Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cấy chuyển Gene thế hệ mới với gene kháng Dicamba docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.62 KB, 3 trang )

Cấy chuyển Gene thế hệ mới với gene kháng Dicamba

Các nhà khoa học tại trường ĐH Nebraska ở Lincoln vừa phát triển một thế
hệ cây chuyển gene mới sử dụng gene kháng thuốc diệt cỏ từ vi khuẩn. Bộ đôi
thuốc diệt cỏ-gene kháng nhiều ưu điểm này giúp người nông dân có nhiều lựa
chọn hơn trong tình hình cỏ kháng thuốc thế hệ cũ ngày càng nhiều.
Cây trồng chuyển gene thế hệ cũ chủ yếu dựa trên gene kháng Glyphosate
(bar gene) đã được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên trên thực tế , người nông dân xử
lý thuốc gốc Glyphophosate trên những cánh đồng không canh tác thấy rõ biến dị
kháng thuốc xuất hiện khá nhanh với tỷ lệ cao. Điều này cũng có thể do người
nông dân không có chọn lựa thứ hai ngoài việc xịt glyphosate trên đất canh tác các
loại cây mẫn cảm. Mô hình thứ hai thuốc diệt cỏ dicamba-gene kháng dicamba ra
đời để giải quyết vấn đề này.
Dicamba là loại thuốc diệt cỏ đã được sử dụng trong khoảng 40 năm và
được ghi nhận là tạo ra rất ít giống kháng. Phổ tác dụng của dicamba là các loại
cây dại lá rộng nhưng không diệt cây họ cỏ, do đó người ta thường dùng cho bắp
hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác để phát quang đất.
Một ưu điểm của dicamba là an toàn và ít gây ô nhiễm môi trường do thời
gian bán hủy rất ngắn (từ 1 đến 6 tuần). Khi bị phóng thích vào đất, thuốc có thể tự
hủy trong vài tháng hoặc là nguồn cơ chất của nhiều loại vi sinh vật khác nhau.
Dicamba tan trong nước nhưng chỉ gây độc trên các loại cá nước lạnh và hầu như
không độc với các loại cá nước ấm và các loài động vật còn lại. Thử trên chuột
mang thai cho thấy ở một số nồng độ chuột mẹ có triệu chứng nhiễm độc và chuột
con bị giảm nhẹ khối lượng. Ở chuột bình thường có dấu hiệu sưng gan, tuy nhiên
không có biến đổi tương tự nào được tìm thấy ở người.
Don Weeks và công sự đã dòng hóa một gene từ vi khuẩn Pseudomonas
maltophilia giúp phân giải dicamba, sau đó chuyển vào thuốc lá, đậu nành, cà chua
và cả cây mô hình Arabidopsis thaliana, trong tất cả các trường hợp, cây mang
gene chuyển đều có khả năng kháng dicamba. Nghiên cứu được công bố trên tạp
chí Science tuần qua.


Nhà sản xuất dòng cây chuyển gene kháng Glyphosat (Roundup Ready)
đầu tiên trên thế giới, Monsanto, cũng đã ký hợp đồng mua bản quyền các kết quả
nghiên cứu trên dicamba. Công ty này cho biết họ hy vọng đậu nành kháng
dicamba sẽ có mặt trên thị trường trong khoảng 3-7 năm tới, tiếp sau đó sẽ là
bông. Thế hệ cây chuyển gene mới này sẽ giúp làm nhẹ bớt sự phụ thuộc vào
glyphosate như hiện nay.
Hiện nay khoảng 90% đậu nành và 60% bông trồng tại Mỹ được biến đổi
gene và một lượng lớn mang gene kháng glyphosate. Những người phản đối cho
rằng xu hướng chuyển gene làm gia tăng sử dụng thuốc diệt cỏ có hại cho môi
trường, trong khi một số người khác ủng hộ việc dùng thuốc diệt cỏ để tránh phải
cày đất trước khi trồng làm xói mòn đất và ô nhiễm nguồn nước. Sau khi phát
quang bằng thuốc gốc Glyphosate, họ trồng trực tiếp cây chuyển gene lên đồng,
nhưng vấn đề là cỏ dại kháng Glyphosate đang ngày càng nhiều làm gia tăng đáng
kể chi phí giữ đất không canh tác đặc biệt là ở những bãi chăn thả.
Tuy giải quyết được nhiều vấn đề của Glyphosate nhưng dicamba vẫn có
những nhược điểm riêng của nó. Theo Hartzler, tính bay hơi của hợp chất dicamba
giúp cho nó có thể diệt cây bụi lá rộng hiệu quả trên một diện tích lớn hơn khu vực
xử lý đến 0,5km. Nghĩa là trong phạm vi tiêu diệt của nó, từ cây bụi đến các loại
cây nông nghiệp nhạy cảm đều sẽ bị phát quang sạch sẽ…Đây cũng là lời phàn
nàn thường xuyên danh cho nhà sản xuất dicamba.
Hartzler cho rằng sự phát tán của dicamba như một trục trặc nội bộ hơn là
một mối nguy về sinh thái. Theo Don Weeks, tác giả chuyển nhượng cho
Monsanto công trình nghiên cứu cho rằng kinh nghiệm sử dụng và các phưong
pháp quản lý dicamba đã phát triển đủ để khắc phục nhược điểm trên.


×