Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 26:. Tình hình xã hội nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Trình bày được tình hình xã hội nước ta nửa đầu thế kỷ XIX và so sánh với tình hình xã hội ở thế kỷ XVIII. - Nêu được nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân dưới thời Nguyễn. - Hiểu được đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỷ XIX. - So sánh được phong trào đấu tranh của nhân dân dưới thời Nguyễn với các triều đại trước. Đánh giá được các phong trào đó. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích sự kiện, so sánh, đối chiếu, liên hệ. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức có trách nhiệm với nhân dân, quan tâm đến đời sống cộng đồng. II. Thiết bị và tài liệu dạy – học. - Sưu tầm các câu thơ, ca dao về cuộc sống của nhân dân lao động và các cuộc khởi nghĩa. III. Tổ chức dạy học: 1. Khởi động Đầu thế kỉ XIX, đất nước trở lại thống nhất dưới sự thống trị của nhà nước phong kiến nhà Nguyễn. Nhưng những thể chế cũ của chế độ phong kiến vẫn được duy trì, nên nhà Nguyễn không tạo ra được những điều kiện mới để thoát ra khởi khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam. Cuộc sống nhân dân ngày càng cực khổ, mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến và nhân dân lao động ngày càng gay gắt, hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân trong giai đoạn này đã bùng nổ để chống lại chế độ phong kiến. Gv nêu vấn đề : Tại sao nói xã hội thời Nguyễn đang lên “cơn sốt trầm trọng”? 2. Hình thành kiến thức mới : Hoạt động Gv - Hs * Hoạt động 1 : cá nhân, cả lớp - Mục tiêu: Hs nắm được tình hình xã hội dưới vương triều Nguyễn (nửa đầu TK XIX); đời sống nhân dân. - GV gợi lại kiến thức cũ cho HS: (?) Nhà Nguyễn lên ngôi trong hoàn cảnh như thế nào? Gợi ý: nhà Nguyễn lên ngôi sau một giai đoạn nội chiến ác liệt => Tình hình chính trị xã hội phức tạp. + Chế độ phong kiến đang trên bước đường suy tàn. GV mở rộng: Bản thân nhà Nguyễn đại diện cho tập đoàn phong kiến thống trị cũ. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng xã hội nửa sau thế kỷ XVIII đã khiến nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến thời Nguyễn phải tăng thêm tính chuyên chế, củng cố quan hệ sản xuất. Gv : Dựa vào các tài liệu học tập sau hãy rút ra nhận xét về tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX?.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> QUAN LẠI CƯỜNG HÀO ÁP BỨC NHÂN DÂN. “Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như cọp…” “Cái hại quan lại là một, hai phần… Còn cái hại cường hào nó làm con cái người ta thành mồ côi, vợ người ta thành góa bụa, giết cả tính mạng người ta… cứ công nhiên mà không sợ gì.” NGUYỄN CÔNG TRỨ 1778-1858.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> NHẬN XÉT: - Bộ máy quan lại nặng nề, sâu mọt, mục nát → Quan lại vơ vét bòn rút của dân (thu tô thuế, xử án, bắt lính, đắp đê) - Ở nông thôn, địa chủ cường hào hoành hành ức hiếp nhân dân. - Triều Nguyễn bất lực trong việc chăm lo, bảo vệ đê điều và các công trình thuỷ lợi → nông nghiệp sa sút => Xã hội phân chia giai cấp cách biệt. Tìm hiểu những thông tin sau và nhận xét về đời sống của nhân dân dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX?. 1807 kinh thành Huế vừa xây xong, Gia Long lại điều hàng ngàn dân đinh, quân lính Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thành vào sửa chữa liên miên hàng chục năm. Trong một cuộc tuần du ra Bắc năm 1842, Thiệu Trị đã huy động số lính và người theo hầu lên đến 17.500 người và 44 con voi, 172 con ngựa. Nhân dân phải xây 44 hành cung cho vua nghỉ.. Trận bão năm 1842 làm tỉnh Nghệ An đổ sập 40.753 ngôi nhà, chết 54.000 người. Trong hai năm 1849 – 1850 dịch tả hoành hành từ bắc chí nam cướp đi sinh mạng của 589.460 người dân.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tình cảnh nhân dân ta. NHẬN XÉT: - Thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp → hàng ngàn người chết - Lao dịch liên miên, sưu cao thuế nặng, ruộng đất bị cướp đoạt → nhân dân khổ cực, khốn cùng, phá sản => mâu thuẫn gay gắt, phong trào đấu tranh. So sánh đời sống nhân dân ta dưới thời Nguyễn với cuối thế kỉ XVIII ? Đời sống nhân dân : + Do sự hoành hành, ức hiếp của quan lại, cường hào địa chủ đã làm cho cuộc sống của nhân dân hết sức khổ cực. Thêm vào đó việc bắt dân đi lao dịch xây dựng kinh thành, cung điện... đã làm cho sức dân kiệt quệ. + Do thiên tai, lũ lụt nên mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên, có những trận lụt, bệnh dịch đã làm hàng nghìn, hàng vạn người chết. -->Đời sống nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VÀ BINH LÍNH NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX. Tên nghĩa. khởi. Phan Bá Vành. Cao Bá Quát. Lê Văn Khôi. Lực lượng Kết quả tham gia. Thời gian. Địa bàn. 1821-1827. Sơn Nam hạ (Thái Bình), lan ra Hải Nông dân Dương, An Quảng. Thất bại. 1854-1855. Ứng Hòa (Hà Tây), mở Nông dân rộng ra Hà Nội, Hưng Yên. Thất bại. 1833-1835. Phiên An (Gia Định), Binh lính làm chủ Nam Bộ. Thất bại. ? So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân thời Nguyễn có điểm gì khác ? * Đặc điểm :.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Nổ ra khi nhà Nguyễn vừa lên nắm quyền - Liên tục, số lượng lớn - Có cuộc khởi nghĩa lớn, thời gian kéo dài NÔNG VĂN VÂN 1833-1835. TÙ TRƯỞNG HỌ QUÁCH 1832-1838. NGƯỜI KHƠME 1840-1848. Đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX . So sánh với các triều đại trước và ý nghĩa của nó? * Đặc điểm: - Phong trào bùng nổ rầm rộ từ đầu triều đại - Quy mô rộng lớn - Thành phần lãnh đạo: trí thức nho học, địa chủ, dân nghèo, và có thêm yếu tố mới là quan lại nhà Nguyễn.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Thành phần tham gia: chủ yếu nông dân nghèo, binh lính và dân tộc ít người * Ý nghĩa: - Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nhân dân chống lại nhà Nguyễn. - Báo trước sự sụp đổ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. * So sánh tình hình xã hội nước ta nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII? - Giống nhau : + Chính quyền trung ương không thể ngăn chặn được sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Giai cấp thống trị ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân hết sức. Đời sống của nhân dân hết sức khổ cực. + Mâu thuẫn trong xã hội trở nên hết sức gay gắt. - Khác nhau : + Sự khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội gay gắt ở thế kỉ XVIII nổ ra vào thời kì tập đoàn phong kiến Lê — Trịnh Nguyễn đang đi vào giai đoạn cuối. + Trong khi đó, mâu thuẫn xã hội dưới triều Nguyễn đã hết sức gay gắt, ngay sau khi nhà Nguyễn mới thành lập. Đấy là điều hiếm xảy ra ở các triều đại trước đó Nguyên nhân nào gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn? - Bị địa chủ cường hào áp bức bóc lột. - Lao dịch nặng nề. - Thiên tai, dịch bệnh Tại sao nói: “xã hội thời Nguyễn đang lên cơn sốt trầm trọng” ? - Chỉ trong 50 năm nửa đầu thế kỉ XIX đã xuất hiện hơn 400 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của nông dân chống phong kiến. - Có những cuộc khởi nghĩa có phạm vi hoạt động rộng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, kéo dài về thời gian. - Làm lung lay chế độ phong kiến ..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> SỬ 10 - BÀI 26. TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN I. Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân * Xã hội: - Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt: Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào. Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân. - Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến. - Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân. Nhà nước còn huy động sức người, sức của để phục vụ những công trình xây dựng kinh thành, lăng tẩm, dinh thự... * Đời sống nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng: - Sưu cao, thuế nặng. Nhà nước chia vùng để đánh thuế rất nặng, tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm một người dân đinh phải chịu 60 ngày lao động nặng nhọc. - Chế độ lao dịch nặng nề. - Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên. - Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước. - Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VÀ BINH LÍNH. Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn Nửa đầu thế kỷ XIX những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có tới 400 cuộc khởi nghĩa. - Tiêu biểu: + Khởi nghĩa Phan Bá Vành 1821 - 1827 ở Sơn Nam (Thái Bình) mở rộng ra Hải Dương, An Quảng đến năm 1827 bị đàn áp. Phan Bá Vành thủ lĩnh phong trào nông dân ở Bắc Kỳ, người làng Minh Giám (Vũ Thư - Thái Bình), giỏi võ. Năm 1921 1922 vùng châu thổ sông Hồng gặp đói lớn, trong khi đó nhà nước phong kiến và bọn địa chủ cường hào lại tăng cường bóc lột, nhân dân Nam Định, Thái Bình, Hải Dương bất bình nổi lên chống đối, Phan Bá Vành nhân đó lấy làng Minh Giám làm nơi tập hợp lực lượng phát động khởi nghĩa.Nghĩa quân đi đến đâu đều lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo vì vậy được nhiều người hưởng ứng, khởi nghĩa lan rộng. Năm 1926 Minh Mạng huy động lực lượng đàn áp khởi nghĩa, vì vậy nghĩa quân phải rút về xây dựng căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định). Năm 1927 quân triều đình tấn công Trà Lũ, Phan Bá Vành bị giết, khởi nghĩa thất bại. Làng Trà Lũ bị tàn phá. -.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 -1855 ) ở Ứng Hòa - Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội, Hưng Yên đến năm 1855 bị đàn áp. Cao Bá Quát (1808 - 1855). Quê ở Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội. Năm 1831 đỗ cử nhân, thuở nhỏ sống nghèo nhưng nhân cách cứng rắn, nổi tiếng văn hay chữ tốt. Nhưng mấy lần thi hội đều phạm quy nên bị đánh hỏng; năm 1841 làm quan Bộ lễ tại Huế. Năm 1847 làm ở Viện Hàn Lâm, sớm nhận rõ bộ mặt xấu xa của vua quan triều đình, ông từ quan.Cao Bá Quát là nhà thơ lớn, người đương thời ca ngợi "văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán". Ông để lại hàng nghìn bài thơ chữ Nôm và chữ Hán, thể hiện rõ bản lĩnh, tài năng và ý chí của ông, luôn để cao các anh hùng dân tộc, các nhà Nho nhân cách, phản ánh nỗi cực khổ của dân nghèo.Năm 1853, 1854 các tỉnh Bắc Ninh, Sơn Tây bị hạn hán, châu chấu hoành hành cắn phá lúa, nhân dân đói khổ, long người bất mãn với triều đình. Nhân cơ hội này ông tổ chức khởi nghĩa, trở thành thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân. Do bị bại lộ nên khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng. Cao Bá Quát hy sinh tại trận địa. Sau đó triều đình Tự Đức ra lệnh chu di 3 họ. Bà con nội, ngoại của Cao Bá Quát nhiều người bị giết hại. Sách vở của ông cũng bị đốt hủy. + Khởi nghĩa binh lính Lê Văn Khôi (1833 -1835) ở Phiên An (Gia Định), làm chủ cả Nam Bộ . Năm 1835 bị dập tắt. * Đặc điểm: Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu thế kỷ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền. Nổ ra liên tục, số lượng lớn. Có cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi. III. ĐẤU TRANH CỦA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI. * Nguyên nhân Tác động của phong trào nông dân trên khắp cả nước. Các dân tộc ít người nói riêng và nhân dân ta thời Nguyễn nói chung đều có mâu thuẫn, bất mãn với triều đình. Nửa đầu thế kỷ XIX các dân tộc ít người nhiều lần nổi dậy chống chính quyền. Ở phía Bắc: khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng (1833 - 1835) do Nông Văn Vân lãnh đạo. Ở phía Nam: khởi nghĩa của người Khơme ở miền Tây Nam Bộ. Giữa thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa tạm lắng khi Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.. + Phan Bá Vành: là người làng Minh Giám (Vũ Thư, Thái Bình). Ông tập hợp quân sĩ từ rất sớm. Năm 1824 – 1825 nạn đói diễn ra ở Hải Dương, Sơn Nam nhân có sao chổi, Phan Bá Vành lấy đó làm cớ, nhanh chóng mở rộng hoạt động ra các vùng Nam Định, Thái Bình, Hải Dương. Ông đặt căn cứ tại Trà Lũ – Thái Bình. Được sự giúp đỡ của các tướng cũ Tây Sơn và một số nhân vật có tiếng ở địa phương, thanh thế của cuộc khởi nghĩa ngày càng lớn mạnh. Năm 1827 Minh Mạng tập hợp lực lượng tấn công dữ dội. Khởi nghĩa bị dập tắt, Minh Mạng ra lệnh “Phá dỡ hết nhà cửa, lũy tre, cây cối không sót một thứ gì, 7000 – 8000 người bị bắt” (Đại cương LSVN). + Cao Bá Quát vốn là một nhà Nho nổi tiếng. Năm 1847 ông được bổ làm giáo thụ phủ Quốc Oai. Thấy bao cảnh bất công của xã hội và đói khổ của nhân dân, ông từ quan về nhà liên hệ với một số sĩ phu Bắc Kì, suy tôn chắt xa của vua Lê là Lê Duy Cự lên làm vua, giương cao ngọn cờ phù Lê, tập hợp nhân dân nghèo nổi dậy. Do lực lượng yếu nên 1855 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Khởi nghĩa Cao Bá Quát chấm dứt một giai đoạn khởi nghĩa của nông dân miền xuôi. + Lê Văn Khôi vốn thuộc dòng họ Nguyễn sau đó được Lê Văn Duyệt nhận làm con nuôi nên đổi sang họ Lê. Lê Văn Duyệt làm tổng Gia Định đã chống đối Minh Mạng nên khi Lê Văn Duyệt mất, Lê Văn Khôi bị giam vào ngục. Năm 1833 Lê Văn Khôi cùng 27 người đồng mưu phá ngục, thả phạm nhân, phát vũ khí cho họ, tập hợp quân lính phát hịch khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ vùng Nam Kì. Khi triều đình mang quân đàn áp, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần. Năm 1835 phong trào bị dập tắt hoàn toàn..
<span class='text_page_counter'>(10)</span>