Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.8 KB, 2 trang )
Rối nhiễu tâm lý trong giai đoạn sau sinh
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Những ngày sau sinh, mọi người trong gia đình thường rất hạnh phúc với sự
có mặt của một thành viên mới, nhất là với những người mẹ sinh con đầu
lòng. Tuy nhiên, giai đoạn sau sinh cũng là thời gian dễ phát triển những rối
nhiễu tình cảm và tâm lý, do đó nhiều bà mẹ sau sinh đã rơi vào tình trạng
trầm cảm ở những mức độ khác nhau trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
Giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén và chính sự sinh đẻ có thể là nguyên nhân
của những rối nhiễu khi cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi, đặc biệt về
nội tiết. Trong những ngày đầu sau sinh, người phụ nữ thường phải chịu nhiều đau
đớn, khó chịu, lại phải thường xuyên chăm sóc con, đêm không được ngủ yên
giấc; mối quan hệ với chồng cũng thay đổi, đặc biệt là sau sinh đứa con đầu lòng
Do đó, nếu không nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của thầy thuốc, gia đình và xóm
giềng, người phụ nữ có thể bị một trong 3 kiểu rối nhiễu tâm lý sau sinh như sau:
Bệnh buồn
Đó là những rối loạn tính tình nhẹ, thể hiện sự bất ổn về tình cảm (tự nhiên có lúc
khóc vô cớ, mất ngủ, vui quá mức, lo hãi, nhức đầu, hay cáu gắt ). Bệnh thường
xảy ra trong tuần đầu sau sinh, kéo dài từ vài tiếng đồng hồ cho đến 10 ngày rồi tự
nhiên khỏi. Vì bệnh buồn sau sinh hay xảy ra (30-70%) nên đôi khi được coi là sự
cố sinh lý bình thường. Người ta cho rằng những thay đổi sinh học trong tuần đầu
sau sinh là nguyên nhân gây ra bệnh này.
Trầm cảm
Là trạng thái trầm cảm kéo dài hơn với những biểu hiện về tình cảm: người phụ nữ
trong tình trạng âu sầu, trầm cảm, khó chịu. Có thể có những biểu hiện về nhận
thức và đời sống như mất ngủ, không muốn ăn, rối loạn về khả năng tập trung, mất
ham muốn tình dục. Trầm cảm sau sinh không phải là một loại trầm cảm đặc biệt
nhưng với một số phụ nữ thì hoàn cảnh đặc biệt sau sinh, phối hợp với chức năng
làm mẹ có vai trò trong sự phát sinh bệnh. Rối loạn chức năng của tuyến giáp
trạng sau sinh cũng có thể là một yếu tố góp phần. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh nặng
khoảng 6% và giai đoạn dễ bị trầm cảm nhất là từ tuần thứ 8 cho đến tuần 20.
Việc điều trị có thể gồm tâm lý liệu pháp cùng các thuốc chống trầm cảm và