Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giáo án lịch sử 9 tuần 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.22 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày sọan: 15/10/2021 Tiết 7 BÀI 6. CÁC NƯỚC CHÂU PHI I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh năm được: - Tình hình chung của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2: Cuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước châu Phi. - Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hoà Nam Phi. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài học: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ châu phi và bản đồ thế giới, khai thác tư liệu. - Kỹ năng sống: KN giao tiếp, trao đổi, hợp tác, KN cảm thông chia sẻ. - Tích hợp với kiến thức địa lí 3. Thái độ - Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ và ủng hộ nhân dân Châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, chống đói nghèo. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt +Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Biết xác định trên lược đồ vị trí một số nước tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giành độc lập. II. Chuẩn bị GV: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu. HS: SGK, đọc trước bài trả lời câu hỏi trong SGK, đọc thêm tài liệu III . Phương pháp/ KT: - PP: Nêu vấn đề, gợi mở, phân tích, trực quan, thuyết trình.... - KT: Đặt câu hỏi, nhóm, động não... IV. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức: (1p) - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra vệ sinh của lớp 2. Kiểm tra 15 phút Đề bài: I/ Trắc nghiệm: 4 điểm Câu 1. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập. b. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh. c. Sự ra đời của khối ASEAN. d. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU. Câu 2. Việt Nam gia nhập ASEAN vào khoảng thời gian nào? a. Tháng 7/1994 b. Tháng 7/1005 c. Tháng 4/1994 d. Tháng 8/1995 Câu 3. Từ 1979 đến cuối những năm 80 của thế kì XX quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN là gì? a. Quan hệ hợp tác song phương. b. Quan hệ đối thoại. c. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế. d. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia. Câu 4. Hãy nối các sự kiện ở cột B với các niên đại phù hợp ở cột A A. B. 1. 8/8/1967. a. Kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia thắng lợi.. 2. 2/1976. b. Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Cam-pu-chia.. 3. 12/1978. c. Hiệp ước các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập.. 4. 1975. d. Hiệp ước thành lập và hợp tác của các nước ASEAN. 5. 10/1991 e. Hiệp định hòa bình về Cam-pu-chia. II/ Tự luận: 6 điểm Câu 1: Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức này là gì? Câu 2: Tại sao nói từ những năm 90 của thế kỉ XX “một chương trình mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNA”? *Hướng dẫn trả lời I/ Trắc nghiệm: Trả lời mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm Câu. 1. 2. 3. 4. Đáp án. a. a. d. 1(c) 2(d) 3(b) 4(a) 5(e). II/ Tự luận.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu1:-Hoàn cảnh: Do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ->hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài =>8.8.1967 ASEAN thành lập. - Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế, văn hoá, hợp tác, hoà bình, ổn định khu vực. - Nguyên tắc hoạt động: Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. Câu 2.Vì khu vực ĐNA đã thực sự phát triển, từ 5 thành viên ASEAN đã phát triển thành ASEAN10, thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và diễn đàn khu vực kinh tế (ARF) => môi trường hoà bình, ổn định. Hiện nay tình hình Đông Nam Á tương đối ổn định, kinh tế phát triển mạnh... 3. Bài mới: 3.1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được tình hình của Châu Phi qua clip, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn. - Thời gian: 1 phút. -Tổ chức hoạt động: GV chiếu clip về các nước châu Phi. Yêu cầu HS phát biểu suy nghĩa của mình sau khi xem clip. - Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Châu Phi là châu lục rộng lớn, dân số đông, sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh chống CNTD giành độc lập của các nước châu Phi đã diễn ra sôi nổi rộng khắp. Đến nay hầu hết các nước châu Phi đều đã giành được độc lập nhưng trên con đường phát triển các nước châu Phi còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề chủ yếu của các nước hiện nay là chống đói nghèo lạc hậu. Để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển của châu Phi sau 1945 đến nay chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tình hình chung I. Tình hình chung - Mục tiêu: Biết được nét chính tình hình chung ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xác định trên lược đồ vị trí một số nước tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giành độc lập. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm. - Thời gian: 9 phút - Tổ chức hoạt động 1. Phong trào đấu tranh - Chiếu bản đồ châu Phi giải phóng dân tộc - Tích hợp với môn Địa lí ? Bằng sự hiểu biết của mình, kết hợp với kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> địa lí đã học em hãy giới thiệu đôi nét về khu vực châu Phi? - Giới thiệu châu Phi là một châu lục rộng lớn đứng thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ, với diện tích hơn 30 triệu km2, có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và nhiều nông sản. Phần lớn châu Phi có khí hậu nóng, khô, có sa mạc Xa-ha-ra là xa mạc hoang mạc nhất thế giới. Trước chiến tranh thế giới thứ 2 hầu hết các quốc gia ở châu lục này đều là thuộc địa của các nước đế quốc ? Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào đấu tranh chống Chủ nghĩa thực dân ở châu Phi diễn ra ntn? Diễn ra sôi nổi ? Phong trào nổ ra sớm nhất ở đâu? Vì sao? - ở Bắc Phi, vì ở đây có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa Chiếu lược đồ - HS: Xác định trên bản đồ hai nước Ai Cập và An-giêri ? Phong trào đấu tranh nổ ra và thu được những thắng lợi nào? - Tháng 7/1952 cuộc binh biến của các sĩ quan yêu nước đã lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước cộng hoà Ai Cập:(sgk) - GV: Giới thiệu đại tá Nat-xe và kim tự tháp ở Ai Cập. - Năm 1975 hệ thống thuộc địa của BĐN tan rã với sự ra đời của các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nêbit-xao. Năm 1993 thủ tiêu được chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở cộng hoà Nam Phi ? Sau khi giành được độc lập, tình hình các nước châu Phi ntn? - Các nước bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội và đã thu được nhiều thành tích. Nhưng những thành tích ấy chưa đủ sức mạnh làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của Châu Phi. Nhiều nước Châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu ?Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình các nước Châu Phi ntn? - Càng khó khăn và không ổn định ? Vì sao các nước Châu Phi lại rơi vào tình trạng đó? -Vì có các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu do mâu. - Sau chiến tranh thế giới thứ 2: phong trào đấu tranh đòi độc lập diễn ra sôi nổi. + Sớm nhất: Bắc Phi + 18/6/1953 thành lập cộng hoà Ai Cập + 1962 An- giê -ri gành được độc lập +1960 ,17 nước tuyên bố độc lập -> “Năm châu phi”. 2. Công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội. - Thu được nhiều thành tích nhưng vẫn đói nghèo, lạc hậu - Cuối những năm 1980, các nức châu Phi càng khó khăn, tình hình chính trị không ổn định..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo, tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành - KL: Nét nổi bật của châu Phi trong thời gian này là: (Hết phần in chữ nhỏ trong sgk) GV bổ sung thêm tư liệu + Nhiều cuộc chiến tranh xung đột diễn ra. + Nợ nần cao nhất thế giới. + Đói nghèo chiếm tỉ lệ cao. + Dân số châu Phi chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới: 2,9% đến 3% + Tỉ lệ người mù chữ cũng cao nhất thế giới. Theo thống kê năm 1988, số người mũ chữ chiếm tỉ lệ như sau: Ghi-nê 70%, Mô-ri-ta-ni 69%, Xê-nê-gan 68%, Libê-ri-a 63%, Cộng hòa Nam Phi 50%. + Châu Phi còn được gọi là Lục địa của bệnh AID, số người mắc bệnh chiếm tỉ lệ cao trên thế giới - Tất cả những khó khăn đó đã và đang là thách thức lớn đối với nhân dân CP - Chiếu một số hình ảnh về những khó khăn của các - Thành lập tổ chức thống nước châu Phi. nhất châu Phi ->Liên minh ? Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm gần châu Phi (AU) đây, các nước C.Phi đã tìm ra giải pháp gì? Dựa sgk trả lời - Kết luận: Có thể nói rằng cuộc đấu tranh để xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu ở châu phi còn lâu dài và gian khổ hơn là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. ......................................................................................... II. Cộng hoà Nam Phi . * Hoạt động 2. Cộng hoà Nam Phi - Mục tiêu: Trình bày được kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc (A-pac-thai). Quan sát hình 13. Nen-xơn Man-đê-la và tìm hiểu thêm về cuộc đời và hoạt động của ông. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm. - Thời gian: 9 phút. - Thành lập năm 1961 - Tổ chức hoạt động Y/c hs chú ý mục II. - GV: Chiếu lược đồ giới thiệu vị trí của cộng hoà Nam Phi. ? Em hãy nêu hiểu biết của mình cộng hoà Nam Phi - HS dựa vào sgk cùng với sự hiểu kiến thức địa lí giới thiệu vị trí, địa lí Cộng hòa Nam Phi.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ? Cộng hoà Nam phi ra đời ntn? - HS nêu trong sgk ? Sau khi giành được độc lập đến trước năm 1994 người da đen và người da màu ở cộng hoà Nam Phi phải chịu tình cảnh như thế nào? - Cộng hòa Nam Phi mang tiếng là một quốc gia độc lập nhưng người dân phải sống trong cảnh cơ cực, tủi nhục bởi chính sách phân biệt và kì thị chủng tộc của chình quyền thực dân da trắng ? Em hiểu chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) là chế độ ntn? - Là chính sách của Đảng quốc dân của người da trắng cầm quyền ở châu phi đã đưa trên 70 đạo luật cho phép người da trắng được đối xử dã man đối với người da đên, da màu và tước bỏ quyền làm người của người của họ . Chế độ này được coi là tội ác của nhân loại. ? Chế độ phân biệt chủng tộc đã để lại hậu quả ntn đối với người da đen và da màu? - Người da đen và da màu phải sống ở khu biệt lập cách biệt với người da trắng, không có một quyền lợi gì, luôn phải chịu cảnh cơ cực, đói nghèo, lạc hậu cả sự tra tấn, đối xử dã man như xúc vật. Y/c hs quan sát hình 13 Nen-xơn Man-đê-la . ? Em hãy nêu một vài hiểu biết về ông? - Là tổng thống đầu tiên người da đen của CH Nam Phi. Ông sinh năm 1918, năm 1944 gia nhập Đại hội dân tộc Châu Phi sau đó giữ chức tổng bí thư ANC. Năm 1964 bị nhà cầm quyền châu Phi bắt và kết án tù chung thân. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi dưới sự lãnh đạo của ANC và các tổ chức chính quyền khác được cả nhân loại ủng hộ. Năm 1990 nhà cầm quyền nam Phi buộc phải trả tự do cho ông. Sau khi ra tù, Ông được bầu làm Phó chủ tịch, rồi Chủ tịch ANC (9/1991). Tháng 4/1994, trong cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên ở Nam Phi, ANC giành được thắng lợi áp đảo, Ngày 9/5/1995, ông được bầu làm tổng thống Cộng hòa Nam Phi. - Ông được tặng giải thưởng Noben về hòa bình năm 1993, được thế giới ngưỡng mộ như người anh hùng dân tộc chống chế độ phân biệt chủng tộc. - Ngày 5/12/2013 ông qua đời tại nhà riêng, do căn bệnh viêm phổi tái phát.. - Chính quyền thực dân da trắng thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo.. + Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi: - 1993 chế độ A-pác-thai bị xoá bỏ -5/1994 Nen xơn Man đê la trở thành tổng thống đầu tiên người da đen.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ? Cuộc đấu tranh chế độ phân biệt chủng tộc đã diễn ra ntn?. - Ý nghĩa ( SGK/28). - HS trả lời: Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc… phi” (ANC) người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai.... - Hiện nay: + Là nước có thu nhập ổn định nhất + Đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô. - Giáo viên bổ sung : Tháng 5/1994, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình dự lễ nhận chức của Tổng thống Nelson Mandela. - Tháng 3/1995, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm chính thức Nam Phi, hội đàm với Phó Tổng thống De Klerk và Ngoại trưởng Nam Phi. ? Sau khi xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pácthai, nhân dân Nam Phi đã làm gì? - Tiến hành bầu cử. ? Việc người Nen-xơn Man-đê-la lên làm tổng thống có ý nghĩa gì ? ? Hiện nay cộng hoà Nam Phi đưa ra chủ trương phát triển kinh tế ntn? - HS: Dựa sgk trả lời - GV: Sơ kết: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước châu Phi đều giành được độc lập, song châu Phi luôn trong tình trạng bất ổn. Trải qua thời gian đấu tranh gian khổ lâu dài, Nam Phi đã xoá bỏ được chế độ A-pác-thai. ? Quan hệ giữa Việt Nam với các nước châu Phi hiện nay như thế nào? - Thảo luận cặp đôi (2’) - Kĩ thuật trình bày 1 phút ? Em hãy so sánh phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á? - Thảo luận nhóm (5p) - Ghi ra phiếu học tập Tiêu chí so sánh Tổ chức lãnh đạo Hình thức đấu tranh Mức đọ giành độc lập Sự phát triển kinh tế sau khi giành độc lập. Châu Phi. Châu Á.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét - Giáo viên nhận xét + GV giới thiệu một số hình ảnh tiêu biểu của khu vực châu Phi trên máy chiếu. Điều chỉnh, bổ sung: ……………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. 3.3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình chung của các nước châu Phi. - Thời gian: 3 phút - Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HSvà chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc nào thống trị đông đảo dân cư châu Phi nhất? A. Anh. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha. Câu 2. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Bắc Phi. B. Nam Phi. C. Đông Phi. D. Tây Phi. Câu 3. Năm 1960 gọi là “năm châu phi”, vì A. tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập. B. có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. C. chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi. D. hệ thống thuộc địa của để quốc lần lượt tan rã. Câu 4. Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc của các nước nào ở châu Phi? A. Ai Cập. B. Tuy-ni-di. C. Ăng-gô-la. D. An-giê-ri. Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi? A. 1960: "Năm Châu Phi". B. 1962: An-giê-ri được công nhận độc lập. C. 1994: Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên. D. 11/1975: Nước Cộng hòa Nhân dân Angôla ra đời. Câu 6. Đâu không phải là khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay? A. Các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu giữa các bộ tộc, sắc tộc. B. Sự bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> C. Sự xâm nhập, bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới. D. Không được sự giúp đỡ của các nước giàu mạnh trên thế giới. Câu 7. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chủ nghĩa thực dân mới. C. Chủ nghĩa A-pác-thai. D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Câu 8. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là gì? A. Bóc lột tàn bạo người da đen B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi. C. Tước quyền tự do của người da đen. D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen. Câu 9. Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-Xơn Man-đê- la? A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân. B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri. C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la. D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Câu 10. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì? A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới, B. Đánh dấu sự bình đẳng giữa các dân tộc, màu da trên thế giới. C. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ. D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Câu 11. Chiến lược "kinh tế vĩ mô" (6/1996) ở Nam Phi ra đời với tên gọi là gì? A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen. B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước. C. Hội nhập, cùng phát triển. D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại. Câu 12. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi được mệnh danh là "Đại lục mới trỗi dậy"? A. Châu Phi thường xuyên bị động đất. B. Châu Phi đánh thắng các kẻ thù đế quốc. C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. D. Năm 1960, 17 nước tuyên bố giành độc lập. - Dự kiến sản phẩm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 ĐA A A B D D D C D D C D 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước? - Thời gian: 2 phút.. 12 C.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần chồng chất và bệnh tật (từ năm 1987 đến năm 1997 có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ở Run-an-đa có tới 800 nghìn người chết và 1,2 triệu người phải lang thang, chiếm 1/10 dân số). + Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, nhưng 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3 dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người). + Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới. + Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới. + Đầu thập kỉ 90, châu Phi nợ chồng chất: 300 tỉ USD. 3.5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học bài: Theo hệ thống câu hỏi SGK + Làm bài tập trong vở bài tập; sưu tầm tài liệu tranh ảnh liên quan mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi. - Bài mới: Chuẩn bị bài: Các nước Mĩ La -tinh: Đọc và trả lời câu hỏi sgk + Nêu những nét chung của các nước Mĩ La-tinh từ sau năm 1945 đến nay + Nêu đặc điểm nổi bật về tự nhiên và xã hội khu vực Mĩ La-tinh. + Giải thích cụm từ “Sân sau”. + Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là đại lục núi lửa? + Tìm hiểu đất nước Cu-ba: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Cu-ba. + Quan hệ giữa nhân dân Cu Ba và nhân dân Việt Nam. Sưu tầm tranh ảnh về mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam Và nhân dân Cu Ba..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×