Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

VĂN 8- TUẦN 9- TIẾT 33-36

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.05 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 29/10/2020 Tập làm văn: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM. Tiết 33. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- giúp HS 1. Kiến thức - Giúp HS biết cách lập dàn ý cho bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Nhận diện được bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bào của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạ + Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm dài khoảng 450 từ. + Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Kĩ năng sống: + Giao tiếp: chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. + Ra quyết định: cách lập dàn bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 3. Thái độ - Vận dụng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm vào tập làm văn tốt hơn. -Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. *Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị KHOAN DUNG, YÊU THUƠNG, GIẢN DỊ. *Tích hợp kĩ năng sống - Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp với phương thức miêu tả và biểu cảm. - Tư duy sáng tạo: xác định và lựa chọn ngôi kể và tạo lập văn bản có ý nghĩa giáo dục, mang tính nhân văn, tính hướng thiện. *Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa hướng tới việc tạo tình huống bảo vệ môi trường. * Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng yêu thương, sự khoan dung, giản dị khi viết và tạo dựng các câu chuyện trong văn tự sự. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. II. CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu, phiếu học tập, máy chiếu. - HS: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Phân tích mẫu, vấn đáp, gợi mở, quy nạp... - Kt: động não, thực hành. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng. Lớp Sĩ số HS vắng 8A 35 8C 31 2. Kiểm tra bài cũ (3’) ? Em hãy nêu các bước tạo lập văn bản? Trả lời: - Có 5 bước để tạo lập văn bản: định hướng chính xác, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và kiểm tra sửa chữa. 3. Bài mới 3.1. Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. Kĩ thuật: Động não. Thời gian: 1 phút - Giới thiệu bài - Lập dàn bài là một bước rất quan trọng của khâu tạo lập văn bản. Hôm nay, cô trò chúng ta cùng luyện tập lập dàn ý cho bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3.2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Thời gian 20’ Mục tiêu: HDHS tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự Phương pháp: phân tích mẫu, vấn đáp, quy nạp, thảo luận nhóm. KT: Động não, gợi mở I.Dàn ý của bài văn tự sự ?Em hãy xác định chủ đề của văn bản? (Đối 1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu tượng HSTB) Ví dụ: văn bản “Món quà sinh - HS trả lời, nhận xét. nhật”/ SGK - 92 Kể về món quà sinh nhật cảm động của tình bạn. ? Xác định bố cục của văn bản và nội dung của Mở bài: từ đầu – bày la liệt trên từng phần? (Đối tượng HSTB) bàn: kể lại quang cảnh của buổi HS trả lời, nhận xét. sinh nhật. GV chuẩn kiến thức. Thân bài: Tiếp – không nói: kể GV: hướng dẫn học sinh chia làm 4 nhóm và về món quà độc đáo của bạn. thảo luận: Kết bài: Còn lại: cảm nghĩ của.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS chia nhóm thảo luận (5’) và trình bày ý kiến người viết về món quà sinh Nhóm 1: nhật. Truyện kể về việc gì? Ai là người kể truyện(ở ngôi thứ mấy?) Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? (Đối tượng HSTB) - Câu chuyện kể về món quà sinh nhật, do Trang kể ở ngôi thứ nhất. - Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào buổi sáng, trong hoàn cảnh bạn bè họp mặt kỉ niệm sinh nhật của Trang. Nhóm 2: Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao? (Đối tượng HSTB) -Chuyện xảy ra với 2 nhân vật: nhân vật chính là Trinh (người tạo ra sự bất ngờ trong câu chuyện). - Mỗi nhân vật mang một tính cách: Trang thì sôi nổi, vội vàng còn Trinh thì vui vẻ, điềm đạm... Nhóm 3: Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Đối tượng HSTB) - Mở đầu nêu vấn đề gì? - Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? - Kết thúc ở chỗ nào? - Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ? -Mở đầu: buổi mừng sinh nhật Trang. - Đỉnh điểm: Trang chờ đợi, trách móc bạn. Trinh đến mang theo món quà bất ngờ. - Kết thúc: Khi trang hiểu món quà sinh nhật của Trinh hết sức bất ngờ vì nó là kỉ niệm của hai người về cây ổi. - Điều tạo nên sự bất ngờ: Tình huống truyện -> tâm trạng chờ đợi, trách bạn vì sự chậm trễ -> nhận ra tấm lòng của bạn và món quà sinh nhật đầy ý nghĩa. Nhóm 4: các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này? -Yếu tố miêu tả: tả buổi sinh nhật, tả Trinh, tả cành ổi, hoa ổi, quả ổi. - Yếu tố biểu cảm: Tâm trạng và suy nghĩ của Trang. -> Tác dụng: diễn tả được sự vui vẻ của buổi sinh nhật, nâng cao ý nghĩa món quà sinh nhật trở.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> thành một kỉ niệm đầy ấn tượng. *Tích hợp kĩ năng sống: - Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp với phƣơng thức miêu tả và biểu cảm. - Tư duy sáng tạo: xác định và lựa chọn ngôi kể và tạo lập văn bản có ý nghĩa giáo dục, mang tính nhân văn, tính hướng thiện. ? Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào? (Đối tượng HSTB) HS trình bày. GV: từ việc tìm hiểu văn bản trên, em hãy rút ra dàn ý chung cho bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. HS Trả lời, nhận xét. GV chốt ý. ? Khi lập dàn ý cần chú ý điều gì? (Đối tượng HSTB) HS trả lời, nhận xét GV chốt. - Trong từng phần cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn. GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.. - Kể theo trình tự thời gian, trong khi kể dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra. 1.Dàn ý của bài văn tự sự a.Mở bài Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện, cũng có thể nêu kết quả trước. b.Thân bài Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, hợp lí. c.Kết bài Nêu kết cục, cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể hay một nhân vật nào đó) 3. Ghi nhớ: SGK – 95. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 3.3. Hoạt động 3: Luyện tập Thời gian: 15 phút. Mục tiêu: HDHS luyện tập Phương pháp: thực hành, động não, thảo luận nhóm. KT: Động não, trình bày 1’ II.Luyện tập GV yêu cầu HS đọc bài tập trong SGK Bài tập 1 HS thảo luận nhóm, thực hiện bài tập ra - Dàn ý văn bản “Cô bé bán diêm”: giấy nhám và trình bày (nhóm theo bàn) Mở bài GV nhận xét, sửa chữa. Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện. Thân bài Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả, em vẫn bị gió rét hành hạ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bài tập 2: GV yêu cầu HS về nhà làm, kiểm tra vào giờ sau. Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa hướng tới việc tạo tình huống bảo vệ môi trường. Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng yêu thương, sự khoan dung, giản dị khi viết và tạo dựng các câu chuyện trong văn tự sự. GV có thể hướng dẫn HS 1 số ý: Mở bài: giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động nhất là gì? (nêu khái quát) Thân bài: tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy: - Nó xảy ra ở đâu, vào lúc nào? (thời gian, hoàn cảnh...) với ai? (nhân vật) - Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả) - Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện thể hiện sự xúc động) Kết bài: Em có suy nghĩ gì về việc đó?. Sau đó, em bé đành liều quẹt các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần một que diêm, em lại thấy một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Nhưng khi diêm tắt thì hiện thực đau buồn lại trở về với em. Kết bài Em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Bài tập 2 Lập dàn ý với đề bài : '' Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ '' . - MB : Người bạn của em là ai? Kỉ niệm khiến em xúc động là ai kỉ niệm gì ? ( Nêu khái quát) - TB : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy . - Xảy ra ở đâu , lúc nào , với ai? - Chuyện xảy ra ntn ? ( Mở đầu, diễn biến , kết qủa ) . - Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động ntn ? ( Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động ) . - KB : Nêu cảm nghĩ về kỉ niệm đó .. Điều chỉnh, bổ sung giáo án .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 3.4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Thời gian: 2 phút.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Phương pháp tích cực :thuyết trình, vấn đáp. - Kĩ thuật áp dụng: động não, đặt câu hỏi, trả lời Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài học. Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa hướng tới việc tạo tình huống bảo vệ môi trường. Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng yêu thương, sự khoan dung, giản dị khi viết và tạo dựng các câu chuyện trong văn tự sự. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3.5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’) - Học bài, nắm kiến thức bài học. - Hoàn thiện bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài: Nói quá. Xem trước bài và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập, GV phát phiếu học tập cho HS. PHIẾU HỌC TẬP GV HDHS tìm hiểu GV yêu cầu HS đọc ví dụ và chú ý các từ in đậm. a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. b. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. ?Tích hợp: câu tục ngữ trên thuộc chủ đề nào? ? Các câu ca dao, tục ngữ trên có nói quá sự thật không? Những cụm từ nào cho biết điều đó? ? Thực chất những câu ca dao- tục ngữ này nhằm nói gì? - Thời gian đêm tháng năm rất ngắn. - Thời gian ngày tháng mười rất ngắn. - Mồ hôi ra nhiều, ướt đẫm => lao động vất vả. ? Cách diễn đạt trên có tính chất gì? ? Vậy qua tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu nói quá là gì? GV: Nói quá thường được sử dụng trong thơ ca châm biếm, thơ ca trữ tình và trong lời nói hằng ngày, ít được dùng trong các văn bản hành chính, khoa học. ?Em hãy đưa ra một vài ví dụ về câu ca dao, tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá? VD: rẻ như bèo, thét ra lửa, đen như cột nhà cháy, Lớn như thổi,... Ngày soạn: 29/10/2020. Tiết 34.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiếng Việt: NÓI QUÁ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- giúp HS 1. Kiến thức - Hiểu rõ thế nào là nói quá, phạm vi sử dụng và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy + Vận dụng những hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá trong đọc – hiểu văn bản. + Rèn kĩ năng dùng nói quá trong viết văn giao tiếp. - Kĩ năng sống + Cảm thông chia sẻ: cảm thông chia sẻ trong tình huống giao tiếp nhạy cảm nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh nói năng từ tốn, không nói khoác, nói sai sự thật. -Ý thức sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm. * Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC. *Tích hợp kĩ năng sống - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các biện pháp tu từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các biện pháp tu từ tiếng Việt. - Tư duy sáng tạo: phân biệt giữa nói quá và nói dối, nói điêu. *Tích hợp giáo dục đạo đức - Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. II. CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, máy chiếu,SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu. - Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu, thực hành. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 8A 35 8C 31 2. Kiểm tra bài cũ (5’) GV chiếu câu hỏi kiểm tra bài cũ trên phông chiếu ? Đọc và tìm tình thái từ trong các câu sau. Cho biết chúng thuộc loại tình thái từ nào? a. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng. Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn? b. Mẹ cho con theo với! c. Thương thay thân phận con rùa Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia. Câu nào trong 3 câu sau chứa tình thái từ? Các câu còn lại thuộc loại từ nào? a. Ai mà biết việc ấy. b. Tôi đã bảo anh rồi mà. c. Cậu lo mà làm ăn chứ đừng để đi xin. Đáp án – biểu điểm: Học sinh xác định đúng các trợ từ (5,0đ), xác định đúng loại trợ từ (5,0đ). a. Chăng => TTT nghi vấn. b. Với => TTT cầu khiến. c. Thay => TTT cảm thán. Học sinh xác định đúng câu chứa TTT (4,0đ); xác định đúng từ loại (6,0đ) a. Trợ từ (mà) b. TTT. c. Quan hệ từ 3.Bài mới 3.1. Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. Kĩ thuật: Động não. Thời gian: 1 phút - Giới thiệu bài Trong quá trình giao tiếp cũng như trong văn thơ, đôi lúc chúng ta có sử dụng cách nói phóng đại sự thật. Vậy cách nói này là gì và có tác dụng ra sao? Tiết học này các em sẽ được tìm hiểu về vấn đề này qua bài: Nói quá..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Điều chỉnh, bổ sung giáo án ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3.2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Thời gian 18’ Mục tiêu: HDHS tìm hiểu về khái niệm và tác dụng của nói quá Phương pháp: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, quy nạp, nêu và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật : động não, trình bày 1’ GV yêu cầu HS đọc ví dụ ở bảng phụ và chú ý I.Nói quá và tác dụng của các từ in đậm. nói quá c. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 1.Khái niệm Ngày tháng mười chưa cười đã tối. a.Khảo sát, phân tích ngữ d. Cày đồng đang buổi ban trưa liệu Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ví dụ: (trên phông chiếu) Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. ?Tích hợp: câu tục ngữ trên thuộc chủ đề nào? (Đối tượng HSTB) - HS trả lời, nhận xét. Thuộc chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất. ? Các câu ca dao, tục ngữ trên có nói quá sự thật không? Những cụm từ nào cho biết điều đó? (Đối tượng HSTB) HS: Nói quá sự thật. a. Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. b. Thánh thót như mưa ruộng cày. ? Thực chất những câu ca dao- tục ngữ này nhằm nói gì? (Đối tượng HSTB) - Thời gian đêm tháng năm rất ngắn. - Thời gian ngày tháng mười rất ngắn. - Mồ hôi ra nhiều, ướt đẫm => lao động vất vả. ? Cách diễn đạt trên có tính chất gì? (Đối tượng HSTB) - Là biện pháp tu từ phóng - Phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, đại quy mô, mức độ, tính hiện tượng. chất của sự vật, hiện tượng ? Vậy qua tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu nói quá được miêu tả. là gì? (Đối tượng HSTB) Hs trả lời, nhận xét. GV chuẩn kiến thức b.Ghi nhớ 1/ SGK – 102 GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 1..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> GV: Nói quá thường được sử dụng trong thơ ca châm biếm, thơ ca trữ tình và trong lời nói hằng ngày, ít được dùng trong các văn bản hành chính, khoa học. ?Em hãy đưa ra một vài ví dụ về câu ca dao, tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá? (Đối tượng HSTB) VD: rẻ như bèo, thét ra lửa, đen như cột nhà cháy, Lớn như thổi,... Lỗ mũi mười tám gánh lông... Thảo luận và so sánh hai cách diễn đạt sau: - Đêm tháng năm chưa nắm đã sáng <=> đêm tháng năm rất ngắn. - Ngày tháng mười chưa cười đã tối <=> ngày tháng mười rất ngắn. - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày <=> mồ hôi ướt đẫm. Từ đó rút ra tác dụng của nói quá. - Cách nói 1 sinh động hơn, gây ấn tượng hơn. - Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 2. Bài tập nhanh: cho biết tác dụng biểu cảm của nói quá trong các câu ca dao sau: 1. Gánh cực mà đổ lên non Cong lưng mà chạy cực còn theo sau. 2. Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta. Bao giờ trạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. GV bổ sung: - Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ. Nói quá được sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ, trong thơ văn châm biếm, hài hước và trong cả thơ trữ tình. Nói quá được sử dụng nhiều trong thành ngữ. - Để nhận ra biện pháp nói quá cần đối chiếu nội dung lời nói với thực tế. Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức là hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen). ? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa nói quá và nói khoác? HS: Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức. 2. Tác dụng a. Khảo sát, phân tích ngữ liệu Cách nói quá sinh động, gây ấn tượng hơn. -Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.. b.Ghi nhớ 2/ SGK – 102.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng, nhưng khác nhau ở mục đích. - Nói quá là biện pháp tu từ nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. - Nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực. GV: giáo dục học sinh không nên lạm dụng nói quá, không nên nói khoác. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ....................................................................................................................................... ................................................................................................................................. 3.3. Hoạt động 3: Luyện tập Thời gian: 15 phút Mục tiêu: HDHS luyện tập Phương pháp: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, quy nạp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Kĩ thuật : động não, mảnh ghép, thực hành. - Thảo luận nhóm – Trả lời. II.Luyện tập Nhóm 1 – Bài 1 Bài tập 1: Biện pháp nói quá Nhóm 2 – Bài 2 và ý nghĩa. Nhóm 3 – Bài 3 a. Sỏi đá cũng thành cơm: Nhóm 4 – Bài 6. - Sức lao động của con người - Các nhóm trưởng báo cáo có thể làm ra tất cả - ý kiến nhóm khác. b. Em có thể đi lên đến tận -> GV HX , đánh giá, cho điểm (nếu đạt) trời: Học sinh đọc bài tập 1 - Vết thương chẳng có nghĩa Nêu yêu cầu của bài tập lí gì. Anh không phải bận tâm. c. Thét ra lửa: tiếng thét to, m¹nh của kẻ có uy quyền Học sinh đọc bài tập 2 và điền các thành ngữ hống hách, bắt nạt người khác. vào chỗ trống Bài tập 2 Chia lớp thành hai nhóm (mỗi nhóm chọn ra a. Chó ăn đá gà ăn sỏi. 2 bạn) thi đua điền các thành ngữ vào chỗ b. Bầm gan tím ruột. trống. Nhóm nào điền nhanh hơn, có số câu trả c. Ruột để ngoài da. lời đúng nhiều hơn thì nhóm đó thắng. d. Nở từng khúc ruột. e. Vắt chân lên cổ. Học sinh đọc bài tập 3 Bài tập 3 Gọi học sinh lên bảng thực hiện đặt câu. - Nàng Kiều có vẻ đẹp nghiêng nuớc nghiêng thành..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Đoàn kết là có thể tạo nên sức mạnh dời non lấp biển. - Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng. Tổ chức trò chơi: chia 3 nhóm thi đua tìm năm - Nó nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này. thành ngữ có phép nói quá GV nêu y/c trong thời gian 5p tổ nào tìm được Bài tập 4 nhiều thành ngữ so sánh có dùng biện pháp tu từ - Ngáy như sấm. nói quá tổ đó sẽ thắng cuộc. - Xấu như ma. GV y/c HS treo kết quả lên bảng. - Nhanh như cắt. - Đẹp như tiên. - Trơn như mỡ. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ....................................................................................................................................... ................................................................................................................................. 3.4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Thời gian: 2 phút - Phương pháp tích cực: thuyết trình, vấn đáp. - Kĩ thuật áp dụng: động não, đặt câu hỏi, trả lời Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài học. Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa hướng tới việc tạo tình huống bảo vệ môi trường. Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng yêu thương, sự khoan dung, giản dị khi viết và tạo dựng các câu chuyện trong văn tự sự. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3.5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’) - Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có sử dụng biện pháp nói quá. - Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc và hiểu được thế nào là biện pháp tu từ nói quá, tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, lấy ví dụ về nói quá và biết tác dụng khi sử dụng. - Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập, làm bài tập 5 (sgk-103). - Chuẩn bị bài mới: soạn bài “Ôn tập truyện kí Việt Nam” Ôn lại các văn bản truyện kí Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8. Lập bảng thống kê theo mẫu Tên văn Thể loại Phương Nội dung Đặc sắc bản, thức biểu chủ yếu nghệ thuật Tác giả đạt.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Chuẩn bị một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật yêu thích trong các tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình kì I. Ngày soạn: 25/10/2020. Tiết 35+36. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được các kiến thức về phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn môn Ngữ văn 8 giữa học kỳ I đã học. 2. Kĩ năng - Tổng hợp kiến thức, kĩ năng làm bài. - Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, so sánh, lựa chọn, viết văn bản ngắn. - Kĩ năng sống: giải quyết vấn đề, ra quyết định cách làm một bài kiểm tra. 3. Thái độ - Có thái độ cẩn trọng khi làm bài. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ - GV: ra đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm. - HS: Ôn tập các văn bản, phần Tiếng Việt, Tập làm văn đã học từ đầu kỳ I. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Tự luận. - Thời gian: 90 phút - Tổng hợp. - Kĩ thuật dạy học: Động não, tư duy, viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 8A 35 8C 31 2. Kiểm tra bài cũ (Không) 3. Bài mới Mức độ Chủ đề 1. Đọc-hiểu. Nhận biết. Thông hiểu. - Xác định - Tìm các từ được ngữ miêu. Vận dụng Vận dụng cao. Tổng cộng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> phương thức biểu - Ngữ liệu: văn đạt bản văn học - Tiêu chí lựa - Kể tên chọn ngữ liệu: các đoạn + 01 đoạn trích/ tác trích/văn bản phẩm văn học. tả - Hiểu được nội dung chính của đoạn trích.. Số câu:. 03. 01. Số điểm:. 1,25. 0,75. 2,0. Tỉ lệ:%. 12,5%. 7,5 %. 20%. 2. Tạo lập văn bản - Đoạn văn nêu trình bày yêu cầu từ ngữ liệu phần đọc hiểu - Bài văn tự sự Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Tổng số câu/ 03 số điểm toàn 1,25 bài Tỉ lệ % toàn bài 12,5%. 4. Viết một đoạn văn (khoảng 57 câu) trong đó có sử dụng trợ từ.. Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm: 3,0 Số điểm: 5,0 Số điểm: Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 50% 8,0 Tỉ lệ: 80% Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Sốcâu:06 Số điểm: 0,75 Số điểm: 3,0 Số điểm: 5,0 Sốđiểm:1 Tỉ lệ: 7,5% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ:50% 0 Tỉlệ:100%.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ĐỀ BÀI PHẦN I (2,0 điểm): ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: … “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.”. (Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích. Câu 3: Tìm các từ ngữ miêu tả về “cái chết dữ dội của” lão Hạc. Câu 4: Kể tên các đoạn trích/ tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc (giai đoạn 1930-1945). PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1 (3,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 5- 7 câu) lí giải nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, trong đó có sử dụng trợ từ. Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. ---HẾT---.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu. Đáp án. Điểm. I. Đọc – hiểu. 2,0 đ. 1. Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.. 0,25đ. 2. Miêu tả cái chết của lão Hạc và tâm tư của ông giáo.. 0,5đ. 3. II. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc; Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên; Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Kể tên các văn bản, tác phẩm đã học: - Tôi đi học (Thanh Tịnh); - Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng). - Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) Tập làm văn. 1. Viết đoạn văn. 3,0đ. 1.1.Yêu cầu chung: + Viết được đoạn văn nêu được ý nghĩa cái chết của Lão Hạc + Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả. + Diễn đạt tốt, hành văn trong sáng, mạch lạc, có tính liên kết, làm nổi bật chủ đề, bố cục chặt chẽ. + Biểu cảm trong sáng, chân thật. 1.2.Yêu cầu cụ thể a. Hình thức trình bày: đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng quy định. b. Cách lập luận: Xác định đúng nội dung của đề bài: Nêu được ý nghĩa cái chết của Lão Hạc c. Phần nội dung:. 0,25đ. - Tình cảnh nghèo khổ đói rách, túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.. 1,0đ. 4. - Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn, đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con. => Cái chết của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão.. 0,75đ 0,5đ. 8,0đ. 0,25đ. 1,0đ. 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2. d. Tính sáng tạo: Có sự sáng tạo của cá nhân trong bài viết. 0,25đ. e. Chính tả, ngữ pháp: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt..Diễn đạt trong sáng, mạch lạc.. 0,25đ. Viết bài văn. 5,0đ. 1.1.Yêu cầu chung: + Kiểu bài: tự sự. + Có bố cục 3 phần mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng. + Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả. + Diễn đạt tốt, hành văn trong sáng, mạch lạc, có tính liên kết, làm nổi bật chủ đề, bố cục chặt chẽ. + Biểu cảm trong sáng, chân thật. 1.2.Yêu cầu cụ thể 0,25đ a. Hình thức trình bày: bài văn tự sự, có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài b. Cách lập luận: Xác định đúng nội dung của đề bài kể lại kỉ niệm 0,25đ ngày đầu tiên đi học. c. Phần nội dung: Triển khai bài viết theo trình tự hợp lí, có sự liên kết giữa các phần, đoạn, các ý cần phải rõ ràng, có thể triển khai theo định hướng: Mở bài: 0,5đ - Giới thiệu hoàn cảnh gợi nhó đến kỉ niệm - Những cảm giác, cảm xúc của bản thân (bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình). * Điểm tối đa: bài viết giới thiệu được đối tượng, diễn đạt tốt (0,5 điểm) * Điểm chưa tối đa: giới thiệu được đối tượng nhưng diễn đạt chưa hay (0,25 điểm) * Điểm không đạt: Không có mở bài hoặc chưa giới thiệu được đối tượng. (0 điểm) Thân bài: HS có nhiều cách trình bày tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý sau: 1. Trước ngày khai giảng: - Sự chuẩn bị cho ngày khai trường - Tâm trạng trước ngày khai trường – (Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy, sáng, dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới. 3,0đ.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả....) 2. Trên đường đến trường: - Khung cảnh: con đường, bầu trời, con người, - Tâm trạng, cảm xúc của bản thân (hồi hộp, háo hức, 3. Vào sân trường: - Ngôi trường - Trước cổng trường - Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất. -. Các anh chị lớp lớn. - Bản thân và các bạn mới..... - Gặp cô giáo chủ nhiệm 4. Vào lớp học: - Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..). - Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ … - Quan sát khung cảnh lớp học: Các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên. * Điểm tối đa: bài viết đảm bảo các ý trên, diễn đạt tốt (3,0 điểm) * Điểm chưa tối đa: đảm bảo được 1 phần các ý trên, còn mắc lỗi diễn đạt (2,5 - 0,5 điểm) * Điểm không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên. (0 điểm) Kết bài Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ * Điểm tối đa: bài viết nêu được cảm xúc, tình cảm của bản thân, diễn đạt tốt (0,5 điểm) * Điểm chưa tối đa: nêu được cảm xúc nhưng diễn đạt chưa hay (0,25 điểm). 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> * Điểm không đạt: Không kết bài hoặc kết bài lạc đề (0 điểm) d. Tính sáng tạo: Có sự sáng tạo của cá nhân trong bài viết e. Chính tả, ngữ pháp: Không mắc lỗi chính tả. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc.. 0,25đ 0,25đ. *Lưu ý: - Bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. - Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. - Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lý lẽ thuyết phục. - Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Điều chỉnh, bổ sung giáo án............................................................................. ... ………..................................................................................................................... .............................................................................................................................. - Nhắc HS còn 5’ trước khi thu bài. - HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi sai. - Nhắc nhở HS thái độ làm bài. 3.4. Củng cố (1’) GV nhận xét giờ làm bài 3.5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (1’) - Học bài, nắm kiến thức bài học. - Sưu tầm những câu ca dao, thơ, tục ngữ có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh. - Chuẩn bị bài: Hai cây phong. Xem trước bài và trả lời các câu hỏi theo nội dung phiếu học tập, GV phát phiếu học tập cho học sinh. PHIẾU HỌC TẬP GV HDHS tìm hiểu ? Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Đọc văn bản, tìm từ khó và chia bố cục văn bản cho hợp lí? ? Qua việc chuẩn bị và soạn bài ở nhà, em có nhận xét gì về ngôi kể của văn bản? ? Trình tự kể chuyện có gì đặc biệt? - Mạch kể thứ nhất: - Mạch kể thứ hai:? Theo em, 2 mạch kể này, mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao? ? Tác dụng của cách kể này là gì?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> ? Căn cứ vào mạch kể các ý đan xen trong các phần em hãy chia bố cục của văn bản, nêu nội dung của từng phần. ? Theo dõi đoạn văn từ đầu – “phía tây”, em hãy cho biết đoạn văn đã giới thiệu điều gì? ? Làng Ku-ku-rêu được miêu tả qua những từ ngữ và hình ảnh nào? ? Từ những từ ngữ và hình ảnh đó, em hình dung đây là một làng quê như thế nào? ? Qua đoạn văn, em thấy tình cảm của “tôi” với quê hương của mình như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×