Tải bản đầy đủ (.ppt) (53 trang)

giao tiep su pham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.26 KB, 53 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tập thể nhóm 3 Lớp: T11 TH 03.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nguyên tắc Giao tiếp Sư phạm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nguyên tắc Giao tiếp Sư phạm. Nhân cách mẫu mực Trong giao tiếp Sư phạm. Tôn trọng nhân cách tối tượng Trong giao tiếp. Nguyên tắc có thiện chí Trong giao tiếp. Nguyên tắc đồng cảm Trong giao tiếp.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. Người giáo viên có nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm được thể hiện như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP “Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.” – Usinxki. Sự mẫu mực trong giao tiếp sư phạm của người giáo viên thể hiện về mọi mặt: hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, ngôn ngữ, trang phục … được biểu hiện cụ thể như sau:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. Về hành vi. Hành vi giao tiếp sư phạm mang rất nhiều thông tin, thực hiện nhiều chức năng. Nhưng dù trong bất kỳ trường hợp nào GV cũng phải xuất phát từ lòng yêu thương, nhân hậu với HS.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. Về hành vi. Tuy nhiên, hành vi của giáo viên và học sinh phụ thuộc vào đối tượng, hoành cảnh cụ thể..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. Về hành vi VD: - Đối với HS A, GV cần có hành vi đối xử kiên quyết, nhưng với HS B lại cần phải mềm dẻo. Đây là phương pháp giáo dục cá biệt. - Trước lớp GV dùng hành vi dứt khoát, cứng rắn cho HS điểm kém vì không thuộc bài. Nhưng sau đó có cách ứng xử mềm mỏng: gần gũi, quan tâm HS, … giúp đỡ HS học tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. Về cử chỉ, tư thế, tác phong Cử chỉ, tư thế, tác phong của GV tác động trực tiếp vào nhận thức cảm tính của HS. Vì vậy GV cần rèn luyện tác phong đĩnh đạc, đường hoàng, thư thái, tự tin, khoan dung, … để xây dựng cho HS những phản ứng, hành vi đáp lại tượng tự. Học sinh lứa tuổi nhỏ thường bắt chước cả cái hay lẫn cái dở về hành vi . Khi đã trở thành thói quen sẽ hình thành nhân cách cho HS..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. Về cử chỉ, tư thế, tác phong.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. Về ngôn ngữ Ngôn ngữ tác động trực tiếp vào sự chú ý cảm xúc ở HS. Vì vậy, khi nói GV cần phải dùng lời nói dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng và đạt chuẩn tiếng Việt, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng với học sinh. Khi viết, cần viết rõ ràng, đủ nét, rõ chữ, dễ đọc, câu từ dễ hiểu, đúng ngữ pháp, rõ ý và nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. Về trang phục Trang phục của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính nghiêm túc, tính tổ chức, kỷ luật, và thái độ tôn trọng nhân cách học sinh. Vì vậy cho nên trang phục của giáo viên phải bảo đảm tính lịch sự, bảo đảm sự hài ḥòa, cân xứng với vóc dáng. Tránh quá cầu kì hoặc đơn giản quá đến mức lượm thượm..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. Về trang phục.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. Bên cạnh đó, thái độ và những biểu hiện của thái độ phải phù hợp với các phản ứng của hành vi (kể cả về ngôn ngữ).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. VD: -Trách phạt HS giọng nói của GV phải dứt khoát, ánh mắt nghiêm nghị, cử chỉ rõ ràng. - Khen ngợi HS, hành vi của GV nhẹ nhàng hoặc sôi nổi, ánh mắt vui tươi, nét mặt rạng rỡ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. Đồng thời, khi sử dụng ngôn ngữ thì chú ý cách chọn từ, dùng từ… phải phong phú, phù hợp tình huống, nội dung và đối tượng giao tiếp. Trong những trường hợp khó xử cần khoan dung và trung hậu..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP. VD: - GV đang giảng bài, nhưng HS lại gục đầu xuống bàn, không nghe giảng bài. Khi đó GV cần đến chỗ HS để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp thích hợp giúp đỡ HS (cho HS về nghỉ nếu HS bị bệnh, cho HS ra ngoài rửa mặt nếu HS buồn ngủ, … và nhắc nhở HS chú ý nghe giảng).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Nhân cách mẫu mực trong GTSP “Đem việc làm mà dạy người thì người ta theo; chỉ đem lời nói mà dạy người thì người ta không phục.” – Đệ Ngũ luận. Trong giao tiếp sư phạm GV cần có sự thống nhất trong lời nói và hành động, không để có sự mâu thuẫn giữa 2 mặt này. Vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của HS . GV không nên: “Các em hãy làm theo lời tôi nói, đừng làm theo điều tôi làm”.. Nhân cách mẫu mực của người GV tạo ra uy tín, đảm bảo thành công trong Giao tiếp Sư phạm. Vì vậy người GV phải thường xuyên rèn luyện và trau dồi nhân cách của mình..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp (HS) là tạo điều kiện cho HS bộc lộ những nét tính cách, nhu cầu riêng của từng HS. Trong giao tiếp phải coi HS là con người với đầy đủ quyền được học tập, vui chơi, nhận thức, lao động và bình đẳng với mọi người trong các quan hệ xã hội. GV không nên ép buộc, áp đặt thái quá các em phải theo ý Thầy Cô một cách máy móc bởi HS là những chủ thể tích cực, có đặc điểm nhận thức, thái độ và có kiểu hành vi ứng xử riêng..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp Thái độ tôn trọng nhân cách học sinh biểu hiện: + Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ nét tính cách, nguyện vọng của các em. Biết lắng nghe ý kiến, tôn trọng ý kiến của các em. Khích lệ các em nói hết suy nghĩ, mong muốn của mình. VD: Khi làm bài Toán, HS có cách giải bài khác cách mà GV hướng dẫn nhưng vẫn ra kết quả đúng. GV cần khuyến khích HS bằng những lời khen ngợi, tuyên dương… Hoặc khi gọi HS trả lời câu hỏi, nhưng HS chưa trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi. GV không nên ngắt lời HS, mà để HS trả lời hết ý của mình rồi mời cả lớp nhận xét, bổ sung. Sau đó GV giải thích lại cho HS đó hiểu và động viện HS cố gắng hơn để hiểu bài và làm tốt yêu cầu của bài..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp + Giọng điệu, cách phát âm, cách dùng từ sao cho bảo đảm tính văn hóa. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được xúc phạm danh dự, làm tổn thương đến thân thể hay phẩm giá, nhân cách của HS, nhất là trước lớp hay chỗ đông người..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp. + Trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, đúng kiểu cách. Trang phục là một phần định hướng sự thành công trong giao tiếp sư phạm của GV. Từ đó HS noi theo mà học tập. Phương ngôn có câu: “Gặp nhau nhìn quần áo. Tiễn nhau nhìn tâm hồn” ; “ Quen nhau tin dạ, lạ tin quần áo” ; “Nhìn mặt mà bắt hình dong”….

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp. + Hành vi, cử chỉ, điệu bộ của GV luôn ở trạng thái cân bằng, có nhịp điệu khoan ḥòa, tránh những cử chỉ, hành vi bộc phát. GV phải biết lắng nghe và kìm chế khi cần thiết, không tỏ thái độ tức giận hay kiêu căng tự phụ, ….

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp. VD: Trong giờ thủ công, mặc dù GV đã làm mẫu và nhắc đi nhắc lại nhiều lần cách làm. Nhưng có 1HS không làm đúng sự hướng dẫn của GV. Trong trường hợp đó bạn sẽ làm như thế nào? Tại sao bạn xử lý như vậy?.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp Một số cách giải quyết: a. GV để mặc HS làm theo ý của HS. b. GV bực tức và yêu cầu HS phải làm đúng theo hướng dẫn của GV. c. GV để HS tiếp tục làm, nhưng đồng thời theo dõi thái độ của HS. Cuối giờ, GV gặp riêng HS trao đổi, tìm hiểu lý do HS làm khác GV. Sau đó, GV xem sản phẩm của HS. Nếu sản phẩm thật sự đẹp, GV khen và động viên HS, nhưng vẫn nhắc nhở HS làm theo hướng dẫn của GV cùng các bạn (GV sẽ yêu cầu làm sáng tạo khi cả lớp đã làm tốt theo mẫu). Nếu sản phẩm không đẹp, hoặc chưa ra sản phẩm, GV phân tích cho HS hiểu những sai lầm và hậu quả của việc HS đã làm..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Nguyên tắc có chí chí trong giao tiếp 3. Nguyên tắcthiện có thiện trong giao. tiếp:.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 3.a/ Cần tạo ra tình cảm tốt đẹp giữa thầy và trò: • Có thiện chí trong giao tiếp là giữa chủ thể và đối tượng phải luôn nghĩ tốt về nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho người mình giao tiếp. • Giáo viên phải tin tưởng ở đối tượng giao tiếp , luôn động viên khích lệ tinh thần của các em..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> VD: Cây viết • Vì đang cần tiền để mua cuốn truyện mới. H đã lấy cắp cây viết mới mua của D trong giờ ra chơi. Vào học, mất viết của D. Cả lớp đi tìm và đưa ra phương án khám xét từng người. Cô đành phải làm cái chuyện chẳng đừng này. H giấu vào lưng quần, phía trước bụng và cô dễ dàng nhận thấy. Trước tình huống này, cô đã vờ như chưa có chuyện gì. Cuối giờ cô đã gặp H và trò chuyện cùng em, H đã nhận lỗi và rất ân hận về việc làm của mình. Cô nhận lại cây viết, tiết sau đưa cho D và nói với cả lớp, một bạn lớp khác nhặt được trong giờ ra chơi, rồi đem nộp lại cho văn phòng ban giám hiệu..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 3.b/ Phải có sự hiểu biết lẫn nhau: • Để đảm bảo sự thành công trong giao tiếp sư phạm là phải nghĩ tốt về đối tượng giao tiếp, không nên có định kiến hay ganh tị, đồng thời không nên chê cười, chế giễu người khác.  Như vậy để tạo không khí tốt đẹp trong giao tiếp và dễ dàng hiểu vể đối tượng của mình..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> VD: Lời nói lần thứ hai • Đến giờ vào lớp, thầy giáo lên lớp nghe tiếng học sinh lộn xộn hét lên: “Hắn đến rồi”. Tiết học trôi qua bình thường, cuối giờ thầy mới nói: “Lúc nãy, khi chuẩn bị vào lớp, thầy có nghe thấy tiếng kêu to “hắn đến”.Lúc đó thầy đã nhìn khắp hành lang, thấy không có ai. Thầy đoán chắc có ai đó vì cuống quá mà hốt hoảng kêu lên như thế. Mặc dầu, thầy bực mình nhưng không phải vì hành động bột phát, thiếu suy nghĩ của một em mà để cả lớp phải thiệt thòi chịu học một giờ mà thầy cáu gắt”. Sau đó, khi thầy ra khỏi lớp đã có một học sinh chạy theo xin lỗi và mong thầy tha thứ cho hành động vô lễ vừa rồi của mình..

<span class='text_page_counter'>(32)</span>

<span class='text_page_counter'>(33)</span> * Biểu hiện ở thái độ, trách nhiệm đối với hoạt động dạy học: • Thiện ý của giáo viên thể hiện rõ nét trong việc chuẩn bị bài và khi lên lớp; thầy cô dốc hết tài năng và trí lực của mình phục vụ cho học sinh. • Giáo viên phải sưu tầm các tài liệu, chuẩn bị giáo án kỹ càng, lời nói của giáo viên trước học sinh phải được gọt rũa, chuẩn bị giúp các em hiểu bài, có tinh thần học tập..

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

<span class='text_page_counter'>(35)</span> VD: Trong bài “Hoa” môn TNXH • Ngoài việc cung cấp kiến thức trong SGK cho các em, các hình ảnh minh họa trong SGK thì giáo viên còn chuẩn bị thêm các loại hoa thật để HS liên hệ thực tế, mở rông kiến thức hoặc kết hợp với việc tổ chức dạy học ngoài trời (trong khuôn viên trường)  bài học sinh động cũng như giúp học sinh tiếp thu bài nhanh chóng thông qua thực tế..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> * Biểu hiện ở sự nhận xét, đánh giá học sinh khi làm bài, cho điểm • Nếu giáo viên nhận xét, đánh giá đúng sẽ động viên các em vươn lên và ngược lại. • Trong đánh giá đối với học sinh vì hoàn cảnh đặc biệt đã có nhiều cố gắng thì giáo viên cần sử dụng phương pháp “tạm ứng niềm tin”..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> VD: Nguyên nhân Hùng là một HS bị lưu ban, mải chơi, hay bỏ giờ, trong lớp rất hay trêu chọc bạn. Giờ cô Nga, H ngang ngạnh, quay ngang ngửa, không ghi bài. Khi được hỏi H liền nói viết bị “thủng ruột gà”. Cô liền đưa viết cho H viết tiếp bài. Tuần lễ trôi qua, khi gọi H lên trả bài, H thản nhiên trả lời không thuộc bài. Cô nhìn H và nói:“H viết chữ đẹp, vẽ hình đẹp nhưng bài ghi của em còn thiếu. Em chú ý ghi đầy đủ hơn, hôm nay cô cho H nợ nhé. Giờ sau cô kiểm tra tiếp đấy”. H về chỗ, không đi với dáng vẻ khuỳnh khuỳnh mà lặng lẽ cúi đầu…..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> * Biểu hiện ở chỗ khi giao việc lớp, phân xử những vấn đề của học sinh • Thiện ý c ̣òn thể hiện trong khi giao việc để giúp học sinh sửa chữa lỗi lầm. • Thiện ý cũng thể hiện trong khen chê, trách phạt, phán xử chuyện quan hệ giữa học sinh với nhau. • Lời nói của giáo viên không nên la mắng, quát nạt học sinh, dù là phê bình hay trách phạt đều cần có thiện chí và mong muốn học sinh thay đổi..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> VD: Chuyện tôi nhớ mãi • Vào giờ ra chơi, tất cả học sinh đều ra tập thể dục, tôi đứng trên hiên chăm chú nhìn các động tác,bỗng thấy thiếu một em hàng năm, vội quay về phòng học nhận ra còn T đang thập thò trong lớp. Vào tiết học, đang giảng bài, bỗng tôi nghe thấy một câu chửi thề phía cuối lớp. Ngừng giảng, tôi xuống lớp để xem thế nào, thì ra H và Đ đánh nhau, chửi thề do H mất viết và đổ lỗi cho Đ. Biết chuyện xảy ra tôi chậm rãi nói: “H mất bút, thầy cho mượn bút để ghi bài. Các em đánh bạn và chửi bạn đều có lỗi cả. Thôi chấm dứt, chúng ta học cái đã”..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Tiết học tiếp tục, hôm nay bài đạo đức về tính thật thà. Tôi giảng bài, vừa theo dõi diễn biến của các em. Cuối giờ dạy, tôi đặt một câu hỏi: “Em hãy nêu hiểu biết của mình để giải thích thế nào là tính thật thà”. Tôi dừng lại ở T và chỉ định em phát biểu. T đứng lên, mặt đỏ dần, rơm rớm nước mắt: “Thưa thầy, như em là không thật thà vì em đã lấy viết của bạn H”. Cả lớp và tôi đều thông cảm và tha lỗi cho T vì hành động bồng bột vừa rồi..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Coù thieän yù trong giao tieáp sö phaïm - Vai troø:  Hieäu quaû cao trong quaù trình daïy hoïc vaø ñaëc bieät trong giaùo duïc.  Tạo cơ hội cho học sinh tự hoàn thiện baûn thaân.  Naâng cao chæ soá caûm xuùc ngheà nghieäp cuûa giaùo vieân..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm: Là gì: Được hiểu là giáo viên biết đặt vị trí của mình vào vị trí của học sinh đồng thời hòa cảm xúc của mình với các em trong quá trình giao tiếp..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm:.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm:. • Biểu hiện :  Biết đặt vị thế của mình vào vị thế của học sinh để có sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. - Có hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng mong muốn của các em. - Giải đáp những vướng mắc trong học tập, trong quan hệ giữa học sinh..

<span class='text_page_counter'>(45)</span>

<span class='text_page_counter'>(46)</span> VD: Chiếc hộp kỳ lạ • Cuối tuần, về quê ngoại Long được bạn tặng 2 chú dế con trong một chiếc hộp, vậy là đi đâu em cũng mang theo dù đi ngủ hay đi chơi, L còn mang đến cả trường nữa. Hôm đó, tiết học của thầy Lân, thỉnh thoảng Long cứ cúi xuống bàn để nhìn đôi dế, thầy Lân đi xuống và bắt quả tang Long đang chăm chú xem hai chú dế. Thầy đã yêu cầu Long dập nát cái hộp dế ngay trước mặt cả lớp. Long nước mắt nhập nhòa, em không thể làm được điều đó. Vậy là thầy Lân đã giơ bàn tay của mình giáng tới tấp, khiến hộp dế nát dí trên bàn....

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm: • Biểu hiện :  Tạo cảm giác thân mật, gần gũi để tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh qua đó để có thể cùng rung cảm với các em. - Tạo cảm giác an toàn cho học sinh, không nên gây không khí căng thẳng trong tâm trí học sinh. - Có biện pháp giảng dạy, giáo dục hiệu quả khi sửa chữa, uốn nắn những sai sót, khuyết điểm của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(48)</span>

<span class='text_page_counter'>(49)</span> VD: Không lên bảng • Hoa là một học sinh ngoan, nhưng hôm nay cô gọi đến lần thứ ba rồi thứ tư em vẫn không chịu lên bảng. Bằng thái độ cảm thông, tôn trọng nhưng nghiêm khắc, giáo viên đã nói: “Thôi được rồi! Cả lớp thông cảm. Có lẽ hôm nay bạn Hoa đang có vấn đề về tâm lý và sức khỏe. Em nào có thể thay Hoa xung phong thực hiện yêu cầu cô vừa nêu”. Sau đó cuối giờ giáo viên gặp riêng H để tìm hiểu lí do. Khi mọi chuyện đã rõ, trong tiết sinh họat chủ nhiệm giáo viên đã tế nhị, khéo léo nói lại với cả lớp..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm: • Vai troø:  Là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng.  Ngược lại với đồng cảm là cách giải quyết duy ý chí, cứng nhắc..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Toùm laïi  Các nguyên tắc trên bao giờ cũng thống nhaát trong quaù trình giaûi quyeát tình huoáng giao tieáp sö phaïm cuï theå.  Caùc nguyeân taéc treân coù moái quan heä bieän chứng với nhau.  Các nguyên tắc trên vừa nhằm hoàn thiện nhân cách giáo viên, vừa góp phần xây dựng và phát triển nhân cách học sinh. 10/27/21. 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span>

<span class='text_page_counter'>(53)</span> STT. Họ tên. Công việc. Mức độ hoàn thành. 1. Vũ Thị Bích Nhuần. Tổng hợp Powerpoint, Thuyết trình, Phản biện. ***. 2. Nguyễn Thị Bình. Lý thuyết, Thuyết trình, Phản biện. ***. 3. Nguyễn Thị Thanh Chung. Lý thuyết, Ví dụ. ***. 4. Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Lý thuyết, Ví dụ. ***. 5. Phan Thị Hồng Gấm. Lý thuyết, Ví dụ. ***. 6. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh. Lý thuyết, Ví dụ. ***. 7. Nguyễn Thị Thu Hường. Lý thuyết, Ví dụ. ***. 8. Nguyễn Thị Đào. Lý thuyết, Ví dụ. ***. 9. Trần Thị Minh Duyên. Lý thuyết, Ví dụ. ***. 10. Huỳnh Như Nhất Lan. Lý thuyết, Ví dụ. ***. 11. Mai Thanh Thủy. Lý thuyết, Ví dụ. ***. 12. Nguyễn Thị Thảo Linh. Lý thuyết, Ví dụ. ***. 13. Lý Thanh Phương. Lý thuyết, Ví dụ. ***. 14. Đặng Thị Thu Hương. Lý thuyết, Ví dụ. ***.

<span class='text_page_counter'>(54)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×