Trường hợp 17: Trung tâm làm vườn Morgan
Roger Davis làm trưởng phòng kinh tiêu cho trung tâm làm vườn Morgan dã
được 12 năm. Trung tâm làm vườn Morgan nằm gần Phoenix bang Arizona, một khu
vực đang phát triển nhanh chóng. Công ty này có danh tiếng tuyệt vời. nó bán nhiều
sản phẩm gồm cây cảnh, cây bụi và cây ăn trái được trồng trong khu vườn ươm rộng
4 ha, cũng như các thiết bị cho những người làm vườn trong gia đình. Nó còn phát
triển mạnh trong kinh doanh hoa cành. Trung tâm làm vườn không chỉ bán lẻ cho
người tiêu dùng mà còn bán sỉ cho các nhà phân phối. Roger quản lý mọi công đoạn
trong kinh doanh, mọi điều anh biết được đều nhờ Frank Morgan người chủ chỉ bảo.
Anh và Morgan đã trở thành bạn bè thân thiết từ nhiều năm, Morgan coi Rorgan như
“Cánh tay phải” của ông ta. Roger lĩnh lương 20.000 đô la/ năm cộng tiền thưởng
hàng năm xấp xỉ 5.000 đô la.
Roger đã đưa ra một số đề xuất tuyệt vời làm tăng lợi nhuận của công ty, đó là
bổ sung hàng loạt mặt hàng hoàn chỉnh cho mùa lễ giáng sinh. Nhờ đó, lợi nhuận
của Morgan tăng lên một cách cơ bản. Morgan đã áp dụng cách này cho lễ Valentine
lễ tạ ơn, và những ngày đặc biệt khác. Ông ta hứa với Roger nếu có bao giờ ông ta
bán doanh nghiệp ông ta sẽ cho Roger cơ hội mua nó đầu tiên.
Một hôm, Morgan kéo Roger ra một chỗ và bảo ông muốn bán doanh nghiệp để
nghỉ hưu. Với tuổi 67 ông cho rằng đã đến lúc nghỉ ngơi và dành nhiều thời gian hơn
cho các cháu. Morgan đòi giá 250.000 đô la. Đây là một công ty trách nhiệm hữu
hạn, nhưng Morgan chỉ bán tài sản. Giá bán này bao gồm một vườn ươm rộng 4 ha
và 2 ha đất kèm những tiện nghi gồm hai nhà kính được xây dựng tốt, một ngôi nhà
nhỏ, một tiệm bán hoa và văn phòng, hai cấu trúc bằng gỗ giống loại quầy rau quả
nhưng có mái và cửa ra vào. Morgan muốn lấy tiền ngay và sẽ không xem xét trợ
vốn bất kỳ phần nào trong giá bán.
Roger về nhà nói chuyện với vợ, Crissy về khả năng mua doanh nghiệp của
Morgan. chị rất xúc động về việc này. Crissy có thời làm nhân viên cung tiêu cho một
cửa hàng tổng hợp lớn ở địa phương nhưng chị bỏ việc sau khi có con. chị nhận thức
được rằng đây là dịp giấc mơ của Roger có thể thực hiện được, vì anh chưa bao giờ
đến trường cao đẳng anh luôn muốn bước vào kinh doanh một cái gì đó để chứng tỏ
bản thân và mang lại cho gia đình những tiện nghe vật chất mà anh không thể thực
hiện được với đồng lương hàng tuần hiện nay. Roger và Crissy có 50.000 đô la tiền
tiết kiệm. Khi làm việc với ngân hàng địa phương Roger được biết, anh không thể có
đủ tài sản trong ngôi nhà mới để đảm bảo cho thế chấp lần hai. nhân viên ngân hàng
cho rằng dự án kinh doanh mới cho thấy một cơ hội có thật nhưng họ cần một kế
hoạch kinh doanh và báo cáo của Morgan trong ba năm cuối cũng như báo cáo thuế
của ông ta. Thêm vào đó, họ khuyên Roger nên thuê một nhân viên kế toán có danh
tiếng đến làm dự báo doanh thu, dự kiến dòng lưu chuyển tiền mặt và chuẩn bị
những dữ liệu cần thiết khác để trình một hồ sơ có thể chấp nhận được cho ngân
hàng.
Roger quay về gặp Morgan yêu cầu các dữ liệu nhưng Morgan thẳng thừng từ
chối không đưa bất kỳ báo cáo thuế nào của ông cho ngân hàng hay bất cứ ai khác.
Ông ta nói, báo cáo tài chính của ông ta không do một nhân viên kế toán bên ngoài
làm mà do ông ta tự ghi chép lấy, và đây là doanh nghiệp kinh doanh bằng tiền mặt,
ông ta không thể đưa cho Roger những thông tin anh cần. nhưng rốt cuộc ông ta
cũng chấp nhận chuẩn bị cho Roger vài con số để anh có thể góp đủ tiền. Tuy nhiên
anh ta muốn Roger ký một bản giao kèo mua doanh nghiệp trước khi ông ta đưa ra
bất kỳ số liệu riêng tư nào. Bản giao kèo được Morgan soạn chính xác như sau:
Giao kèo mua trung tâm làm vườn Morgan
Tôi, Frank Morgan, vào ngày 5 tháng 1 năm 1990 bằng văn thư này đ
ồ
ng ý bán
doanh nghiệp của tôi cho Roger Davis giá 250.000 đô la, nhưng anh ta phải mua
doanh nghiệp trong vòng 30 ngày. Nếu anh ta không mua doanh nghiệp trong thời
gian này thì anh ta sẽ mãi mãi mất quyền mua doanh nghiệp và tôi có thể bán cho
người khác.
Roger sẽ đưa cho tôi 7.500 đô la để đặt cọc, tôi sẽ giữ như ti
ề
n thiện ý muốn
giao dịch. Roger hiểu rằng, tôi sẽ không bán doanh nghiệp rẻ hơn 250.000 đô la và
tôi sẽ không trợ vốn cho bất kỳ khoản nào trong giá bán. Tôi cần toàn bộ số tiền khi
tôi bán doanh nghiệp.
Ngay khi Roger có tiền, tôi sẽ bảo luật sư của tôi soạn thảo hợp đồng gồm đầy
đủ tất cả các điều khoản để việc mua bán trở thành hợp pháp và có hiệu lực.
Tôi đồng ý bán doanh nghiệp như mô tả trên và tôi, Roger Davis đ
ồ
ng ý mua
doanh nghiệp.
Ký tên
Frank Morga - người chủ hhhhhhhhhRoger Davis - người mua
Catthy links - người làm chứng
Sau khi nhận tiền cọc của Roger, Morgan đưa ra những con số của ba năm
trước như sau:
1989 1988 1987
Doanh thu (ước tính)
450.000
425.000
400.000
Lãi ròng sau thuế
18.000
15.000
13.750
Lương - người chủ
40.000
40.000
40.000
Khi Roger nhận được các con số trên, anh đến gặp một văn phòng chuyên viên
kế toán địa phương để thảo luận về vấn đề này. Anh hơi ngạc nhiên về các con số vì
anh biết doanh thu cao hơn nhiều. Có nhiều tuần doanh thu vượt quá 20.000 đô là
và trong mùa giáng sinh doanh thu mỗi tuần cao đến mức 35.000 đô la. Theo lời giải
thích của nhân viên kế toán, Agnes MacDonald vì có ít nhất 50% doanh thu là tiền
mặt, chắc chắn là Morgan đã bỏ túi một số tiền và không báo cáo toàn bộ thu nhập
cho sở thuế vụ (IRS) để tránh thuế. Chị bảo Roger rất may là anh không mua công
ty, vì anh có thể phải chịu trách nhiệm về thuế chậm trả hoặc bất kỳ khoản chi bất
ngờ nào nếu IRS kiểm tra. MacDonald mất khá nhiều thời gian với Roger, họ cùng
nhau thận trọng đề ra một dự kiến doanh số và ước tính lợi nhuận của ba năm sắp
tới. Bản dự kiến như sau:
1990 1991 1992
Doanh thu (ước tính)
750.000
825.000
907.500
Lợi nhuận sau thuế ước
tính
30.000
33.000
36.300
Lương- Roger Davis
40.000
40.000
40.000
Roger và nhân viên nghiên cứu tất cả các dữ liệu tài chính mà họ có thể có từ
Morgan và cảm thấy những con số này vô cùng khiêm tốn. Tuy nhiên mặc dù Roger
rất hăng hái, Macdonald có một số nghi ngờ. chị đề nghị họ cùng gặp một ngan hàng
mà chị đã có nhiều lần giao dịch thành công để xem ngân hàng đó có thể cho họ thế
chấp toàn bộ bất động sản theo loại nào. Chị bảo Roger không ngân hàng cho phép
vay tiền trên cơ sở vay không thể chấp mà không cần báo cáo của Morgan, những
báo cáo mà chắc chắn là ông ta sẽ t không trình ra. Roger và nhân viên kế toán của
anh đến gặp ngân hàng, các nhân viên ngân hàng cho thấy,có khả năng cho thế
chấp lần đầu, tuy nhiên phải mất ít nhất hai tuần họ mới có câu trả lời.
Sau hai tuần, nhân viên ngân hàng cho Roger biết bất động sản trị giá 150.000
đô la và họ sẽ cho anh thế chấp lần đầu lấy 120.000 đô la. như vậy, Roger sẽ có
120.000 đô la cộng với 50.000 đô la anh tiết kiệm được tổng cộng là 170.000 đô la.
Anh vẫn còn thiếu 80.000 đô la cộng với vốn lưu động mà Macdonald ước tính là
không ít hơn 60.000 đôla. theo Macdonald vốn lưu động thông thường phải cao hơn ,
nhưng vì anh tiếp quản một doanh nghiệp có số tồn kho lớn, nhu cầu của anh sẽ ít
hơn. Như vậy, hiện giờ Roger phải tìm 140.000 đô la mới đủ tiền để mua doanh
nghiệp và điều hành nó đúng cách.
Roger thất vọng và bối rối nhưng anh quyết tâm mua doanh nghiệp này. Anh
liên lạc với tất cả bạn bè và người thân nhưng không góp đủ tiền anh cần. Cuối cùng
anh đến gặp Morgan và nói cho ông ta biết, anh có thể có 170.000 đô la, anh cần
ông ta trợ vốn nếu anh mua doanh nghiệp, Morgan rất thông cảm nhưng ông ta nói
ông ta cần có tiền ngay. Ông ta thể hiện rất tiếc là Roger không thể mua doanh
nghiệp. Tuy nhiên, Morgan cho Roger một khả năng khác- chung vốn hoặc có thể
dàn xếp với Alan Stanton người quan tâm đến doanh nghiệp. Roger chỉ tình cờ nghe
về Stanton nhưng anh biết ông ta giàu có. Morgan bảo Roger, ông ta chưa nói
chuyện nghiêm túc với Stanton về doanh nghiệp vì thời hạn 30 ngày của Roger
nhưng nếu Roger quan tâm đến một hình thức nào đó như chung vốn thì ông ta sẽ
liên hệ với Stanton xem ông ta có sẵn lòng chấp nhận một người hùn vốn không.
Một tuần sau, Morgan nói với Roger là Stanton muốn gặp anh và có khả năng
tiến hành thoả thuận giữa hai bên. Roger rất phấn khởi là giấc mơ của anh lại có thể
trở thành hiện thực. Anh đề nghị Morgan kể đôi chút về Stanton. Morgan nói họ đã
cùng đi học một trường và Stanton là người tự thành đạt. Ông ta nói, ông ta cho
rằng Stanton là người trung thực nhưng luôn chắt bóp từng đô la. Ông là người nổi
tiếng về việc thực hiện đúng hợp đồng và mọi thứ mà ông ta chạm vào hình như là
đều biến thành vàng . Morgan bảo Roger làm ăn với Stanton sẽ khác làm ăn với ông
ta, nhưng nếu anh muốn có doanh nghiệp của riêng mình thì được làm việc với một
người đã chiến thắng và giàu có là một cơ hội của anh.
Sau vài lần gặp gỡ, Roger và Stanton đã khá ăn ý với nhau. Stanton bảo Roger
ông ta hiểu biết ít về kinh doanh ngành này, ngoại trừ một điều là nó có khả năng
sinh lãi, và vì thiếu hiểu biết ông ta đang cân nhắc việc thoả thuận hùn vốn với
Roger. Stanton nói thêm, ông ta thường tránh hùn vốn nhưng trong trường hợp này,
ông ta sẵn sàng thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn và bán cổ phần cho
Roger cho phép anh tăng dần đến 49% sở hữu doanh nghiệp trong một giai đoạn,
Roger được tán tụng về những viễn cảnh, anh hứa sẽ làm mọi việc trong khả năng
của anh để làm cho doanh nghiệp thành công lớn. Stanton nói, lần gặp sau ông ta sẽ
đưa kế hoạch chính thức cho Roger ký nhằm khống chế quan hệ kinh doanh tương lai
của họ sau khi ông ta mua doanh nghiệp của Morgan.
Tuần kế tiếp là một tuần sôi dộng của Roger. Theo lời Crissy thì anh như đi trên
mây khi mới chỉ nghĩ đến việc được làm chủ một doanh nghiệp của riêng mình. Anh
nói với chị nhiều lần "Anh sắp phải làm việc mệt hơn bao giờ hết trong đời, Crissy rồi
em sẽ thấy, chẳng bao lâu chúng ta sẽ được sống như hoàng gia". Crissy rất hạnh
phúc vì Roger chị hy vọng mọi việc sẽ tiến hành đúng như anh mong muốn.
Rốt cuộc cũng đến ngày gặp ông Stanton. Luật sư của Stanton đưa cho Roger
hai hợp đồng phải ký. Thứ nhất là hợp đồng quản lý thuê Roger làm nhân viên của
công ty. Stanton cho rằng cần phải làm như vậy, vì ông ta muốn chắc chắn Roger sẽ
trở thành tổng điều hành. Ông ta biết thiếu Roger thì doanh nghiệp sẽ chịu rủi ro đầu
tư lớn hơn. Roger chấp nhận và đọc các điều khoản trong hợp đồng quản lý được
soạn thảo như sau:
1.
Roger Davis sẽ làm tổng điều hành của trung tâm làm vườn Morgan với mức
lương 30.000 đô la một năm cộng với các chi phí được phê chuẩn.
2. Thời hạn của hợp đồng sẽ không hạn định, nhưng nếu một
trong hai bên muốn huỷ bỏ hợp đồng vì bất cứ lý do gì thì bên đó phải thông
báo bằng văn bản cho bên còn lại biết về việc chấm dứt hợp đồng trước 90
ngày.
3. Roger Davis sẽ điều hành công ty theo kế hoạch điều hành
được cả Davis và Stanton thông qua. Nếu Roger Davis muốn đi chệch ra ngoài
kế hoạch bằng bất kỳ cách nào anh phải được ông Stanton cho phép bằng
văn bản.
4. Những vấn đề về kế toán và tài chính sẽ do ông Stanton quản
lý thông qua chuyên viên kế toán của hãng Harding, Kapers và Duper. họ sẽ
thành lập một hệ thống chứng từ kế toán trong đó có phiếu thu, phiếu chi và
các khoản khác dưới hình thức biên lai để thông qua. Ông Stanton sẽ ký toàn
bộ séc, ông Stanton sẽ thu xếp để kiểm soát việc thanh toán tất cả các hoá
đơn và nợ khi tới hạn, Ông Davis sẽ có quỹ tiêu vặt 500 đô la mà ông có thể
rút để xử lý công việc hàng ngày. Quỹ này sẽ được bổ sung khi cần.
5. Ông Davis sẽ báo cáo với ông Stanton hàng tuần vào thời gian
do hai bên thoả thuận để bàn về tiến trình kinh doanh và trình những báo cáo
mà ông Stanton yêu cầu.
6. Ông Davis sẽ được nghỉ phép một tuần mỗi năm được hưởng đủ
lương, nhưng kỳ nghỉ nói trên sẽ được thực hiện vào mùa kinh doanh chậm.
7. Ông Davis sẽ được bảo hiểm lòng trung thành trị giá 100.000
đô la do công ty thanh toán. Nếu đơn xin bảo hiểm của ông Davis bị công ty
bảo hiểm bác bỏ thì hợp đồng quản lý này sẽ bị tuyên bố vô hiệu và vô giá trị
và công việc của ông Davis sẽ lập tức bị chấm dứt.
8. Ông Davis sẽ được bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn trị giá 200.000
đô la tại một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lớn. Trung tâm làm
vườn Morgan sẽ là người hưởng lợi lộc độc nhất. Tiền mua bảo hiểm sẽ được
công ty thanh toán.
9. Công ty sẽ có chế độ chăm sóc sức khoẻ cho ông Davis và gia
đình ông theo kế hoạch do ông Stanton lựa chọn.
10. Hàng năm ông Davis sẽ được thưởng 5% lợi nhuận của công ty.
5% này sẽ được tính bằng cách lấy 5% lãi ròng sau thuế trừ đi những khoản
lỗ vì không thu được nợ phát sinh do bán chịu. Khoản tiền thưởng nói trên sẽ
được thanh toán không chậm hơn 30 ngày sau khi quyết toán hàng năm.
Roger thất vọng với bản hợp đồng này. Anh cảm thấy, với tư cách là một cổ
đông tương lai thì không cần một hợp đồng như vậy. Anh hỏi, liệu có thể tăng lương
cao hơn được không, nhưng Stanton nói, ông ta thấy công ty không thể có đủ tiền để
trả lương cao vào lúc này. Tuy nhiên, ông ta hứa khi nào công ty vững mạnh hơn
chắc chắn ông ta sẽ xem xét tăng lương cho Roger. Roger còn lo lắng về việc điều
hành toàn bộ công việc kinh doanh, việc anh phải báo cáo với Stanton hàng tuần và
phải tuân thủ chặt chẽ kế hoạch kinh doanh được cả hai đề ra và thông qua. Anh
không hiểu tại sao bất cứ việc đi chệch kế hoạch nào cũng cần phải được Stanton
thông qua. Stanton trả lời, vì ông bỏ vào phần lớn tiền nên ông phải kiểm soát một
số vấn đề, Ông ta còn nói, ông ta rất tin tưởng vào khả năng và lòng chính trực của
Roger nhưng việc họp và báo cáo hàng tuần là một phần chắc chắn phải có của bất
kỳ giao kèo hùn vốn nào, sau khi họ đã hiểu lẫn nhau và những suy nghĩ của họ bắt
đầu trùng nhau thì ông ta sẽ họp với Roger ít hơn và Roger sẽ được giao trách nhiệm
nhiều hơn, như được ký séc, mua mặt hàng mới và mở rộng. Stanton giải thích rõ
rằng, Roger phải có lòng tin của anh và ông ta cho rằng hợp đồng quản lý là một văn
kiện đúng đắn bảo vệ cho mỗi bên. Sau khi Stanton giải thích, Roger thấy thoải mái
hơn và đã ký hợp đồng.
Hợp đồng thứ hai là để mua cổ phần trong công ty mới. Công ty sẽ là công ty
trách nhiệm hữu hạn loại nhỏ theo luật thuế sửa đổi năm 1986 Roger sẽ được phép
mua cổ phần với những điều kiện sau:
1. Công ty mới sẽ dùng 250.000 đô la làm vốn. Công ty sẽ phát hành 25.000
cổ phiếu thường được bỏ phiếu mệnh giá 10 đô la, Alan Stanton sẽ mua 20.000 cổ
phiếu ngang giá 10 đô la, tổng trị giá là 200000 đô la sẽ không cần phải thế chấp các
tiện nghi.
2. Roger Davis sẽ được phép mua 5000 cổ phiếu của công ty mới ngang giá 10
đô la tổng trị giá là 50.000 đô la(ghi chú: do việc mua cổ phần này Stanton sẽ sở
hữu 80% và Davis 20% công ty)
3. Roger Davis còn được cho phép tăng phần sở hữu của anh ta trong công ty
đến 49% cổ phiếu thường đã phát hành. Tuy nhiên, việc mua nói trên sẽ được Davis
tiến hành chỉ bằng tiền lãi kiếm được ở công ty. những nguồn tiền bên ngoài không
thể được sử dụng để mua thêm cổ phiếu của Stanton.
4. Việc mua cổ phiếu chỉ được thực hiện vào những năm lãi ròng sau thuế đạt ít
nhất 20% vốn cổ đông của năm trước đó. Ví dụ, nếu vốn cổ đông năm trước là
375000 đô la(250000 đô la đã góp và 125.000 đô la tiền lãi không chia) và nếu lợi
nhuận sau thuế đạt ít nhất 75.000 đô la(tương ứng với 20% vốn cổ đông thì Roger
có thể mua cổ phiếu theo giá trị sổ sách của năm trước trong trường hợp này sẽ là
375.000 đô la chia cho 25.000 cổ phiếu được 15 đô la một cổ phiếu. Davis người sở
hữu 20% cổ phần công ty có quyền hưởng 20% của 75.000 đô la lợi nhuận tức là
15000 đô la sẽ được dùng số tiền này để xin mua cổ phiếu của Stanton.
Hơn nữa, hai bên thoả thuận Stanton sẽ bán cổ phiếu của ông cho Davis theo
giá trị sổ sách cộng 100% . Trong ví dụ nói trên, Davis sẽ trả cho Stanton 30 đô la
một cổ phiếu (giá trị sổ sách là 15 đô la cộng 100% ) và có thể mua 500 cổ phiếu
của công ty (15000 đô la chia cho 30 đô la một cổ phiếu). như vậy vị trí của Davis
trong công ty sẽ tăng từ 20% đến 22%.
Trong những năm công ty không có lãi ít nhất 20% vốn cổ đông năm trước đó,
thì Davis không được phép mua cổ phiếu.
5. Về vấn đề cổ tức, vì một trong những mục tiêu của công ty là xây dựng một
công ty vững mạnh, cổ tức sẽ chỉ được thông báo khi nào ban giám đốc công ty thấy
công ty đủ mạnh để chia cổ tức.
6. Vì công ty là một công ty trách nhiệm hữu hạn loại nhỏ, các loại thuế phải do
cá nhân các cổ đông trả, ngay cả khi không được chia lợi tức, Stanton sẽ cho vay,
nếu cần kể cả số tiền thuế của cá nhân Davis, nếu anh không đủ tiền trả thuế đã đến
hạn do không được chia lợi tức. Tuy nhiên nếu cần vay nợ thì trong những năm được
chia cổ tức, nợ phải được thanh toán đầy đủ. Khoản vay nói trên kèm theo lãi suất
hàng năm dựa trên lãi suất cơ bản thời điểm vay cộng 2%.
7. Roger Davis đồng ý không bán hay chuyển nhượng cổ phiếu của anh hay thế
chấp số cổ phiếu nói trên cho bất kỳ khoản vay nào, hay bì bất kỳ mục đích nào
khác. Các cổ phiếu sẽ được giữ nguyên và miễn thế chấp trừ trường hợp công ty thấy
cần thế chấp toàn bộ cổ phiếu để vay tiền cho công ty nếu công ty tài chính yêu cầu.
8. Nếu Davis hay Stanton chết đi cổ phiếu của họ sẽ được bên còn lại mua theo
giá trị sổ sách của cổ phiếu tại thời điểm chết. Tiền trả cho số cổ phiếu nói trên sẽ
được thanh toán đầy đủ không quá 90 ngày kể từ ngày giá trị sổ sách của cổ phiếu
được hãng kiểm toán xác định. Giá mua cổ phiếu sẽ là giá trị sổ sách cộng 100%.
9. Nếu có một người ngoài đề nghị mua cổ phiếu của Stanton và ông muốn bán
thì trước hết ông phải chào bán cho Davis với cùng các điều khoản và điều kiện mà
ông nhận được từ người muốn mua cổ phiếu, Davis sẽ trả lời quyết định của anh
trong vòng một tuần. Nếu mặt khác Stanton chấm dứt quan hệ với công ty vì bất kỳ
lý do nào và muốn bán cổ phiếu của ông cho Davis và nếu Davis muốn mua thì
Stanton sẽ bán cổ phiếu của ông cho Davis theo vốn cổ đông hoặc với bất kỳ giá nào
và bất kỳ điều kiện nào mà Stanton và Davis thoả thuận. Nếu có người ngoài đề nghị
mua cổ phiếu của Davis thì trước hết anh sẽ phải bán cho Stanton như đã được mô
tả trên đây. Nếu Davis muốn rời bỏ công ty vì bất kỳ lý do nào và bán cổ phiếu của
anh cho Stanton., và nếu Stanton muốn mua thì giá mua cổ phiếu của Davis sẽ do
Stanton và Davis thoả thuận với nhau.
10. Roger Davis sẽ được bổ nhiệm làm phó chủ tịch công ty và là giám đốc
công ty. Stanton sẽ làm thành viên ban giám đốc và là chủ tịch công ty. Claude
Brown sẽ là thư ký / thủ quỹ và là giám đốc thứ ba.
11. Hơn nữa nếu một trong hai người Stanton hoặc Davis muốn chấm dứt quan
hệ với công ty, thì người đó chấp nhận sẽ không cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp
cùng ngành kinh doanh trong vòng bán kính 50 dặm trong giai đoạn 5 năm.
Những quy định nói trên tạo thành toàn bộ hợp đồng. Sau khi đọc, Roger hơi
hoang mang. Anh nói với Stanton anh nhận thức được rằng anh đang được hưởng
một cơ hội mua thêm cổ phần công ty, nhưng anh không thích ý kiến phải đem lại
20% lợi nhuận trên vốn cổ đông trước khi có thể mua cổ phiếu. Stanton trả lời mỗi
nhà đầu tư, gồm cả Roger có quyền hưởng lợi nhuận trên vốn đầu tư của anh ta và
ông ta sẽ không cho phép Roger hay bất cứ ai khác mua cổ phiếu của ông ta được
bán với giá thấp hơn vốn đa góp ban đầu. Ngoài ra, vì ông ta đã chi thêm 29% cho
cổ phần của anh (đó không phải là thói quen của ông ta), ông ta cho rằng, ông ta có
quyền hưởng lợi thích đáng trên vốn đầu tư của ông ta. Stanton vạch cho Roger
thấy, với sự ủng hộ về tài chính của ông ta (Stanton), doanh nghiệp có thể mở rộng
nhanh hơn rất nhiều so với của Morgan, và lợi nhuận có thể đạt rất cao chỉ trong một
thời gian ngắn. Ông ta đảm bảo với Roger rằng, ông ta không cố tình gây trở ngại
cho doanh nghiệp thành công. Stanton bảo đảm với Roger rằng, chỉ cần theo phương
pháp kinh doanh của ông ta, anh sẽ trở nên giàu có trong một thời gian ngắn.
Về vấn đề cổ tức, Roger thấy hợp đồng không công bằng. Một lần nữa, Stanton
lại đảm bảo rằng, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho những ngày xấu cũng như
những ngày tốt, và có một cách kiếm tiền là đầu tư lợi nhuận làm cho doanh nghiệp
phát triển.
Roger xin một ngày để suy nghĩ về các điều kiện. Stanton đồng ý, ông ta bảo
nếu anh không muốn tăng phần trăm cổ phần hay hoàn toàn không muốn mua cổ
phiếu, ông ta vẫn đề nghị anh ký hợp đồng quản lý.
Roger bàn với vợ và cuối cùng quyết định đi theo chỉ dẫn của Stanton. anh cho
rằng, vì Stanton là một triệu phú tự thành đạt, ông ta phải biết ông ta đang làm gì.
Anh hy vọng, một số hiểu biết về kinh doanh của Stanton được truyền sang cho anh.
Ngày hôm sau, Roger ký toàn bộ giấy tờ và trở thành phó chủ tịch, tổng điều hành
và giám đốc của công ty. Điều quan trong nhất là anh sở hữu 20% doanh nghiệp,
làm cho nó một phần là của anh.
Câu hỏi:
1. Giao kèo giữa Morgan và Roger có gì sai khi Morgan cho anh
quyền mua doanh nghiệp đầu tiên với giới hạn thời gian 30 ngày?
2. Theo bạn, Roger có nên mua doanh nghiệp của Morgan không
hay nên thành lập một doanh nghiệp riêng nhỏ hơn? theo bạn, Roger đã
nghiên cứu ký tất cả các nguồn tài chính mở ra cho anh chưa?
3. Bạn có ý kiến về hợp đồng quản lý mà Roger chấp nhận? Bạn
có thay đổi gì không?
4. Bạn có ý kiến về phần sở hữu của Roger trong tổng công ty?
Nếu Roger và Stanton không ăn ý với nhau, có những cách giải quyết nào mở
ra cho họ? Bạn tiên đoán những bất đồng sẽ được giải quyết như thế nào?
5. Roger có nên khăng khăng đòi thế chấp bất động sản để vay
120.000 đô la thay vì để Stanton bỏ tiền vào không?
6. Theo bạn, mất bao nhiêu thời gian Roger mới tăng quyền sở
hữu lên đến 49%, giả thiết doanh thu hàng năm tăng với tỷ lệ 10% ? giả sử
Stanton không phải là người trung thực như được mô tả, Stanton có thể làm
gì gây cản trở không cho Roger sở hữu 49% và nhận bất kỳ phần cổ tức nào?
7. Nếu Stanton chết và cổ phiếu được chuyển qua cho Claude
Brown vì Roger thiếu tiền mua doanh nghiệp chuyện gì có thể xảy ra với
Roger?
8. Bạn có ý kiến gì về chế độ thưởng cho Roger với việc trừ đi tất
cả các khoản nợ khó đòi của các khoản thu? Theo bạn việc đó có công bằng
không?
9. Stanton có thể bán toàn bộ doanh nghiệp gồm cả cổ phiếu của
Roger mà không cần thông qua Roger không? Roger có thể làm gì nếu
Stanton cho rằng anh biết là ông ta đang bán doanh nghiệp và Roger không
thể góp đủ tiền để mua?
10. Theo bạn, Roger quyết định có đúng không?