng ví dụ (EXAMPLE)
VII. Sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
5
5
5
6
6
7
7
7
(SYNONYM or ANTONYM)
VIII. Sử dụng Video
8
Chương III: Các hoạt động luyện tập trên lớp theo đường hướng giao
tiếp
I. Vẽ tranh ( DRAWING)
II. Đố vui từ vựng (VOCABULARY QUIZ)
III. Trò chơi giải thích nghĩa của từ (EXPLAINING GAME)
IV. Đoán từ qua gợi ý (WORD CLUES)
V. Tìm người qua liên hệ với từ có sẵn (FIND SOMEONE WHO)
VI. Thử tài trí nhớ (MEMORY GAMES)
VII. Sử dụng hành động (MIMING)
VIII. Tìm từ biết nghĩa (SLAP THE BOARD)
IX. Dừng xe (STOP THE BUS)
X. Đọc chính tả kiểu mới ( NEW DICTATION)
9
9
10

11
12
13
13
14
15
15
16
Chương IV: Kết quả nghiên cứu 18
Phần III: Kết luận và đề nghị 19
Danh mục tài liệu tham khảo 21

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kiến thức từ vựng là một phần quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Đặc
biệt, với đường hướng dạy học giao tiếp, khi mà bốn kỹ năng ngôn ngữ đều
được nhấn mạnh nhằm hoàn thiện năng lực giao tiếp, vốn từ vựng càng đóng
vai trò quan trọng hơn. Hiện tại, ý tưởng về lợi ích của việc giảng dạy theo
đường hướng giao tiếp đã được tiếp cận, tuy nhiên, những hoạt động học tập
có thể triển khai hiệu quả hầu hết được đưa ra trong các điều kiện dạy học tối
ưu. Nghĩa là, số lượng người học vừa phải cho một lớp học ngoại ngữ (dưới
20), trình độ đã được phân loại đồng đều, cơ sở vật chất đảm bảo. Tuy nhiên,
trong thực tế, với những nơi có điều kiện khó khăn, như lớp học đông (trên 40
học sinh), cơ sở vật chất hạn chế, việc triển khai các hoạt động nhóm, sẽ đòi
hỏi nhiều chuẩn bị và khó triển khai. Điều này dễ khiến giáo viên bỏ qua các
hoạt động mang tính giao tiếp cho học sinh. Và để tiết kiệm thời gian chuẩn
bị bài cũng như công sức tổ chức quản lý lớp học, giáo viên sẽ có xu hướng
sử dụng phương pháp Dịch - Ngữ pháp, việc áp dụng này sẽ mang lại bất lợi
cho người học trong việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp.
Trong phạm vi bài viết này, tôi xin giới thiệu “ Một số kĩ thuật dạy từ

vựng Tiếng Anh đối với học sinh phổ thông và các hoạt động luyên tập từ
vựng trên lớp theo đường hướng giao tiếp” nhằm nâng cao vốn từ vựng cho
học sinh và cũng giúp cho giáo viên chuẩn bị và tổ chức hoạt động dạy học dễ
dàng và hiệu quả.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giáo viên có thêm kiến thức về kĩ thuật dạy từ vựng và tổ chức các
hoạt động luyện tập từ vựng trên lớp học.
1
- Hình thành kĩ năng học tập và ghi nhớ từ vựng tự nhiên cho học sinh.
- Phát triển kĩ các năng giao tiếp và rèn luyện sự nhanh nhẹn, tự tin,
năng động cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Việc dạy và học Tiếng Anh tại trường THPT Lạng Giang số 1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu.
- Qua các tiết thực nghiệm trên lớp.
- Dự giờ đồng nghiệp.
- Điều tra hiệu quả của phương pháp qua phiếu điều tra, qua chất lượng học
tập của học sinh.
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Chuyên đề nghiên cứu giúp giáo viên có nhiều lựa chọn trong kĩ thuật
dạy từ vựng và tổ chức các hoạt động luyện tập từ vựng phong phú để nâng
cao hiệu quả dạy và học từ vựng trong trường phổ thông. Giúp các em học
sinh có được một vốn từ vựng cần thiết và có thể sử dụng được vốn từ của
mình một cách có hiệu quả nhất.
2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
- Từ vựng tiếng Anh là một công cụ, phương tiện quan trọng nhất trong

việc sử dụng và học tiếng Anh . Ở bất kỳ một kỹ năng nào của việc học ngoại
ngữ đều phải sử dụng đến từ vựng.Vì vậy từ vựng tiếng Anh là nguồn vốn,là
sản phẩm vô giá, là công cụ chính cho người sử dụng từ vựng tiếng Anh
- Quá trình dạy học bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy
của thầy và hoạt động học của trò. Để đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả
cần nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt
động học của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Trong hướng đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao
cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo
của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào
việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có
phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả
hạn chế. Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung
thiết kế các hoạt động của trò sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh
các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt
động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học
không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của
người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Phần đông học sinh khi hỏi đến các em có thích học tiếng Anh không?
Các em trả lời là có , còn khi đề cập đến vấn đề học từ vựng thì hầu hết các
3
em đều trả lời là không thích. Vì các em cho rằng học từ vựng tiếng Anh khó
nhớ và mất nhiều thời gian, học rồi lại quên, hầu hết học sinh ngại học và lười
học từ vựng Tiếng Anh một cách chu đáo.
- Đa số giáo viên đều chủ quan,chưa chú ý đi sâu vào việc tìm hiểu
cách học và cách dùng từ vựng của học sinh, phần lớn các giáo viên chỉ kiểm
tra sơ lược một vài em bằng cách đọc to từ đó hoặc ghi lên bảng. Vì vậy dẫn
đến học sinh chỉ học đối phó nhưng chưa sâu.
- Trong hầu hết các tiết học tiếng Anh nào đều có phần dạy từ vựng. Để

dạy từ vựng có hiệu quả hầu hết các giáo viên phải sử dụng linh hoạt các kỹ
năng dạy từ vựng tiếng Anh cũng như kỹ năng truyền đạt của giáo viên. Yêu
cầu mỗi giáo viên phải nắm bắt , và hiểu được tầm quan trọng của việc sử
dụng từ vựng tiếng Anh , trong quá trình học tập của học sinh. Do đó giáo
viên phải biết lựa chọn các kỹ năng phù hợp với trình độ nhận biết của học
sinh. Người giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của việc dạy và học từ vựng
tiếng Anh, chúng ta phải xác định dạy cho học sinh học từ vựng tiếng Anh là
giúp cho học sinh thực hiện tốt các kỹ năng như nghe, nói , đọc, viết. Học
sinh phát triển được vốn từ vựng, có khả năng lựa chọn, sắp xếp câu, ý rõ
ràng. Rèn luyện khả năng tư duy trí tưởng tượng phong phú và khả năng dùng
từ chính xác của học sinh. Qua đó giúp học sinh tự tin, có khả năng ứng xử,
giao tiếp linh hoạt và khả năng sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.
- Do có nhiều môn học, các em không đủ thời gian để tìm tòi, nghiên
cứu và đi sâu vào việc học tập các bộ môn nói chung và bộ môn tiếng Anh nói
riêng. Các em chỉ học vẹt, học đối phó để giáo viên kiểm tra, sau đó khi dùng
lại thì các em đều quên hết. Tuy vậy đây là một bộ môn khó và quan trọng
nên cả giáo viên và học sinh đều rất coi trọng, đặc biệt là việc học và dạy từ
vựng cho học sinh.
4
Chương II: MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH
ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO
TIẾP
Thông thường, cách dạy từ vựng nhanh và tiết kiệm thời gian nhất là
dạy theo cách dịch nghĩa, nhưng trong dạy học theo đường hướng giao tiếp,
cách dạy này không được đánh giá cao do không tạo được sự tương tác giữa
giáo viên và người học, hoặc giữa người học với nhau. Sau đây là một số
phương pháp dạy từ vựng đơn giản và hiệu quả khác.
I. GIỚI THIỆU TỪ BẰNG ĐỒ VẬT CÓ THẬT (REALIA)
Khi dạy những từ vựng liên quan đến khung cảnh lớp học, buổi ngoại
khoá hoặc một số bộ phận cơ thể, giáo viên có thể chỉ ngay những vật, bộ

phận này kèm theo từ tiếng Anh để người học đoán nghĩa. Sau đó, giáo viên
đưa ra nghĩa của từ.
Ví dụ: khi dạy những từ như door (cửa ra vào), desk (bàn), curtain
(rèm cửa), leg (chân), trainers (giày thể thao)… giáo viên có thể áp dụng thủ
thuật này.
II. DẠY TỪ BẰNG TRANH (VISUAL)
Ở phương pháp này, giáo viên chuẩn bị tranh ảnh có chứa nội dung
kiến thức cần giảng dạy. Giáo viên giơ từng bức tranh và yêu cầu học sinh
nhận biết nội dung chứa đựng trong bức tranh. Dạy bằng tranh là một cách
sinh động, dễ tạo hiệu ứng tốt cho người học. Giáo viên chuẩn bị một số bức
tranh cho những từ chỉ đồ vật hoặc nghề nghiệp để giới thiệu trước lớp kèm
theo từ tiếng Anh. Người học sẽ dễ dàng đoán nghĩa của từ.
Ví dụ: khi dạy những từ như engineer (kĩ sư), musical instrument (nhạc
cụ), ski (trượt tuyết) …
5
Đặc biệt, hiện nay trong một số phòng học được trang bị máy chiếu,
giáo viên có thể tìm tranh trên mạng Internet hoặc scan tranh trong sách giáo
khoa để trình chiếu và dạy từ.
III. ĐƯA TÌNH HUỐNG (SITUATION) để giới thiệu từ.
Với một số từ, cách giới thiệu tốt nhất là đưa ra tình huống. Giáo viên
đưa ra tình huống, nhấn mạnh từ giới thiệu và yêu cầu người học đoán nghĩa
của từ.
Ví dụ, một số từ như trolley (xe đẩy), frightened (sợ hãi) vv… giáo
viên có thể đặt ra tình huống như:
Yesterday I went to Big C and bought a lot of things. Then I put them
all in a trolley and I pushed the trolley all around the supermarket. (Hôm qua
tôi đi Big C và mua được rất nhiều đồ. Rồi tôi để chúng vào một cái trolley.
Sau đó tôi đẩy chiếc trolley khắp xung quanh siêu thị).
IV. VẼ HÌNH (DRAWING)
Khi dạy một số danh từ, tính từ và động từ giáo viên có thể minh hoạ

bằng cách vẽ phác hoạ đơn giản trực tiếp trên bảng đế học sinh có thể đoán từ
như những ví dụ ở dưới đây.
happy sad T-shirt Gloves jump
V. MINH HỌA BẰNG HÀNH ĐỘNG (MIMING)
6
Cách này rất thích hợp khi dạy một số động từ chỉ hành động của con
người hoặc tính từ chỉ cảm xúc, thái độ. Ở phương pháp này giáo viên dùng
hành động, cử chỉ nét mặt của mình. Trên cơ sở đó người học quan sát và
đoán nghĩa của từ mới.
Ví dụ: khi dạy từ angry (giận dữ), sad (buồn), hoặc smile (cười), wash
your face (rửa mặt)…
Giáo viên làm các cử chỉ điệu bộ minh hoạ cho các từ này để người học
đoán từ.
VI. SỬ DỤNG VÍ DỤ (EXAMPLE)
Giáo viên đưa ra một loạt các ví dụ, người học phải nhóm chúng lại với
nhau và tìm ra một từ khái quát nhất. Phương pháp giảng dạy này phát huy
khả năng khái quát hoá của người học đồng thời nó buộc người học phải tư
duy sáng tạo và lôgic. Sử dụng ví dụ để giới thiệu từ vựng cũng là một cách
hiệu quả đối với những danh từ chung hoặc gồm nhiều bộ phận: computer
(máy tính), building (toà nhà), zoo (vườn bách thú), flower (hoa), animal
(động vật).
Ví dụ: Khi dạy từ animal, giáo viên có thể lấy ví dụ: Cat, bird, snake,
tiger are animals, so, what does animal mean? (Mèo, chim, rắn, hổ là
animals, vậy animal nghĩa là gì?)
VII. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA HOẶC TRÁI NGHĨA
(SYNONYM or ANTONYM)
Một cách dạy từ vựng khác nữa là sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái
nghĩa, với dấu >< để thể hiện từ trái nghĩa, và = để biểu thị đồng nghĩa, giáo
viên có thể giúp người học dựa trên những kiến thức sẵn có để học những từ
chưa biết.

7
Ví dụ, khi giới thiệu từ : win (thắng) giáo viên có thể dựa vào từ lose
(thua) để giới thiệu nghĩa với người học bằng cách biểu thị win>< lose ;
hoặc từ peaceful (thanh bình/ yên ả) = quiet vv
VIII. SỬ DỤNG VIDEO
Một kĩ thuật sử dụng hình ảnh khác để dạy từ vựng là tìm những đoạn
phim hoặc video có sử dụng những từ xuất hiện trong bài học. Giáo viên có
thể vào phần YouTube Teachers’ Language Arts để tìm phim và video có nội
dung phù hợp với bài học.
Với những thủ thuật giới thiệu từ vựng trên đây, người học sẽ được
tương tác với giáo viên và có thể trao đổi với bạn cùng học ngay từ giai đoạn
đầu tiên của bài học, chú trọng vào sự tư duy, hướng sự tập trung chú ý của
người học vào các từ đang học. Việc lựa chọn thủ thuật nào là do ý nghĩa của
từ được đưa ra.
8
Chương III : CÁC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP TỪ VỰNG TRÊN LỚP
THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP
I. VẼ TRANH ( DRAWING)
Hoạt động này giúp người học luyện tập và ghi nhớ các từ một cách tự
nhiên và có thêm sản phẩm khá thú vị sau giờ học ( bức tranh học sinh tự vẽ).
Ví dụ: Sau khi học các từ miêu tả người ( Sách giáo khoa Tiếng Anh 11-
Unit 1 Speaking), giáo viên có thể tổ chức hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị giấy và bút chì màu.
Giáo viên miêu tả một nhân vật, học sinh vẽ theo miêu tả của giáo viên.
My friend is Susan. She is short and plump. She has a round face with
chubby cheeks, shoulder-length red curly hair, big blue eyes and a turned-up
nose ….
( Bạn tôi tên là Susan. Bạn ấy thấp và khá bụ bẫm. Bạn ấy có gương mặt
tròn, hai má phúng phính, mái tóc đỏ xoăn dài đến ngang vai, đôi mắt xanh
và chiếc mũi hếch …)

Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh cầm tranh của mình, tả lại cho bạn bên
cạnh.
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp. Một học sinh vừa vẽ, vừa tả nhân vật của
mình để bạn vẽ theo. Sau đó làm ngược lại. Cuối cùng hai học sinh so sánh
tranh đã vẽ của mình với nhau. Giáo viên sẽ tuyên dương những cặp có tranh
giống nhau nhất.
Hoạt động này có thể mở rộng ra nhiều chủ đề khác như tả đồ vật, vị trí
các vật sử dụng giới từ …
9
II. ĐỐ VUI TỪ VỰNG (VOCABULARY QUIZ)
- Giáo viên chuẩn bị khoảng 10 câu, trong đó 10 từ trong chủ đề đã học
được để trống, có thể gợi ý chữ cái đầu tiên.
Ví dụ:
1. There are _________ terms in a academic year in England.
2. Schooling is c_________ until the age of 16.
3. ….
* Cách 1:
- Chia nhóm, mỗi nhóm khoảng 5-7 học sinh.
- Mỗi nhóm cử một đại diện lên lấy câu hỏi số 1 về nhóm, thảo luận tìm
câu trả lời, ghi ra giấy rồi chạy lên đưa cho giáo viên. Nếu đó là đáp án
đúng, nhóm sẽ nhận được câu hỏi thứ 2.
Cứ như vậy, nhóm nào trả lời hết 10 câu hỏi nhanh nhất sẽ là nhóm
thắng cuộc.
* Cách 2:
- Phát phiếu câu hỏi cho học sinh.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh.
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để điền từ, sau đó chia sẻ trong nhóm
và thống nhất câu trả lời cho từng câu.
- Giáo viên đọc từng câu hỏi, yêu cầu các nhóm viết câu trả lời ra bảng
phụ, giáo viên tính điểm cho câu trả lời đúng.

10
- Tìm ra nhóm thắng cuộc.
III. TRÒ CHƠI GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ (EXPLAINING GAME)
Hoạt động này có thể dùng để ôn tập từ vựng cho cả một chủ đề lớn.
* Cách 1:
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và đặt tên cho nhóm của mình.
- Giáo viên chuẩn bị các thẻ, trên mỗi thẻ có một câu có chứa một từ khóa
đã học được gạch chân.
- Phát cho mỗi học sinh một thẻ. Yêu cầu học sinh tìm cách giải thích từ
được gạch chân trong thẻ của mình ( không được đọc từ gạch chân). Học sinh
được phép nhờ sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm để giải thích từ của mình.
- Bắt đầu chơi như sau:
Lượt 1: Một học sinh của nhóm 1 giải thích từ trong thẻ của mình, các
nhóm khác lắng nghe và đoán từ. Nếu có nhóm trả lời đúng:
Nhóm giải thích từ được 1 điểm.
Nhóm đoán đúng được được thẻ có chứa từ đó.
Lượt 2: Một học sinh của nhóm 2 giải thích từ trong thẻ của mình, các
nhóm khác lắng nghe và đoán từ. Cách tính điểm tương tự.
Lượt 3: ……….
Cho đến khi tất cả học sinh trong lớp đều chơi xong lượt của mình hoặc
hết giờ.
Tổng kết: Cộng số thẻ và số điểm của các nhóm để tìm ra nhóm thắng
cuộc.
11
* Cách 2:
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
- Giáo viên chuẩn bị các xấp thẻ ( tương ứng với số nhóm) , trên mỗi thẻ
có một câu có chứa một từ khóa đã học được gạch chân.
- Đặt xấp thẻ giữa bàn:
Học sinh 1 lấy thẻ thứ nhất và giải thích từ được gạch chân trong thẻ của

mình ( không được đọc từ gạch chân). Các học sinh khác trong nhóm đoán
từ. Với mỗi câu trả lời đúng, học sinh đoán đúng từ được tính 1 điểm.
Học sinh 2 lấy thẻ thứ hai và giải thích từ được gạch chân trong thẻ của
mình ( không được đọc từ gạch chân). Cách tính điểm tương tự.
- Kết thúc hoạt động, học sinh nào có số điểm cao nhất sẽ là người thắng
cuộc trong trò chơi này.
IV. ĐOÁN TỪ QUA GỢI Ý (WORD CLUES)
- Giáo viên chuẩn bị sẵn một số thẻ chứa các từ đã học liên quan đến 3, 4
chủ đề, ví dụ: với chủ đề travel (du lịch) thì chuẩn bị các thẻ có các từ:
passport (hộ chiếu), plane (máy bay), beach (bãi biển), hear (nghe),
sightseeing (ngắm cảnh) vv… .
- Chia lớp thành 2 đội, giáo viên đưa ra từ chủ đề travel, cả hai đội đọc các
từ liên quan đến chủ đề này, từ nào trùng với từ giáo viên chuẩn bị sẵn (vd.
beach) thì giáo viên dán thẻ (card) chứa từ đó lên bảng ở phần tính điểm của
đội đó.
- Hoạt động này diễn ra theo trật tự lặp lại như vậy, cuối cùng, đội nào
đoán được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
12
V. TÌM NGƯỜI QUA LIÊN HỆ VỚI TỪ CÓ SẴN (FIND
SOMEONE WHO)
- Giáo viên chuẩn bị cho mỗi người học một bảng gồm 2 cột và một số
dòng tương ứng với các câu hỏi cho sẵn, học sinh nên có các câu hỏi khác
nhau.
- Yêu cầu họ đi quanh lớp học và tìm ra ai có thể trả lời hoặc phù hợp với
nội dung miêu tả trong câu đó, viết tên người đó vào bảng câu hỏi của mình.
- Hết thời gian cho phép, ai điền được nhiều tên nhất sẽ là người thắng
cuộc. Bảng từ và câu hỏi có thể được thiết kế theo hình minh hoạ dưới đây:
Find some one who
1. can name three things that are expensive
2. can think of 3 words that start with te-

3. knows what grandmother, niece and aunt
are.
4. knows 3 places where we can buy things.
5. can think of 3 words that describe a person.
Name
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
VI. THỬ TÀI TRÍ NHỚ (MEMORY GAMES)
Hoạt động này có thể dùng để luyện tập và kiểm tra các nhóm từ theo chủ
đề (tính từ (đối lập), động từ chỉ hoạt động, sức khoẻ, quan hệ gia đình…
- Vẽ một bảng gồm 16 ô (4x4) lên bảng, (giáo viên có chuẩn bị bảng phụ
trước) và đánh dấu các cột là A, B , C, D; các hàng là 1, 2 , 3, 4 . Viết một từ
vào mỗi ô vuông như ví dụ dưới.
A B C D
1 Beautiful Rich intelligent expensive
13
2 Short heavy happy good
3 Young thin cold fast
4 Long big boring white
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-5 người.
- Các nhóm có 30 giây để đọc và ghi nhớ thông tin trên bảng. Sau đó cứ
mỗi hai nhóm gần nhau (nhóm A và B) thì đố nhau.
Ví dụ, đội A nói tên ô vuông (ví dụ B-3), đội B phải đọc được đúng từ trái
nghĩa với từ ở trong ô này và được điểm cho mỗi đáp án đúng. Nếu đội B sai
thì đội A có quyền trả lời.
- Sau đó các nhóm đổi vai. Nhóm B chỉ ô vuông để nhóm A đoán từ.
VII. SỬ DỤNG HÀNH ĐỘNG (MIMING)

Như đã nêu cách này rất phù hợp khi dạy một số động từ chỉ hành động
của con người hoặc tính từ chỉ thái độ. Ví dụ: khi dạy từ angry (giận dữ), sad
(buồn), hoặc smile (cười), wash your face (rửa mặt)…, giáo viên có thể tổ
chức một số hoạt động như sau:
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh, mỗi học sinh thực hiện một hành
động theo chủ đề đã học để các học sinh khác đoán từ.
- Học sinh làm việc theo nhóm lớn. Mỗi nhóm cử một đại diện đứng
trước nhóm của mình. Sau đó cả nhóm thực hiện từng hành động theo yêu cầu
của giáo viên, đại diện nhóm đoán từ.
Giáo viên có thể tính điểm cho các nhóm để tăng tính cạnh tranh, tiết
học sẽ vui và thú vị hơn.
VIII. TÌM TỪ BIẾT NGHĨA (SLAP THE BOARD)
14
- Giáo viên viết các từ mới học (10 – 15 từ) lên bảng.
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 đại diện lên bảng, giáo viên đọc nghĩa
tiếng Việt, đến từ nào thì thành viên này chạy lên đập tay vào từ đó, nếu đúng
từ và nhanh hơn, đội có thành viên đó được tính một điểm.
Ví dụ: trên bảng có các từ như: toothache (đau răng), optician (bác sĩ
nhãn khoa), wave (vẫy tay) vv… giáo viên đọc: vẫy tay, 2 thành viên của 2
đội đập tay vào từ wave, giáo viên đọc hết lượt từ.
- Có thể gọi nhiều lượt học sinh lên bảng. Cuối cùng, đội nào được nhiều
điểm hơn, đội đó chiến thắng.
IX. DỪNG XE ( STOP THE BUS)
Hoạt động này có thể dùng để ôn tập từ vựng.
Ví dụ: Ôn từ vựng của Unit 1, 2, 3 sách Tiếng Anh 10 thí điểm.
- Học sinh làm việc theo nhóm 5 người.
- Giáo viên đặt tình huống: Trên xe buýt có 3 hành khách là family life,
your body and you và music.
- Giáo viên nói hoặc viết một chữ cái lên bảng, các nhóm nhanh chóng tìm
3 từ thuộc 3 chủ điểm trên. Nhóm nào tìm được thì hô Stop the bus rồi đọc to

3 từ đó. Đọc đúng nhóm sẽ được tính 1 điểm.
Ví dụ:
Giáo viên: chữ s
Học sinh: Stop the bus! Split ( unit 1), stomach (unit 2), season (unit 3).
15
- Giáo viên nói hoặc viết một chữ cái khác lên bảng.
- … tiếp tục chơi.
- Giáo viên tổng kết điểm và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
X. ĐỌC CHÍNH TẢ KIỂU MỚI( NEW DICTATION)
Thay vì tổ chức hoạt động đọc chính tả thông thường, giáo viên có thể
thay đổi một chút để hoạt động thú vị hơn như sau:
- Giáo viên đọc một đoan văn có chứa các tính từ. Hoc sinh nghe và viết
các tính từ trái nghĩa với tính từ nghe thấy.
- Yêu cầu học sinh chia sẻ bài làm của mình với các bạn khác và tìm ra
người viết được nhiều nhất.
Những hình thức tổ chức hoạt động trên , đôi khi kết hợp cả các kĩ năng
nói, nghe, đọc, viết trong cùng một hoạt động giúp cho các từ được khai thác
và luyên tập sâu và quá trình ghi nhớ từ diễn ra tự nhiên. Việc lựa chọn hoạt
động nào tùy vào đối tượng, số lượng học sinh từng lớp và thời gian tổ chức
hoạt động trên lớp.
Các kĩ năng kiểm tra được thực hiện ở mỗi giờ dạy khác nhau để tạo ra sự
mới mẻ, không gây nhàm chán cho học sinh. Song ta cũng cần chú ý đến đối
tượng học sinh, hay chính là trình độ nhận thức của học sinh nhanh hay chậm
để đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên và với mọi học sinh.
Đối với các học sinh khá, tiếp thu nhanh giáo viên sử dụng các kĩ năng
thường mang tính chất yêu cầu học sinh tái tạo lại phần từ đã học. Đối với học
sinh yếu, tiếp thu chậm hơn thì sử dụng các cách kiểm tra mang tính gợi mở
từ.
16
Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khi áp dụng các kĩ thuật dạy từ vựng và tổ chức các hoạt động luyện
tập từ vựng trên lớp theo đường hướng giao tiếp, chất lượng các tiết học đã
được nâng cao:
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn, học sinh hứng thú, chủ
động, tích cực tham gia hoạt động học tập và luyện tập.
- Học sinh nhớ được cách phát âm, nghĩa và cách sử dụng từ mới các từ
mới ngay tại lớp học một cách tự nhiên.
- Vốn từ vựng của học sinh tăng nên rõ rệt.
- Học sinh năng động hơn, tự tin hơn trong các hoạt động học tập cũng
như các hoạt động tập thể.
17
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
Như đã đề cập ở trên, việc học từ vựng đảm bảo nền tảng cho việc phát
triển các kỹ năng trong học tập ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt
động phong phú trên lớp học, đảm bảo sự tương tác giữa giáo viên và người
học và giữa người học với nhau không phải lúc nào cũng dễ dàng trong điều
kiện thực tế của dạy học hiện nay: Lớp học đông, cơ sở vật chất (hệ thống đa
phương tiện) hạn chế. Tôi chọn lọc một số thủ thuật và hoạt động hữu ích
trong việc dạy học từ vựng để áp dụng trong thực tế để áp dụng trong bài viết
này với hy vọng, những người có cùng mối quan tâm có thể có được một tài
liệu hướng dẫn nhỏ để tham khảo và áp dụng trong việc dạy học của mình.
Qua thực tế hướng dẫn học sinh học tập và rèn luyện từ vựng tiếng Anh
là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em
học tập và luyện tập một cách có hiệu quả. Giáo viên nên hướng dẫn , giúp
học sinh đưa ra những phương pháp học tối ưu nhất trong việc học và luyện
tập từ vựng là một công việc thuộc nguyên tắc dạy từ vựng tiếng Anh . Giáo
viên phải dạy tốt phần học từ vựng cho học sinh, trong phần học đó học sinh
cũng phải biết tư duy , ứng dụng từ một cách linh hoạt. Trong giờ học giáo
viên phải cần kết hợp và hướng dẫn cho các em nhận xét về quy mô, số lượng

từ phải học và luyện tập hằng ngày, nhằm đảm bảo theo hướng đổi mới
phương pháp dạy học , lấy học sinh làm trung tâm. Các em học tập tích cực,
chủ động sáng tạo, suy nghĩ độc lập tự nhiên không gò bó, không rập khuôn
máy móc. Tuy nhiên học sinh vẫn còn một số khó khăn khi học và luyện tập
từ vựng Tiếng Anh, vì vậy đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong
việc hướng dẫn học sinh. Giáo viên phải thường xuyên động viên học sinh, và
18
khuyến khích các em mạnh dạn,tích cực hơn trong việc học tập bộ môn tiếng
Anh có như vậy học sinh mới học tập tốt môn học này.
II. ĐỀ NGHỊ.
Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này những ý tưởng nêu ra không
quá phức tạp nhưng đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết với công
việc dạy học, yêu thích môn Tiếng Anh và nỗ lực truyền tình cảm với môn
học tới các thế hệ học sinh. Sẵn sàng đầu tư thời gian và sức lực, nghiên cứu
kĩ nội dung các tiết dạy để chọn dạy được những từ khóa quan trọng, số lượng
từ phù hợp, và cách thức tổ chức hoạt động luyên tập từ hiệu quả. Đồng thời
chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học để có những giờ lên lớp đạt chất lượng tốt, tạo
được hứng thú học tập cho hoc sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy, học
tập và nghiên cứu tài liệu. Do thời gian nghiên cứu, trình độ, và kinh nghiệm
có hạn nên những vấn đề nêu trên không tránh khỏi có sự thiếu sót. Tôi mong
nhận được những ý kiến đóng góp để tôi có thể rút ra kinh nghiệm trong quá
trình dạy học và giúp việc dạy học ngày một tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lạng Giang, ngày 30 tháng 9 năm 1014.
CẤP TRÊN PHÊ DUYỆT Người thực hiện
Lê Thị Thúy Hồng
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jonhs, P.W. (2009). Vocabulary Games and Activities for Teachers.

Penguin.
2. Takac, V.P. (2008). Vocabulary Learning Strategies and Foreign
Language Acquisition. Clevedon, Buffalo, Toronto: Multilingual Matters Ltd.
20

×