Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

Huong dan ra de KTDK mon Toan Tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.86 KB, 41 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH. TẬP HUẤN RA ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ. Ngày 11, 12 tháng 8 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phần 1: Yêu cầu, tiêu chí, quy trình ra đề kiểm tra định kì I. YÊU CẦU. Theo Theo cáccác Thầy, thầy, côcô đềđề kiểm kiểm tratra định định kìkì cần cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào? (Thảo luận 1 phút, mỗi thầy cô nêu một yêu cầu).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đề kiểm tra định kì cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: 1. Nội dung bao quát chương trình đã học. 2. Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về phẩm chất, năng lực các mức độ đã được quy định trong chương trình môn học, cấp học. 3. Đảm bảo tính chính xác, khoa học. 4. Phù hợp với thời gian kiểm tra. 5. Góp phần đánh giá khách quan trình độ HS..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Tiêu chí của đề kiểm tra định kì Thảo luận theo nhóm trong 1-2 phút, trả lời câu hỏi:. Theo các Thầy, cô, đề kiểm tra định kì cần đạt những tiêu chí nào?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đề kiểm tra định kì cần đạt 6 tiêu chí: 1. Nội dung không nằm ngoài chương trình. 2. Nội dung rải ra trong chương trình học kì. 3. Có nhiều câu hỏi trong một đề. Tùy theo đặc trưng từng bộ môn, phân định tỷ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận. Đối với đề kiểm tra có câu trắc nghiệm khách quan: không ít hơn 5 câu đối với đề kiểm tra 40-45 phút.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đề kiểm tra định kì cần đạt 6 tiêu chí: 4. Tỷ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số Điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về Phẩm chất, năng lực ở từng bộ môn theo tỉ lệ chung sau: Mức độ 1: 50%, mức độ 2: 30%, mức độ 3: 20%. 5. Các câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề. 6. Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho nó..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3. Quy trình ra đề kiểm tra định kì Thảo luận theo nhóm trong 1-2 phút, trả lời câu hỏi:. Theo các Thầy, cô, quy trình ra đề kiểm tra định kỳ gồm những bước cơ bản nào?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3. Quy trình ra đề kiểm tra định kì gồm 4 bước 1. Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với các mục tiêu dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra nhằm đánh giá khách quan trình độ học sinh, đồng thời thu thập các thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Thiết lập bảng hai chiều. a. Lập một bảng có 2 chiều; trong đó, một chiều thể hiện nội dung, một chiều thể hiện các mức độ nhận thức cần kiểm tra. b. Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của bảng. c. Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra: - Xác định số điểm cho từng nội dung căn cứ vào tổng số tiết quy định trong phân phối chương trình và mức độ quan trọng của nội dung đó..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. Thiết lập bảng hai chiều. - Xác định số điểm cho từng mức độ nhận thức để đảm bảo cho phân phối điểm có dạng tương đối chuẩn dựa trên nguyên tắc: mức độ nhận thức cơ bản nên có tỉ lệ điểm số cao hơn hoặc bằng các mức độ nhận thức khác. d. Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của bảng hai chiều: - Xác định thời gian, số điểm tương ứng cho từng phần. - Xác định số điểm, số lượng câu hỏi ở từng ô của bảng hai chiều..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> LƯU Ý. Càng nhiều câu hỏi ở mỗi nội dung, mỗi mức độ nhận thức thì kết quả đánh giá càng có độ tin cậy cao; hình thức câu hỏi đa dạng sẽ tránh được sự nhàm chán đồng thời tạo hứng thú khích lệ học sinh tập trung làm bài..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3. Thiết kế câu hỏi theo bảng hai chiều Căn cứ vào bảng hai chiều, giáo viên thiết kế câu hỏi cho đề kiểm tra. Cần xác định rõ nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về phẩm chất, năng lực được quy định trong chương trình môn học..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 4. Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm. Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng hai chiều. Điểm toàn bài kiểm tra định kỳ tính theo thang điểm 10. Điểm của các câu trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (theo quan hệ tỉ lệ thuận).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Phần 2: Hướng dẫn ra đề kiểm tra định kỳ môn Toán. 1. Mục tiêu - Kiểm tra định kỳ môn Toán nhằm đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng về Toán của từng học sinh sau mỗi học kỳ, năm học. Từ kết quả kiểm tra, giáo viên có thể điều chỉnh kế hoạch dạy học, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Nội dung kiểm tra thể hiện đầy đủ các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng theo chuẩn chương trình được ban hành trong Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ở 3 mức độ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2. Hình thức đề kiểm tra. Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng học sinh và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan. Có 4 hình thức trắc nghiệm: - Điền khuyết. - Đối chiếu cặp đôi. - Đúng – sai. - Nhiều lựa chọn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3. Cấu trúc đề kiểm tra. - Nội dung đề kiểm tra được cấu trúc cân đối giữa các mạch kiến thức: + Số và các phép tính: khoảng 6 điểm. + Đại lượng và đo đại lượng: khoảng 1 điểm. + Hình học: khoảng 1 điểm. + Giải bài toán có lời văn: khoảng 2 điểm. - Tỉ lệ câu trắc nghiệm và câu tự luận trong đề kiểm tra: + Số câu tự luận: khoảng 20% - 40%. + Số câu trắc nghiệm khách quan: khoảng 60% - 80%. - Số câu trong một đề kiểm tra: khoảng 20 – 25 câu..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 4. Mức độ đề kiểm tra. - Mức độ 1, mức độ 2 chiếm khoảng 80%; mức độ 3 chiếm khoảng 20%. - Trong mỗi đề có câu hỏi kiểm tra phần kiến thức cơ bản để HS trung bình có thể đạt 6 điểm và câu hỏi vận dụng sâu để phân loại học sinh khá, giỏi. Mức độ. Mức độ 1. Mức độ 2. Mức độ 3. Nội dung Số và phép tính. 10 – 12 câu. 2 – 4 câu. Đại lượng và đo đại lượng. -L1-4: 1-2 câu -L5: 1-3 câu. 1 - 2 câu. Hình học. -L1-4: 1-2 câu -L5: 1-3 câu. 1 - 2 câu. 1 – 2 câu.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 5. Hướng dẫn thực hiện.. - Căn cứ vào phần hướng dẫn cách ra đề kiểm tra và đối tượng học sinh cụ thể của từng đơn vị, vùng, miền để ra đề kiểm tra cho phù hợp. - Thời lượng làm bài kiểm tra là 40 phút. Đối với HS vùng khó khăn, thời gian có thể kéo dài tối đa 60 phút..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 6. Mức độ, nội dung Lớp 5, học kì 1 Mức độ. Mức độ 1. Mức độ 2. Mức độ 3. Nội dung -Nhận biết phân số thập phân, biết đọc, viết các phân số thập phân. -Nhận biết hỗn số, hỗn Số và phép tính số có phần nguyên và phần phân số; biết đọc, viết hỗn số.. -Biết chuyển Vận dụng một hỗn số được để giải thành 1 phân số. toán. -Biết sắp xếp một nhóm các số TP theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Mức độ. Mức độ 1. Mức độ 2. Nội Dung -Biết nhận dạng STP; biết STP gồm phần nguyên và phần thập phân; biết đọc và viết STP; biết viết STP khi Số và biết số đơn vị của mỗi phép tính hàng trong phần nguyên, phần thập phân; biết số đo đại lượng có thể viết được dưới dạng STP thì viết được dưới dạng STP và ngược lại.. -biết tính giá trị của các biểu thức có không quá 3 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc; biết tìm thành phần chưa biết của phép chia với STP.. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Mức độ. Mức độ 1. Mức độ 2. Nội Dung -Biết cách so sánh hai STP. - Biết cộng, trừ các STP có. - Biết tìm tỉ. số phần trăm đến ba chữ số ở phần thập của hai số, phân, có nhớ không quá hai tìm giá trị Số và một tỉ số phép tính lượt; biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phần trăm của một số, tìm phép cộng các STP và sử dụng trong thực hành tính. một số biết giá trị một tỉ số phần trăm của số đó.. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Mức độ. Mức độ 1. Nội Dung. - Biết thực hiện phép nhân có tích là STP có không quá ba chữ số ở phần thập phân trong một Số và phép tính số trường hợp: +) Nhân một STP với một số tự nhiên (STN) có không quá hai chữ số, mỗi lượt nhân có nhớ không quá hai lần.. Mức độ 2. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Mức độ. Mức độ 1. Nội Dung. +) Nhân một STP với một STP, mỗi lượt nhân có nhớ không quá hai lần. Số và - Biết nhân nhẩm một phép tính STP với 10; 100; 1000; … hoặc 0,1; 0,01; 0,001; . ... Mức độ 2. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Mức độ. Mức độ 1. Nội Dung. -Biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một tổng với một số và sử dụng Số và phép tính trong thực hành tính.. Mức độ 2. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Mức độ. Mức độ 1. Nội Dung. - Biết thực hiện phép chia, thương là STN hoặc STP có không quá ba chữ số ở phần thập phân, trong một số Số và trường hợp: phép tính +) Chia STP cho STN +) Chia STN cho STN mà thương tìm được là STP. +) Chia STN cho STP. +) Chia STP cho STP.. Mức độ 2. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Mức độ. Mức độ 1. Nội Dung. - Biết chia nhẩm một STP. cho 10; 100; 1000; … hoặc 0,1; 0,01; 0,001; … - Nhận biết được tỉ số phần Số và phép tính trăm của hai đại lượng cùng loại. Biết đọc, viết tỉ số phần trăm; biết viết một số phân số thành tỉ số phần trăm và viết tỉ số phần trăm thành phân số.. Mức độ 2. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Mức độ. Mức độ 1. Nội Dung. - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các tỉ số phần trăm; nhân tỉ số phần trăm với một Số và phép tính số tự nhiên, chia tỉ số phần trăm cho một STN khác 0.. Mức độ 2. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Mức độ. Mức độ 1. Mức độ 2. Mức độ 3. - Biết thực hiện phép tính với các số đo độ dài, khối lượng, diện tích.. Vận dụng được để giải toán. Nội Dung. - Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn Đại lượng vị đo độ dài trong bảng và đo đại đơn vị đo độ dài. lượng - Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài: + Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Mức độ. Mức độ 1. Mức độ 2. Nội Dung. + Từ số đo có hai tên đơn vị sang số đo có Đại lượng một tên đơn vị khác và và đo đại ngược lại. lượng - Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.. - Vận dụng. thực hiện phép tính với các số đo độ dài, khối lượng, diện tích trong giải quyết một số tình huống thực tế.. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Mức độ. Mức độ 1. Nội Dung. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng: Đại lượng + Từ số đo có một tên và đo đại đơn vị sang số đo có lượng một tên đơn vị khác. + Từ số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác và ngược lại.. Mức độ 2. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Mức độ. Mức độ 1. Nội Dung. - Biết dam2, hm2, mm2 là những đơn vị đo Đại lượng diện tích; ha là đơn vị và đo đại đo diện tích ruộng đất; lượng biết đọc viết các số đo diện tích theo những đơn vị đo đã học.. Mức độ 2. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Mức độ. Mức độ 1. Nội Dung. - Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các Đại lượng đơn vị đo diện tích và đo đại trong bảng đơn vị đo lượng diện tích. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích:. Mức độ 2. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Mức độ. Mức độ 1. Nội Dung. + Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có Đại lượng một tên đơn vị khác. và đo đại + Từ số đo có hai tên lượng đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác và ngược lại.. Mức độ 2. Mức độ 3.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Mức độ. Mức độ 1. Mức độ 2. Mức độ 3. - Biết cách tính diện tích hình tam giác. - Vận dụng trong giải quyết một số tình huống thực tế.. Vận dụng được để giải toán.. Nội Dung. Nhận biết được các dạng hình tam giác: có ba góc nhọn, có Hình học một góc tù và hai góc nhọn, có một góc vuông và hai góc nhọn..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Mức độ. Mức độ 1. Mức độ 2. Mức độ 3. Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn bước tính trong đó có các bài toán về: quan hệ tỉ lệ, tỉ số phần trăm, diện tích các hình tam giác.. Vận dụng được để giải toán.. Nội Dung Giải toán có lời văn.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Phần 3 Hướng dẫn xây dựng bài tập toán theo 3 mức độ của Thông tư 30. Thảo luận theo nhóm trong 2 phút Yêu cầu mỗi nhóm nêu 1 ý kiến Các thầy cô hãy nêu các mức độ nhận thức của học sinh theo Thông tư 30?.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Các mức độ nhận thức của HS theo TT30 a) Mức 1: HS nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; b) Mức 2: HS kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học; c) Mức 3: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Xây dựng bài tập toán theo 3 mức độ Ví dụ về 3 bài tập ở 3 mức độ ở phần chuyển động đều – Toán 5 -Mức độ 1: Một người đi xe đạp với vận tốc 12,5 km/giờ. Tính quãng đường người đó đi được trong 3 giờ. -Mức độ 2: Một xe đạp đi từ A lúc 8 giờ 30 phút với vận tốc 12,5 km/giờ, đến B lúc 11 giờ. Tính độ dài quãng đường AB. -Mức độ 3: Một người đi xe đạp từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 12,5 km/giờ. Đến 11 giờ 7 phút, một người đi xe máy cũng đi từ A đuổi theo người đi xe đạp với vận tốc 40 km/giờ. Hỏi người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp lúc mấy giờ ?.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Thảo luận theo nhóm về các bài toán ở 3 mức độ (5 phút). -Các nhóm chia sẻ trước lớp. -Thực hành xây dựng bài tập theo 3 mức độ môn Toán, lớp 5..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Phần 4: Trao đổi, thảo luận về 1 đề kiểm tra định kỳ môn Toán.. Thực hành ra 1 đề kiểm tra định kỳ môn Toán lớp 5. Mỗi nhóm ra một đề kiểm tra định kì cuối kì 2, môn Toán lớp 5..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Ch©n thµnh c¸m ¬n c¸c C« gi¸o, ThÇy giáo đã chú ý theo dõi. Xin chóc søc kháe vµ sù thµnh c«ng!.

<span class='text_page_counter'>(42)</span>

×