Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu HỌC CÁCH NÓI NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI KHÁC MUỐN NGHE docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.61 KB, 2 trang )

HỌC CÁCH NÓI NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI KHÁC MUỐN NGHE

Chợ trời ở Đức, một cô gái đi mua nước hoa. Sau một hồi chọn kỹ lưỡng, cô
thích một mùi hương. Hỏi giá tiền, rất mềm. Cô gật đầu đồng ý hỏi thêm nước hoa
này do đâu sản xuất. Nghe từ Việt Nam, cô bỏ đi.
Ở tuổi 82, ông Charles Fourniau vẫn nhắc mãi chuyện ông là người nước ngoài
cuối cùng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tuần trước khi bác mất. Là Chủ tịch Hội hữu
nghị Việt Pháp, ông vẫn đau đáu một lòng vì Việt Nam. "Vấn đề bây giờ là thông tin"
- ông nói - "công chúng Pháp không được nghe nhiều về Việt Nam. Báo chí viết quá
ít và thường là không tốt tạo ra hình ảnh một Việt Nam không tốt". Theo ông, trong
chiến tranh, Việt Nam làm công tác tuyên truyền rất tốt còn bây giờ "các doanh
nghiệp lớn như France Telecom hay Vivendi thì không cần nhưng những doanh
nghiệp nhỏ khi quyết định đầu tư vào nước nào thì rất cần dư luận".
Một quan chức bộ Ngoại giao Pháp giải thích rằng, nếu một nước được dư luận
quan tâm hay ủng hộ thì Chính phủ sẽ có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp
đầu tư sang nước đó, như cho vay vốn, giảm thuế
Còn ông Alain Ruscio, nhà nghiên cứu và là cựu phóng viên báo Nhân Đạo
(Pháp) thường trú tại Hà Nội nói rằng, báo chí Pháp ít nhắc đến Việt Nam vì là nước
nhỏ, cái tiếng là nước nhỏ đã mang lại nhiều sự ủng hộ cho Việt Nam trong chiến
tranh, nhưng bây giờ thì khác rồi.
Một nhà báo Pakistan cho biết, ông đọc tất cả các cuốn sách về Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông tìm được, nhưng bị đứt đoạn thông tin về Việt Nam từ
khoảng 10 năm nay.
Bà Phạm Chi Lan, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
nói, khi các đoàn ngoại giao nước ngoài sang Việt Nam thường có rất nhiều phóng
viên báo chí đi theo nhưng chúng ta bỏ lỡ cơ hội nói với thế giới những điều tốt,
những gì chúng ta làm được.
Với những người nước ngoài, hình ảnh Việt Nam thể hiện ở những điều người
Việt Nam tưởng là nhỏ và không chú ý, đó là độ chuyên nghiệp của tờ rơi, là cách
phát biểu và phát âm tiếng Anh của các vị quan chức, doanh nhân và việc lập kế
hoạch, điều khiển một cuộc họp.


Ông Carlo Batori, Phó đại sứ Italia tại Việt Nam nói, ông rất có ấn tượng về giấy
mời dự một cuộc tiếp tân quốc tế gần đây của Bộ Tài chính. "Đẹp và chuyên nghiệp,
khác hẳn những giấy mờ kiểu cũ trước đây. Lễ tiếp tân này được tổ chức tại khách
sạn Sofitel Plaza Hà Nội cũng là sự lựa chọn địa điểm hay. Bài phát biểu bằng tiếng
Anh của một quan chức cấp vụ ngắn gọn, rõ ràng đi thẳng vào vấn đề và đầy đủ
thông tin cần thiết, được những người nước ngoài vốn quen lối phát biểu cũ đánh giá
rất cao" - ông C.Batori nhận xét - "Tôi hy vọng các cơ quan khác của Chính phủ cũng
sẽ cải tiến như thế".


×