Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.12 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 22 Tiết : 22. Ngày soạn: 14/ 01/ 2017. Ngày dạy : 17/ 01/ 2017.. Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Học sinh hiểu nhận dạng được các loại vũ khí cháy nổ và chất độc hại. - Nhận biết các quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ khí , các chất dễ gây cháy, gây nổ và chất độc hại khác 2. Kĩ năng Biết phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy , nổ , độc hại. Nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện 3. Thái độ - Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi. - Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về vấn đề liên quan - Kĩ năng ứng phó với sự cố nguy hiểm về vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.... III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức. (2’) Kiểm tra sĩ số lớp học 2.. Lớp 8A1………………..…. Lớp 8A2……………..….. Lớp 8A4…... …..........................8A3………………. Lớp. Lớp 8A5…................................ Kiểm tra bài cũ : (5’) Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS? Quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS? 3 Bài mới: (38’) Giới thiệu bài mới (2’) GV: Kể về sự kiện Đài Truyền hình tỉnh Quảng trị đưa phóng sự dư âm chiến tranh nói về tính chất nguy hiểm của các chất cháy nổ để vào bài Hoạt động của GV – HS Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề (10’) ? Đọc thông tin trong SGK? GV: Tổ chức HS thaot luận nhóm: ? Nhóm 1: Vì sao vẫn còn người chết do trúng bom , mìn? - Khi chiến tranh kết thúc thì bom , mìn, vật liệu. Nội dung cần đạt I. Đặt Vấn Đề - Do chiến tranh để lại - Quảng trị (1985- 1995) có 474 người bị thương và chết (65 người ) - Cả nước có 5871 vụ cháy , thiệt hại gần 902910 triệu đồng.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> nổ vẫn còn ở khắp nơi( Quảng Trị) ? Nhóm 2: Nêu và nhận xét về con số thiệt hại? - 10 năm: 475 người bị thương (65 người chết) rất nhiều ? Nhóm 3: Theo thống kê từ năm 19982002 nước ta xảy ra bao nhiêu vụ hỏa hoạn, gây thiệt hại ntn? - Có 5871 vụ, thiệt hại 902,910 triệu đồng( gần 1000 tỉ đồng)quá nhiều vụ hỏa hoạn, thiệt hại quá lớn về tài sản ? Nhóm 4: Từ năm 19992002 cả nước có bao nhiêu người bị ngộ độc? Nguyên nhân? - Có 20.000 người, trong đó có 246 người tử vong số người bị ngộ độc nhiều - Nguyên nhân: do thực phẩm để lâu, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật , cá nóc… ? Em có suy nghĩ gì về các thông tin và số liệu được cung cấp trong phần đặt vấn đề? - Các loại vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại thường gây ra rất nhiều tổn hạ về con người và tài sản. ? Em hãy kể thêm một số loại vũ khí, chất cháy, nổ và các chất độc hại khác mà em biết - Các loại vũ khí thông thường: súng, đạn, lựu đạn, bom mìn, lười lê... - Chất cháy: xăng dầu hỏa, ga... - Chất nổ: Thuốc nổ, thuốc pháo, ga... - Chất độc hại: chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật... ? Người dân ở địa phương em thường bị tai nạn do các loại vũ khí và các chất cháy , nổ và độc hại nào gây ra? - Cháy nhà, bếp do sử dụng vật liệu dễ cháy: củi, rơm, ga… - Súng săn - Thuốc trừ sâu ? Trong những tình huống như thế ta nên xử lí ntn? - nếu cháy to nên gọi lực lượng cứu hỏa - Đưa bị thương đi cấp cứu - Báo cho cơ quan chức năng Hoạt động 2: Thảo luận sự nguy hiểm, nguyên nhân tai nạn do vũ khí cháy nổ và chất độc hại (9’) ? Đọc bài tập 1/SGK/42 ? Các chất, loại nào có thể gây tai nạn cho con người: - a,c,d,e,g,h,i,l ? Nêu những hậu quả của hành vi trong bài tập 2? a- Sử dụng bừa bãi dễ làm người khác bị thương b- Nếu không giữ gìn cẩn thận dễ phát nổ làm. - Thiệt hại do ngộ độc : 1999- 2002 có gần 20000 người , 246 người chết Nguyên nhân do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Các qui định rất chặt chẽ Tuyên truyền , phổ biến nâng cao hiểu biết , nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. II Nội dung bài học 1. Tác hại của tai nạn vũ khí cháy nổ - Mất tài sản của cá nhân, gia đình và xã hội - Bị thương, bị tàn phế, và chết người.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> thương người khác, tổn hại sức khỏe, tổn thất kinh tế c- Rất nguy hiểm GV: Như vậy không chỉ ở những nơi đã từng xảy ra chiến tranh thì mới có người bị tai nạn do các loại vũ khí, chất cháy, nổ hoặc các chất độc hại gây ra mà nó có thể xảy ra ở khắp nơi nếu chúng ta thiếu hiểu biết về cách phòng, chống các loại vũ khí và các chất độc hại này. Đặc biệt là ở Thái Nguyên, nơi sản xuất chè lớn nhất nước ta, bà con thường sử dụng thuốc trừ sâu để phun cho cây chè thì càng phải hiểu biết hơn trong cách bảo vệ mình khi tiếp xúc với loại chất độc hại này để hạn chế tổn hại cho nhân dân do các loại vũ khí và các chất độc hại gây ra thì nhà nước đã ban hành những qui định giúp nhân dân phòng ngừa ? Đó là những qui định ntn? ? Đọc bài tập 3? ? Dựa vào những hiểu biết của em về pháp luật phòng chống tai nạn vũ khí cháy , nổ và các chất độc hại, em hãy chỉ ra những hành vi vi phạm pháp luật trong bài tập 3? - a,b,d,e,g ? Đọc bài tập 4? ? Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống như vậy? - Không tham gia , vận động ng thân, bạn bè khg tham gia hđ sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép... - Nếu phát hiện có hành vi vi phạm sẽ báo cho chính quyền... ? Phòng, chống tai nạn do vũ khí cháy , nổ và các chất độc hại là trách nhiệm của ai? Hoạt động 3: Tìm hiểu các qui định của Nhà nước (12’) HS nêu được các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại Cách tiến hành : GV: Phát mỗi nhóm một bản qui định chung về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại . ? Em biết những qui định, những điều luật nào của nước ta về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ? Những qui định đó được đặt ra như thế nào ? (Gọi hs yếu). 2. Các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí,cháy nổ và các chất độc hại. - Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ độc hại. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản ,chuyên chở, sử dụng, phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luân tuân thủ quy định về an toàn. 3. Trách nhiệm của công dân, học sinh. - Tự giác tìm hiểu và thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> nghiêm chỉnh các qui định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại - Tuyên truyền vận động gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các qui định trên. - Tố cáo những hành vi vi phạm 4. Củng cố: (2’) Hs làm bài tập trong SGK 5. Đánh giá: (2’) Em có nhận xét như thế nào về một số bạn thường hay mua pháo về để chơi trong dịp tết lễ? Những hành vi đó có thể dẫn đến nhưng hậu quả như thế nào? 6. Hoạt động nối tiếp. (1’) Học bài và xem bài mới 7. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(5)</span>