Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

so ket HKI va phuong huong HKII 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT TÂN CHÂU TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN HKI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016- 2017 A/. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN HKI: I. Số liệu học sinh- giáo viên: TSHS đầu năm: 865/428 nữ/21 lớp TSHS cuối HKI: 851/ 420 nữ/ 21 lớp So với đầu năm số học sinh giảm: 14 học sinh Trong đó, chuyển đi: 17 hs, chuyển đến: 2 hs, vận động lại: 1 hs, bỏ học: 0 hs b. Giaùo vieân: TSCB-GV-NV: 48/34 nữ. Trong đó: - BGH: 2/ 2 nữ. GVTT GD: 39/ 28 nữ - Nhân viên: 5/ 4 nữ - TPT:1/ 0 nữ Trình độ chuyên môn: Tổng số Trên chuẩn Đạt chuẩn CBQL 2 2 GV thiết bị, TPT Đội 2 1 1 GV trực tiếp đứng lớp 39 34 5 II-Kết quả chỉ đạo dạy và học: 1.1/.Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục,chương trình,SGK 6-7-8-9: GV thực hiện đảm bảo kế hoạch giáo dục, chương trình và sử dụng phù hợp SGK với chuẩn KT-KN. 1.2/.Chỉ đạo, tổ chức việc dạy học tự chọn: Về chủ đề tự chọn: Trường tổ chức dạy chủ đề bám sát ở môn Anh 9; Vật lý 8; Toán 8; Hóa học 9 Đối với môn tự chọn Tin học: Thực hiện giảng dạy tin học ở khối 6,7 -Thuận lợi:: Đối với chủ đề tự chọn giáo viên có thêm thời gian để củng cố kiến thức cho học sinh. Có thời gian giải nhiều dạng bài tập giúp học sinh hệ thống kiến thức rõ ràng hơn. Nâng cao chất giảng dạy bộ môn. Đối với môn tự chọn Tin học: Học sinh được tiếp xúc với máy tính từ sớm nên khả năng tiếp thu nhanh. Học sinh hiểu biết và nắm được về lập trình, sơ bộ về cấu tạo máy tính, tính toán. Học tập trực tiếp trên máy tính và giải một số bài tập toán. -Khó khăn: Một số học sinh có học lực trung bình, yếu rất lười học tập, thường ít tập trung, không làm bài, học bài nên chất lượng bộ môn dạy tự chọn còn thấp. 1.3/.Việc triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức- kỹ năng: Thuận lợi: 100 % giáo viên thực hiện giảng dạy đúng chuẩn KT-KN..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Căn cứ vào chuẩn KT-KN giáo viên có thể thoát ly SGK để trình bày bài giảng cô đọng, sáng tạo giúp HS dễ hiểu bài hơn nhất là các môn học Tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa, Sinh… Thông qua chuẩn KT-KN giúp GV dễ dàng thiết kế bài giảng lý thuyết đơn giản hơn và tập trung vào luyện tập rèn luyện kỹ năng cho HS. Khó khăn: Một số bộ môn giáo viên còn áp dụng chuẩn KT-KN quá máy móc, không linh hoạt trong việc vận dụng nội dung chuẩn KT-KN còn bám theo từng chữ, từng câu của chuẩn đề ra, không sáng tạo trong việc thiết lập nội dung bài giảng . 1.4/.Dạy học nội dung giáo dục địa phương: Thuận lợi: Thực hiện nghiêm túc việc dạy học nội dung giáo dục địa phương đối với các bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, theo tài liệu hiện hành của Sở GD&ĐT Các môn:GDCD,Mỹ thuật, âm nhạc, Thể dục, Công nghệ thống nhất nội dung dạy trong tổ và nhóm tổ bộ môn cho phù hợp với thực tiễn địa phương. -Khó khăn: Các tài liệu phục vụ giảng dạy giáo dục địa phương chưa phát hành rộng rãi nên học sinh không có tài liệu tham khảo thêm. Tài liệu giáo dục địa phương in ấn đã lâu nên một vài số liệu đã cũ không phù hợp chưa chỉnh sửa kịp thời. 1.5/.Triển khai dạy học tích hợp giáo dục môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các môn học: -Thuận lợi: Mỗi tổ bộ môn đều thực hiện việc thống nhất nội dung lồng ghép vào địa chỉ thích hợp của từng bài. Đồng thời, ghi vào PPCT và thực hiện đồng loạt, thống nhất trong từng khối, từng bộ môn. Thực hiện soạn giảng đảm bảo các nội dung cần tích hợp đã thống nhất. -Khó khăn: Nội dung tích hợp một số địa chỉ được định hướng chưa phù hợp với nội dung kiến thức bài dạy, nên giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện lồng ghép, kiến thức truyền thụ cho học sinh rời rạc, chưa logic. 1.6/.Đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG; Xây dựng nguồn học liệu mở, ứng dụng CNTT trong giảng dạy: @Đổi mới PPDH -Thuận lợi: - Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số. - Giáo viên tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất. - Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. -Khó khăn: Một số giáo viên chưa linh hoạt trong ĐMPP, hoạt động nhóm còn hình thức, chưa phát huy hiệu quả của việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Việc giao nhiệm vụ học tập ở nhà nhưng thiếu sự kiểm tra, nhận xét, đôn đốc của giáo viên nên học sinh chậm tiến bộ. Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa chú ý nhiều đến học sinh yếu vì lo ngại việc “ cháy giáo án” , nên học sinh yếu rất thụ động, không tiếp thu. @Việc thực hiện đổi mới KTĐG: Thuận lợi: - Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng qui định , qui chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. - Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. - Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên coi trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát các hoạt động và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng các hoạt động về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. - Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. - Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Khi chấm bài kiểm tra có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh, hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. - Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây. - Thực hiện đổi mới KTĐG môn Tiếng anh đúng quy định, xây dựng bài tập kiểm tra kĩ năng nghe, nói, phát triển kĩ năng giao tiếp. Khó khăn: Khối lớp 9 chưa chú trọng ôn tập tốt các môn thi trắc nghiệm vì có sẵn đáp án học sinh chỉ lưa chọn mà không cần ôn bài. Học sinh chưa quen với dạng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực nên chất lượng bài kiểm tra cuối HKI còn thấp. Tư liệu để dạy và kiểm tra kĩ năng nghe còn hạn chế. @Xây dựng nguồn học liệu mở, ứng dụng CNTT trong giảng dạy +Xây dựng nguồn học liệu mở: Nhà trường tổ chức, hướng dẫn, giới thiệu giáo viên sử dụng các địa chỉ truy cập trên mạng internet như: Trường học kết nối. Giáo viêntham gia sinh hoạt nghiên cứu bài học, trao đổi các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp trò chơi, sơ đồ tư duy,…. +Ứng dụng CNTT: Giáo viên tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khắc phục những hạn chế trong việc vận dụng giáo án điện tử để tiết dạy được linh hoạt và sáng tạo. Nhiều giáo viên đã ứng dụng thành thạo trong việc soạn giảng giáo án điện tử, tất cả giáo viên hội giảng vòng huyện đều thực hiện linh hoạt. Tất cả giáo viên đều thực hiện thành thạo việc cập nhật điểm qua mạng vn edu..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo viên làm quen với các hiệu ứng và phần mềm của bảng thông minh. Kết quả : Tổng số có 2945 tiết sử dụng TBDH và 900 tiết có ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Tổng số tiết dạy bảng thông minh:….. Hạn chế: Một số giáo viên lớn tuổi còn ngại sử dụng tin học nên chưa thực hiện được giáo án điện tử. GV chưa dạy nhiều tiết trên bảng thông minh ở HKI. Máy tính dùng với bảng thông minh bị lỗi cổng kết nối với màn hình. 2./.Công tác phụ đạo HS yếu kém Thông qua chất lượng đầu năm, giáo viên phân loại HS và xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc phụ đạo HS yếu kém. Mỗi lớp có danh sách và điểm danh ở mỗi tiết học, GV lên lớp có kế hoạch soạn giảng theo đúng nội dung chương trình đã thống nhất từ tổ bộ môn. Mỗi lớp có sổ đầu bài nhận xét từng tiết học nhằm giúp GVCN theo dõi và có giải pháp giúp đỡ những HS thường xuyên bỏ học. Môn TSHS yếu - TSHS đăng TSHS tham TSHS yếu Ghi chú kém ký lên TB gia phụ đạo lên TB Văn 144 47 41 45 Toán 177 92 45 49 Chưa đạt Tiếng anh 164 52 96 64 Nhận xét: Kế hoạch phụ đạo của tổ Toán chưa đạt chỉ tiêu. Nguyên nhân: + GV tổ chức phụ đạo chưa thường xuyên, chỉ tập trung giai đoạn gần thi nên kiến thức cơ bản không nắm vững. + GV chưa có nhiều giải pháp giúp HS trong giờ học chính khóa. + HS yếu chưa cố gắng, thường xuyên không học bài, không làm bài, không có tinh thần phấn đấu. 3/.Về việc tuyển chọn, bồi dưỡng HS giỏi: Chọn lựa bồi dưỡng HS giỏi là những GV có tay nghề giỏi và có năng lực chuyên môn. Ngoài ra, những GV bồi dưỡng còn có tâm huyết, có trách nhiệm, không tính toán kinh phí bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi có sự thống nhất từ tổ chuyên môn, GVBM chọn lọc bài tập phù hợp với nội dung kiến thức và sắp xếp hệ thống để bồi dưỡng cho HS. Ưu điểm: Giáo viên được phân công nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức tốt trong việc nghiên cứu tài liệu để mở rộng kiến thức cho HS. CSVC nhà trường đảm bảo đủ phòng để bồi dưỡng cho HS. Việc xây dựng lớp nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn học sinh giỏi cho những năm sau.. Đạt 05 HS giỏi vòng huyện, tỉ lệ 23,8 % gồm các bộ môn: Văn, Hóa, GDCD và Tiếng Anh. Đặc biệt môn Tiếng anh, Văn đạt với số điểm cao. * Hạn chế: - Số lượng học sinh giỏi rất ít so với những năm học trước. - Không có học sinh giỏi môn Toán, Lý, Sử, Địa, Sinh. - Giáo viên chưa nắm được cấu trúc đề thi HSG, tài liệu nâng cao còn hạn chế. 4./ Hội giảng vòng trường, vòng huyện: 100% giáo viên đủ điều kiện đều tham gia hội giảng vòng trường, GV có sự chuẩn bị bài nghiêm túc, thực hiện vận dụng ứng dụng CNTT vào giảng dạy và đổi mới PPGD.Việc.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> vận dụng BĐTD vào giảng dạy được GV chú trọng và đưa vào nội dung bài một cách linh hoạt. Thực hiện theo quy định về việc giảng dạy theo chuẩn KT-KN. Sử dụng triệt để ĐDDH sẵn có, đồng thời kết hợp sử dụng ĐDDH tự làm. Kết quả: + Có 35/35 giáo viên đạt hội giảng vòng trường, tỉ lệ 100 %, có 08 GV đạt 2 tiết giỏi. + 17/18 giáo viên đạt hội giảng vòng huyện, trong đó có 09 GV đạt 02 tiết giỏi. Hạn chế: Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực còn lúng túng và chưa mạnh dạn sáng tạo đổi mới thiết kế bài dạy sao cho cô đọng dễ hiểu còn bám vào SGK. Chưa khai thác rõ KT- KN bộ môn qua kênh hình. 5/.Về việc chỉ đạo tổ chức các kỳ thi và đánh giá học sinh: Việc phân công ra đề thi: Mỗi tổ thực hiện việc thống nhất nội dung ôn thi, từ đó mỗi giáo viên căn cứ vào đó ra đề thi, mỗi môn có 2 đề thi khác nhau nhằm lập thành ngân hàng đề cho những năm học sau. Đề thi thực hiện theo hình thức tự luận 100%, ngoại trừ môn Tiếng anh theo hướng dẫn mới có phần thi nghe và khối 6,7,8 có phần thi nói. Duyệt đề thi: Thành lập Hội đồng duyệt đề thi theo QĐ của Hiệu trưởng gồm những thành viên là tổ trưởng chuyên môn và các GV có năng lực chuyên môn và được phân công theo môn mà mình đảm nhiệm. Sau đó, Ban giám hiệu là người chọn đề cuối cùng hoặc có thể phối 2 đề lại với nhau thành một đề chung. Coi thi: Phân công coi thi không để GVBM tham gia vào những ngày thi bộ môn của mình giảng dạy. Sắp xếp phòng thi đảm bảo và có 2 giám thị coi thi đúng quy định của Ngành. Thực hiện coi thi nghiêm túc, giám thị thực hiện đúng chức năng của mình. Sinh hoạt nội quy thi nghiêm túc cho HS và GV để tránh việc vi phạm quy chế thi. Chấm thi: Tổ chức chấm thi tập trung, cắt phách bài thi ở tất cả các môn. Việc chấm thi theo đúng đáp án, chấm phải khách quan, công bằng. Thực hiện chấm phải theo biểu điểm, cho điểm theo từng ý, không chấm gộp. 6-Các hoạt động chuyên môn khác: @Thực hiện chuyên đề: Ưu điểm: Mỗi tổ đều thực hiện đúng kế hoach đề ra, xây dựng 02 chuyên đề NCBH/HKI. Chuyên đề thể hiện những khó khăn trong quá trình giảng dạy nhằm tìm giải pháp giúp GV định hướng thực hiện tốt trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Thực hiện chuyên đề đúng quy trình, hệ thống. Khuyết điểm: Thời gian sinh hoạt tổ CM còn hạn chế do giáo viên dạy 2 ca / ngày. Nội dung thảo luận còn sơ sài, ý kiến đóng góp của tổ viên còn ít. @Họp tổ chuyên môn: Ưu điểm: Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học. Tăng cường hoạt động dự giờ, thăm lớp, quan tâm bồi dưỡng GV mới; bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn mới, kiến thức, kỹ năng về đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đẩy mạnh hoạt động tổ chuyên môn, hoạt động chủ yếu bàn về đổi mới phương pháp giảng dạy, chú trọng việc thực hiện giảng dạy bám theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bộ môn. Chú ý kiểm tra việc sử dụng ĐDDH và qui chế điểm. Xây dựng kế hoạch và đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn. Tổ chức triển khai và thực hiện HSSS đạt chất lượng. Khuyết điểm: Nội dung sinh hoạt tổ chưa phong phú, còn cứng nhắc, rập khuôn chưa linh hoạt. Hướng khắc phục: Hiệu trưởng cần có kế hoạch định hướng xây dựng nội dung sinh hoạt tổ theo từng giai đoạn, phù hợp với các phong trào thi đua để tổ trưởng thực hiện đánh giá đủ các nội dung cần thiết nhằm xét thi đua GV tổ một cách toàn diện. @Thanh tra nội bộ về thực hiện QCCM: Ưu điểm: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thanh tra nội bộ theo tháng, thông báo trước về các nội dung kiểm tra chuyên đề, đột xuất và thực hiện đúng kế hoạch đề ra nhằm khắc phục những thiếu sót của GV để kịp thời chấn chỉnh. Khuyết điểm: Kiểm tra đột xuất GV và kiểm tra sử dụng ĐDDH vẫn còn GV vi phạm nhưng không nghiêm trọng. 7/.Hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Ưu điểm: Nhà trường thực hiện việc giáo dục hướng nghiệp đúng theo quy định, có lồng ghép giáo dục vào các môn học. Đồng thời, giới thiệu các trường dạy nghề trong tỉnh để HS theo dõi và đăng ký khi tốt nghiệp THCS. Khuyết điểm: GV chưa biết nhiều trường dạy nghề trong khu vực và chưa mạnh dạn định hướng cho các em do nhu cầu việc làm hiện nay không ổn định. Chưa định hướng phân luồng HS sau khi tốt nghiệp. Giải pháp: Phối hợp với PHHS thực hiện phân luồng hướng nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS. 8-Kết quả về hạnh kiểm và học lực của HS: 8.1-Kết quả TSHS TOÁT 851 %. 684 80,4 %. HAÏNH KIEÅM KHAÙ TB. YEÁU. GIOÛI. KHAÙ. 130 15,3%. 5 0,6%. 179 21,0%. 284 33,4%. 32 3,7%. HỌC LỰC TB 272 32,0%. YEÁU. KEÙM. 110 12,9%. 6 0,7%. B/.PHƯƠNG HƯỚNG HKII NĂM HỌC 2016 – 2017: 1. Thực hiện cuộc vận động và phong trào của ngành GD: a. Yêu cầu: - Thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị Khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trường triển khai thực hiện bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 6 đến lớp 9 từ năm học này..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hình thức dạy học tích hợp vào môn GDCD, các môn học có liên quan và trong các hoạt động giáo dục NGLL, các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động Đoàn, Đội,… đảm bảo nội dung giáo dục tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề. Nội dung giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, góp phần tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục. - Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục về phòng chống tham nhũng (PCTN); chỉ đạo quyết liệt và có biện pháp tích cực, hiệu quả hơn nữa trong thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. -Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tập hợp các nguồn minh chứng để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo thông tư 30/ TT- BGD&ĐT. - Cán bộ quản lý, giáo viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, viết các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học. Tổ chức tốt công tác thi đua trong đơn vị theo hướng đúng thực chất; kích thích, động viên toàn đơn vị tích cực thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công. - Tích cực tham gia các cuộc thi do Phòng, Sở phát động trong toàn ngành (thi Dạy học các chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học; thi Ứng dụng CNTT thiết kế bài giảng e-learning cấp THCS, hội giảng vòng tỉnh; thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi; ...). b. Biện pháp: - Tuyên truyền, triển khai kế hoạch cho toàn thể CBGV trong phiên họp. - Giáo viên luôn gương mẩu trước học về lời nói và việc làm, luôn quan tâm và giáo dục học học sinh tích cực làm theo gương Bác Hồ. - Thực hiện nghiêm túc việc ra đề thi, đánh giá đúng chất lượng giáo dục, không thành tích, thân thiện với học sinh, tạo điều kiện để học sinh tham gia tất cả các hoạt động do nhà trường phát động. - Mỗi giáo viên xem lại các tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên, tập hợp các nguồn minh chứng để cuối năm đánh giá. - BGH, TTCM vận động GV tham gia tốt các phong trào do ngành phát động. c. Chỉ tiêu: - 100 % giáo viên thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành và tích cực tham gia tốt các phong trào do trường, phòng , Sở GD phát động. Chỉ tiêu cụ thể: GV đạt giải dạy học tích hợp: 01 HS đạt giải KTLM: 01 GV đạt giải e learning cấp huyện: 05; cấp tỉnh: 01 GV đạt HG vòng tỉnh: 3 GV đạt giải thi sử dụng TBDH hiệu quả: 01 GVCN giỏi cấp tỉnh: 01 2.Thực hiện chương trình- nền nếp dạy học: a. Yêu cầu: - Quản lý chặt chẽ nề nếp, chất lượng dạy và học: Thực hiện nghiêm túc PPCT, có lồng ghép tích hợp và thực hiện giảm tải. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn có kế hoạch dự giờ thăm lớp thường xuyên. - Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, chú trọng các nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, rèn kĩ năng sống, sự dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, giáo dục theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,… b. Biện pháp:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Thường xuyên kiểm tra chương trình của giáo viên qua giáo án, sổ báo giảng, sổ đầu bài. - Giaó viên nghiên cứu các tài liệu tích hợp, thực hiện lồng ghép vào nội dung bài học, tránh nặng nề, quá tải. c. Chỉ tiêu: - 100 % giáo viên thực hiện đúng ppct và thực hiện nghiêm túc các nề nếp dạy học. 3. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: a. Yêu cầu: - Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện có hiệu quả phương pháp học tích cực. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tích cực, hiệu quả. - Kiểm tra đánh giá việc đổi mới phương pháp của giáo viên, kiểm tra việc soạn giảng, thực hiện nghiêm túc các tiết dạy có yêu cầu thí nghiệm, sử dụng phương tiện dạy học, thiết bị dạy học có hiệu quả. - Tăng cường việc hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, kiểm tra giám sát kế hoạch học tập của học sinh. b. Biện pháp:. - Trên cơ sở sơ kết HKI, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch các chuyên đề ở HKII, lên kế hoạch kiểm tra chuyên đề ĐMPP và đánh giá việc thực hiện chuyên đề của từng giáo viên. - Tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến sinh hoạt chuyên đề. - Tham gia sinh hoạt trên trang mạng “ trường học kết nối”.. c.Chỉ tiêu: - Mỗi tổ thực hiện 2 chuyên đề NCBH. - Mỗi GV soạn ít nhất 2 bài giảng điện tử và có 1 tiết sử dụng bảng thông minh. 4. Đổi mới kiểm tra đánh giá: a. Yêu cầu: - Thực hiện nghiêm túc quy định về việc ra đề và tổ chức kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học, đảm bảo việc ra đề kiểm tra chính xác, không vượt quá yêu cầu của chương trình; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh; kiểm tra, đánh giá phải trở thành động lực tích cực tác động đến chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh; tránh tạo ra áp lực không đáng có cho học sinh. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá thường xuyên và học kỳ theo đúng các quy định của Bộ, đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh; tuân thủ việc xây dựng ma trận đề kiểm tra một tiết và kiểm tra cuối học kỳ, đảm bảo kết hợp một cách hợp lý giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan gồm các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Tăng cường xây dựng đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực học tập của học sinh, khuyến khích học sinh sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các câu hỏi tình huống,... b. Biện pháp: - Mỗi GV nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi, lựa chọn cho học sinh kiểm tra. Chú trọng kiểm tra đánh giá theo năng lực của học sinh. - Tổ chức dự giờ, thảo luận trong sinh hoạt tổ CM về ĐM KTĐG, - Thường xuyên kiểm tra việc đánh giá cho điểm của giáo viên. c. Chỉ tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - 100 % giáo viên thực hiện đúng qui định về kiểm tra đánh giá, cho điểm học sinh. 5. Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn: a. Yêu cầu: - Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới nội dung sinh họat tổ chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học. Triển khai thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn trên mạng trực tuyến (trên trang website “truonghocketnoi.edu.vn”). Xây dựng các chủ đề dạy học liên môn; các nội dung dạy học lồng ghép, nội dung giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống trong các môn học. - Sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung đi sâu vào các vấn đề chuyên môn như: thảo luân các bài dạy khó, các thí nghiệm thực hành, cách soạn đề kiểm tra, xây dựng ma trận đề, ứng dụng CNTT và tổ chức ĐMPP trong dạy học sao cho có hiệu quả, bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, có kế hoạch khả thi trong việc phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho học sinh giỏi. - Phát huy vai trò các tổ chuyên môn, nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, thực hiện các giải pháp chống học sinh bỏ học. b. Biện pháp: - Đầu tư cho các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. - Mỗi GV nhiệt tình đóng góp ý kiến và tập trung bàn về chuyên môn. - Đánh giá rõ ưu khuyết của từng giáo viên trong kế hoạch phụ đạo học yếu kém. - Đưa ra nhiều giải pháp đối với học sinh yếu, chán học, có biểu hiện bỏ học. - Rút kinh nghiệm kịp thời cho GV được thanh kiểm tra c. Chỉ tiêu: - 100 % giáo viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra. - Dạy minh họa 2 tiết dạy theo hướng nghiên cứu bài học. 6. Nâng cao chất lượng dạy học và phụ đạo học sinh yếu kém a. Yêu cầu: - Căn cứ kết quả HKI, giáo viên bộ môn, các tổ chuyên môn đánh giá rút kinh nghiệm và tìm giải pháp hữu hiệu hơn để nâng cao chất lượng dạy và học, chú trọng tập trung phụ đạo học sinh yếu kém và học sinh lớp cuối cấp. Cần có kế hoạch chi tiết phụ đạo học sinh yếu kém ngay trong giờ dạy chính khoá, và tăng cường phụ đạo trái buổi. b. Biện pháp: - Chỉ đạo cho toàn thể GV thực hiện nghiêm túc kế hoạch phụ đạo HS yếu kém. Mỗi giáo viên đề ra từng biện pháp phụ đạo cho từng đối tượng hs, đặc biệt là học sinh yếu kém. - GV bổ sung vào danh sách đối tượng yếu kém, đặc biệt có biện pháp giảng dạy và kiểm tra những HS yếu có thể đạt loại TB. - Phối hợp với CMHS trong kiểm tra việc học tập tại nhà và định hướng cho học sinh khối 9 thi hoặc xét vào trường THPT. - GVBM báo cáo kết quả phụ đạo cho TTCM vào ngày 25 hằng tháng. - Tổ trưởng đánh giá công tác phụ đạo HS yếu kém của GV trong các phiên họp tổ. Đồng thời tập trung bàn biện pháp để giảng dạy, hướng dẫn HS yếu kém, phương pháp kiểm tra đánh giá HS , giúp đỡ HS yếu đạt loại TB. c. Chỉ tiêu: - 100 % giáo viên thực hiện đúng kế hoạch đề ra, kết quả học sinh đạt hoặc vượt chỉ tiêu đăng ký đầu năm. 7. Bồi dưỡng học sinh giỏi: a. Yêu cầu: - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng hs giỏi vòng tỉnh theo kế hoạch phân công của phòng GD. - Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh tham gia thi giải Toán, Tiếng anh, Vật lý qua Internet khối 8,9..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Bồi dưỡng học sinh giỏi tạo nguồn các lớp 2 buổi nâng cao khối 7,8. b. Biện pháp: - Giáo án thể hiện rõ hệ thống câu hỏi , bài tập dành riêng cho đối tượng học sinh giỏi. - Thiết lập ma trận và đề thi có nội dung dành riêng cho đối tượng học sinh giỏi. - Xây dựng hệ thống bài tập mỡ rộng nâng cao cho học sinh lớp 7, 8 các môn: Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh, Ngữ văn trong giờ học 2 buổi. - Kiểm tra công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên. c. Chỉ tiêu: 100% giáo viên thực hiện có hiệu quả tốt việc bồi dưỡng HS giỏi. 8. Thực hiện chuyên đề: a. Yêu cầu: - Mỗi tổ thực hiện 1 chuyên đề / HKII. Tập trung các chuyên đề về nghiên cứu bài học. - Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện chuyên đề của gv. - Tất cả giáo viên đều nghiêm túc thực hiện chuyên đề. b. Biện pháp: - Tổ trưởng có kế hoạch thảo luận, góp ý nội dung NCBH, tổ chức dạy minh họa. nhận xét và rút kinh nghiệm. - Hoàn chỉnh các biên bản sinh hoạt chuyên đề và đưa lên trang mạng “ trường học kết nối”. C. Chỉ tiêu: - 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc chuyên đề, 9. Làm và sử dụng ĐDDH- TBDH a. Yêu cầu: - Giáo viên tích cực làm ĐDDH- TBDH phục vụ cho tiết dạy đạt hiệu quả tốt. -Giáo viên sử dụng nghiêm túc và có hiệu quả ĐDDH- TBDH - Sử dụng có hiệu quả các phòng bộ môn- Thí nghiệm, thực hành. - Sử dụng phòng lab để dạy tiếng anh cho học sinh. - GV tham gia thi sử dụng TBDH sáng tạo và hiệu quả cấp tỉnh. b. Biện pháp : - Phổ biến kế hoạch làm – sử dụng ĐDDH- TBDH. - Phát động phong trào thi ĐDDH tự làm, nộp sản phẩm về trường vào trước ngày10/2/2017 - Sinh hoạt các nội qui sử dụng phòng chức năng, theo dõi việc sử dụng phòng chức năng của giáo viên. Giáo viên dạy tiếng anh phải có kế hoạch sử dụng phòng lab dạy tiếng anh cho học sinh. - Thanh – kiểm tra việc sử dụng ĐDDH- TBDH của giáo viên qua sổ báo giảng và hồ sơ của nhân viên thư viện, thiết bị. - BGH, TTCM tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ GV có sử dụng TBDH. c. Chỉ tiêu: - Mỗi giáo viên làm ít nhất 1 ĐDDH / HK. - 100% GV sử dụng có hiệu quả ĐDDH- TBDH. - Có 01 GV đạt giải trong hội thi TBDH vòng tỉnh. 10. Công tác hội giảng cấp tỉnh. a. Yêu cầu: - Giáo viên tích cực nghiên cứu chương trình, vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, tổ chức cho học sinh tích cực tham gia học tập, thực hiện tốt các loại HSSS tham gia hội giảng cấp huyện, tỉnh. - Hoàn thành tốt các đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. b. Biện pháp:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Tổ trưởng chuyên môn có sự phân công giáo viên giúp đỡ giáo viên tham gia HGVH, vòng tỉnh. - Giáo viên đút kết các kinh nghiệm trong dạy học để tham gia tốt phong trào vòng giảng vòng tỉnh. - BGH hướng dẫn, góp ý cho giáo viên viết đề tài nghiên cứu KHSP ứng dụng hoặc SKKN. c/ Chỉ tiêu: Có 3/4 giáo viên đạt Hội giảng vòng tỉnh. Trên đây là báo cáo sơ kết hoạt động chuyên môn HKI và phương hướng HKII năm học 2016 – 2017 của trường THCS Thị Trấn. NGƯỜI THỰC HIỆN. Lý Thị Như Hoa.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×