Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.17 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 23 - Tiết: 22 Ngày dạy:. Học hát. 1. Mục tiêu: Bài:Nổi trống lên các bạn ơi 1.1 Kiến thức: - HS biết nhạc sĩ Phạm Tuyên là tác giả bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi”. Biết nội dung bài hát ca ngợi tình đoàn kết của thiếu nhi các dân tộc Việt Nam. - HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát . - Thực hiện câu hỏi và bài tập trong SGK. 1.2 Kĩ năng: - Hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. 1.3 Thái độ: - Qua nội dung bài hát nhằm giúp các em thấy được tình đoàn kết của đại gia đình anh em các dân tộc Việt Nam. Đồng thời qua đó giáo dục cho các em biết đoàn kết, luôn giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. 2. Nội dung học tập: - Học hát bài Nổi trống lên các bạn ơi. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: - Đàn Organ, đĩa nhạc, máy nghe. - Đàn và hát thuần thục bài hát Nổi trống lên các bạn ơi. 3.2 Học sinh: - Thanh phách. - Đọc trước bài Nổi trống lên các bạn ơi. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) - GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số . - HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số. 8a1: 8a2: 8a3: 8a4: 8a5: 4.2 Kiểm tra miệng: TĐN Số 5 + GV đặt câu hỏi, HS trả lời: (5 phút) - GV: Gọi 1-2 HS lên đọc nhạc và ghép lời ca TĐN Số 5 và trả lời câu hỏi sau: 1. Em hãy kể tên một số sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên? (1đ) - Đọc nhạc và ghép lời ca đúng, thuần thục, to, rõ, diễn cảm, nêu đúng tên bài, tác giả( 9đ). * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : Đ( 5-10đ); CĐ( 1-4đ). 4.3 Tiến trình bài học: * Giới thiệu bi mới: GV:? Bạn nào biết được truyện “ Trăm trứng nở trăm con” HS: Giơ tay. GV: Và tiết học hôm nay câu chuyện này được tái hiện một lần nữa qua bài hát Nổi trống lên các bạn ơi của Nhạc sĩ Phạm Tuyên. GV: Ghi bảng. Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> HĐ1: Học hát : Nổi trống lên các bạn ơi (33phút) GV: Trước khi vào học hát chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về bài hát này nhé. * Tìm hiểu tác phẩm: GV: ?. Bài hát được chia làm mấy đoạn? HS: Trả lời. GV: Tổng hợp ý, ghi bảng. HS: Ghi bài. *Nghe hát mẫu: GV : Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát. (1 lần) Đàn giai điệu (1 lần). HS: Nghe, phát biểu cảm nhận về giai điệu bài hát. * Luyện thanh (khởi động giọng). GV: Đệm đàn. HS: Luyện theo mẫu (mi…ma…) 1-2 phút. * Học hát: Tập câu 1: GV: Hát mẫu 1-2 lần. Đàn giai điệu 2-3 lần. HS: Nghe, nhẩm theo. GV: Đàn, bắt nhịp. HS: Hát hoà giọng 1-2 lần. GV: Nhận xét, sửa sai.(Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa Yêu cầu từng dãy hát kết hợp với gõ phách. HS: Nghe, nhận xét GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương. GV: Gọi 1-2 tổ trình bày. GV: Nhận xét, sửa sai. Tập các câu còn lại: GV hướng dẫn HS tập tương tự câu 1 sau đó ghép câu, ghép đoạn ( tập theo lối móc xích). * Hát cả bài: GV: Đàn giai điệu hoàn chỉnh cả bài hát. (1 lần) Đàn giai điệu, bắt nhịp. HS: Hát hoà giọng 1-2 lần kết hợp gõ phách. GV: Nhận xét, sửa sai. Gọi 1-2 tổ thực hiện.. 1. Học hát: Bài Nổi trống lên các bạn ơi Phạm Tuyên * Bài hát Nổi trống lên các bạn ơi: - Bài hát gồm có hai đoạn. + Đoạn 1: “Xưa mẹ …một nhà” + Đoạn 2: “ Nổi trống…tung tung”..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Yêu cầu 1-2 nhóm trình bày. Gọi 2-3 HS trình bày. HS: Nghe, nhận xét GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương.( Xếp loại khuyến khích nhóm, cá nhân hát tốt). GV?: Nội dung bài hát nói về vấn đề gì? HS: Trả lời. GV: Tổng hợp ý. Bài hát cho chúng ta thấy được cội nguồn của dân tộc Việt Nam chúng ta từ xa xưa chung một cha, một mẹ do đó chúng ta phải biết sống đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau… 4.4 Tổng kết: (4 phút) - GV: Đệm đàn. - HS: Hát hoà giọng kết hợp gõ phách (1-2 lần). - GV: Nhận xét, sửa sai. ? Bài Nổi trống lên các bạn ơi các em vừa học do ai sáng tác? (Phạm Tuyên) - HS: Trả lời. - GV: Tổng hợp ý. 4.5 Hướng dẫn học tập: (2 phút) - Học thuộc lời bài hát Nổi trống lên các bạn ơi. - Thực hiện câu hỏi và bài tập trong SGK. - Chuẩn bị bài cho tiết sau: + Đọc và tìm hiểu bài TĐN Số 6. 5. Phụ lục:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>