Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Cửa hàng quà lưu niệm ưu tiên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.24 KB, 2 trang )




Trường hợp 23: Cửa hàng quà lưu niệm ưu tiên
Jeanette Van Pree đã mua quầy sách báo của Reiff năm năm trước với giá
100.000 đô la. M.Reiff đã kinh doanh được 10 năm và luôn kiếm được lợi nhuận phải
chăng vào khoảng 5% doanh thu thuần, tức 15.000 đô la hàng năm. Thời Reiff còn
làm chủ, ông ta bán tất cả các loại báo chí, sách, xì gà, thuốc lá, kẹo, tạp chí, vé số
và cho thuê một số lượng giới hạn băng video.
Từ khi hãng này, Jeanette đã mở rộng diện tích đến 371m2. Chị trang trí lại
toàn bộ bên trong cửa hiệu, thay đổi trang trí từng thời kỳ để phản ánh những ngày
lễ hội chính như Giáng sinh, Hanukkah, Ngày tình yêu, Ngày của mẹ, Halloween, và
tất cả những lễ kỷ niệm quan trọng khác. Chị bổ sung các mặt hàng hoàn chỉnh như
thiệp chúc mừng cho tất cả các dịp, nhận những món quà lạ từ khắp nơi trên thế
giới, và thậm chí còn dự trữ mặt hàng nữ trang rẻ tiền. Chị còn bán đồ trang trí cho
các loại tiệc khác nhau. Jeanette vẫn giữ các loại báo và tạp chí phát hành trên toàn
liên bang, sách bìa mềm cho những khách hàng lớn tuổi, nhưng chị để chúng ở chỗ ít
dễ thấy. Chị bỏ không bán vé số, vì hình như nó gây rắc rối hơn giá trị của nó. Khi
giải thưởng hàng tuần cao, mọi người tụ tập đông trong cửa hiệu làm tất cả các nhân
viên phải tập trung chú ý. Vả lại, phải bổ sung thêm người để canh chừng nạn ăn
cắp.
Sáu tháng sau khi mua doanh nghiệp, Jeanette đổi tên mới. Cửa hàng quà lưu
niệm ưu tiên. Chị thực hiện thay đổi dần dần và dành thời gian thuê nhân viên mới,
thận trọng để không mắc sai lầm. Sau khi thuê một nhân viên mới, anh hay cô ta
phải làm việc ở tất cả các gian hàng để thành thạo trong toàn bộ các mặt hoạt động.
Jeanette tự hào về nhân viên của chị; họ trung thành, thông minh và hiểu biết. Tất
nhiên, chị phải trả lương cho họ cao hơn mức họ có thể kiếm ở bất kỳ chỗ nào khác
trong cùng công việc, nhưng theo triết lý của Jeanette, nếu bạn muốn có những
người bạn tốt, bạn phải trả lương cao cho họ.
Trong năm 1989 báo cáo thu nhập của Cửa hàng quà lưu niệm ưu tiên như
sau:


Doanh thu thuần
$3.000.000 100%
Chi phí mua hàng bán
1.650.000 55%
Lãi gộp
1.350.000 45%
Chi phí
1.100.000 36,6%
Lãi ròng trước thuế
250.000
Thuế
80.750
Lãi ròng sau thuế
169.250 5,64%
Hiện tại Jeanette rất hài lòng với việc kinh doanh của chị, nhưng chị cho rằng,
chị có thể mở rộng hơn nữa. Trước hết là vì việc bán các món lưu niệm đặc biệt của
chị đã tạo ra các cuộc điện thoại không ngớt của khách hàng ngoài thành phố quan
tâm đặt hàng. Jeanette ước tính chị bán được khoảng 250.000 đô la cho khu vực lân
cận. Chị nghĩ, có lẽ một cuốn catalô sẽ giúp cho phân phối các món lưu niệm trên
toàn liên bang, nhưng chị không có khái niệm gì về cách làm một cuốn catalô hay
cách điều hành kinh doanh đặt hàng bưu điện nói chung. Chị còn nhắc nhở việc mở
thêm một cửa hiệu nữa và mở rộng cửa hiệu hiện nay trên cơ sở chậm hơn nữa. Một
số nhân viên được huấn luyện của chị đã được trang bị để làm trưởng phòng.
Có lẽ Jeanette nên làm cả hai - làm một tờ catalô và mở cửa hiệu thứ hai. Bất
luận thế nào, chị cũng đến gặp bạn, nhờ giúp đỡ và hướng dẫn. Chị muốn bạn nói
cho chị biết nên chọn hướng nào. Chị ước tính có thể đầu tư lên đến 250.000 đô la
cho một công ty khác. Trong khi đó, chị bỏ đi mua sắm lu bù ở Puerto Rico, nước
cộng hoà Dominican và Anguilla - những nơi ưa thích của chị để mua những món quà
đẹp lạ kỳ.
Câu hỏi

1. Tại sao cửa hiệu của Jeanette lại thành công đến thế.
2. Bạn khuyên Jeanette làm gì trong việc mở rộng? Chị nên kinh
doanh qua catalô hay bắt đầu một cửa hiệu khác? Chị có nên lưu ý tưởng mở
rộng của chị lại một thời gian không? Jeanette nên đặt vấn đề này ra như thế
nào để đi đến một quyết định thích hợp? Pháo thảo chi tiết. 3. Một kế hoạch
kinh doanh sẽ thực hiện chức năng gì trong trường hợp này?Phác thảo nội
dung kế hoạch kinh doanh của bạn.

×