Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiết 22-25 Ngữ văn 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.07 KB, 11 trang )

Tiết 22, 23- Đọc văn:
Ngày soạn: 10-10/2008
Tấm cám
(Truyện cổ tích)
A.yêu cầu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu đợc khát vọng của nhân dân gửi vào tác phẩm
-Thấy đợc nét đặc trng của nghệ thuật truyên cổ tích thần kì .
- Triết lý nhân sinh trong tác phẩm
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong truyên cổ tích.
B. phơng tiện dạy- học:
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1- cơ bản. Sách giáo viên Ngữ Văn 10 tập 1- cơ bản
- Tài liệu tham khảo, tranh minh hoạ truyện cổ tích, tranh về lễ hội xa. Thiết kế giáo án.
C . Phơng pháp:
D .Tổ chức hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài học tạo tâm thế:
Truỵên cổ tích không chỉ hấp dẫn đối với thế giới trẻ thơ mà ở bất kì lứa tuổi nào
truyện cổ tích cũng đều mang đến những giá trị chân-thiện-mĩ khiến con ngời sống đẹp,
sống thánh thiện hơn. Một trong những câu chuyện cổ tích quen thuộc đối với mỗi ngời dân
Việt Nam đó là truyện cổ tích Tấm Cám .
4. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt
Tiết 22
- HS đọc tiểu dẫn và tìm ý?
+ Khái niệm
+ Phân loại
+ Đặc điểm
- Bố cục truyện cổ tích Tấm
Cám đợc chia làm mấy


phần?
- Theo dõi truyện ta thấy nổi
bật lên sự đối lập và mâu
thuẫn gì giữa nhân vật nào với
nhân vật nào?
- Mâu thuẫn phát triển ra sao
trong toàn bộ mạch truyện?
- Mâu thuẫn nào là chủ yếu, vì
sao?
I. Giới thiệu chung
1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích
- Khái niệm: SGK
- Phân loại: 3 loại (cổ tích thần kì, cổ tích loài vật, cổ tích
sinh hoạt)
- Đặc điểm truyện cổ tích thần kì:
+ Yếu tố kì diệu: nhân vật thần kì, sự hoá thân, hoá kiếp.
+ Thiện thắng ác: Khát vọng của nhân dân về một xã hội
công bằng không có áp bức, bất công.
2. Bố cục truyện cổ tích Tấm Cám:
( chia làm 3 phần)
- Tấm ở nhà và đi dự hội.
- Tấm vào trong cung vua và hoá thân.
- Tấm trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Nhân vật và mâu thuẫn- xung đột chủ yếu
- Căn cứ vào quan hệ gia đình có các mâu thuẫn:
+ Tấm >< Cám ( Hai chị em cùng thế hệ, cùng cha khác
mẹ)
+ Tấm >< Dì ghẻ (Dì ghẻ -con chồng)
Trong hai mâu thuẫn trên mâu thuẫn Tấm-Cám là chủ yếu,

xuyên suốt toàn truyện, liêntục và ngày càng căng thẳng,
Tiết 23
- Em hãy nêu những sự việc
khi Tấm ở nhà và qua đó nhận
xét về Tấm và mẹ con
Cám?
(Thảo luận chung)
- Nhận xét về thái độ của Tấm
khi gặp khó khăn?
- ý nghĩa của việc Bụt giúp đỡ
Tấm?
- Hãy nêu những sự việc tiêu
biểu từ khi Tấm vào cung vua
và nhận xét về thái độ của
Tấm so với khi còn ở nhà?
(Thảo luận nhóm)
quyết liệt. Mâu thuẫn dì ghẻ con chồng chỉ đóng vai trò bổ
sung, phụ trợ và không liên tục. Khái quát thành mâu thuẫn
chung: Tấm >< Cám và dì ghẻ.
- Thể hiện mâu thuẫn xã hội, khái quát thành mâu thuẫn
thiện -ác.
+ Các nhân vật Bụt, nhà vua đứng về phía Tấm nhng tham
gia có mức độ vào quá trình giải quyết mâu thuẫn.
+ Mâu thuẫn phát triển thành xung đột một mất một còn và
kết thúc bằng Thiện thắng ác, cái ác bị trừng trị đích đáng.
* Khái quát về hoàn cảnh của Tấm
2. Diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ
con Cám.
a. Tấm ở nhà và đi dự hội
- Thi bắt tép để đợc thởng chiếc yếm đỏ:

Tấm Cám
Chăm chỉ, thật thà Lừa lấy Tép
- Nuôi cá bống
Tấm Cám
Coi bống nh bạn Bắt bống ăn thịt
- Nhặt thóc
Tấm Cám
Phải nhặt thóc và gạo
riêng ra
Trộn thóc với gạo
- Đi hội và thử hài
Tấm Cám
Hồn nhiên Tham vọng, hợm
hĩnh
Nhận xét:
- Tấm thật thà, chăm chỉ, hiền hậu.
- Mẹ con Cám xấu xa, độc ác.
- Gặp khó khăn Tấm chỉ biết khóc- thụ động. Tiếng khóc
ấm ức chứng tỏ Tấm đã ý thức đợc về nỗi khổ của mình.
Đây cũng đợc coi là thái độ phản kháng ban đầu của Tấm.
- Tấm luôn đợc Bụt giúp đỡ, điều đó phản ánh một quan
niệm: Ngời sống lơng thiện sẽ đợc hởng hạnh phúc, kẻ ác
dù nham hiểm đến đâu rồi cũng phải thất bại. Đó là mong -
ớc khát vọng ngàn đời của nhân dân.
* Tác giả dân gian đã thể hiện đợc những mâu thuẫn xung
đột giữa cái thiện với cái ác. Nhng đây mới chỉ dừng lại ở
những mâu thuẫn, xung đột vì quyền lợi vật chất.
b. Tấm vào cung vua và hoá thân
Tấm Mẹ con Cám
Hái cau giỗ cha Giết Tấm

Hoá thân vào Vàng Anh Bắt chim
Hoá thân vào Xoan Đào Chặt cây
Hoá thân vào khung cửi Đốt khung cửi
Hoá thân vào qủa thị
Nhận xét:
- Tấm dù trở thành Hoang hậu nhng vẫn hiếu thảo- không
quên ngày giỗ cha.
- Tấm đã trải qua mấy lần hoá
thân? Nhận xét về những vật
Tấm hoá thân?
- Tại sao Tấm hoá thân thành
quả thị thì không bị phát hiện?
- Mâu thuẫn- xung đột giữa
Tấm và mẹ con Cám có còn
dừng lại ở mâu thuẫn- xung
đột trong gia đình nữa không?
- Tấm trải qua nhiều lần hoá
thân mới đợc trở lại làm ngời,
qua đó nhân dân lao động
muốn nêu lên triết lý sống
gì?
- Hãy nêu những việc làm của
Tấm khi ở nhà bà lão?
- Tại sao tác giả dân gian lại
chọn hình ảnh miếng trầu để
nhà vua và Tấm nhận ra nhau?
- Nhận xét về kết thúc tác
phẩm?
*thảo luận về cách kết thúc
tác phẩm

- Hs đọc ghi nhớ trong SGK
- Mẹ con Cám ngày càng tham lam, tàn ác và quyết giết
bằng đợc Tấm.
- Trớc sự hãm hại của mẹ con Cám, Tấm không thụ động
trông vào sự cứu giúp của Bụt nữa và cũng không khóc mà
chủ động đấu tranh quyết liệt để giành lại vị trí của mình.
- Tấm qua 4 lần hoá thân, các vật hoá thân đều là những vật
giản dị, thân thuộc gần gũi với cuộc sống của nhân dân- Cổ
tích chính là bài ca cất lên từ cuộc sống.
- Ba lần hoá thân trớc Tấm đều bị phát hiện vì Tấm thật thà
để lộ mình qua: tiếng vàng anh hót, cây xoan đào che bóng
mát, khung cửi kêu. Hoá thân vào quả Thị Tấm chọn cho
mình nơi ẩn náu kín đáo xa cung cấm, xa những kẻ nhiều
mu lắm kế. Tấm im lặng chờ đợi ngời nhân hậu biết nâng
niu giá trị tinh thần, nâng niu cái đẹp, cái thiện bà để bà
ngửi.
- Từ mâu thuẫn trong gia đình, tác giả dân gian muốn phản
ánh mâu thuẫn xã hội giữa cái thiện và cái ác.
- Nếu ở phần đầu mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con
Cám chỉ là mâu thuẫn về giá trị vật chất thì ở phần sau mâu
thuẫn phát triển cao hơn đó là mâu thuẫn vì sự sống và
hạnh phúc.
- Tấm trải qua nhiều lần hoá thân mới đợc trở lại làm ngời.
Qua đó nhân dân lao động muốn qua nhân vật Tấm thể
hiện ý thức của mình: Muốn có hạnh phúc, con ngời phải tự
giành giật, đấu tranh thì hạnh phúc đó mới thực sự bền lâu.
c. Tấm trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua.
- Tấm vẫn chăm chỉ, chịu khó nhờ vậy cô đã thoát khỏi vỏ
thị trở lại cuộc sống làm ngời.
- Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc và gắn bó với cuộc

sống của ngời Việt (lễ hội, cới hỏi). Thông qua miếng trầu
Tấm và nhà vua nhận ra nhau.
- Hình ảnh miếng trầu têm cánh phợng là dấu hiệu của một
đôi bàn tay khéo léo, một tâm hồn tinh tế. Nếu nh lần đầu
gặp Tấm thông qua chiếc hài (vẻ đẹp bề ngoài) thì với
miếng trầu thể hiện sự khéo léo - nó biểu trng cho vẻ đẹp
tâm hồn của Tấm. Đây chính là sự sâu sắc, tinh tế của các
tác giả dân gian trong việc lựa chọn hình ảnh gắn kết hạnh
phúc lứa đôi.
- Cuối cùng mẹ con Cám bị trừng phạt. Cái ác bị tiêu diệt,
cái thiện trờng tồn, sống mãi.
III. Ghi nhớ: SGK
5. Củng cố- dặn dò
Truyện cổ tích Tấm Cám phản ánh:
- Mâu thuẫn không thể dung hoà giữa dì ghẻ- con chồng.
- Khát vọng của nhân dân về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
- Niềm tin vào thế lực siêu nhiên, mầu nhiệm cứu giúp những ngời bất hạnh.
Chuẩn bị: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
6. T liệu tham khảo:
* Những câu ca dao, tục ngữ có hình ảnh miếng trầu
Miếng trầu là đầu câu chuyện
Miếng trầu nên dâu nhà ngời
Dù không nên vợ nên chồng
ăn dăm ba miếng cho lòng em vui
Trầu này trầu tính trầu tình
ăn vào cho đỏ môi mình môi ta
Trầu này têm tối hôm qua
Giấu thầy giấu mẹ mang ra mời chàng
Mời anh ăn miếng trầu này
Trầu nhạt, trầu mặn, trầu cay, trầu nồng

* Bài thơ:
Lời của Tấm
Dịu dàng là thế Tấm ơi
Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?
Phận nghèo hôm sớm dãi dầu
Hoá bao nhiêu kiếp, ngọt ngào đa đoan.
Ngời ngoan ở với ngời gian
Dẫu hiền nh bụt cũng tan nát lòng
Tin em, em cớp mất chồng
Đành làm quả thị thơm cùng nớc non
Tởng rằng yên phận làm con
Miếng trầu cánh phợng vẫn còn thơm môi
Dịu dàng cũng bấy nhiêu thôi!
Nào ai có mấy cuộc đời cho nhau.
Một lần chết mấy lần đau
Cũng là xá tội cho nhau một lần
Gai hồng giữ lấy hoa hồng
Lại ngồi giặt áo cho chồng nh xa.
- ánh Tuyết-
Tiết 24- Làm văn:
Ngày soạn: 11-10/2008.
Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
A.yêu cầu cần đạt:
Giúp học sinh:
-Ôn tập và củng cố kiến thức về văn miêu tả , biểu cảm và tự sự.
- Nắm đợc vai trò và cách sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Tích hợp với Đọc văn qua văn bản Tấm Cám, với Tiếng Việt qua các bài đã học.
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự vó sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. phơng tiện dạy- học:
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1- cơ bản

- Sách giáo viên Ngữ Văn 10 tập 1- cơ bản
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế giáo án.
C . Phơng pháp:
Tích hợp (Văn +TV), thuyết giảng, đối thoại, nêu vấn đề, gợi mở.
D .Tổ chức hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Giới thiệu bài học:
4. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
Giúp HS ôn lại những kiến
thức đã học:
- Thế nào là miêu tả? Thế nào
là biểu cảm?
- Miêu tả trong văn bản tự sự
có hoàn toàn giống với miêu
tả trong văn bản miêu tả hay
không? Giữa biểu cảm trong
văn bản tự sự với biểu cảm
trong văn bản biểu cảm có
những điểm giống nhau và
khác nhau cụ thể nào?
I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
1.
- Miêu tả: Là dùng ngôn ngữ hoặc một phơng tiện nghệ
thuật khác làm cho ngời nghe, ngời đọc, ngời xem có thể
thấy sự vật, hiện tợng, con ngời nh đang hiện ra trớc mắt.
- Biểu cảm: Là văn viết ra nhằm bộc lộ tình cảm chủ quan
của bản thân trớc sự vật, sự việc, hiện tợng, con ngời trong

đời sống.
2.
- Để phân biệt miêu tả trong văn miêu tả và biểu cảm trong
văn biểu cảm với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự cần
căn cứ vào mục đích:
- Ba kiểu trên có thể cùng xuất hiện trong một văn bản tự
sự (vấn đề chỉ là mức độ, liều lợng và tính mục đích)
a. Tự sự
- Phơng thức: Trình bày các sự kiện (sự việc) có quan hệ
đến nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.
- Mục đích: Biểu hiện con ngời, quy luật đời sống, bày tỏ
thái độ tình cảm trớc con ngời và cuộc sống.
- Các hình thức văn bản thờng gặp: Bản tin báo chí, bản t-
ờng thuật, tờng trình, tác phẩm lịch sử, tác phẩm văn học
nghệ thuật (truỵên, kí, tiểu thuyết).
b. Miêu tả
- Phơng thức: Tái hiện các tính chất, thuộc tính của sự vật,
hiện tợng làm cho chúng hiển hiện.
-Mục đích: Giúp ngời đọc, ngời nghe cảm nhận và hiểu đợc
chúng.

×