Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Boi duong HSG VL 8 Chuyen de Co hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.46 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chủ đề 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC A. Tóm tắt lý thuyết: 1. Chuyển động cơ: - Khi vị trí của một vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động vơ học ( gọi tắt là chuyển động). - Hay chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác được chọn làm mốc. - Các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. * Chú ý: + Nếu một vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì gọi là đứng yên so với vật ấy. + Chuyển động và đứng yên có tính tương đối (tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc). Ví dụ: Một người ngồi trong một ciếc ô tô đang chuyển động. Nếu so người với ô tô thì người đứng yên. Còn so với cây cột điện bên đường thì người dang chuyển động. + Khi một vật chuyển động so với vật mốc thì vị trí của nó sẽ thay đổi, nhưng khoảng cách của nó so với vật mốc có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Ví dụ: Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời. + Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. 2. Vận tốc của chuyển động: - Là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động đó. - Vận tốc có tính tương đối. Vì cùng một vật nhưng có thể chuyển động so với vật này hoặc đứng yên so với vật khác. Ví dụ: Một người ngồi trên ô tô, ô tô đang chuyển động trên đường, vận tốc của người so với ô tô bằng 0 nhưng so với cây cột điện bên đường lại khác 0. v. s t. - Công thức tính vận tốc: Trong đó: v : là vận tốc. Đơn vị: m/s hoặc km/h s: là quãng đường đi được. Đơn vị: m hặc km t: là thời gian để đi hết quãng đường đó. Đơn vị: s ( giây) hặc h ( giờ) 3. Chuyển động đều. Chuyển động không đều: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian ( chuyển động thẳng đều, chuyển động tròn) - Chuyển không động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian (chuyển động nhân dần đều, chuyển động chậm dần đều) * Chú ý: + Chuyển động thẳng đều là chuyển động mà quỹ đạo là đường thẳng và có vận tốc không thay đổi theo thời gian. + Vật chuyển động đều trên đường thẳng cũng là chuyển động thẳng đều. B. Bài tập: I/ Dạng 1: Bài toán liên quan đến chuyển động thẳng đều: 1. Các vật cùng xuất phát vào một thời điểm: * Phương pháp giải: v. s t => s = v.t. - Công thức tính quãng đường trong chuyển động thẳng đều: Trong đó: v : là vận tốc. Đơn vị: m/s hoặc km/h s: là quãng đường đi được. Đơn vị: m hặc km t: là thời gian để đi hết quãng đường đó. Đơn vị: s ( giây) hặc h ( giờ).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Xét hai vật cùng xuất phát một lúc tại hai điểm A và B, chuyển động với vận tốc lần lượt là v 1 và v2 (với v1>v2): + Nếu hai vật chuyển động cùng chiều: Khi gặp nhau: s1 = AB + s2  v1t = AB + v2t ( v1>v2) s 1. Khi cách nhau một đoạn  s:s s A. v 1. 1. v2 B 2. M. B v 2. v 1 ( s2  AB )  s1 s A. N. M. s 2s v 1 1. A. s B v 2. s. s 2. + Nếu hai vật chuyển động ngược chiều: Khi gặp nhau: s1 + s2 = AB  v1t + v2t = AB s 1. v A 1. A. s v 1 1. M N. v 2 B. M. ( AB  ( s2  s1 ) s Khi cách nhau một đoạn  s:. s 2 v 2 B. N. M. s 2 s 1 A. s. v 1. s N. B M s 2. v 2. Ví dụ 1: Hai người xuất phát cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 60km. Người thứ nhất đi xe máy từ A đến B với vận tốc v1 = 30km/h. Người thứ hai đi xe đạp từ B ngược về A với vận tốc v2 = 10km/h. Coi chuyển động của hai xe là đều. a) Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau? Xác định chỗ gặp đó? b) Hỏi sau bao lâu hai người cách nhau 20km? Tóm tắt: s = AB = 60km t1 = t2 = t v1= 30km/h v2 = 10km/h a) t = ? (h); s1 hoặc s2= ? (km) b) t’ = ? (h) để  s= 20km Hướng dẫn giải: a) Gọi s1, v1, t1 là quãng đường, vận tốc, thời gian xe máy đi từ A đến B. Gọi s2, v2, t2 là quãng đường, vận tốc, thời gian xe đạp đi từ B về A. Gọi s là khoảng cách ban đầu của 2 xe ( s = AB) + Do xuất phát cùng lúc nên khi gặp nhau thì thời gian chuyển động t1 = t2 = t v A 1. s 1. v 2 B. M s 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Ta có: s1 = v1t = 30t và s2 = v2t = 10t + Do 2 xe chuyển động ngược chiều nên khi gặp nhau thì: s=s1 +s2  s= v1t +v2t  60 = 30t + 10t  t = 1,5h + Vậy sau 1,5h hai gặp nhau. Lúc đó quãng đường xe đi từ A đến B là: s 1 = 30t = 30.1,5 = 45km + Quãng đường xe đi từ B đến A là: s2= 10t = 10.1,5 = 15km Vậy vị trí gặp nhau tại M cách A một đoạn 45km hoặc cách B đoạn 15km. b) Gọi t’ là thời gian kể từ khi hai người xuất phát đến khi hai người cách nhau 20km. Gọi s1’,s2’ lần lượt là quãng đường đi được của hai người khi đó. Trường hợp 1: Hai người cách nhau 20km trước khi gặp nhau: A. s v 1 1. M N. s 2 v 2 B. s + Quãng đường đi được của người xuất phát tại A: s1’=30t’ (km) + Quãng đường đi được của người xuất phát tại A: s2’=10t’ (km) + Khoảng cách hai người trước khi gặp nhau là: MN = AB - (AM+BN)   s = s - (30t’ +10t’) = 60 - (30t’ +10t’)  20 = 60 - (30t’ +10t’)  t’ =1h Trường hợp 2: Hai người cách nhau 20km sau khi gặp nhau: s 1 A. v 1. s N. B M s 2 ’. v 2. + Quãng đường đi được của người xuất phát tại A: s1’=30t (km) + Quãng đường đi được của người xuất phát tại A: s2’=10t’ (km) + Khoảng cách hai người trước khi gặp nhau là: MN = AM + BN - AB   s = s1’+ s2’ - s  20 = (30t’ +10t’) -60   t’ =2h Nhận xét: Trong trường hợp này người đi từ A đã đến B. Còn người đi từ B thì cách B đoạn 20km. Ví dụ 2: Hai người xuất phát cùng một lúc từ 2 điểm A và B cách nhau 40km và đi theo cùng một chiều từ A đến B. Người thứ nhất đi xe máy từ A với vận tốc v1 = 30km. Người thứ hai đi xe đạp từ B với vận tốc v2 = 10km. Coi chuyển động của 2 xe là đều. a) Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau? Xác định chỗ gặp đó? b) Hỏi sau bao lâu hai người cách nhau 10km? Tóm tắt: s = AB = 40km t1 = t2 = t v1= 30km/h v2 = 10km/h a) t = ? (h); s1 hoặc s2= ? (km) b) t’ = ? (h) để  s= 10km Hướng dẫn giải:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a) Gọi s1, v1, t1 là quãng đường, vận tốc, thời gian xe máy đi từ A đến B. Gọi s2, v2, t2 là quãng đường, vận tốc, thời gian xe đạp đi từ B về A. Gọi s là khoảng cách ban đầu của 2 xe ( s = AB) + Do xuất phát cung lúc nên khi gặp nhau thì thời gian chuyển động t1 = t2 = t  s1 v1t 30t  s v t 10t + Ta có :  2 2. + Do hai xe chuyển động cùng chiều nên khi gặp nhau thì : AB + BM = AM hay s + s2 = s1  40 + v2t = v1t  40 + 10t = 30t  t = 2h Vậy sau 2h hai xe gặp nhau. Lúc đó quãng đường xe đi từ A là: s1 = 30t = 60km + Quãng đường xe đi từ B là: s2 = 10t = 10.2 = 20km Vậy vị trí gặp nhau tại M cách a đoạn 60km hoặc cách B đoạn 20km. ( Liên hệ : Phạm Hồng Thái - GV Trường THCS Trực Cát - Trực Ninh - Nam ĐỊnh để có thêm bài tập, Hướng dẫn giải chi tiết phần : Cơ học - Bồi dưỡng HSG VL 8).

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×