Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Thiết bị lạnh ô tô P16 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.63 KB, 6 trang )

Giáo trình Thiết bị lạnh ôtô
3.11
3.113.11
3.11. THI
. THI. THI
. THIẾT BỊ PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ TRONG ÔTÔ
ẾT BỊ PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ TRONG ÔTÔẾT BỊ PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ TRONG ÔTÔ
ẾT BỊ PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ TRONG ÔTÔ


Kỹ thuật phân phối dòng khí điều hòa trong ôtô được thực hiện nhờ một hệ
thống vỏ bọc và ống dẫn khí phối hợp với các cửa gió được bố trí để phân bố đều luồng
không khí điều hòa trong ôtô. Những hộp phân phối luồng không khí này được đúc tạo
hình từ loại chất dẻo có cốt bên trong hoặc là bằng kim loại tấm dập khuôn, và chứa bên
trong lõi của bộ sưởi ấm và bộ bốc hơi cũng như toàn bộ các cửa điều khiển dòng không
khí (hình 3.48).

H.3.48. Bộ điều khiển và phân phối dòng không khí điều hòa trong hệ thống
Giáo trình Thiết bị lạnh ôtô

H.3.49. Những đường ống dẫn và các cửa phân phối khí trong hệ thống
Các bộ phận phân phối luồng không khí này phải chứa được luồng khí và hướng
dẫn luồng khí đến các cửa ra theo sự điều khiển. Bộ phận này yêu cầu phải làm việc êm,
giữ kín không cho nước, bụi bẩn và các mảnh vụn đi vào; và cần phải cách ly được khói
và tiếng ồn của động cơ.
Dòng không khí đến những ống dẫn này được kiểm soát bằng một hay nhiều cửa
chế độ, những của này được điều khiển bởi cần gạt hay các nút nhấn (trong hệ thống
ATC). Không khí từ hộp phân phối có thể thổi ra, vào một hoặc hai đường dẫn trong các
đường dẫn sau:
• Cửa ra hệ thống làm lạnh ở phía trước của bảng gắn thiết bị đo kiểm.
• Cửa ra làm tan băng ở các kính chắn gió.


Giáo trình Thiết bị lạnh ôtô
• Cửa ra của bộ sưởi ấm không khí trong xe.

H.3.50. Một kiểu phân phối dòng không khí trong hệ thống điều hòa không khí ôtô
1.Quạt gió lồng sóc, 2. Giàn lạnh, 3. Bộ sưởi ấm,
4. Van lấy không khí từ bên ngoài, 5. Van lấy gió tuần hoàn trong xe, 6. Cửa không khí,
7. Cửa phân phối, 8. Cửa thôi tan sương, 9. Cửa ra sàn xe, 10. Cửa thổi tan sương,
11. Cửa ra hai bên bảng đồng hồ, 12. Cửa ra giữa bảng đồng hồ.
Khi thiết đặt cần điều khiển đến vị trí A/C (làm lạnh) hoặc là MAX A/C (làm
lạnh tối đa) sẽ điều chỉnh các cửa phân phối không khí lạnh đến cửa ra tại bảng gắn thiết
bị đo kiểm. Khi thiết đặt cần điều khiển đến vị trí HEAT sẽ điều chỉnh các cửa đưa
không khí nóng đến sàn ôtô; và khi thiết đặt cần điều khiển đến vị trí làm tan băng sẽ
điều chỉnh các cửa phân phối không khí nóng đến cửa làm tan băng.
Van giãn n
Van giãn nVan giãn n
Van giãn nở có bộ cân bằng b
ở có bộ cân bằng bở có bộ cân bằng b
ở có bộ cân bằng bên trong
ên trongên trong
ên trong


Khi hệ thống lạnh khởi động, áp suất phía dưới màng cân bằng giảm nhanh, nếu
áp suất bốc hơi trong bộ bốc hơi ổn định, giá trị của áp suất P
f
cân bằng với tổng giá trị
của áp suất P
e
và P
s



thì van sẽ làm việc ổn định với lưu lượng môi chất lạnh phun vào bộ
bốc hơi được duy trì ở mức không đổi.
Môi chất lạnh tuần hoàn bên trong bộ bốc hơi khi thoát ra khỏi bộ bốc hơi luôn
luôn ở trạng thái hóa hơi hoàn toàn. Nếu lưu lượng của môi chất lạnh trong bộ bốc hơi bị
thiếu, thì môi chất lạnh sẽ bốc hơi nhanh hơn và hơi khi ra khỏi bộ bốc hơi sẽ là hơi quá
Giáo trình Thiết bị lạnh ôtô
nhiệt. Lúc đó, nhiệt độ của môi chất lạnh ở đầu ra của bộ bốc hơi sẽ lớn hơn. Làm cho
áp suất của bầu cảm biến nhiệt cũng tăng lên, dẫn đến áp suất P
f
lớn hơn tổng của áp
suất P
s
và P
e
, nên van được mở ra lớn hơn. Kết quả là lượng môi chất lạnh phun vào bộ
bốc hơi cũng nhiều hơn.

H.3.51. Hoạt động của van giãn nở có bộ cân bằng bên trong
Pf: Áp suất từ bộ cảm biến nhiệt độ
Ps: Áp lực lò xo
Pe: Áp suất hơi môi chất nạp
Ngược lại, nếu lưu lượng của môi chất lạnh trong bộ bốc hơi nhiều hơn, sẽ làm
cho môi chất lạnh không đạt được chuẩn mực thông thường (trạng thái hóa hơi hoàn
toàn). Dẫn đến áp suất trong bầu cảm biến nhiệt giảm, làm cho van đóng nhỏ lại và
lượng môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi cũng giảm.
Van giãn n
Van giãn nVan giãn n
Van giãn nở có bộ cân bằng b

ở có bộ cân bằng bở có bộ cân bằng b
ở có bộ cân bằng bên ngoài
ên ngoàiên ngoài
ên ngoài


Trong kiểu van giãn nở có bộ cân bằng bên trong, khi xét ở trường hợp nếu có sự
giảm áp suất trong khoảng giữa đầu ra và đầu vào của bộ bốc hơi thì mức độ hơi quá
nhiệt sẽ lớn hơn và làm cho van mở ra lớn hơn.
Giáo trình Thiết bị lạnh ôtô
Trong kiểu van giãn nở có bộ cân bằng bên ngoài, thì vấn đề này đã được khắc
phục bằng cách thay vị trí tác dụng của giá trị áp suất P
e
, lúc này giá trị của P
e
được lấy
ở vị trí gần cuối của bộ bốc hơi, thay vì ở kiểu trước là lấy giá trị áp suất này nơi đầu
vào của bộ bốc hơi. Có thêm một đường ống dẫn áp suất của môi chất lạnh nơi đầu ra
của bộ bốc hơi dẫn vào đặt phía dưới màng cân bằng (màng ngăn).

H.3.52. Hoạt động của van giãn nở có ống cân bằng ngoài
Van ti
Van tiVan ti
Van tiết l
ết lết l
ết lưu kh
ưu khưu kh
ưu khối
ốiối
ối


Kiểu van tiết lưu khối này là kiểu van giãn nở có bộ cân bằng đặt bên ngoài
nhưng được cải tiến hơn về cấu trúc. Loại này không còn dùng các ống để dẫn giá trị của
các áp suất điều khiển van nữa, mà được lắp trực tiếp trên đầu vào và đầu ra của bộ bốc
hơi; hơi của môi chất lạnh nén trong khoang chứa có áp suất cao hơn; có ống nhạy bén
nhiệt trong van nên van tiết lưu hoạt động nhạy bén, chính xác hơn so với cấu trúc cũ.
Giáo trình Thiết bị lạnh ôtô

H.3.53. Kết cấu của van tiết lưu khối
Nguyên lý hoạt động về cơ bản cũng giống như 2 loại van trên. Khi nhiệt độ của
hơi môi chất lạnh tại đầu ra của bộ bốc hơi tăng lên, thì áp suất hơi môi chất lạnh nén
trong khoang chứa thổi phồng màng cân bằng và đẩy van về phía bên phải, để mở lớn
vòi phun hơn nữa, làm cho môi chất lạnh được phun vào bộ bốc hơi nhiều hơn.

×