Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

hoat dong gioai gio len lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.42 KB, 43 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 1 – Tiết 1 NS :1/9/2013 CHỦ ĐIỂM THÁNG 9:. ND : 9/2013. TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Hoạt động : TRAO ĐỔI VỀ VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HỌC SINH LỚP 8 I. Mục tiêu: - Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8. - Tự giác, quyết tâm cao trong học tập. - Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ. - Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp - Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động - Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng tự nhận thức về vị trí , vai trò của người học sinh lớp 8. - Kỹ năng tự tin trong học tập và rèn luyện - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về học tập, rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ năm học của người học sinh lớp 8 III. Các phương pháp/KTDH tích cực có thể sử dụng:: - Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẽ. - Nhóm nhỏ - Thảo luận - Hỏi và trả lời. IV. Tài liệu và phương tiện: * Câu hỏi thảo luận * Bảng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm học qua. * Phiếu bầu, giấy Ao, bút lông * Tiết mục văn nghệ. V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: Hát bài hát tập thể: “ Chào người bạn mới đến” nhạc và lời của Lương Bằng Vinh. GVPT phát biểu lí do để tập thể lớp hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học hôm nay. Đội ngũ cán bộ lớp giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập rèn luyện của lớp. 2. Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Người điều khiển chia tổ thành 1 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấp Ao và bút lông - Người điều khiển cho đại diện nhóm bốc thăm câu hỏi cho nhóm mình - Các nhóm thảo luận và trình bày lên giấy - Kết quả của mỗi nhóm dán lên bảng Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm - Sau khi các nhóm trình bày mời giáo viên cho ý kiến Hoạt động 3: Báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua - Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm qua - Lớp thảo luận - Người điều khiển tổng kết Hoạt động 4: Bầu cán bộ mới.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Người điều khiển yêu cầu lớp thảo luận thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp - Ứng cử và đề cử các bạn có năng lực làm cán bộ lớp . - Thư ký ghi tên các bạn ứng cử, đề cử - Bầu ban kiển phiếu , trưởng ban kiểm phiếu và nêu thể lệ bỏ phiếu.(Bầu lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng) - Ban kiểm phiếu làm việc, công bố kết quả - Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp phát biểu ý kiến - GVPT phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiệm vụ cho các em. Hoạt động 5: Văn nghệ - Mời đại diện các nhóm trình bày một số tiết mục văn nghệ 3. Thực hành: Xây dựng biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới - Người điều khiển yêu cầu từng cá nhân ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học. - Mời một số học sinh trình bày trước lớp về những biện pháp của mình. Thư ký ghi nhanh các ý kiến lên bảng. - Cả lớp góp ý kiến, cùng nhau phân tích lựa chon các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học - Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản cho lớp vận dụng 4. Vận dụng: GV yêu cầu học sinh về nhà suy nghĩ các biện pháp của lớp, từ đó lựa chọn các biện pháp cho cá nhân mình tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng mình là học sinh lớp 8 VI. Tư liệu: - Một số câu hỏi thảo luận 1/ Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8? (Vị trí, vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8…) 2/ Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì trong năm học này? Vì sao? 3/ Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào? Tuần 2 – Tiết 2 NS :15/9/2013 CHỦ ĐIỂM THÁNG 9:. ND : 9/2013. TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Hoạt động: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau 2 năm học tập và rèn luyện - Biết trân trọng những truyền thống đó - Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống nhà trường - Kỹ năng xác định/tìm kiếm các lựa chọn để phát huy truyền thống nhà trường. - Kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của bạn khác về phát huy truyền thống nhà trường.. - Kỹ năng trình bày ý tưởng về việc giữ gìn, thực hiện và phát huy truyền thống nhà trường. III. Các phương pháp/KTDH tích cực có thể sử dụng: - Bản đồ tư duy - Thảo luận.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Biểu đạt sáng tạo - Hỏi và trả lời IV. Tài liệu và phương tiện: - Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và phát huy . - Một số câu hỏi thảo luận. - Các tiết mục văn nghệ. - Giấy Ao, bút lông - Các phiếu học tập V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: - Xây dựng bản đồ tư duy: + Người điều khiển treo 2 tờ giấy: 1 tờ viết về truyền thống của trường, 1 tờ viết về truyền thống của lớp. + Từng HS lên bảng dán + Gọi vài HS đọc to các truyền thống của trường và truyền thống của lớp lên bảng - Như vậy chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống của lớp, của trường 2. Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Người điều khiển chia mỗi tổ là một nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bút và một giấy. - Mỗi nhóm bốc thăm một câu hỏi trong số những câu hỏi đã viết sẵn rồi thảo luận nhóm, viết lên giấy - Dán kết quả thảo luận lên bảng Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận -Người điều khiển lần lượt cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến - Tiếp tục người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận Câu hỏi: Theo bạn, HS phải làm như thế nào để giữ gìn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? (Nêu rõ các ý tưởng và biện pháp) - HS suy nghĩ và biểu đạt ý kiến của mình - Người điều khiển kết luận Hoạt động 3: Văn nghệ ca ngợi truyền thống của trường, của lớp - Các hình thức văn nghệ: hát, đọc thơ - Lớp phó văn thể trình bày, sau đó cá nhân có năng khiếu 3. Thực hành: Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của trường, của lớp - Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ (bản kế hoạch trình bày lên giấy) - Các tổ treo bảng kế hoạch - Mời đại diện tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các truyền thống tốt đẹp. - Người điều khiển mời GVPT nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của tổ. GV nhấn mạnh các bản kế hoạch của các tổ để xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường 4. Vận dụng: GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy ngĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tùy thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống của lớp của trường. VI. Tư liệu: - Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và phát huy như: + Truyền thống học tâp: Những gương học sinh giỏi, HS vượt khó vươn lên, HS giải trong các kỳ thi HS giỏi, giải toán trên máy tính Casio, giải tóan, anh văn qua mạng Internet. + Các truyền thống tốt đẹp khác : đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ các bạn nghèo vui xuân đón tết nguyên đán( hình thức phát quà), xây dựng tập thể vững mạnh, rèn luyện đạo đức , tôn sư trọng đạo. + Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động của trường, của lớp: văn nghệ, thể dục thể thao, đền ơn đáp nghĩa (chăm sóc mẹ liệt sĩ) - Câu hỏi thảo luận: 1. Bạn hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải giữ gìn, phát huy. 2. Theo bạn lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào? 3. Hãy kể một số tấm gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học tập? 4. Theo bạn do đâu mà trường ta có những truyền thống tốt đẹp đó? - Bản kế hoạch phấn đấu của tổ:…………….. TT Các truyền thống Mục tiêu. 1 2 3 4 5 6 7 8. Học sinh giỏi HS vượt khó vươn lên Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ các bạn nghèo Xây dựng tập thể vững mạnh Rèn luyện đạo đức Tôn sư trọng đạo. Văn nghệ, thể dục thể thao. Biện pháp. Kết quả.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tuần 3 – Tiết 3 NS :1/10/2013 CHỦ ĐIỂM THÁNG 10:. ND : 10/2013. CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Hoạt động: Thảo luận chủ đề: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TẬP TỐT THEO LỜI BÁC DẠY” I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn - Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực - Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tốt II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - KN nêu vấn đề làm thế nào để học tốt. - KN tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để học tốt. - KN giải quyết vấn đề để học tốt. - KN trình bày ý tưởng về phương pháp, biện pháp học tập tốt III. Các nội dung và mức độ tích hợp trong họat động: - Chủ đề: Ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm cao, khiêm tốn học hỏi - Mức độ: liên hệ - Nội dung: Phong cách làm việc và ý chí tự học, tinh thần rèn luyện không biết mệt mỏi của Bác. IV. Các phương pháp/KTDH tích cực có thể sử dụng:: - Suy nghĩ- thảo luận cặp đôi – chia sẻ - Thảo luận - Trình bày 1 phút V. Tài liệu và phương tiện: - Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do cá nhân tự chuẩn bị - Phấn, bảng để các cá nhân trình bày và minh họa : mô hình, dụng cụ học tập liên quan khác VI. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: - Trước khi vào thảo luận, người điều khiển nêu câu hỏi sau cho cả lớp cùng suy nghĩ: Các bạn hiểu thế nào là học tốt? - Cá nhân lần lượt trả lời - Người điều khiển ghi tóm tắt lại các ý kiến của cá nhân lên bảng, sau đó kết luận lại 2. Kết nối: Hoạt động 1: Trao đổi, thảo luận nhóm - Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề “ làm thế nào để học tốt?”. Yêu cầu các bạn khi nêu ý kiến không được đọc báo cáo đã viết sẵn, mà dùng lời để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên. - Lớp trưởng lần lượt nêu vần đề để lớp trao đổi, thảo luận Ví dụ: làm thế nào để học tốt môn Văn, Toán? Các bạn gặp khó khăn gì trong môn Tiếng anh? Lớp học yếu nhất là môn nào? Tại sao và hướng khắc phục?..... - Sau mỗi vấn đề được nêu, lớp phó phụ trách học tập phối hợp cùng với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi - Lớp trưởng tóm tắt từng vấn đề đã được trao đổi, thảo luận, nhất trí cao.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Gặp vấn đề khó nhờ GVPT cố vấn, giải đáp Hoạt động 2: Văn nghệ - Người điều khiển chương trình giới thiệu vài tiết mục văn nghệ 3. Thực hành: Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch học tập tốt - Người điều khiển yêu cầu từng học sinh xây dựng cho mình một kế hoạch học tập tốt - Sau khi từng cá nhân hoàn thành bản kế hoạch, người điều khiển yêu cầu các bạn chia sẽ với người bên cạnh và bổ sung cho nhau để bản kế hoạch được hoàn thiện hơn 4. Vận dụng: Người điều khiển yêu cầu về nhà trình bày lại bản kế hoạch của mình và dán vào góc học tập của mình và chúc các bạn thực hiện tốt kế hoạch của mình và nhận được sự thành công từ bản thân VII. Tư liệu: - Khó khăn phải tìm cách khắc phục. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, NXB Thanh niên 3/2007, trang 144 Tuần 4 – Tiết 4 NS :15/10/2013 CHỦ ĐIỂM THÁNG 10:. ND : 10/2013. CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Hoạt động: THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TỐT I. Mục tiêu - Giáo dục cho HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vượt lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập. - Rèn luyện kỹ năng phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phầm chất và ý chí, năng lực học lậ[; năng lực theo gương sáng tạo các gương học tập tốt. - Hiểu lời Bác dạy, hiểu nội dung và giao ước thi đua. - Có ý thức thi đua lành mạnh, có động cơ, thái độ học tập tốt. - Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kỹ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về gương học tốt. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt. III. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động: - Chủ đề: Bác là gương sáng về ý chí và nghị lực , vượt qua mọi khó khăn để đạt mục đích - Mức độ: liên hệ - Nội dung: Những gương sáng học sinh noi theo lời dạy của Bác để vươn lên học tốt. IV. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Trò chơi giáo dục - Hỏi và trả lời. - Biểu đạt sáng tạo – giao ước thi đua - Trình bày một phút V. Tài liệu và phương tiện - Hai bức thư của Bác Hồ gửi nhân ngày khai trường năm 1945 và Gửi ngành giáo dục năm 1968. - Bản đăng ký thi đua của tổ trình bày trên giấy A0. - Bản giao ước thi đua chung của lớp: các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp. Bản giao ước thi đua này cũng được thể hiện trên giấy A0..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Câu hỏi thảo luận - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong hoạt động. VI. Tiến trình hoạt động 1. Khám phá : Trò chơi “Tôi biết..”. - Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một cành hoa chuyền nhau cành hoa đến người nào đó sẽ nói to một câu. Ví dụ như: “Tôi biết Bác Hồ là một danh nhân văn hoá”; “Tôi biết Ngô Bảo Châu là một giáo sư toán học”; “Tôi biết Pytago là nhà toán học lỗi lạc”… cứ thế cho đến người cuối cùng. - Kết thúc trò chơi người điều khiển chương trình cho cả lớp bình luận về các phát biểu của bạn. - Người dẫn chương trình mời một bạn hát ca ngợi về Bác Hồ - Người dẫn chương trình chuyển sang giai đoạn 2. 2. Kết nối : Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về tấm gương học tốt - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, đại diện tổ lên bắt thăm trả lời câu hỏi. 1. Bạn hiểu thế nào là một học sinh tốt? 2. Trong lớp ta, bạn nào học tập tốt? Tại sao bạn lại cho như vậy? Bạn có thể noi theo bạn đó những điều gì? 3. Trong trường ta, trong năm học qua, những học sinh nào được coi là học giỏi tiêu biểu? 4. Bạn hãy cho biết một tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập ở trường ta. - Sau khi các tổ trình bày hết, người điều khiển chương trình kết luận: Mời giáo viên nêu kết luận vấn đề - Thư ký ghi lại. - Người dẫn chương trình mời một biểu diễn tiết mục văn nghệ. Hoạt động 2: Thảo luận kế hoạch hành động. - Người điều khiển chương trình lần lượt nêu từng câu hỏi thảo luận. - Theo từng câu hỏi, HS của lớp phát biểu ý kiến của mình, bổ sung, tranh luận với nhau. Người điều khiển tổng hợp ý kiến theo từng nội dung. Có thư ký ghi biên bản thảo luận. - Kết quả thảo luận thể hiện được chương trình hành động của lớp. - Cuối cùng lớp thông qua chương trình hành động của lớp thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác Hồ dạy. Gợi ý nội dung thảo luận - Phát cho mỗi nhóm HS hai bức thư của Bác Hồ. Thảo luận nội dung sau: 1. Trong thư Bác Hồ gửi HS ngày khai trường đầu tiên (tháng 9/1945), Bác đã dạy HS những điều gì? 2. Trong thư cuối cùng của Bác năm 1968, lời dặn nào của Bác mà theo bạn là quan trọng nhất? 3. Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy những chỉ tiêu nào phù hợp, những chỉ tiêu nào không? Vì sao? 4. Theo bạn, có thể có những khó khăn nào trong việc thực hiện? Khắc phục bằng cách nào? 5. Theo bạn, để thực hiện những chỉ tiêu đó, cần phải có những biện pháp gì? 6. Bạn phải làm gì để học tập tốt, rèn luyện tốt theo các lời Bác dạy trong thư? 3. Thực hành luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút - Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi “bạn hãy nêu các nội dung chính trong bản giao ước thi đua của tổ và của lớp, theo bạn những chỉ tiêu thi đua nào là quan trọng nhất đối với lớp ta”. - Yêu cầu trình bày ngắn gọn trong 1 phút - Cho một vài bạn trình bày. 4. Vận dụng:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - GV giao nhiệm vụ cho mỗi HS về nhà, căn cứ vào giao ước thi đua của tổ và của lớp, hãy xây dựng bản chương trình hành động, kế hoạch rèn luyện, phấn đấu của cá nhân để thực hiện mục tiêu thi đua của tổ, của lớp. - HS hoàn thành bản kế hoạch này trong một tuần và nộp cho lớp trưởng quản lí theo dõi. VII. Tư liệu: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH Các em học sinh, Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà. Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước. Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ.. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu HỒ CHÍ MINH Viết khoảng tháng 9-1945. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trữ Văn phòng Hội đồng Chính phủ. THƯ GỬI CÁC CÁN BỘ, CÔ GIÁO, THẦY GIÁO, CÔNG NHÂN VIÊN, HỌC SINH, SINH VIÊN NHÂN DỊP BẮT ĐẦU NĂM HỌC MỚI (16-10-1968) CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Các cô các chú và các cháu thân mến,.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nhân dịp đầu nǎm học thứ tư chống Mỹ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thǎm hỏi tất cả các cô, các chú và các cháu. Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. Bác vui lòng biết rằng mặc dù hoàn cảnh khó khǎn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp I, nhiều xã đã có trường cấp II, các huyện đều có ít nhất một trường cấp III. Số người đi học đã hơn sáu triệu, trong đó có hơn một triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc vǎn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tǎng gần gấp ba lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức. Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt bảo đảm an toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ. Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị, quân sự, mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ. Làm được như vậy là nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và nhân dân ta rất anh hùng và cũng do các cô, các chú, các cháu trong các trường học đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khǎn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân dịp này, Bác khen ngợi những cố gắng và thành tích mà các cô, các chú và các cháu đã đạt được. Nhưng đế quốc Mỹ và còn ngoan cố. Cách mạng nước ta còn phải khắc phục nhiều khó khǎn gian khổ để đạt thắng lợi hoàn toàn. Hiện nay, Đảng và nhân dân giao cho các cô, các chú, các cháu nhiệm vụ lớn hơn trước. Vì vậy, Bác nhắc các cô, các chú và các cháu mấy điều sau đây: - Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đốí trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng. - Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật. - Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn. Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chǎm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới. Bác mong chờ những thành tích mới của các cô, các chú và các cháu. Chào thân ái và quyết thắng ngày 16-10-1968 Bác Hồ * Câu hỏi tìm hiểu tấm gương học tốt: 1. Bạn hiểu thế nào là một học sinh tốt?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. Trong lớp ta, bạn nào học tập tốt? Tại sao bạn lại cho như vậy? Bạn có thể noi theo bạn đó những điều gì? 3. Trong trường ta, trong năm học qua, những học sinh nào được coi là học giỏi tiêu biểu? 4. Bạn hãy cho biết một tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập ở trường ta. * Câu hỏi tìm kế hoạch hành động: 1. Trong thư Bác Hồ gửi HS ngày khai trường đầu tiên (tháng 9/1945), Bác đã dạy HS những điều gì? 2. Trong thư cuối cùng của Bác năm 1968, lời dặn nào của Bác mà theo bạn là quan trọng nhất? 3. Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy những chỉ tiêu nào phù hợp, những chỉ tiêu nào không? Vì sao? 4. Theo bạn, có thể có những khó khăn nào trong việc thực hiện? Khắc phục bằng cách nào? 5. Theo bạn, để thực hiện những chỉ tiêu đó, cần phải có những biện pháp gì? 6. Bạn phải làm gì để học tập tốt, rèn luyện tốt theo các lời Bác dạy trong thư? * Tài liệu tham khảo: Khókhăn phải tìm cách khắc phục. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, NXB Thanh niên 3/2007, tr 144.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tuần 5 – Tiết 5. NS :1/11/2013. ND : 11/2013. CHỦ ĐIỂM THÁNG 11:. TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Hoạt động: Thảo luận chủ đề: “TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ” I. Mục tiêu: Sau khi hoạt động, HS có khả năng: - Khắc sâu tình nghĩa thầy trò, về công ơn đối với thầy, cô giáo . - Biết cách ứng xử , giao tiếp với các thầy, cô giáo - Kính trọng, yêu quý, lễ phép và tin tưởng với thầy, cô giáo. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - KN lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về tình nghĩa thầy trò. - KN trình bày suy nghĩ vềtình nghĩa thầy trò. - KN kiểm soát cảm xúc khi tiếp xúc với thầy, cô giáo. - Kỹ năng ứng xử với thầy cô giáo III. Các phương pháp: - Biểu đạt sáng tạo. - Thảo luận - Kể chuyện IV. Tài liệu và phương tiện: - Các tư liệu HS sưu tầm được : Những quyển sách, bài báo, bài thơ, bài hát, câu chuyện, ca dao, tục ngữ, tranh ảnh về thầy cô giáo, về tình nghĩa thầy trò - Những câu hỏi dành cho thảo luận - Một số tiết mục văn nghệ về thầy, cô giáo, về tình nghĩa thầy trò. - Bảng cho điểm của ban giám khảo trên giấy Ao V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: - Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện 2 bài hát: + Giới thiệu một HS nữ hát đơn ca bài “Bụi phấn” + Cả lớp cùng hát bài “Khi tóc thầy bạc trắng” - Sau khi lớp thể hiện 2 bài hát, người điều khiển phỏng vấn nhanh một số HS : + Nội dung bài “Bụi phấn” nói về điều gì? + Nội dung bài “ Khi tóc thầy bạc trắng”nói về điều gì? + Cảm nghĩ của bạn khi nghe bài hát trên? + Những hình ảnh nào về người thầy trong 2 bài hát mà bạn ghi nhớ nhất ? Vì sao? - Người điều khiển cho 1 -2 HS ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng - Người điều khiển cho 1 HS đọc to ý kiến của các bạn - Người điều khiển kết luận để dẫn nhập vào hoạt động chính “ Thảo luận chủ đề tình nghĩa thầy trò” 2. Kết nối: Hoạt động 1: Các nhóm trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm - Người điều khiển yêu cầu các nhóm trưng bày kết quả sưu tầm vào các vị trí đã được phân công; quy định tới gian cho các nhóm trưng bày - Các nhóm bàn bạc thể hiện trang trí, trưng bày, theo các cách sáng tạo của nhóm mình, phân công 1,2 người đại diện nhóm trình bày giới thiệu kết quả sưu tầm - Kết thúc thời gian cho các nhóm trưng bày , người điều khiển yêu cầu cả lớp đi vòng quanh xem.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả sưu tầm ,các nhóm trình bày nội dung ý tưởng trưng bày của nhóm nói lên tình nghĩa thầy trò, lòng biết ơn với thầy ,cô giáo . Các nhóm có thể biểu đạt sáng tạo các báo cáo cuả nhóm bằng cách minh họa như ca hát, ngâm thơ, kể chuyện về tình nghĩa thầy trò, lòng biết ơn với thầy, cô giáo…. - Người điều khiển mời ban giám khảo cho ý kiến đánh giá kết quả sưu tầm, trưng bày của các nhóm. Ban giám khảo cho điểm các nhóm công khai được viết lên bảng Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp về tình nghĩa thầy trò - Thảo luận được thể hiện dưới hình thức hái hoa - Người điều khiển động viên các bạn xung phong lên hái hoa - HS lên hái hoa, mở ra và đọc to câu hỏi và phát biểu ý kiến. - Nếu gặp những câu hỏi khó hoặc tranh luận người điều khiển có thể mời GVPT trợ giúp 3. Thực hành: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút - Người điều khiển nêu câu hỏi yêu cầu trình bày 1 phút + Sau hoạt động này , bạn thu hoạch được những gì bổ ích nhất về tình nghĩa thầy trò? + Trong hoạt động này, bạn tâm đắt điều gì nhất? Điều gì bạn thấy chưa hài lòng? + Bạn sẽ ghi nhớ nhất điều gì về tình nghĩa thầy trò? - Cho 1 vài HS trình bày, HS lựa chon 1 câu hỏi để trình bày và lưu ý không trùng ý kiến với bạn - Người điều khiển mời GVPT cho ý kiến kết luận 4. Vận dụng: GV yêu cầu HS về nhà viết bản thu hoạch và liên hệ thực tế của bản thân về tình nghĩa thầy trò, biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế hơn VI. Tư liệu: * Một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình nghĩa thầy, trò.  Muốn sang thì bắc cầu Kiều Đắc đạo vong sư Đắc ngư vong thuyền Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy Đến đây viếng cảnh viếng thầy  Không thầy đố mầy làm nên Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần Ăn quả nhớ kẻ trồng cây  Cơm cha áo mẹ chữ thầy Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao Trọng thầy mới được làm thầy Mồng một ăn tết nhà cha. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư Mồng hai nhà mẹ Mấy ai là kẻ không thầy Mồng ba nhà thầy Thế gian thường nói: đố mày làm nên ! Cơm cha áo mẹ chữ thầy  Ở đây gần bạn gần thầy Gắng công mà học có ngày thành danh Có công mài sắt có ngày nên kim Con ơi ghi nhớ lời này Dốt kia thì phải cậy thầy Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tuần 6 – Tiết 6 CHỦ ĐIỂM THÁNG 11:. NS : 15/11/2013. ND : 11/2013. TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Hoạt động: TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Nhận thức được ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - Có thái độ trân trọng , yêu quý và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo - Biết lễ phép nghe lời thầy cô giáo. - Khắc sâu những biểu tượng cao đẹp về thầy cô giáo, về tình nghĩa thầy trò . - Có thái độ trân trọng tình nghĩa thầy trò, tôn vinh nghề dạy học, biết ơn thầy cô giáo . - Rèn luyện kĩ năng viết, vẽ để phát huy năng lực sáng tạo và khả năng thẩm mĩ của học sinh . II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kĩ năng tự tin tham gia lễ kỉ niệm ngày hội của các thầy, cô giáo. - Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với thầy, cô giáo. - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp tham gia lễ kỉ niệm. - Kỉ năng thể hiện sự cảm thông với lao động sư phạm của thầy cô. III. CÁC PP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Biểu đạt sáng tạo - Thảo luận - Kể chuyện - Trình bày 1 phút IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Bản tóm tắt ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam - Lời chúc mừng thầy cô đã chuẩn bị sẵn - Các câu hỏi thảo luận ( ví dụ : Cảm nghĩ của bạn về ngày 20-11? Bạn hiểu ý nghĩa câu tục ngữ " Tôn sư trọng đạo " là như thế nào ? ... ) - Dụng cụ trang trí V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá: - Giáo viên đưa ra câu hỏi: “ Trong tháng 11 có ngày lễ lớn trọng đại nào đối với các nhà giáo?” - Giáo viên dẫn dắt vào chủ đề hoạt động và bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Những bông hoa những bài ca” 2. Kết nối: Hoạt động 1: Chúc mừng thầy cô giáo – Văn nghệ chào mừng 20/11 - Người điều khiển chương trình đọc tóm tắt lịch sử hình thành ngày NGVN. - Đại diện học sinh đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo. - Đại diện HS tặng hoa. - Các thầy cô giáo phát biểu về tâm tư, tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh. - HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị. - Phát biểu của đại diện ban phụ huynh lớp (nếu có) Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp về tình nghĩa thầy trò - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các vấn đề cần thảo luận và động viên cả lớp tích cực phát biểu ý kiến ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Người dẫn chương trình tóm tắt ý kiến và kết luận - Trong quá trình thỏa luận , giới thiệu xen kẽ các tiết mục văn nghệ , các lời phát biểu cảm tưởng , những tâm sự hoặc những câu chuyện cảm động về thầy cô giáo 3. Thực hành/ luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút - Gv: Cảm xúc của em trong ngày Nhà giáo Việt Nam? 4. Vận dụng: Về nhà sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài viết về những người làm nghề giáo. V. Tư liệu: * Câu hỏi tìm hiểu ngày 20/11  Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức đầu tiên vào ngày tháng năm nào? 20/11/1982  Bạn hãy đọc một câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ … nói về thầy cô giáo  Xem phần trên  Bạn hãy kể về một thầy, cô giáo cũ của mình  Bạn nghĩ như thế nào về câu “HS thiếu thầy giáo như cây thiếu ánh sáng mặt trời”  Người thầy hướng cho HS cái đúng, nếu không có thầy định hướng HS sẽ có nhiều biểu hiện lệch lạc.  Bạn hãy hát một bài nói về thầy, cô giáo.HS thực hiện  Trong các hội thi GV dạy giỏi vừa qua, trường ta có bao nhiêu GV đạt giải viên phấn vàng? Kể tên những thầy cô đó.  Hai GV đạt giải viên phấn vàng. Thầy Trần Văn Sang-Sử; Cô Nguyễn Thuý Hằng - Toán  Có một nhà thơ đã ví cô và thầy giáo như là cha mẹ của học sinh ở trường. Bạn có suy nghĩ như vậy không  Có. Vì thầy cô cũng quan tâm dạy dỗ chúng em giống như cha mẹ.  Bạn hãy kể một kỉ niệm về tình nghĩa thầy tròHS thực hiện  Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa câu “Tôn sư trọng đạo” Kính trọng thầy, quý mến thầy. - Theo quan niệm xưa: Nghe lời thầy dạy bảo, chớ cãi lời, nhớ ơn thầy, chăm lo khi thầy già yếu, cúng giỗ khi thầy qua đời. - Học đạo thì phải trọng đạo. Có trọng đạo mới học được đạo, mở mang được tâm hồn trí tuệ. - Có trọng đạo thì con người mới trở nên tốt đẹp, gia đình mới hòa thuận, xã hội mới yên ổn, đất nước mới hưng thịnh.  Trường ta hiện có bao nhiêu thầy cô giáo? Bạn thích nhất là thầy cô nào? Nêu lí do.  Có 66 GV * Lịch sử ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo và ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE. Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến. Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam. Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau: Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình. Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh. Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của địa phương. Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi./..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tuần 7 – Tiết 7 CHỦ ĐIỂM THÁNG 12:. NS : 1/12/2013. ND : 12/2013. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Hoạt động: THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ - Tự hào, yêu quý, và biết ơn bộ đội Cụ Hồ; kính trọng và biết ơn các Bác cựu chiến binh - Biết noi gương bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập tốt, rèn luyện tốt, quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG : - KN xác định/tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng của quê hương. - KN tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống cách mạng của quê hương. - KN trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng của quê hương. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP: - Động não - Thảo luận - Hỏi và trả lời IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Những tư liệu về truyền thống cách mạng của quê hương-đất nước. - Các tư liệu tranh ảnh về cách anh hùng, liệt sĩ, những bà mẹ Việt nam anh hùng ở địa phương. - Một số câu hỏi thảo luận. - Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ , quê hương - Tặng phẩm để tặng các cựu chiến binh. V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá : Trò chơi “Tôi biết..”. - Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một bong bóng chuyền cho nhau, nếu bong bóng đến tay bạn nào thì bạn đó sẽ nói to tên những anh hùng của quê hương đất nước. Nếu đúng sẽ phát một phần thưởng * Gợi ý: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Vừ A Dính, Trần Văn Ơn, Nguyễn Viết Xuân… - Kết thúc trò chơi: mời lớp phó văn thể hát một bài hát ca ngợi sự hy sinh cao cả của anh hùng. Bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”. 2.Kết nối : Hoạt động 1: Truyền thống cách mạng của quê hương em * Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương: - Thể lệ: Mỗi tổ cử một đại diện lên trình bày kết quả tìm hiểu của mình (trong khi trình bày nếu có tranh ảnh, tư liệu kèm theo để minh hoạ thì càng tốt). - Sau mỗi lượt trình bày, lớp có thể nêu câu hỏi để làm sáng tỏ nội dung của tổ viên đang trình bày. Hoạt động 2: Thi hỏi đáp - Người DCT sinh hoạt thể lệ. - HS trả lời đúng nhận một phần quà..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3.Thực hành luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút - Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi: “Để đền đáp công ơn của các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quớc thì bản thân HS chúng ta phải làm gì?” - Yêu cầu trình bày trong một phút 4.Vận dụng: Để thể hiện tình cảm “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” , “Uống nước nhớ nguồn” bản thân mình đối với quê hương, đất nước, ngoài nhiệm vụ học tập tốt, chúng ta phải biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế. VI. Tư liệu:  Một số câu hỏi và đáp án:  Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào. Tại đâu?  Ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng  Hãy cho biết tên của cuộc chiến chống quân xâm lược trên đường thuỷ ở Cai Lậy  Chiến thắng Ba Rài  Trước khi bị xử bắn, chị Võ Thị Sáu đã hô vang câu nói gì?  Chị hát bài “Tiến quân ca”. Giọng hát của người con gái Đất Đỏ lúc này thiết tha bay bổng, say sưa át cả tiếng tên chánh án đọc lệnh thi hành án tử hình và tiếng hô ra lệnh cho toán lính lên đạn của tên đội trưởng lê dương. Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức ngưng hát và hét lên: “Đả đảo thực dân Pháp!”. “Việt Nam độc lập muôn năm!”. “Hồ Chủ tịch muôn năm!”.  Nước ta trải qua bao nhiêu năm độ hộ của thực dân Pháp  Từ 1858 đến 1945 – gần 100 năm.  “…Như năm bông hoa nở cùng một cội Như năm ngón tay trên một bàn tay..” Đó là lời hát trong bài hát nào?  Năm anh em trên một chiếc xe tăng  Anh hùng Nguyễn Viết Xuân đã có câu nói đanh thép như thế nào?  “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”  La Văn Cầu đã chặt đứt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch nào?  Trong trận Đông Khê (Chiến dịch Biên giới 1950).  Tên gọi đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam là gì?  Đội VN tuyên truyền giải phóng quân  Từ khi thành lập đến nay, Đội VN tuyên truyền giải phóng quân đã đổi tên mấy lần. Hãy kể chi tiết?  Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân – 22/12/1944 Ngày 15 tháng 4 năm 1945 Giải phóng quân – 15/04/1945 Vệ quốc đoàn – Tháng 11/1945 Quân đội Quốc gia Việt Nam – 22/05/1946 Quân đội Nhân dân Việt Nam - 1950.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Tuần 8 – Tiết 8 CHỦ ĐIỂM THÁNG 12:. NS :15/12/2013. ND : 12/2013. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Hoạt động : TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học. - Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết cách giải thích các hiện tượng trong cuộc sống - Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG : - KN tự nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội vui học tập - KN tự tin khi tham gia hội vui học tập. - KN giao tiếp/ứng xử với người khác trong hội vui học tập - KN tìm kiếm và xử lý thông tin về nội dung liên quan đến hội vui học tập. - Kỹ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập III. CÁC PHƯƠNG PHÁP: - Động não - Trò chơi giáo dục - Bài tập tình huống - Biểu đạt sáng tạo IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống, vấn đề phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng - Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút lông V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: GV đặt vấn đề với HS: Hội vui học tập là dịp để các em thể hiện khả năng nắm hiểu kiến thức các môn học của mình, đồng thời cũng giúp các em có điều kiện giao lưu thông qua các hoạt động cụ thể. Đây là thời điểm ôn tập học kỳ I. Trên cơ sở các em đã và đang ôn tập thi học kỳ I theo nhóm hoặc cá nhân, hôm nay lớp chúng ta cùng nhau tổ chức hội vui học tập để các em tự trình bày hiểu biết của mình và cùng nhau giải quyết những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình ôn tập 2. Kết nối: Hoạt động 1: Trò chơi hái hoa -Người điểu khiển chương trình phổ biến cách thức thi : trên cây hoa là những bộng hoa câu hỏi có liên quan nội dung ôn tập của một vài môn(Văn, toán, anh, sinh, lý, hóa..) và xen kẽ một vài câu hỏi vui chơi văn nghệ. Đại diện từng tổ lên hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết và suy nghĩ trong 1 phút sau đó trả lời - Nếu không trả lời được thì người khác sẽ trình bày suy nghĩ của mình trong 1 phút Hoạt động 2: Thi tài trí - Nội dung gồm một số phần như sau: “Tiếp sức giải toán”, “Điền từ”. Các câu hỏi thuộc lĩnh vực các môn học. Sau đó các tổ thảo luận với nhau trong thời gian cho phép rồi trả lời. Tổ nào ra tín hiệu trước thì được quyền trả lời. Nếu không trả lời được thì tổ khác trả lời, nếu không có tổ nào trả lời được thì dành cho khán giả (Mỗi tổ cử 3 bạn). - Mỗi câu trả lời đúng đạt 10 điểm..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Đội nào có tổng số điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng - Ban giám khảo chấm điểm và công bố kết quả chung cuộc. 3. Thực hành: Hoạt động 3: Thi ứng xử tình huống - Đó là những tình huống này sinh trong quá trình ôn tập và đang trong phòng thi . Người điều khiển đề nghị lớp đưa ra một vài tình huống cụ thể. Ví dụ: + Trong giờ ôn tập toán chuẩn bị thi HKI, bạn A không chú ý mà lại trêu bạn không cho bạn học. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết ra sao? + Giả sử trong giờ thi, bạn B đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó quá khó, liệu bạn có chép không? Với tình huống đưa ra, người điều khiển yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình. Mọi thành viên trong lớp có thể đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Mời GVPT phát biểu ý kiến. GVPT có thể gợi ý hoặc định hướng cách giải quyết cho từng tình huống cụ thể - HS có thể đưa ra các tình huống trong học tập hằng ngày để các bạn tham gia giải các tình huống đó 4. Vận dụng: - GV yêu cầu HS tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi, bài tập cho hội vui học tập tiếp theo - Người điều khiển đánh giá chung về tinh thần thái độ tham gia của HS - Người điều khiển tổng hợp kết quả các hoạt động và mời GV gợi ý các hoạt động tiếp theo VI. Tư liệu: Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống  _________một khối căm hờn trong cũi sắt (Gặm)  Để 1m3 nước tăng thêm 10C thì cần cung cấp _________ (4.200.000J)  Số mol của 2,7g nhôm là _________ (0,1 mol)  Nước ta có _________dân tộc sinh sống (54 dân tộc)  Cây lấy khí _________ thảy khí _________ là quá trình quang hợp (CO2 – O2)  Chiến thắng trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán do _________ lãnh đạo. (Ngô Quyền)  _________ là một môn học mang lại sức khoẻ cho mọi người (Thể dục)  _________ dùng để biểu diễn hình dạng bên trong vật thể. (Hình cắt)  Tranh _________ được đặt nơi công cộng. (cổ động)  Quyền được Bác Hồ quan tâm trước hết. (trẻ em) 11. Trong một tam giác, đường nào chia tham giác thành hai miền có diện tích bằng nhau? (Đường trung tuyến) 12. Tác giả của bài hát “Tuổi hồng” (Trương Quang Lục) 13. Những tác nhân không gây lây nhiễm HIV: Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,... Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,... Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,... Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo, gà, chim,....

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tuần 9 – Tiết 9 NS:1/1/2014 CHỦ ĐIỂM THÁNG 01&02:. ND:1/2014. MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN Hoạt động: THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3/2); các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thồng vẻ vang của Đảng. - Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo. - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về Đảng - KN trình bày suy nghĩ về tổ chức Đảng, về gương đảng viên. III. Các phương pháp/ktdh tích cực có thể sử dụng: - Động não - Chúng em biết 3 - Thảo luận IV. Tài liệu và phương tiện: - Lịch sử ngày thành lập Đảng (3/2/1930) - Các sự kiện lịch sử của Đảng - Hệ thống câu hỏi, câu đố, bài tập tình huống có liên quan đến lịch sử ngày thành lập Đảng - Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như : giấy A4, bút màu, phiếu học tập, hồ dán.. V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: - Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện 2 bài hát về Đảng, mùa xuân. - Sau khi hát xong, người điều kiển chương trình phỏng vấn nhanh một số học sinh + Bài hát ca ngợi về điều gì? + Ngày thành lập Đảng là ngày nào? - Người điều khiển kết luận để nhập vào hoạt động chính “ Thi tìm hiểu về Đảng” 2. Kết nối: Hoạt động 1: Các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu Lần lượt các tổ trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình Hoạt động 2: Thảo luận - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu đố, câu hỏi….Sau mỗi câu hỏi, câu đố, đội nào cắm cờ báo hiệu sớm nhất sẽ được trả lời trước, giám khảo báo giờ. Nếu đội đó trả lời không đúng sẽ dành phần trả lời cho cổ động viên - Ban giám khảo công bố điểm công khai sau khi đã nêu đáp án 3. Thực hành/ luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút - Người điều khiển nêu câu hỏi: + Sau hoạt động này bạn thu hoạch gì bổ ích về sự tìm hiểu Đảng + Sau khi tìm hiểu về Đảng, bạn tâm đắc nhất điều gì? - GVPT kết luận, tóm tắt lại những nội dung trọng tâm thông qua hoạt động 4. Vận dụng: - GV yêu cầu mỗi HS về nhà viết bản thu hoạch về sự tìm hiểu Đảng Cộng Sản Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Nêu nhận xét chung về tinh thần, thái độ tham gia của học sinh hoặc tự các em rút ra những vấn đề đạt được cũng như tồn tại cần khắc phục. VI. Tư liệu: * Một số bài hát về Đảng: - Em là mầm non của Đảng (nhạc và lời: Mộng Lân) - Đảng cho ta một mùa xuân. * Các câu hỏi: + Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập ra? + Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi trong điều lệ Đảng là gì? + Trong điều lệ Đảng , mục tiêu của Đảng là gì? + Người Đảng viên Đảng lao động Việt Nam phải thế nào? + Ở trường ta có bao nhiêu Đảng viên, Đảng viên lớn tuổi nhất, nhỏ tuổi nhất là ai? * Lịch sử ngày thành lập Đảng (3/2/1930): * Các sự kiện lịch sử của Đảng: ...

<span class='text_page_counter'>(22)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 01&02: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN Tuần 10, 11 – Tiết 10, 11 Hoạt động: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN I. Mục tiêu - Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp; biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc. - Càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước. - Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ: tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kỹ năng nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân. - Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân. - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động văn nghệ. - Kỹ năng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để đền đáp công ơn của Đảng – Bác. III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Đóng vai - Trò chơi giáo dục. - Biểu đạt sáng tạo IV. Tài liệu và phương tiện - Các bài thơ, bài hát liên quan đến chủ đề. - Các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm tự biên tự diễn - Các câu hỏi về tết cổ truyền - Các nhạc cụ: đàn, trống - Các phương tiện dùng để trang trí. V. Tiến trình hoạt động 1.Khám phá : Trò chơi “Tôi biết..”. - Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một nhánh hoa mai chuyền cho nhau, nếu nhành hoa đến tay bạn nào thì bạn đó nói to tên của những các Tết trong năm của nước ta. Nếu nói đúng sẽ phát một phần thưởng * Gợi ý: Tết Khai Hạ - Mồng bảy tháng giêng; Tết Rằm tháng giêng - Tết Thượng Nguyên; Tết Hàn Thực - Mồng ba tháng ba; Tết Đoan Ngọ - Mồng năm tháng năm; Tết Trung Nguyên - Rằm tháng bảy; Tết Trung Thu - Rằm tháng tám; Tết Trùng Cửu - Mồng chín tháng chín; Tết Trùng Thập Mồng mười tháng mười; Tết ông Táo - Tết hai mươi ba tháng chạp; Tết Nguyên Đán - Kết thúc trò chơi: mời lớp phó văn thể hát một bài hát có chủ đề Xuân. 2.Kết nối : Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân * Hái hoa dân chủ - Thể lệ: Chia làm hai đội. Mỗi đội cử một đại diện lên hái hoa trả lời câu hỏi. Giả sử nếu đội A trả lời không được thì đội B trả lời đúng sẽ được tính điểm. Nếu cả hai đội không trả lời được thì nhường quyền trả lời cho khán giả. Khán giả trả lời đúng sẽ nhận một phần thưởng.  Thư ký tổng hợp điểm. Hoạt động 2: Biểu diễn tài năng * Thi tiểu phẩm: Chủ đề “Ông táo về trời” - Thể lệ: Mỗi đội sẽ sáng tác một tiểu phẩm, nội dung ngắn gọn đúng chủ đề, sau đó trình bày, diễn xuất. Thời gian cho mỗi đội: 20 phút..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Ban giám khảo chấm điểm: Nội dung – Trang phục, diễn xuất, thời gian. Thang điểm tối đa 50 điểm. * Thi văn nghệ: Thời gian 20 phút. - Thể lệ: lần lượt mỗi đội sẽ hát một bài hát có từ “Đảng”, “Xuân”, “Quê hương”, “đất nước”, thành viên của đội này hát xong, đến thành viên của đội kia, cú liên tục đến khi nào hết thời gian qui định. - Ban giám khảo đếm số bài hát của mỗi đội mà cho điểm, một bài hát đúng chủ đề được 10 điểm. (Ví dụ nếu đội A khônghát được thì thành viên của đội B sẽ hát tiếp). Lưu ý: không để thời gian trống.  Thư ký tổng hợp điểm phần thi tài năng. - Mời cổ động viên hát một bài, hát hay sẽ nhận được một phần quà. 3.Thực hành/luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút - Người dẫn chương trình nêu câu hỏi: Qua các hoạt động của chủ điểm “Mừng Đảng, mừng Xuân” đã giúp chúng ta nhận thức được những gì về Đảng, về công ơn của Đảng, giúp chúng ta hiểu biết gì về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của quê hương. - Yêu cầu trình bày 1 phút. 4.Vận dụng: Về nhà sưu tầm một số bài hát về Đảng, Xuân. VI. Tư liệu: * CÂU HỎI (hái hoa dân chủ) Câu 1. Hãy cho biết tên của những trái cây trong mâm ngũ quả ở miền Nam?  Mãng cầu, đu đủ, xoài, sung và quả dừa. Ý nghĩa: cầu dừa đủ xài, gia đình sung túc. Câu 2. Những loại bánh đặc trưng trong ngày tết Nguyên đán  Bánh chưng, bánh dày, bánh tét. Câu 3. Trong ngày tết, bạn thích nhất là điều gì? Vì sao? Câu 4. bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ có từ “Đảng” hoặc “Xuân” Câu 5. Cảm nghĩ của bạn như thế nào khi ngày tết đã gần kề? Câu 6. Những loài hoa nào nở vào dịp tết Nguyên đán? Loại hoa nào đặc trưng ở hai miền Nam và Bắc  Hoa mai – miền Nam, Hoa đào – miền Bắc Câu 7. Hãy đọc 2 câu đối trong ngày tết  Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh  Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh Lộc tiến vinh hoa phú qúy xuân Câu 8. Ở quê bạn có những phong tục gì khi đón mừng năm mới Câu 9. Hãy giải thích câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”  Mồng một thăm viếng ông bà, mồng hai thăm họ ngoại, mồng ba thăng viếng thầy cô và những người thân khác. Câu 10. Hãy kể tên những trò chơi ngày tết ở quê hương bạn. Trò chơi nào mà bạn thích nhất? Vì soa?  Đánh đu, chọi gà, bơi chải, đua ghe ngo, tung còn, hát lượn... Câu 11. Bạn cho biết ngày 23 tháng 12 Âm lịch là ngày gì?  Tập tục đưa ông Táo về trời Câu 12. Tết ở Việt nam có bao nhiêu ngày?  7 ngày (Từ mồng 1 đến mồng 7 – Hạ nêu) Câu 13. Hãy cho biết tên một loại thức ăn trong ngày tết mà nhà nào cũng có.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>  Thịt kho Câu 14. Phong tục của người Việt Nam vào đầu năm mới là phải dựng cây nêu để tiêu diệt ma quỹ, loại bỏ xui rủi. Vậy bạn hãy cho biết việc dựng nêu, hạ nêu sẽ diễn ra vào ngày nào?  Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu"phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi" * Những phong tục tập quán và sinh hoạt ngày Tết  Sêu Tết: Ngày xưa các cặp trai gái đang trong thời kỳ hứa hôn, trước Tết người con rể tương lai phải mang lễ đến biếu bố mẹ vợ  Trồng và hạ nêu: Trên cây treo một số vật tượng trưng gọi là bùa nêu để trừ tà quỷ  Hát sắc bùa: Sau giao thừa, trẻ em nhà nghèo tụ thành từng nhóm, đến cửa các nhà vừa hát vừa gõ trống. Chủ nhà bao giờ cũng mở cửa ra phát tiền mừng tuổi cho các em để hai bên cùng gặp hên  Gánh nước: Ngay sau Giao thừa hoặc sáng mồng Một, người nhà mang thùng ra sông hoặc ra giếng làng gánh nước về đổ đầy chum vại, với hy vọng sang năm mới “của cải như nước non”  Chúc Tết theo thứ tự: Chúc theo thứ tự Mồng một nhà trai, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thày. Ngày nay tùy theo thời tiết, đường sá, tiện bên nào thì đến bên đó trước  Lạy sống ông bà: Con cháu đến chúc Tết việc đầu tiên là phải vào quỳ lạy sống các cố và ông bà Phong tục vẫn đang tồn tại rộng rãi  Mua và xin câu đối trước Tết: Nhiều người ta mua một câu đối hay hoặc một vài chữ Nho mang ý nghĩa cầu an, cầu tài lộc cho năm mới  Mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên: Được bày biện cầu kỳ đầy đủ vật lễ. Người nội trợ có ý thức mua đủ 5 loại quả và trình bày sao cho đẹp mắt và có ý thể hiện vẻ sung túc của gia đình  Xông nhà: Người ta nhờ người hợp tuổi, hợp mệnh đến xông nhà, cầu mong sang năm lấy được vía tốt của người xông nhà  Chọn hướng xuất hành: Sau giao thừa, có người xuất hành đi du xuân luôn. Họ chọn một hướng tương hợp tương sinh với mình với con giáp của năm để xuất hành cầu tài đón lộc  Lễ chùa: Có người cả năm không đi lễ, nhưng đến Tết nhất thiết phải qua chùa thắp nén hương, dâng tiền giọt giầu hoặc tiền công đức cho chùa. Vào ngày đầu năm, tại chốn linh thiêng, người ta tin rằng điều cầu khấn của mình có nhiều khả năng thành hiện thực  Mua muối: Đầu năm mọi nhà đều mua muối để cầu may mắn đến Vẫn có câu là Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.  Khai ấn và Khai bút: Đầu Xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt, người có chức tước khai ấn (đóng con dấu lần đầu tiên trong năm); học trò, sĩ phu khai bút (viết bài hoặc một đoạn văn, một câu thơ... đầu tiên trong năm); nhà nông khai canh, (cày ruộng, làm đất, trồng, cấy lần đầu tiên trong năm); người buôn bán thì "khai thương", (mở hàng lần đầu tiên trong năm)... Sau ngày mùng Một, dù có mải vui cũng chọn ngày để khai nghề, làm lấy ngày. Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì Giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người ta thuờng chợ Tết cùng với du xuân (đi chơi Tết).  Đi lễ chùa và xin xăm (miền Bắc gọi là xin thẻ): Không ai biết chắc chắn phong tục này có từ bao giờ và tại sao nhưng trong những ngày đầu năm âm lịch thì rất nhiều người thích đi lễ ở các.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm nhất là vào buổi sáng mồng một, phong tục này thường được tiến hành chung với tục lệ chọn hướng xuất hành và hái lộc. Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm. Ở miễn Bắc có tục "bốc quẻ thẻ" giống như tục "xin xăm" ở phía Nam. Người xin thẻ dâng một lễ mọn rồi chọn lấy một quẻ thẻ bằng tre viết chữ Hán. Trên quẻ thẻ thường ghi một câu văn ngắn gọn rút từ điển tích Trung Hoa cổ. Căn cứ câu văn ấy, người xin thẻ có thể luận ra "tiền định" cuộc đời mình trong năm đó. Nếu không thông thạo Hán Văn, có thể thuê thầy đồ luận giải giúp. Ngày nay, người ta thường bỏ thẻ tre và thay vào đó bằng những tờ bướm in chữ quốc ngữ với lời giải được soạn sẵn. Sinh hoạt ngày tết  Áo quần mới: Ngày xưa, trước Tết một thời gian ngắn, các bà các mẹ trong nhà phải thức khuya quay tơ, dệt vải, may áo quần mới cho cả nhà. Công việc này thường kết thúc vào ngày cuối năm. Đến sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để làm lễ gia tiên. Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó.  Dọn dẹp nhà cửa trước Tết: Do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết. Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân (xác pháo đốt trong đêm giao thừa), người quét nhà sẽ bị "rông" cả năm; (rông: được hiểu như sự xui xẻo).  Trả nợ cũ: Đối với nhiều người Việt, dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ hòa thuận hơn.  Treo quốc kỳ: Những năm sau ngày thống nhất đất nước, tại Việt Nam, ngày tết cũng như các ngày lễ trong năm, chính phủ đều khuyến khích treo quốc kỳ. Các công sở, công ty, trường học, nơi sinh hoạt công cộng thường treo quốc kỳ kèm bích chương "Chúc mừng năm mới" và các loại cờ ngũ sắc.  Trò chơi dân gian: bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, đánh đu, thi leo cột mỡ, đập niêu, chọi gà; bài chòi; chơi tổ tôm điếm; chơi cờ nguời và nhiều trò dân gian cổ truyền khác.  Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết thì tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ (hạ nêu) thì xé bộ tam cúc, cất bộ tổ tôm...hoặc đốt các bộ bài trong lễ hóa vàng.  Cúng đưa và Hạ nêu: Trong những ngày Tết, người Việt quan niệm rằng có sự hiện diện của Ông Bà tổ tiên nên bàn thờ luôn được thắp hương và cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều mồng Bốn hay mồng Năm cúng tiễn đưa Ông Bà, chiều mồng Bảy cúng hạ nêu.  Đốt pháo thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày Tết cổ truyền. Từ năm 1994, chính quyền Việt Nam đã cấm đốt pháo, buôn bán và nhập khẩu pháo bằng Chỉ thị số 406/CT-TTg ngày 8 tháng 8 vì tính chất nguy hiểm dễ gây sát thương của nó. Thay vào đó, chính quyền tổ chức các đêm bắn pháo hoa cho người dân thưởng thức..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 01&02: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN Tuần 12 – Tiết 12 Hoạt động :THI VIẾT, VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG, BÁC HỒ, VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3/2); các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thồng vẻ vang của Đảng - Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - KN nhận thức, tự tin tham gia thi viết, vẽ. - KN trình bày ý tưởng qua bài viết, tranh vẽ về Đảng và quê hương - KN lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về Đảng, về quê hương. III. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG: - Chủ đề: Bác là tấm gương tuyệt đối tin vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.. - Nội dung: Công ơn của Đảng, của Bác với quê hương đất nước. - Mức độ: Liên hệ. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KTDH CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Thảo luận - Biểu đạt sáng tạo. - Hỏi và trả lời. - Hỏi chuyên gia. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Mời thầy cô dạy môn lịch sử làm cố vấn, cung cấp tài liệu về tổ chức Đảng và các gương Đảng viên - Cử người đẫn chương trình cuộc thi - Phân công chuẩn bị các tiết mục văng nghệ - Phân công trang trí, chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi …. liên quan đến chủ đề hoạt động, đáp án cho các câu hỏi đó V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: - Mở đầu hoạt động, người điều khiển cho lớp hát tập thể các bài hát về Đảng 2. Kết nối: - Phân công mỗi tổ nhóm là một đội - Người điều khiển nêu các câu hỏi trọng tâm có liên quan đến tổ chức Đảng để các tổ, nhóm suy nghĩ, thảo luận + Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập ra? + Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi trong điều lệ Đảng là gì? + Trong điều lệ Đảng , mục tiêu của Đảng là gì? + Người Đảng viên Đảng lao động Việt Nam phải thế nào? + Ở trường ta có bao nhiêu Đảng viên, Đảng viên lớn tuổi nhất, nhỏ tuổi nhất là ai? 3. Thực hành/ luyện tập: - Viết bài thu hoạch suy nghĩ của em về tổ chức Đảng 4. Vận dụng: - Em tự xây dựng kế hoạch để tương lai phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam như thế nào? VI. Tư liệu:.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Tài liệu tham khảo: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, NXB Thanh niên 3/2007, trang 77 - Câu hỏi thảo luận: + Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập ra? + Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi trong điều lệ Đảng là gì? + Trong điều lệ Đảng , mục tiêu của Đảng là gì? + Người Đảng viên Đảng lao động Việt Nam phải thế nào? + Ở trường ta có bao nhiêu Đảng viên, Đảng viên lớn tuổi nhất, nhỏ tuổi nhất là ai?.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Ngày hoạt động 1/3/2017 CHỦ ĐIỂM THÁNG 03: TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN Hoạt động : Diễn đàn: “TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN” I. Mục tiêu - Nhận thức được mục đích, lý tưởng của Đoàn & nhiệm vụ của đoàn viên, thanh niên hiện nay. - Tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn - Rèn luyện đạo đức, tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đoàn. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kỹ năng tự nhận thức, tự tin phấn đấu vào Đoàn. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về lý tưởng và nhiệm vụ của Đoàn. - Kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về hình thức, nội dung hội trại. III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Trò chơi giáo dục. - Tổ chức diễn đàn thảo luận - Động não (Trả lời nhanh, Ô chữ) - Các tiết mục văn nghệ xen kẽ. - Trình bày IV. Tài liệu và phương tiện - Các tư liệu về tổ chức Đoàn thanh niên (Bài viết, sách báo, điều lệ Đoàn) và các tư liệu liên quan đến tổ chức Đoàn của nhà trường. - Các bài tham luận của học sinh về từng vấn đề liên quan đến diễn đàn. - Các tư liệu, tranh ảnh về các anh hùng liệt sĩ, các đoàn viên ưu tú - Những câu hỏi, ô chữ. - Một số bài hát, bài thơ về Đoàn TN V. Tiến trình hoạt động 1.Khám phá : Trò chơi “Tôi biết..”. - Luật chơi: Lớp đứng thành hai hàng, dùng một bong bóng chuyền cho nhau, nếu bong bóng đến tay bạn nào thì bạn đó nói to tên của những đoàn viên ưu tú đã hy sinh vì quê hương đất nước. Nếu nói đúng sẽ phát một phần thưởng * Gợi ý: Lý Tự Trọng, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi… 2.Kết nối : Hoạt động 1: Diễn đàn và thảo luận “Tiến lên Đoàn viên” - Thể lệ: Người dẫn chương trình nêu lần lượt các câu hỏi. Yêu cầu các bạn suy nghĩ và lên phát biểu ý kiến, trình bày nhận thức, quan điểm của mình về các câu hỏi đã nêu, các bạn khác có ý kiến bổ sung, thảo luận hoặc tranh luận. Người dẫn chương trình tổng kết những ý chính. CÂU HỎI Câu 1:Bạn hiểu gì về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3 Câu 2:Vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Hiện nay Câu 3: Nhiệm vụ của Đoàn viên hiện nay là gì? Bạn có muốn phấn đấu trở thành Đoàn viên không? Tại sao? Câu 4: Lý tưởng hiện nay của thanh niên là gì? Câu 5: Bạn hiểu gì về tổ chức Đoàn hiện nay ở trường ta Câu 6: Bạn học tập được những gì ở gương đoàn viên tiêu biểu. Cho ví dụ cụ thể. Sau khi tóm tắt nội dung thảo luận, người dẫn chương trình mời một bạn hát hoặc đọc bài thơ về Đoàn. Tặng quà cho bạn vừa thực hiện bài biểu diễn của mình. Hoạt động 2: Thi hỏi đáp (Hái hoa dân chủ).

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Thể lệ: Mỗi đội cử một đại diện bốc thăm trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng mỗi câu đạt 10 điểm Câu 1. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày tháng năm nào?  Ngày 26/03/1931 Câu 2. Trong nghị quyết đầu tiên về công tác thanh niên, Đảng ta đã xác định chức năng của Đoàn là gì? - Là đội dự bị của Đảng - Là người giúp sức cho Đảng - Là tổ chức hoạt động theo đường lối chủ trương của Đảng Câu 3. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I được tổ chức vào ngày tháng năm nào? Tại đâu?  Từ ngày 7 đến ngày 15 tháng 02 năm 1950. Tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên Câu 4. Người đoàn viên thanh niên đầu tiên là ai  Lý Tự Trọng Câu 5. Người anh hùng diệt xe tăng đường số 6 là ai? Trong chiến dịch nào?  Cù Chính Lan – Diệt dịch Hoà Bình 1951 Câu 6. Đoàn thanh niên cứu quốc đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam vào ngày tháng năm nào? Do ai quyết định  Vào ngày 19/10/1955. Do Ban bí thư Trung ương Đoàn quyết định Câu 7. Phong trào tiêu biểu nhất của Đoàn những năm 1980 là phong trào nào? Ba sẵn sàng, năm xung phong Câu 8. Hội nghị lần thứ 23, Ban chấp hành Trung ương Đoàn khoá III đã đề ra khẩu hiệu hành động nổi tiếng cho đoàn viên, thanh niên. Đó làkhẩu hiệu gì?  Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại Câu 9. Đoàn được mang tên Bác Hồ vào thời gian nào? Do ai quyết định?  Tháng 12/1976 do BCH trung ương Đảng quyết định. Câu 10. Luôn lạc quan, tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng, chị hy sinh khi mới tròn 16 tuổi  Chị Võ Thị Sáu Câu 11. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?  Tại Hà Nội, diễn ra từ ngày 08/12 đến 11/12/2002 Câu 12. Những dòng thơ dưới đây của tác giả nào và viết về ai? Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hoá thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca Có con người như chân lý sinh ra.  Bài Hãy nhớ lấy lời tôi (Tố Hữu) - Ngợi ca anh hùng Nguyễn Văn Trỗi 23-10-1964 - Người dẫn chương trình mời một bạn hát 1 bài hát hoặc đọc một bài thơ về Đoàn. Thư ký tổng hợp số điểm của 2 đội. Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ - Thể lệ: Mỗi đội chọn một ô, trả lời đúng mỗi ô chữ đạt 20 điểm. Nếu đội nào tìm được chìa khoá (cột dọc) đạt 20 điểm Câu hỏi Câu 1. (10 ô chữ) Đây là biểu tượng gì? Hình tròn, ở trong có hình măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có hàng chữ “Sẵn sàng”  HUY HIỆU ĐỘI Câu 2. (8 ô chữ) Tác giả bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”  XUÂN GIAO Câu 3. (14 ô chữ) Ông là ai? Lần đầu tiên người ta bất ngời thấy một người cộng sản ra mắt công chúng, bất chấp khủng bố, dám công khai hô hào đánh đổ bọn Tây cướp nước cùngvua quan.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> bán nước. Người cộng sản có biệt hiệu là “Mẫn con” đã hi sinh vào ngày 31/10/1931 khi anh mới 17 tuổi.  NGUYỄN HOÀNG TÔN Câu 4. (10 ô chữ) Anh là ai? Nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi anh bằng những câu thơ: “Những đồng chí chèn lưng cứu pháo. Nát thân, nhắm mắt còn ôm”.  TÔ VĨNH DIỆN Câu 5. (8 ô chữ) Anh là ai? Người anh hùng đã chặt đứt cánh tay gãy nát, ôm bộc phá đánh giặc trong chiến dịch biên giới 1950  LA VĂN CẦU Câu 6. (12 ô chữ) Anh là ai? Người anh hùng đã lấy thân mình lấy lỗ châu mai  PHAN ĐÌNH GIÓT Câu 7. (9 ô chữ) Người biên soạn bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư)  NGÔ SĨ LIÊN Câu 8. (8 ô chữ) Tác giả bài hát chính thức của Đội thiếu niên tiền phong  PHONG NHÃ * Gợi ý từ khoá: Học sinh ở nhà trường THCS cố gắng phấn đấu học tập và rèn luyện đạo đức để được vinh dự đứng vào hàng ngũ của tổ chức này?  ĐOÀN VIÊN H U Y H I E U Đ O I X U A N G I A O N G U Y E N H O A N G T O N T O V I N H D I E N L A V A N C A U P H A N D I N H G I O T N G O S I L I E N P H O N G N H A - Người dẫn chương trình mời một bạn hát 1 bài hát hoặc đọc một bài thơ về Đoàn. Thư ký tổng hợp số điểm của cả hai phần thi. 3.Thực hành luyện tập: Hoạt động 5: Trình bày 1 phút - Quan phần diễn đàn, thảo luận về Đoàn viên, mỗi bản thân của chúng ta cần phải làm gì để vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đoàn - Yêu cầu trình bày 1 phút. 4.Vận dụng: Ngày nay chúng ta được hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc đó là nhờ công ơn to lớn của Bác, của các vị anh hùng đã quên mình hy sinh cho Tổ quốc, bản thân mỗi HS chúng ta phải học tập và rèn luyện đạo đức tốt để trở thành một người có ích cho xã hội. VI. Tư liệu: 1. Đoàn Thanh niện Cộng sản HCM * HOÀN CẢNH RA ĐỜI Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931 tại Rạch Giá, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên và đi đến quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách các vấn đề liên quan tới thanh niên (sau gọi là công tác Đoàn) trong các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> miền Bắc, Trung, Nam, ở Việt Nam xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên Việt Nam. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng Việt Nam; đồng thời, phản ánh công lao của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Hồ chủ tịch cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 25/3/1931 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. * TÊN GỌI QUA CÁC THỜI KỲ  Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương  Từ 1936 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương  Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương  Từ 5/1941 - 1955: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam  Từ 25/10/1955 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam  Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh  Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Đại hội Đoàn toàn Quốc lần thứ III từ ngày 22/03 đến ngày 25/03/1961 quyết định lấy ngày 26/03 hàng năm làm ngày thành lập đoàn * CƠ CẤU TỔ CHỨC Theo báo cáo của Đại hội toàn quốc lần thứ VIII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007) thì tại Việt Nam hiện có khoảng 6,1 triệu Đoàn viên [1]. Theo BBC thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam, vào năm 2005 có khoảng 70% thanh niên đang đứng ngoài hàng ngũ Đoàn Thanh niên Cộng sản (khoảng 390.000 Đoàn viên trên tổng số 2,3 triệu người từ độ tuổi 15 đến 35). Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra. Hệ thống tổ chức của Đoàn được tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở.  Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở  Cấp Huyện và tương đương  Cấp Tỉnh và tương đương  Cấp Trung ương * BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN HIỆN NAY: 2. Các anh hùng liệt sĩ 1. La Văn Cầu (sinh năm 1932) là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1952. Ông là người dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Năm 1948, ông gia nhập Đại đội 671, một đơn vị địa phương Cao Bằng của quân đội Việt Minh (khi đó gọi là Quân đội Quốc gia Việt Nam, từ năm 1950 gọi là Quân đội Nhân dân Việt Nam), được kết nạp Đảng Cộng sản năm 1950. Trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1948 đến năm 1952, ông tham gia chiến đấu 29 trận. Trận phục kích trên đường Bông Lau - Lũng Phầy (Cao Bằng năm 1949), ông đã cùng đồng đội xung phong, một mình bắn chết lính pháp trên xe tăng rồi nhảy lên xe dùng súng trên xe diệt thêm 10 tên lính Pháp nữa. Trong Trận Đông Khê (Chiến dịch biên giới năm 1950), khi đang chỉ huy tổ bộc phá.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> hàng rào để đơn vị tiến công đồn, ông bị thương gẫy nát cánh tay, và đã nhờ đồng đội chặt đứt để khỏi vướng, dùng tay trái ôm bọc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho đơn vị đánh chiếm đồn địch. Tên ông được đặt cho một con đường tại phường 2, thành phố Vũng Tàu, một con phố ở Nam Định và một khu phố ở thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. 2. Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử trận Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng theo lời kể, ông vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam. Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, Phan Đình Giót vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt này, Phan Đình Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều. Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to: “Quyết hy sinh .. vì Đảng… vì dân” Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập tắt, bộ đội Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Ngày hoạt động 15/3/2017 CHỦ ĐIỂM THÁNG 03: TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN Hoạt động : SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY 26/3 I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của ngày 26/3 . - Có kỹ năng tham gia thảo luận, đóng góp các tiết mục văn nghệ và thi đua các nhóm. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kỹ năng trình bày ý tưởng - Tự tin III. CÁC PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận - Hỏi và trả lời - Biểu đạt sáng tạo IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Các tư liệu, tài liệu về ngày thành lập đoàn 26/3 - Các phương tiện để trang trí sinh hoạt văn nghệ - Các nội dung tham gia văn nghệ, trò chơi, … V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: - Ngoài các hoạt động , thực hành tại lớp , để giáo dục toàn diện cho các em thì nhà trường còn giáo dục thêm cho các em kỹ năng sống thông qua hoạt động tham gia hội trại 26/3 2. Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Các tổ thảo luận tìm các bài thơ, bài hát ca ngợi các đội viên đoàn viên có công cách mạng. - Tổ nào trình bày được nhiều thơ nhất là thắng cuộc - Hs hát và đọc thơ về các tấm gương bất khuất Hoạt động 2: Văn nghệ - Cán bộ phụ trách văn nghệ lên điều khiển chương trình văn nghệ - Hs trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. Hoạt động 3: Hỏi và đáp - Qua buổi sinh hoạt văn nghệ hôm nay Em thu hoạch được kiến thức và kinh nghiệm gì cho bản than mình? 3. Thực hành/ luyện tập: Kể chuyện về các tấm gương nhí 4. Vận dụng: - Lựa chọn các bài thơ, bài hát ….liên quan tới chủ đề - Các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm, tự biên tự diễn - Các nhạc cụ đơn giản như đàn, đĩa nhạc VI. Tư liệu:.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 04: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ Tuần 15 – Tiết 15 Hoạt động : TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC UNESCO I. Mục tiêu - Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu của tổ chức UNESCO – tổ chức Quốc tế về giáo dục, khoa học văn hoá. - Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO - Có thái độ ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động vì sự phát triển của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về UNESCO - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về mục đích, chức năng của tổ chức UNESCO - Kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực của các bạn tìm hiểu về UNESCO III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Động não (Hỏi đáp, hái hoa dân chủ) - Văn nghệ - Trò chơi ô chữ - Trình bày 1 phút IV. Tài liệu và phương tiện - Tư liệu về tổ chức UNESCO - Ô chữ V. Tiến trình hoạt động 1.Khám phá : - Tổ chức nào đại diện cho quyền lợi của các nước về giáo dục, khoa học và văn hoá trên thế giới? * Gợi ý: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) 2.Kết nối : Hoạt động 1: Tìm hiểu về tổ chức UNESCO - Thể lệ: Lớp chia thành hai đội. Mỗi đội cử một đại diện lên hái hoa trả lời. Nếu không trả lời được thì đội khác sẽ trả lời tính điểm. Nếu cả hai đội không có đáp án thì dành quyền ưu tiên cho khán giả để nhận quà. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. CÂU HỎI Câu 1:Việt Nam giai nhập tổ chức UNESCO vào ngày tháng năm nào?  Việt Nam chính thức gia nhập UNESCO từ tháng 7/1976. Câu 2: Vì sao lại có sự ra đời của tổ chức này?  Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo"(trích Công ước thành lập UNESCO). Câu 3:Mục đích của tổ chức UNESCO là gì?  Góp phần duy trì hoà bình, an ninh quốc tế, thắt chặt sự hợp tác giữa các nước về giáo dục,khoa học, văn hoá, công lý, luật pháp. Câu 4: UNESCO có những chức năng nào?  Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc, thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hoá..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Câu 5: UNESCO có phải là một cơ quan của Liên hợp quốc hay không? Nếu có thì tổ chức này là thành viên thứ mấy của LHQ.  UNESCO là một thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Câu 6: Nêu cơ cấu tổ chức của UNESCO  Cơ cấu tổ chức gồm 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng chấp hành và Ban thư ký. Câu 7: Cho đến năm 2003, Việt Nam có bao nhiêu di sản thế giới được UNESCO công nhận. Hãy kể tên các di sản đó?  Có 6 di sản mà Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Gồm Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Quần thể Cố đô Huế, Khu di tích Thành địa Mỹ Sơn, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế. Câu 8: Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?  Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam được thành lập ngày 15 /06/1977 Câu 9: Bạn hiểu thế nào là di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?  Di sản văn hoá: là những tài sản, vật chất, tinh thần Di sản thiên nhiên: những danh lam, thắng cảnh do thiên nhiên tạo nên Câu 10: Việt Nam phê chuẩn công ước 1972 về bảo vệ các Di sản văn hoá và thiên nhiên vào năm nào?  Vào ngày 19/10/1987 Câu 11: Bạn hãy cho biết vài nét về Vịnh Hạ Long  Là một sự tạo hình kỳ lạ của tạo hoá; Là hai giá trị cảnh quan và địa chất, địa mạo; Là một thắng cảnh nổi tiếng, là nơi ghi dấu lịch sử dừng nước&giữ nước của dân tộc ta; Năm ở phía Đông Bác Tổ quốc; Diện tích 1153km2 với 1969 hòn đảo lớn nhỏ chạy dài theo bờ biển Quảng Ninh. Câu 12: Bạn hãy kể tên những di sản trên thế giới?  Công viên Khủng long tỉnh Alberta; Vạn Lý Trường Thành; Lăng Tần Thuỷ Hoàng; Đài tưởng niệm Hoà Bình Hiroshima; Quần thể di tích Hampi (Ấn Độ); Vịnh Hạ Long. - Thư ký tổng kết điểm. Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ - Thể lệ: Mỗi đội chọn cho đội mình một ô chữ hàng ngang. Nếu trả lời đúng mỗi ô được 20điểm. Nếu đội nào tìm được từ chìa khoá cột dọc được 40 điểm. Câu 13. 10 chữ cái – Ông là một danh nhân văn hoá thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1979  NGUYỄN TRÃI Câu 14. 10 chữ cái – Đây là khu di tích lịch sử, là di sản văn hoá vô giá, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thành phố Hội An. Được công nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12/1999  PHỐ CỔ HỘI AN Câu 15. 14 chữ cái – Di sản thế giới thứ năm của Việt Nam, có nhiều giá trị đặc hữu về đa dạng sinh học, là trung tâm du lịch văn hoá với hệ thống hang động nổi tiếng thuộc tỉnh Quảng Bình  Phong Nha – Kẻ Bàng Câu 16. 12 chữ cái – Là khu di tích nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Mỹ Sơn của tỉnh Quảng Nam. Được công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1999  THÁNH ĐỊA MỸ SƠN Câu 17. 9 chữ cái – Ông là một anh hùng giải phóng dân tộc và là một danhnhân văn hoá thế giới  HỒ CHÍ MINH Câu 18. 10 chữ cái – Bốn câu thơ sau nói về địa danh nào? Bốn bề nước biền mênh mang Núi non ngàn ngọn dăng hàng gần xa.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Kì quan thế giới chẳngngoa Năm châu khen ngợi đúng là cảnh tiên.  VỊNH HẠ LONG Từ chìa khoá (cột dọc): UNESCO N G P H O C O H O I P H O N G N H T H A N H D I V. I. U A A A N. Y N K M H. E. N. T. R. A. E Y H H. B S O A. A O C L. N N H O. G I N. I. M G. I. N. H. 3.Thực hành luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút - Quan phần tìm hiểu về tổ chức UNESCO, ngày giải phóng hoàn toàn miền nam 30/04/1975. Bạn hãy nêu tóm tắt những nội dung chính về tổ chức UNESCO và nêu cảm nghĩ của mình về ngày 30/4 trên cơ sở các tài liệu mà bạn đã thu thập được. - Yêu cầu trình bày 1 phút. 4.Vận dụng: GV giao nhiệm vụ cho học sinh các tổ tiếp tục tìm hiểu về tổ chức UNESCO VI. Tư liệu: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO). UNESCO hiện có 191 quốc gia thành viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới. Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại... UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký. Đại Hội Đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu). Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên chọn cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình. Ban Thư Ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO. Hiện UNESCO có 191 quốc gia là thành viên. Các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc có quyền gia nhập UNESCO; còn các quốc gia khác có thể được chấp nhận nếu được Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành. Các quốc gia thành viên thường thành lập một tổ chức đại diện cho UNESCO ở nước mình, tùy điều kiện cụ thể. Phổ biến hiện nay là Ủy ban quốc gia UNESCO, trong đó có đại diện của Chính phủ và của các ngành Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thông tin. Tuy có đại diện tại từng quốc gia, phương châm hoạt động của UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia. Ủy ban quốc gia UNESCO làm nhiệm vụ cố vấn cho đoàn đại biểu nước mình ở Đại hội đồng và cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến UNESCO. Ủy ban này thường gồm đại diện các Vụ, Cục, các Bộ, các cơ quan và tổ chức khác quan tâm đến các vấn đề giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, các.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> nhân vật độc lập tiêu biểu cho các giới liên quan. Nó cũng có thể bao gồm Ban chấp hành thường trực, các cơ quan phối hợp, các tiểu ban và các cơ quan phụ cần thiết khác. UNESCO được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kết Công ước thành lập của UNESCO. Ngày 4 tháng 11 năm 1946, Công ước này được chính thức có hiệu lực với 20 quốc gia công nhận: Úc, Brasil, Canada, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Ấn Độ, Li Băng, Mexico, New Zealand, Na Uy, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Những năm 1970 và 1980, UNESCO là trung tâm của một tranh cãi trong đó Hoa Kỳ và Anh cho rằng đây là một diễn đàn để các nước theochủ nghĩa cộng sản và thế giới thứ ba chống lại phương tây. Hoa Kỳ và Anh lần lượt rút khỏi tổ chức này năm 1984 và 1985. Sau đó, Anh và Hoa Kỳ lại tham gia tổ chức này lần lượt vào các năm 1997 và 2003. Những năm cuối thập kỷ 1990, UNESCO đã thực hiện một số cải cách trong tổ chức, như cắt giảm nhân lực và số đơn vị. Số văn phòng giảm từ 79 (năm 1999) xuống 52 (hiện nay)..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 04: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ Tuần 16 – Tiết 16 Hoạt động : SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG 30/4 I. Mục tiêu - Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa của ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp, biết được nhiều bài hát ca ngợi các anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc, ca ngợi quê hương, đất nước, truyền thống của dân tộc ta. - Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ: tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ mừngngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4. - Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện văn nghệ mừng ngày 30/4 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động văn nghệ. III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Trò chơi giáo dục. - Động não (Hỏi đáp, hái hoa dân chủ) - Văn nghệ - Trình bày 1 phút IV. Tài liệu và phương tiện - Tư liệu về lịch sử ngày 30/4 - Một số bài hát, bài thơ phục vụ cho hoạt động văn nghệ - Ảnh Bác Hồ, lọ hoa, khăn trãi bàn. V. Tiến trình hoạt động 1.Khám phá : Trò chơi “Tôi biết..”. - Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một bong bóng chuyền cho nhau, nếu bong bóng đến tay bạn nào thì bạn đó nói to tên những Bài hát cách mạng. Nếu nói đúng sẽ phát một phần thưởng * Gợi ý: Như có Bác trong ngày vui đại thắng, Qua sông, Dáng đứng BếnTre, Nhạc rừng, Đêm Trường sơn nhớ Bác, Con kênh xanh xanh, Màu áo chú bộ đội, Thiếu nhi liên hoan, Ca ngợi Tổ quốc, Đất nước… 2.Kết nối : Hoạt động 1: Hát mừng văn nghệ 30/4 - Thể lệ: Lần lượt mỗi đội sẽ hát một bài hát có nội dung “Truyền thống cách mạng”, thành viên của đội này hát xong đến thành viên của đội kia. Cứ liên tục đến khi hết thời gian qui định. - BGK đếm số bài hát của mỗi đội để cho điểm, một bài hát đúng chủ đề được 10 điểm (Ví dụ: Nếu đội A không hát được thì thành viên của đội B sẽ hát tiếp. Lưu ý không để thời gian trống). - Thư ký tổng kết điểm. Hoạt động 2: Thi hỏi đáp ( Trả lời nhanh) - Thể lệ: Sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, nêu thời gian đội nào có tín hiệu trước (giơ tay) thì được quyền trả lời. Nếu hết thời gian mà vẫn không trả lời được thì đội khác trả lời tính điểm. Trả lời đúng được 10 điểm. Nếu cả hai đội không trả lời được thì ưu tiên cho khán giả trả lời (nhận quà). Câu hỏi Câu 1: Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào? Chiến dịch thắng lợi đó mang tên gì?  30/04/1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh Câu 2: Người đã cắm lá cờ trên Dinh độc lập vào ngày 30/04/1975 là ai?.

<span class='text_page_counter'>(39)</span>  Bùi Quang Thận Câu 3: Nước ta chính thức mang tên Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào?  02/07/1976 Câu 4:Người đọc lời đầu hàng vô điều kiện của chính quyền nguỵ Sài Gòn là ai?  Tổng thống Dương Văn Minh Câu 5: Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào?  15/05/19954 Câu 6: Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào chiếm Dinh Độc lập húc tung cổng chính mang số hiệu gì? Ai là người trực tiếp lái chiếc xe tăng đó?  Chiếc xe tăng mang số hiệu 390 do Ngô Sỹ Nguyên cầm lái. Câu 7: Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào chiếm Dinh Độc lập húc nghiêng cổng phụ mang số hiệu gì? Ai là người trực tiếp lái chiếc xe tăng đó?  Chiếc xe tăng mang số hiệu 843 do Bùi Quang Thận Nguyên cầm lái. Câu 8: Hãy kể một câu chuyện về tấm gương hi sinh anh dũng của bội đội ta mà em biết  Học sinh trình bày Câu 9: Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng kết thúc vào thời gian cụ thể nào?  Lúc 11h30’ ngày 30/04/1975 Câu 10: Trước khi bị xử bắn, chị Võ Thị Sáu hô vang khẩu hiệu gì?  "Việt Nam muôn nǎm! Bác Hồ muôn nǎm!" - Thư ký tổng kết điểm. 3.Thực hành luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút - Bạn hãy nêu tóm tắt những nội dung chính và cảm nghĩ của mình về ngày 30/4 trên cơ sở các tài liệu mà bạn đã thu thập được. - Yêu cầu trình bày 1 phút. 4.Vận dụng: Nước ta đã độc lập, thống nhất, đất nước ngày càng phát triển và đổi mới. Chúng ta được hưởng cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc đó là nhờ công ơn to lớn của Bác, của các vị anh hùng đã quên mình hy sinh cho Tổ quốc. Để đền đáp công ơn to lớn đó, để xây dựng đất nước ngày càng đẹp hơn thì mỗi con người chúng ta cần phải học tập thật tốt, xứng đáng với câu nói của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần rất lớn công học tập của các cháu…” VI. Tư liệu: Chiến dịch Hồ Chí Minh Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (tại Sài Gòn) và kéo theo các cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn đến kết quả là chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo. * Nguồn gốc tên gọi Chiến dịch Hồ Chí Minh Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng". Ngày 8 tháng 4 năm 1975, tại Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập với thành phần: Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chính uỷ: Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh:Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Quyền Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, sau đó bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh và Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Có hai nhân vật lãnh đạo không phải là quân nhân tham gia là các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Ông Nguyễn Văn Linh được giao phụ trách công tác phát động quần chúng nổi dậy trong thành phố. Ông Võ Văn Kiệt được giao phụ trách công tác tiếp quản các cơ sở kinh tế, kỹ thuật sau khi QĐNDVN chiếm được thành phố. Các thành viên dự hội nghị đã nhất trí đề nghị Bộ Chính trị cho lấy tên gọi "Chiến dịch Hồ Chí Minh" thay cho tên gọi "Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định". Ngày 14 tháng 4, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam gửi bức điện số 37/TK cho Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định: “Đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 05: BÁC HỒ KÍNH YÊU Tuần 17 - Tiết 17 Hoạt động: Thi tìm hiểu theo chủ đề: “BÁC HỒ VỚI THIỀU NHI” I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của người học sinh phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ. - Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hằng ngày - Tự hào, phấn khởi là con cháu của Bác Hồ , ra súc phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Tấm gương nhân ái, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người - Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy III. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động: - Chủ đề: Tấm gương nhân ái, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người - Nội dung: Tình cảm của Bác với thiếu nhi, Bác luôn chăm lo đến hạnh phúc, tương lai của các cháu. - Mức độ: toàn bộ III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học có thể sử dụng - Động não - Thảo luận - Kể chuyện - Hỏi và trả lời IV. Tài liệu và phương tiện: - Thư Bác Hồ gửi các cháu thiệu nhi Việt Nam nhân dịp Tết trung thu, 15-9-1945 - Giấy bút để trình bày kết quả sưu tầm - Từng tổ lựa chọn một vài báo cáo thu hoạch tốt nhất để trình bày trước lớp, tổ có thể tập hợp thêm tập tư liệu đã sưu tầm vào một tờ giấy khổ to hay trong một quyển vở đẹp V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: - Người điều khiển cho lớp hát tập thể bài hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (Nhạc sĩ: Phong Nhã) - Người điều khiển đặt câu hỏi liên quan tới bài hát trên + Ý nghĩa của bài hát trên là gì? + Qua bài hát trên, các bạn thấy tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào? 2. Kết nối: Hoạt động 1: Báo cáo thu hoạch - Mỗi tổ cử một đại diện trình bày báo cáo thu hoạch về chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”. Khi trình bày phải nói to, rõ ràng, rành mạch từng nội dung đã thu hoạch được và nêu cụ thể loại tư liệu, tài liệu nào đã giúp cho bản thân có được những thu hoạch đó - Người điều khiển hướng dẫn toàn lớp bổ sung ý kiến hoặc thảo luận xung quanh các báo cáo thu hoạch đó Hoạt động 2: Thi trả lời nhanh nhất.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Mọi thành viên trong lớp đều tham gia. Người điều khiển mời một bạn bất kì lên bốc thăm đầu tiên,sau đó đọc to câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời. Ai có câu trả lời hay nhất thì người đó có quyền mời bạn khác lên bốc thăm, cứ thế tiếp diễn đến khi kết thúc hoạt động 3. Thực hành/ luyện tập: - Nêu nội dung chính của hoạt động này, bạn tâm đắc nội dung nào nhất? 4. Vận dụng: - Nêu trách nhiệm của người học sinh THCS phải làm để đền đáp công lao của Bác VI. Tư liệu: - Tài liệu tham khảo: Thư Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam nhân dịp tết trung thu, 15–9-1945.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 05: BÁC HỒ KÍNH YÊU Tuần 18 - Tiết 18 Hoạt động: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY 19 - 5 I. MỤC TIÊU:Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của người học sinh phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ. - Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hằng ngày - Tự hào, phấn khởi là con cháu của Bác Hồ , ra súc phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. - Rèn luyện các kỹ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về - Lựa chọn. - Tự tin khi biểu diễn - Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận - Kể chuyện - Biểu đạt sáng tạo - Trình bày 1 phút IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: -Các câu chuyện về cách sống giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác. -Các tranh ảnh sưu tầm về Bác Hồ. - Các bài thơ nói về lòng biết ơn của nhân dân đối với công lao to lớn của Bác V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá:Ngày trọng đại nhất tháng 5 là ngày nào ? Hãy kể một câu chuyện về Bác Hồ kính yêu 2. Kết nối: Hoạt động 1: Nghe các câu chuyện về Bác hồ - GV, người điều khiển giới thiệu về ngày sinh nhật Bác và sơ lượt về cuộc đời cách mạng của Bác. - Vai trò của Bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Hoạt động 2: Thảo luận lớp - Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi có liên quan để khắc sâu kiến thức cho HS. Hoạt động 3: Văn nghệ - Cán bộ văn nghệ của lớp điều khiển chương trình văn nghệ. - Học sinh trình bày các tiết mục đã chuẫn bị sẵn 3. Thực hành/ luyện tập: Hoạt động 4: Trình bày 1 phút - Điều quan trọng nhất bạn thu hoạch được sau khi tham gia buổi sinh hoạt văn nghệ 4. Vận dụng: - GV hướng dẫn HS về nhà viết thu hoạch, liên hệ trả lời câu hỏi “ Em sẽ làm gì để đền đáp công ơn của rất nhiều anh hùng đã ngã xuống, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc” - Những lời dạy của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng luôn thể hiện sự quan tâm của bác đối với mầm non tương lai của đất nước - Rèn luyện tính khiêm tốn, trung thực, cầm, kiệm, liêm chính, chí công vô tư cho HS VI. Tư liệu:.

<span class='text_page_counter'>(44)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×