Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HÓA TRỊ (t1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.43 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:. Tiết 12. Ngày giảng: HÓA TRỊ (t1). I. Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh hiểu được: - Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác. - Quy ước: Hoá trị của H là I, của O là II. Hoá trị của một nguyên tố trong trường hợp chất cụ thể xác định theo hóa trị của H và O. - Quy tắc hóa trị. 2. Năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố … - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn. - Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Kế hoạch bài học. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, chuẩn kiến thức – kỹ năng ... - Hệ thống câu hỏi, bài tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước nội dung bài mới. - Ôn lại khái niệm, CTHH của hợp chất. III. Tiến trình dạy học A. Hoạt động mở đầu ( 12’) - Mục tiêu: - Giúp học sinh phát sinh nhu cầu tìm hiểu về vấn đề cần giải quyết - Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. - Sản phẩm: Kết quả tham gia trò chơi, câu trả lời của HS. - Cách tổ chức thực hiện. GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Luật chơi: + GV cho 6 HS tham gia, chia làm 2 đội chơi: Đội đơn chất và đội hợp chất. + GV gắn những tấm thẻ có ghi tên chất, CTHH của chất. + Trong thời gian 5 phút, HS chọn tấm thẻ ghi tên chất gắn với tấm thẻ ghi.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CTHH của chất (tương ứng với đơn chất, hợp chất). Đội nào gắn được nhiều tấm thẻ chính xác hơn, đội đó chiến thắng. + GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS. Kết thúc trò chơi, GV đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết, các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Hóa trị là con số biểu thị khả năng đó. Biết được hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tử, ta sẽ hiểu và viết đúng công thức hóa học của hợp chất. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hóa trị. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Cách xác định hóa trị của nguyên tố (20’) - Mục tiêu: HS biết được hóa trị của nguyên tố được xác định dựa vào khả năng liên kết với nguyên tử hiđro và oxi. - Nội dung: HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng - Sản phẩm: Câu trả lời của HS. - Cách tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS - GV: Đặt vấn đề: Muốn so sánh khả năng liên kết phải chọn mốc so sánh. - GV: Cho biết số p và số n trong hạt nhân nguyên tử Hiđro? - HS: Có 1p và 1n nên khả năng liên kết của hiđro là nhỏ nhất nên chọn làm đơn vị và gán cho H hoá trị I. - GV: Qui ước: Nguyên tố H có hóa trị I. Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nguyên tố đó có hóa trị bấy nhiêu.. Nội dung I. Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào? 1. Cách xác định. * Dựa vào khả năng liên kết với nguyên tử hiđro. - Qui ước: nguyên tố H có hóa trị I. - Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nguyên tố đó có hóa trị bấy nhiêu. - GV: Hãy điền thông tin còn thiếu - Ví dụ: vào bảng sau: CTHH Số lượng Hóa trị của CTHH Số lượng Hóa trị của nguyên tử H nguyên tố nguyên tử H nguyên tố HCl HCl 1 Cl (I) H2O H2O 2 O(II) NH3 NH3 3 N(III) CH4 CH4 4 C(IV) - HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành - Lưu ý: Hóa trị ghi bằng số La Mã. bảng. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét. - GV: Đặt vấn đề: Với hợp chất không có hiđro, thì xác định hoá trị.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> như thế nào? - GV: Ngoài ra có thể dựa vào nguyên tố oxi để xác định hóa trị của nguyên tố. - GV: Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm bàn trong 3’, hoàn thành bảng sau: CTHH Hóa trị nguyên tố Na2O CaO SO2 P2O5 - HS: Hoạt động nhóm bàn 3’ hoàn thành bảng. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét. - GV: Xác định hóa trị của nhóm nguyên tử như cách xác định hóa trị của nguyên tố. - GV: Yêu cầu hs hoạt động cá nhân, điền thông tin còn thiếu vào bảng sau: CTHH Số lượng Hóa trị nguyên tử H nhóm nguyên tử HOH 1 (OH) HNO3 1 (NO3) H2SO4 2 (SO4) H3PO4 3 (PO4) - HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành bảng. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét. - GV: Hóa trị là gì? Có mấy cách xác định hóa trị của nguyên tố? - HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Chốt kiến thức.. * Dựa vào khả năng liên kết với nguyên tử oxi. - Qui ước: nguyên tố O có hóa trị II. - Ví dụ: CTHH Na2O CaO SO2 P2O5. Hóa trị nguyên tố Na(I) Ca(II) S(IV) P(V). * Xác định hóa trị của nhóm nguyên tử. - Xác định hóa trị của nhóm nguyên tử như cách xác định hóa trị của nguyên tố. - Ví dụ: CTHH Số lượng Hóa trị nguyên tử H nhóm nguyên tử HOH 1 (OH) (I) HNO3 1 (NO3) (I) H2SO4 2 (SO4) (II) H3PO4 3 (PO4) (III). 2. Kết luận - Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) - Hóa trị được xác định theo hóa trị của H chọn làm 1 đơn vị và hóa trị của O là 2 đơn vị.. - GV: Hướng dẫn HS tra bảng hóa trị (sgk/tr42, 43). Hoạt động 2: Quy tắc hoá trị ( 10’) -Mục tiêu: Biết nội dung quy tắc hoá trị. - Nội dung: HS thảo luận làm vào PHT-> so sánh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Sản phẩm: Nội dung bài làm của HS. - Cách tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS. Nội dung của bài. GV : Nhắc lại CTHHTQ của hợp chất ?. II. Quy tắc hóa trị. HS : Trả lời: AxBy. 1. Quy tắc. GV : Giả sử : +Hóa trị của nguyên tố A là a + Hóa trị nguyên tố B là b ? Xét mối quan hệ giữa giá trị tích của x.a và tích của y.b. Cụ thể trong các hợp chất sau : CTHH x . a. y.b. Al2O3 P2O5 H2S HS : Thảo luận ( 2’) làm vào vở PHT-> so sánh CTHH. x.a. y.b. Al2O3. 2 . III. 3 . II. P2O5. 2.V. 5 . II. H2S. 2.I. 1 . II. - Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 SGK/ 42 để tìm hóa trị của Al, P, S trong hợp chất. GV: Đây chính là biểu thức của quy tắc hóa trị. Từ biểu thức một HS phát biểu thành lời HS: Trả lời - Gv giúp hs chuẩn kiến thức. Nhấn mạnh: Quy tắc này đúng ngay cả khi A hoặc B là 1 nhóm nguyên tử. Vận dụng chủ yếu cho hợp chất vô cơ. VD: ZnII(OH)2I tức: II.1 = I.2 Al2III (SO4)3II tức: III.2 = II.3. - ND : Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số hóa trị của nguyên tố kia x.a = y.b - Biểu thức : Trong đó : + x,y : chỉ số nguyên tử của nguyên tố A,B + a,b : hóa trị của nguyên tố A,B * Lưu ý: Quy tắc này đúng ngay cả khi A hoặc B là nhóm nguyên tử. Quy tắc được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất vô cơ. Vd: Zn(OH)2 Ta có: x.a = 1.II và y.b = 2.I nhóm –OH có hóa trị = I.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GV: Vận dụng làm bài tập 3.b/SGK trang 37 HS: Trả lời GV: Áp dụng: Viết biểu thức của quy tắc hóa trị đối với các hợp chất sau: Ca(OH)2, MgO, ZnCl2, FeSO4 HS: Trả lời C. Hoạt động luyện tập(10’) - Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học qua hệ thống bài tập - Nội dung: HS làm bài tập 1, 2. - Sản phẩm: Bài làm của HS. - Cách thức tổ chức thực hiện: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập. Bài 1: Tính hóa trị của S có trong SO3. Bài 2: Hãy xác định hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tử có trong các hợp chất sau: a. H2SO3 c. MnO2 b. N2O5 d. PH3 + Lưu ý HS: Trong hợp chất H2SO3, chỉ số 3 là chỉ số của O còn chỉ số của nhóm (SO3) là 1. + Yêu cầu HS thảo luận thoe nhóm bàn. Các nhóm trao đổi bài, nhận xét, chấm chéo. - Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả phiếu học tập. - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Mức 3: HS có thể hoàn thành nhanh, chính xác đầy đủ các yêu cầu của GV. Mức 2: HS có thể chỉ hoàn thành các yêu cầu của GV khi có gợi ý. Mức 1: HS có thể chỉ hoàn thành một phần nào đó trong nội dung yêu cầu của GV. D. Hoạt động vận dụng: 6’ - Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học qua bài tập - Nội dung: HS làm BT - Sản phẩm: Câu trả lời của HS - Cách thức tổ chức thực hiện: Dựa vào hóa trị của các nguyên tố (nhóm nguyên tử) –Bảng 1,2 trang 42,43 SGK. Hãy cho biết CTHH nào sau đây viết sai và sửa lại cho đúng NaCO3; CaNO3; KCl; SO2; SO3; CO2; CO3, Fe3O2; Al(SO4)2; BaCO3. CTHH. CTHH sai. Sửa lại. NaCO3. x. Na2CO3. CaNO3. x. Ca(NO3)2.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> KCl SO2 SO3 CO2 CO3. x. CO2. Fe3O2. x. Fe2O3. Al(SO4)2. x. Al2(SO4)3. BaCO3 Hướng dẫn tự học ở nhà * Đối với tiết học này - Học bài. Hoàn thành bài tập 1, 3, 4/sgk. * Đối với tiết học sau - Đọc trước nội dung mục II - bài 10/sgk/t35: Hóa trị..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×