Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Độc đáo Rước Kẻ Giá pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.93 KB, 2 trang )

Độc đáo Rước Kẻ Giá

Dân gian có câu “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy”. Rước Giá
là để chỉ một trò diễn nổi tiếng của lễ hội làng Giá, được tổ
chức từ ngày 10 đến 26/3 âm lịch hàng năm. Làng Giá, t
trước có tên là Kẻ Sở, sau đó đổi là Cổ Sở và nay là đất
thuộc hai xã Đắc Sở và Yên Sở (Hoài Đức).

Sáng 10/3, các giáp của Yên Sở, Đắc Sở và hai thôn Diễn
Xá, Đại Đồng, Yên Thái mang lễ vật đến đình Yên Sở để
xin phép thành hoàng làng cho trang trí lại ngôi đình. Nhân
vật trung tâm tại lễ hội làng Giá tức Thành hoàng làng là
tướng quân Lý Phục Man, người có công giúp vua Lý Nam Đế dẹp giặc vào thế kỷ 14.
Cỗ kiệu lớn của Thành hoàng làng được lắp ráp lại trong ngày hội, con ngựa bằng đồng
hun được kéo vào sân. Hai làng Yên Sở và Đắc Sở tiến hành hai đám rước khác nhau.
Làng Yên Sở rước vào ngày chẵn và người tham gia đám rước này nhất thiết phải là
người làng Yên Sở. Những người mang vác đồ tế khí mặc áo đỏ, cổ cao, ống tay dài.
Ngoài ra, còn có 48 em thiếu niên được chọn từ những gia đình không có tang, cơ thể
lành lặn để cầm cờ mà dân làng gọi là đội tổng cờ. Trang phục của đội tổng cờ mặc áo
dài thâm, khăn thâm, quần trắng, đi chân đất, ngoài áo dài có cài một thắt lưng đỏ. Bắt
đầu vào rước, các cụ già trong làng giữ vai trò quan hầu của thần. Mười cụ chia thành hai
hàng đi trước hương án và mười cụ khác chia thành hai hàng đi trước kiệu văn. Trang
phục của các cụ bằng áo đỏ rộng, tay chùng xuống đầu gối, ngang lưng thắt đai màu lục;
quần màu trắng và trên đầu đội mũ rơm vành rộng. Trên tay mỗi cụ cầm một chiếc roi dài
đầu sơn son thếp vàng. Chỉ huy đám rước là một cụ ông có uy tín trong làng, cầm chiêng
chỉ đạo đội tổng cờ, gọi là thủ hiệu. Mỗi khi cụ ông đánh chiêng, đội tổng cờ đồng thanh
la lên 4 tiếng: Lai ré hè ré. Đám rước đi theo hàng lối qui củ: Dẫn đầu là người múa sư tử
tiếp đến là tuần đinh mang roi, giáo, tù và, 20 lá cờ thần, trống cái có lọng che, dùi đồng,
hương án, tàn, phường bát âm, một cỗ kiệu, các tổng cờ và đi sau cùng là bốn lá cờ
vuông. Khi rước đến văn chỉ, chỉ có các tổng cờ, các quan hầu của thần và cỗ kiệu được
phép vào sân, số còn lại phải đứng bên ngoài. Sau khi hoàn thành xong các nghi thức,


đoàn rước lại trật tự rước trở về con đường cũ với đội hình ban đầu. Tại lễ hội Yên Sở có
trò diễn “nghiềm quân” độc đáo. Tất cả đội hình được sắp xếp, múa cờ theo hình xoáy
trôn ốc, người tướng cầm lá cờ đại phá vòng vây rất tài tình. Đây là trò diễn thể hiện cuộc
phá vây của người tướng, cũng như sự luyện quân.

Đám rước của làng Đắc Sở được tiến hành vào ngày lẻ. Xuất phát từ đình, theo con đê, đi
đầu là người vác giáo và người cầm tù và. Kế tiếp là 20 lá cờ vuông, cờ ngũ hành, lọng
vàng. Tiếp sau có 4 người khiêng bàn, trên có để các tế khí, lư trầm, nến, đèn, hai con
hạc. Sau đội khênh bàn là 8 người mang bộ bát bửu đi thành hai hàng. Đi cùng đám rước
là kiệu văn, đèn lồng, nhạc cụ như sáo, nhị, phủ việt, dùi đồng. Đi sau cỗ kiệu là hai cụ
cao tuổi mặc áo thụng xanh và thụng thâm, đi hia, đội mũ cánh chuồn. Tổng cờ của đám

Hội vật truyền thống
của xã Cát Quế (Hoài Đức)
huở
rước làng Đắc Sở chỉ có 36 em thiếu niên ăn mặc giống như bên Yên Sở, đặt dưới sự chỉ
huy của một thủ hiệu điều hành bằng chiêng. Khi thủ hiệu đánh chiêng, đội tổng cờ đồng
thanh hô: Lai ré hè ré. Sau khi rước được văn tế, đoàn rước quay trở lại quán và chỉ có
ông thủ hiệu và các tổng cờ được quyền vào sân tế.

Nét độc đáo của rước Giá sở dĩ trở thành một nét văn hóa khó lẫn so với lễ hội ở các làng
quê khác, theo GS Nguyễn Chí Bền và GS Nguyễn Văn Huyên chính là trò “nghiềm
quân” hoành tráng. Theo GS Nguyễn Chí Bền, trò “nghiềm quân” chính là sự đan xen các
lớp văn hóa tín ngưỡng trong lễ hội thờ cúng vị thành hoàng của người dân Kẻ Giá, gắn
với khát vọng cầu mưa của cư dân nông nghiệp và tín ngưỡng thờ thần mặt trời.
Nguồn tin: Báo Hà Tây

×