Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

giao an chu de nhanh mot so loai hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.24 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 23 (Từ ngày 20/02/2017 đến 24/02/2017) Chủ đề lớn: Thế giới Thực vật+ Tết và mùa xuân Chủ đề nhỏ: Một số loại hoa Thứ 2, ngày 20/02/2017 Tên hoạt động: PTNT (LQCC) Tên đề tài: Ôn chữ cái h, k(CS 91) I. Mục đích, yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái h,k thông qua các từ và trò chơi - Trẻ biết luật chơi và cách chơi các trò chơi chữ cái. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng ghi nhớ, nhận biết, phát âm chữ cái thông qua trò chơi. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bị. - Bài thơ có chứa chữ h,k. thẻ chữ h,k. ngôi nhà có chữ h,k III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: Giới thiệu bài( 2-3p) - Xin chào mừng tất cả các bé đã quay trở lại - Trẻ vỗ tay hưởng ứng với chương trình: “Sân chơi chữ cái” của lớp 5T A4 Trường mầm non Minh Lương ngày hôm nay. - Không để các con phải chờ đợi lâu hơn nữa, ngay bay giờ cô và các con cùng khám phá - Trẻ vỗ tay chào đón xem chủ đề chơi của chúng ta ngày hôm nay là gì. Cô mời các con hãy quan sát lên bảng và cùng cô mở các ô cửa nhé - Chủ đề của sân chơi chữ cái ngày hôm nay chính là: “Trò chơi với chữ cái h, k”. - Trẻ chú ý HĐ2: Phát triển bài (15-20p) * Trò chơi 1: Giơ theo hiệu lệnh - Trẻ lắng nghe - Luật chơi: bạn nào giơ sai thì phải hát tặng cả lớp 1 bài - Cách chơi: cô phát cho mỗi bạn 1 rổ, trong rổ có chứa chữ h,k khi cô hô tìm thẻ chữ nào thì chúng mình phải tìm nhanh thẻ chữ đó và - Trẻ lắng nghe giơ lên và phát âm - Trẻ chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi (2-3) lần - Trẻ lắng nghe - Cô nhận xét và khen trẻ * TC2 : Tìm về đúng nhà - Cô giới thiệu tên trò chơi “Tìm nhà” + Luật chơi: bạn nào về sai nhà sẽ nhảy lò cò - Trẻ lắng nghe. 1 vòng xung quanh lớp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ bất kỳ, các thẻ chữ này giống với các thẻ chữ ở các ngôi nhà h,k cô gắn trên tường, cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát, hoặc đọc 1 bài thơ, khi cô hô “Tìm nhà - tìm nhà” trẻ nào có thẻ chữ nào phải tìm nhanh về nhà có thẻ chữ đó - Tổ chức cho trẻ chơi (2-3 lần) - Cô nhận xét sau khi chơi * Trò chơi 3: “Chữ gì biến mất” - Cô giới thiệu tên trò chơi “Chữ gì biến mất” + Luật chơi: bạn nào đoán sai phải nhảy lò cò 1 vòng xung quanh lớp học. + Cách chơi: Trên bảng của cô có các chữ cái: h,k Nhiệm vụ của các con là hãy quan sát thật tinh, sau đó nhắm mắt lại khi có hiệu lệnh của cô các con hãy mở mắt và quan sát lên bảng xem chữ cái gì đã biến mất. - Cô cho từng chữ cái biến mất. Khi trẻ đoán xong cô cho trẻ kiểm tra lại các chữ cái đó trên màn hình. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4lần. - Cô bao quát nhận xét và khen trẻ * Trò chơi 4 : “Ai nhanh hơn” + Luật chơi: Đội nào tìm và gạch chân được nhiều chữ và đúng theo yêu cầu của cô sẽ là đội thắng cuộc, đội nào tìm được ít hơn sẽ là đội thua cuộc + Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, có số lượng bằng nhau. Cô phát cho mỗi đội 1 bài thơ giống nhau có chứa chữ h, k Nhiệm vụ của 2 đội là tìm và gạch chân chữ h,k trong bài thơ sao cho đúng và được nhiều nhất. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô kiểm tra và nhận xét trẻ. (Cho trẻ chơi 2- 3 lần) 3.HĐ3 Kết thúc (2-3p) - Chương trình của chúng ta đến đây là hết, xin chào và hẹn gặp lại các bé ở những chương trình lần sau - Xin chào và hẹn gặp lại. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chú ý lắng nghe -Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi. -Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi -Trẻ lắng nghe. - Trẻ vẫy tay chào..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thời gian: Thứ 2, ngày 20/02/2017 Tên hoạt động: (PTNT) LQVMTXQ Tên đề tài : Tìm hiểu về 1 số loại hoa I. Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật và lợi ích của 1 số loại hoa đối với cuộc sống của con người (Hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền) 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát âm, quan sát, ghi nhớ. 3. Thái độ: Trẻ có ý thúc yêu quý chăm sóc và bảo vệ hoa. II. Chuẩn bị - Hình ảnh hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa sen III. Tổ chức thực hiện. Hoạt động của cô 1. HĐ1 Giới thiệu bài.( 2 - 3 phút) - Các con có biết bây giờ đang là mùa gì không? - Mùa xuân về trăm hoa đua nở, khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc, mọi cảnh vật đều trở nên đẹp hơn, cô mời các con hãy hướng những đôi mắt xinh của mình lên đây để cùng nhau tham quan vườn hoa mùa xuân qua đoạn phim này nhé! - Cô trình chiếu đoạn phim về các loài hoa cho trẻ quan sát: + Các con vừa được xem gì? Vườn hoa mùa xuân có đẹp không? Có những loại hoa nào? - Biết lớp mình học rất ngoan rất giỏi, nên cô tiên mùa xuân đã gửi tặng cho lớp mình rất nhiều món quà đấy, các con có muốn cùng cô khám phá xem đó là những món quà gì không? - Giáo dục trẻ yêu hoa, không hái hoa, bẻ cành. 2.HĐ2 Phát triển bài. ( 10 phút ) a, Quan sát và đàm thoại * Hoa Mai - Cô đưa hoa Mai ra cho trẻ quan sát: + Đây là hoa gì? + Hoa Mai có màu gì? + Hoa mai có những đặc điểm gì? (có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa, Hoa mai có 5 cánh, cánh hoa mai màu vàng…) + Cánh hoa mai như thế nào? (Cánh hoa mai mỏng, mềm, mịn…) + Hoa mai là loại hoa cánh gì? (cánh tròn) + Hoa mai nở vào mùa nào? (Mùa xuân) + Hoa mai được dùng để làm gì? (làm cảnh, trang trí) => Cô khái quát lại: Hoa mai có cuống hoa, đài. Hoạt động của trẻ - Trẻ mùa xuân ạ. - Lắng nghe.. - Trẻ quan sát - Vườn hoa, Có ạ - Hoa hồng, cúc, hoa huệ..... - Trẻ có ạ. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Hoa mai. - Màu vàng. - Có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa) - Mỏng, mềm, min - Cánh tròn ạ - Mùa xuân - Trang trí - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thời gian: Thứ 3 ngày 21/02/2017 Tên hoạt động: PTTC (Thể dục kỹ năng) Tên đề tài: - Bật qua vật cản - TCVĐ: Thi xem dội nào nhanh I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ biết sử dụng sức của đôi chân bật liên tục vào vòng theo yêu cầu của cô - Trẻ biết luật chơi, cách chơi và chơi được trò chơi thi xm đội nào nhanh 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, bật 3. Thái độ : Trẻ chăm tập thể dục để rèn luyện sức khỏe. Trẻ yêu quý các loài hoa II. Chuẩn bị - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. - Trang phục phù hợp thời tiết. - Xắc xô, giấy đề can làm vạch. Gậy thể dục - Nhạc, vòng... III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.HĐ1: Khởi động (3-5’) - Chào mừng tất cả các bé đến với hội thi “Bé tài năng” - Trẻ lắng nghe. được tổ chức tại lớp 5T A4 trường mầm non Minh Lương, cô Dung rất vinh dự được làm người dẫn chương trình cho hội thi ngày hôm nay. cô xin giới thiệu thành phần ban giám khảo là các cô giáo đến từ Các trường MN trong Huyện, đề nghị chúng ta cho một - Trẻ vỗ tay tràng vỗ tay để chào đón các cô nào..Và thành phần không thể thiếu trong hội thi ngày hôm nay là sự góp mặt của 2 đội chơi, đội màu xanh và đội màu đỏ - Đến với hội thi hôm nay chúng ta sẽ phải trải qua 3 phần thi: Phần 1: Đồng diễn Phần 2: Vượt chướng ngại vật Phần 3: Về đích Phần cuối là tổng kết trao giải - Chiến thắng mỗi phần thi, sẽ nhận được 2 bông hoa của chương trình => Các đội đã " Sẵn sàng " để bước vào hội thi chưa ạ? - Rồi ạ. - Vậy bây giờ cô Dung mời 2 đội cùng khởi động để bước vào phần thi thứ nhất nhất nào.. Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát theo nhạc bài “Mời bạn lên tàu” kết hợp các kiểu đi. Đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng má bàn chân, đi thường, đi khụyu gối, đi thường, chạy - Trẻ thực hiện chậm, chạy nhanh, chạy chậm ... Về ga. - Về đội hình hai hàng ngang, điểm số 1,2 tách hàng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Cô Dung xin chúc mừng cả 2 đội đã thực hiện xong phần khởi động của mình 2. HĐ 2: Trọng động (20- 25’). * Phần 1: Đồng diễn - Không để các đội phải chờ lâu - Phần thi thứ nhất là phần thi Đồng diễn xin phép được bắt đầu, Cho trẻ tập theo nhạc bài hát “em yêu cây xanh” - Động tác tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao. ( Tập 2lần x 8 nhịp). - Động tác chân 3: 2 tay chống hông ngồi khuỵu gối. ( Tập 3lần x 8 nhịp). - Động tác bụng 3: 2 tay giơ lên cao cúi gập người, tay chạm đất. ( Tập 2lần x 8 nhịp). - Động tác bật 2: Bật tách khép chân ( Tập 2lần x 8 nhịp). - Xin chúc mừng các đội đã hoàn thành phần thi thứ hai của mình. - Trải qua phần thi thứ hai cả 2 đội đều giành chiến thắng, xin chúc mừng cả 2 đội (Mời đội trưởng của 2 đội lên lấy hoa cắm vào lọ của đội mình) Phần 2: Vượt chướng ngại vật - Bây giờ chúng ta sẽ bước vào 1 phần thi rất rất là đặc biệt và khó khăn, đó là phần vượt chướng ngại, để biết phần thi này như thế nào thì 2 đội cùng hướng mắt lên xem ban tổ chức thực hiện nhé. - Trong phần thi Vượt chướng ngại vật hôm nay 2 đội chúng ta sẽ phải trải qua 1 thử thách của chương trình, đó là bật qua vật cản để về được đến đích của mình - Xin mời 2 đội chúng mình cùng hướng mắt lên đây xem ban tổ chức thực hiện nhé. + Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích động tác. - Ban tổ chức vừa thực hiện xong vận động gì? - Để thực hiện phần thi thứ 2 đạt kết quả cao, 2 đội hãy quan sát ban tổ chức thực hiện 1 lần nữa nhé + Cô làm mẫu lần 2: Phân tích động tác:Tư thế chuẩn bị cô đứng trước vạch xuất phát, 2 tay chống hông, đầu gối hơi khụy khi có hiệu lệnh bắt đầu bật cô dùng sức của 2 đôi chân bật qua vật cản, Thực hiện xong cô đi nhẹ nhàng về cuối hàng đứng. - Bây giờ BTC xin mời đội trưởng của 2 đội lên thực hiện trước nào. - Cho 2 trẻ khá lên thực hiện trước. - Bây giờ hai đội đã sẵn sàng thử tài của chúng mình. - Trẻ chuyển đội hình. Tách hàng. - Trẻ vỗ tay - Trẻ tập 2l x 8 - Trẻ tập 3l x 8 - Trẻ tập 2l x 8 - Trẻ tập 2l x 8 - Trẻ vỗ tay. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát.. - “ Bật qua vật cản”. - Trẻ lắng nghe cô phân tích động tác và quan sát cô thực hiện mẫu.. - 2 Trẻ lên làm mẫu - Trẻ rồi ạ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> qua phần thi Vượt chướng ngại vật chưa? - Vậy phần thi bé tài năng xin phép được bắt đầu… 3.2.1 bắt đầu - Lần đâu tiên BTC thấy 2 đội đều rất cố gắng và ngang sức ngang tài..xin chúc mừng cả 2 đội - Bây giờ để tìm xem đội nào là đội dành chiến thắng BTC xin mời các đội thực hiện lại 1 lần nữa nào - Cô cho 2 tổ thi đua nhau cùng thực hiện. - Phần thi thứ 2 đã kết thúc, BTC thấy cả 2 đội đều rất cố gắng và ngang sức cả 2 đội đều dành chiến thắng xin chúc mừng 2 đội - Cô mời đội trưởng của 2 đội lên lấy 2 bông hoa cắm vào lọ của đội mình nào. * Phần 3: Về đích - Để biết đội nào là đội dành chiến thắng trong ngày hôm nay, bây giờ ban tổ chức cùng mời tất cả các đội cùng đến với phần thi thứ 3, phần thi về đích Để biết phần thi này thi như thế nào, BTC xin mời tất cả các bé chúng mình cùng lắng nghe BTC nêu luật chơi và cách chơi nhé - Cách chơi" Các vận động viên sẽ đứng thành hành dọc theo đội, bạn đằng trước cách bạn đằng sau một cánh tay, chân bước rộng bằng vai. Bạn đầu hàng sẽ là người cầm bóng bằng 2 tay . Khi có hiệu lệnh “ Chuyền” thì sẽ cầm bóng bằng 2 tay đưa lên đầu, hơi ngả tay về phía sau. Bạn thứ 2 sẽ đón bóng bằng hai tay rồi làm động tác tương tự để chuyền bóng cho bạn tiếp theo, cứ vậy chuyền lần lượt đến bạn cuối cùng của hàng. + Luật chơi: đội nào truyền được nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng - Các đội đã sẵn sàng chưa ạ. 3,2,1 bắt đầu - Trải qua 3 phần thi kết quả của 2 đội là + Đội số 1 dành được ….bông hoa của chương trình + Đội số 2 dành được….bông hoa - Xin chúc mừng cả 2 đội - Phần 4: Tổng kết và trao giải - Đây là phần mà các đội mong chờ nhất..BTC xin mời đội trưởng của 2 đội lên nhận quà của chương trình - Đến với hội thi ngày hôm nay các bạn thấy có vui không? - Bây giờ ban tổ chức xin mời tất cả các bạn nhỏ cùng đi nhẹ nhàng thành vòng tròn để cơ thể chúng mình thoải mái hơn sau hội thi nào? - Cho trẻ nghe nhạc bài “Màu hoa ”. - Tổ thi đua. - Trẻ Thực hiện - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nghe. - Trẻ nghe. - Trẻ vỗ tay. -Trẻ lên nhận quà - Trẻ có ạ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Hội thi của chúng ta đến đây là hết rồi cảm ơn sự có mặt của tất cả các cô và các bé. Chúc các bé lớp 5T A4 chăm ngoan và học giỏi, chúc các cô mạnh khỏe và công tác tốt - Xin chào và hẹn gặp lại các bé và các cô ở những chương trình lần sau. - Trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 vòng. - Trẻ vẫy tay chào. Thời gian: Thứ 3 ngày 21/02/2017 Tên hoạt động: PTTM ( Tạo hình) Tên đề tài : Vẽ hoa (ĐT) (CS6) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết sử dụng các nét vẽ khác nhau: nét cong, nét tròn, nét xiên, nét thẳng.. để vẽ hoa mùa xuân. - Trẻ biết lợi ích của các loài hoa. Biết yêu quý và bảo vệ hoa, biết giữ gìn sản phẩm của bạn và mình 2. Kĩ năng - Bố cục bức tranh hợp lí và biết chọn màu sắc đẹp, phù hơp. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ các loài hoa. II. Chuẩn bị - Tranh mẫu về các loài hoa. - Nhạc “Màu hoa” - Giấy A4, sáp màu, - Thơ “ Hoa cúc vàng” III. Tiến trình hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1. Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài “ Màu hoa” - Cô và trẻ trò chuyện: + Các con vừa hát bài hát gì? - Trẻ trả lời + Do ai sáng tác? - Trẻ trả lời - Trong bài hát có những màu hoa gì? - Trẻ trả lời + Có những loài hoa nào nở vào mùa xuân? - Trẻ trả lời + Hôm nay, cô tổ chức 1 cuộc thi vẽ về hoa mùa xuân. Hoạt động 2. Phát triển bài a. Quan sát tranh và đàm thoại - Chúc mừng năm mới mới chị mùa xuân đã tặng cho lớp chúng mình 1 món quà đấy, chúng mình.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> có muốn biết món quà của chị là gì không - Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ các loài hoa mùa xuân. Và hỏi trẻ: + Tranh vẽ các loài hoa gì? * Quan sát tranh vẽ hoa hồng - Cô đưa hoa Hồng ra cho trẻ quan sát: + Các con hãy nhìn xem cô có hoa gì đây? (Hoa Hồng) - Cô cho trẻ phát âm "Hoa hồng". - Trẻ trả lời: Hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền. - Trẻ phát âm + Hoa Hồng có màu gì? (Màu đỏ) + Hoa hồng là loại hoa cánh gì? (Cánh tròn) - Hoa hồng được vẽ bằng những nét gì? + Hoa hồng dùng để làm gì? (Toả hương thơm,Trang trí, làm nước hoa…) => Cô khái quát lại Hoa hồng có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa. Cánh hoa hồng dày, mềm, mịn, nhiều cánh úp vào nhau tạo thành 1 bông hoa, Hoa hồng là loại hoa cánh tròn, có nhiều màu, có mùi thơm nhẹ, được dùng để trang trí, để tặng nhau trong các ngày lễ tết, và làm nước hoa. - Hoa hồng được vẽ bằng nét cong tròn khép kín * Quan sát tranh vẽ hoa cúc - Cô đưa hoa Cúc ra cho trẻ quan sát: - Các con hãy nhìn xem cô có hoa gì đây? (Hoa Cúc) - Cô cho trẻ phát âm "Hoa cúc" - Hoa Cúc có màu gì? (Màu Vàng) - Hoa cúc có những đặc điểm gì? (Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa - Cánh hoa cúc như thế nào? (Hoa cúc có nhiều cánh, cánh hoa cúc nhỏ, mềm, thon dài, lớp cánh bên ngoài dài hơn bên trong…) - Hoa cúc được vẽ bằng những nét gì? - Hoa cúc dùng để làm gì? (trang trí, để làm cảnh, thờ cúng) => Hoa cúc có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa; cánh hoa cúc có màu vàng, nhiều cánh, dày, cánh bên ngoài dài hơn cánh ở bên trong; hoa cúc là loại hoa cánh dài, có mùi thơm nồng, dùng để chưng làm cảnh., thờ cúng,… một số loài hoa Cúc có màu sắc khác nhau. * Quan sát tranh vẽ hoa đồng tiền + Cô đố chúng mình biết đấy là hoa gì?. - Màu đỏ - Nét cong tròn - Trẻ Trả lời trang trí. - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Hoa cúc - Trẻ phát âm - Màu vàng. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời: nét cong tròn - Trẻ nghe. - Trẻ TL: hoa đồng tiền.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Hoa đồng tiền có màu gì? + Ai phát hiện ra hoa đồng tiền có những đặc điểm nào? (có cuống hoa, đài hoa, nhụy hoa, cánh hoa) + Hoa đồng tiền của cô có màu đỏ, nhiều cánh… + Cánh hoa đồng tiền ở ngoài to dài, ở gần nhụy nhỏ ngắn hơn + Hoa đồng tiền là loại hoa cánh gì? (Cánh dài) + Nhụy hoa đồng tiền có màu gì?(Màu vàng) - Hoa đồng tiền được vẽ bằng những nét gì? + Hoa đồng tiền được dùng để làm gì? (Trang trí, toả hương thơm, …) - Chúng mình có muốn vẽ dược những bông hoa mùa xuân thật đẹp như những bức tranh của chị mùa xuân không? b, Trẻ Thực hiện - Trước khi vẽ chúng mình phải làm gì? - Chúng mình ngồi như thế nào? - Cầm bút như thế nào, bằng tay gì? Cô trao đổi về ý định của trẻ: - Con sẽ vẽ những loài hoa gì của mùa xuân? - Làm thế nào để con vẽ được các loài hoa đó? - Con định sử dụng những nét vẽ gì cho bài thi của mình? - Con định sử dụng những màu gì? Cô nhắc trẻ về bố cục tranh, về cách tô màu. Khuyến khích trẻ vẽ nhiều loài hoa khác nhau. - Trong lúc trẻ vẽ, cô bao quát nhắc trẻ tập trung, vẽ nhiều loài hoa khác nhau. - Cô giúp đỡ những trẻ còn lung túng trong khi vẽ c. Trưng bày và nhận xét sản phẩm. - Cô gọi tất cả trẻ đem tranh lên trưng bày sản phẩm. - Cho trẻ quan sát tranh vẽ của cả lớp, chọn ra bài vẽ đẹp của bạn. - Cô mời trẻ nhận xét bài vẽ của bạn: + Con thích bức tranh nào? + Vì sao con thích? - Cô mời 1 – 2 trẻ vẽ khá giới thiệu bài vẽ của mình. - Cô nhận xét sản phẩm chung của cả lớp: khen ngợi những bài vẽ đẹp, động viên, khích lệ các. - Màu đỏ. - Nét cong tròn, khép kín - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ có ạ - Lấy giấy vẽ, bút màu - Trẻ ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, chân vuông góc với mặt sàn - Bằng tay phải, bằng 3 đầu ngón tay. - Trẻ trả lời. - Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. - Trẻ trả lời; - Trẻ lên giới thiệu.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> bài vẽ chưa hoàn thành. [ Giáo dục trẻ: Để chăm sóc các loài hoa, chúng - Trẻ lắng nghe mình hãy tưới nước cho cây hoa, bắt sâu cho cây. Nếu gia đình các con cắm hoa để trang trí thì hằng ngày các con phải thay nước cho hoa để hoa tươi lâu hơn nhé. HĐ3. Kết thúc - Cho trẻ đọc bài thơ “ Hoa cúc vàng” để kết - Trẻ đọc thơ và ra sân ch thúc tiết học. Thời gian: Thứ 4 ngày 22/2/2017 Tên hoạt động: PTNN ( Văn học). Tên đề tài : Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm: “ Hoa cúc vàng ” (Cs 64) I. Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức : - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và đọc thuộc diễn cảm bài thơ “ Hoa cúc vàng” (CS64) - Biết thể hiện các động tác minh họa cho bài thơ, ngắt, nghỉ đúng nhịp. 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, phát triển ngôn ngữ. 3. Thái độ : - Trẻ yêu quý cô giáo, vâng lời chăm ngoan học giỏi. II. Chuẩn bị - Máy tính, ti vi để chiếu hình ảnh - Tranh bài thơ “Hoa cúc vàng”. - Que chỉ. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3-5’) : - Xin chào mừng tất cả các bé đến với câu lạc bộ "Bé yêu thơ" của lớp 5T A4 Trường MN Minh Lương, đến dự với buổi sinh hoạt hôm nay ban tổ chức xin được trân trọng giới thiệu sự có mặt - Trẻ lắng nghe và vỗ tay đông đủ của tất cả các bé đến từ lớp MGL A4 và chào người bạn đồng hành là cô giáo Hoàng Dung. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các cô giáo đến từ các trường MN trong toàn huyện, Xin nổ 1 - Trẻ lắng nghe. tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô và các bé nào - Mở đầu buổi sinh hoạt ngày hôm nay là chương trình văn nghệ đặc sắc do tốp ca nam nữ đến từ - Trẻ lên hát. lớp MGL-A4 thể hiện với bài hát “Màu hoa”. Xin mời tất cả các bé cùng hướng lên sân khấu để thưởng thức phần biểu diễn của các bạn nào..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - 1 tràng pháo tay thật lớn để cảm ơn tiết mục của các bạn Hoạt động 2 : Phát triển bài (20 – 25). * Cô giới thiệu bài thơ, tên tác giả: - Đến với buổi sinh hoạt hôm nay chúng mình không chỉ được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc mà còn được lắng nghe những giọng thơ rất là diễn cảm và ngọt ngào, hôm nay ban tổ chức có 1 bài thơ rất hay nói về hoa cúc vàng mà chúng mình đã được học. Chúng mình có biết đó là bài thơ gì của tác giả nào không? Để biết đó là bài thơ gì của tác giả nào chúng mình hãy cùng chú ý lắng nghe đại diện của ban tổ chức đọc nhé! * Cô đọc mẫu - Cô đọc 1 đoạn của bài thơ - Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả + Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ có tên là gì ? + Do tác giả nào sáng tác ? * Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp chỉ tranh và giảng nội dung: - Cô giảng nội dung bài thơ "Hoa cúc vàng nói về sự thay đổi của thơi tiết và sức sống mãnh liệt của cây hoa cúc, mùa đông thời tiết rất rét, cây cối rụng hết lá, Nhưng hoa cúc thì gom nắng chờ cho đến tết mùa xuân nở vàng thi nhau đua sắc. * Cô đọc diễn cảm lần 3: kết hợp với cử chỉ điệu bộ * Đàm thoại về nội dung bài thơ: +Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì? + Do ai sáng tác? - Bài thơ nói về hoa gì? - Mùa nào được tác giả nói đến trong bài thơ này? - Các con có biết một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào? (Bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông) - Mùa đông trong bài thơ được tác giả miêu tả như thế nào? - Mùa xuân đến hoa cúc nở như thế nào? - Vì sao? - Tết đến xuân về các con có cảm nhận gì?. - Trẻ vỗ tay. - Trẻ qs, lắng nghe. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe. - Bài thơ “ Hoa cúc vàng”. - Nguyễn Văn Chương - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe. - Bài thơ “ Hoa cúc vàng”. - Nguyễn văn chương - Trẻ TL: Hoa cúc vàng - Mùa đông, mùa xuân. - Có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. - Mùa đông không có nắng, cỏ cây phải chịu rét. - Trẻ TL: Hoa cúc nở đầy sân. - Vì mùa xuân đẹp, có nắng lại về. - Cảm thấy ấm áp và hạnh phúc..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Câu thơ nào nói lên niềm vui của mọi người khi mùa xuân đến? (cô gợi ý tre trả lời bằng câu thơ minh họa) - Cô khái quát lại+ giáo dục trẻ: cây xanh và hoa có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người vì vậy chúng mình phải yêu quý cây xanh không ngắt hoa bẻ cành bừa bãi, phải biết tưới nước nhổ ỏ cho cây, chúng mình nhớ chưa. * Dạy Trẻ đọc đọc thơ diễn cảm: - Cô mời các bạn cùng đọc thơ nhé! - Cô cho cả lớp đọc ( 2 - 3 lần) - Tổ đọc (3 tổ). - Cho trẻ đọc thơ theo nhóm 3 - 4 nhóm. - Cho trẻ đọc thơ theo cá nhân 4 - 5 trẻ - Cô động viên khen trẻ. - GD trẻ yêu quý các loài hoa Hoạt động 3 :Kết thúc (3-5’) - Đến với câu lạc bộ hôm nay cô thấy bạn nhỏ nào cũng ngoan và học thơ rất giỏi, ban tổ chức khen tất cả các bé, Nhưng thời gian dành cho buổi sinh hoạt đến đây là hết rồi, xin cảm ơn sự có mặt của tất cả các cô và các bé, xin chào và hẹn gặp lại ở những chương trình lần sau.. - “Rực vàng hoa cúc ấm vui mọi nhà”.. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ đọc theo lớp. - Trẻ đọc thơ theo tổ. - Trẻ đọc thơ theo nhóm. - Trẻ đọc thơ theo cá nhân. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ vẫy tay chào - Trẻ đi thành hàng ra sân chơi. Thời gian: Thứ 5 Ngày 23/2/2017 Tên hoạt động: PTTM (Âm nhạc) Tên đề tài : NDTT: NH “Xòe Hoa” (CS 99) NDKH: Dạy hát “Màu Hoa” TCAN: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng I. Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức : - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, hát được bài hát “Màu hoa” - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát “Xòe Hoa” của dân ca thái - Trẻ biết cách chơi, luật chơi, chơi được trò chơi “Nghe tiếng hát nhảy vào vòng” 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng hát, nghe hát, chơi trò chơi cho trẻ. 3. Thái độ : - Trẻ hứng thú trong giờ học. II. Chuẩn bị.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Nhạc bài hát “Màu Hoa” và “xòe hoa - Vòng cho trẻ chơi trò chơi. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (Tg 2-3) - Loa loa loa loa xin thông báo đến các bạn nhỏ sắp tới nàng tiên mùa xuân sẽ tổ chức hội thi “Bé tài năng” vì vậy nàng tiên xanh thông báo muốn các bạn nhỏ chuẩn bị thật tốt để tham gia hội thi đạt kết quả cao loa loa loa loa.... - Các bạn nhỏ ơi nàng tiên mùa xuân sắp tổ chức hội thi “Bé làm ca sĩ” đấy hôm nay cô và lớp chúng mình sẽ cùng tập luyện thật tốt để tham gia hội thi nhé. Hoạt động 2 : Phát triển bài (15-20p) a. Nghe hát " Xòe hoa" - Hôm nay đến với buổi tập một cô ca sĩ đã nhờ cô gửi tặng chúng mình 1 bài hát đó là bài “Xòe hoa” của dân ca thái - Để biết giai điệu của bài hát như thế nào chúng mình cùng chú ý lắng nghe cô hát trước nhé. - Cô hát mẫu. - Cô hát lần 1: + Chúng mình vừa nghe cô hát bài hát gì?. + Của dân ca nào?. - Cô hát lần 2: Giảng nội dung "bài hát xòe hoa nói về các bạn nhỏ ca hát vui lễ hội mùa xuân trong tiếng khèn, tiếng trống của bản làng người thái " - Lần 3: Cô bật nhạc cho trẻ nghe bài hát “Xòe hoa” và cho trẻ cùng đứng lên hưởng ứng. => Giáo dục trẻ: Ngoan vâng lời, học giỏi - Đến với buổi tập luyện hôm nay cô có 1 bài hát hay rất hay nói về vườn hoa có rất nhiều màu sắc ! Chúng mình có biết , đó là bài hát gì không? Đó là bài hát "Màu Hoa" của nhạc sĩ Hoàng Yến b, Dạy hát "Màu Hoa" - Bây giờ cô và chúng mình cùng học hát thật hay bài hát "Màu Hoa" nhé! * Cô hát mẫu lần 1: - Cô vừa hát bài hát gì? - Do ai sáng tác? - À đúng rồi! Chúng mình vừa hát bài " Màu Hoa" do chú Hoàng Yến sáng tác đấy! * Cô hát lần 2: để biết nội dung và giai điệu của. Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ vâng ạ. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ nghe - Bài hát “ Xòe hoa” - Dân ca thái - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hưởng ứng cùng cô. - Trẻ TL: không. - Màu Hoa - Hoàng Yến - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> bài hát như thế nào chúng mình lắng nghe cô hát lại 1 lần nữa nhé. - Bạn nào cho cô biết bài hát nói về điều gì? - Cô giảng nội dung: Bài hát nói về vườn hoa có rất nhiều màu sắc! Thi nhau đua nở, cô giáo đưa các bạn nhỏ đi thăm vườn hoa. - Chúng mình thấy giai điệu bài hát này như thế nào? - Bài hát không chỉ có lời hay, vui tươi, nhí nhảnh, bài hát còn hay hơn nữa khi chúng mình hát to và đều nữa đấy..chúng mình cùng hát với cô nhé. - Bây giờ chúng mình sẽ cùng hát nhé! + Cô mời cả lớp hát + Cô cho 3 tổ hát + Cô cho nhóm, cá nhân trẻ hát - Khi trẻ hát cô bao quát, lắng nghe và chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô nhận xét, khen ngợi động viên trẻ c. Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng - Cô nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. - Luật chơi: Bạn nào không nhanh chân nhảy vào vòng sẽ là bạn thua cuộc và phải nhảy lò cò xung quanh lớp. - Cách chơi: cô có những chiếc vòng và mời số bạn lên chơi nhiều hơn số vòng, cô đặt những chiếc vòng xuống sàn thành vòng tròn các bạn chơi đi thành vòng tròn vừa đi vùa hát, khi nghe tiếng sắc xô các bạn phải nhanh chân nhay vào vòng. Lưu ý “Mỗi vòng chỉ được nhảy vào 1 bạn. Nếu 2 bạn nhảy chung 1 vòng 2 bạn đấy đều bị phạt nhảy lò cò”. Mỗi lần chơi cô cất bớt đi 1 chiếc vòng. - Các bạn đã nghe rõ luật chơi và cách chơi chưa. - Trò chơi bắt đầu - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Cô động viên khen trẻ. - Giáo dục trẻ: Chăm ngoan học giỏi, vâng lời Hoạt động 3 :Kết thúc.(Tg 2-3’) - Thời gian dành cho buổi tập đến đây là hết rồi, xin chào và hẹn gặp lại các bé ở những chương trình lần sau Thời gian: Thứ 6 Ngày 24/02/2017. - Trẻ TL: vườn hoa nhiều màu sắc. - Vui tươi, nhẹ nhàng. - Cả lớp hát - 3 tổ hát - Cá nhân trẻ hát. - Trẻ nghe cô giới thiệu trò chơi - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ lắng nghe. -Trẻ vỗ tay.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tên hoạt động: KNXH - KNS Tên đề tài: Không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Dạy trẻ không đi theo nhận quà của người lạ, khi chưa được người thân cho phép 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ vâng lời người thân trong gia đinh, cô giáo, II. Chuẩn bị: - Video - Nhạc không lời. III. Tiến trình: Hoạt động của c« Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2-3p) - Trẻ chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi "Gieo hạt" - Trẻ TL: Gieo hạt - Cô hỏi trẻ: chúng mình vừa chơi trò chơi gì? - Muốn cây lớn lên xanh tốt chúng mình phải - Trẻ TL: tưới nước, bón phân, lau lá làm gì? - Cô khái quát lại: giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ - Trẻ nghe vây xanh 2. Hoạt động 2: Phát triển bài (20-25p). a, Quan sát video và đàm thoại - Trẻ chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi "Trời sáng - trời tối" - Trẻ TL: video + Lớp mình nhìn xem cô có gì? + Chúng mình cùng quan sát xem trong video có - Trẻ TL: Có bạn Mimi và mẹ bạn mimi ai? - Trẻ TL: đi siêu thị ngày chủ nhật - Trong video bạn mimi được mẹ đưa đi đâu - Trẻ TL: không nghe lời mẹ chạy đi lung tung - Đến siêu thị bạn Mimi như thế nào? - Bạn mimi bi lạc mẹ rồi òa - Sau đó bạn Mimi bị sao? lên khóc - Một người phụ nữ đeo - Sau đó bạn mimi gặp ai? kính đen đến đưa mimi đi và nói là bạn của mẹ. - Trẻ TL: có ạ, bạn mimi đi - Bạn Mimi có đi theo không? theo và không chút hoài nghi - Mẹ của mimi - Sau đó ai đã đếm kịp gặp mimi? - Thế người phụ nữ kia có phải bạn của mẹ mimi - Trẻ TL: không ạ không? - Người xấu, muốn bắt cóc - Thế mẹ nói người phụ nũ kia là ai?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Cuối cùng mẹ nói với Mimi điều gì? - Qua video này chúng mình học được điều gì?. trẻ con - Không được đi theo hay nhận quà của người lạ, con nhớ chưa - Không được đi theo và nhận quà của người lạ. - Cô giáo dục trẻ: Khi đi chơi xa cùng người thân chúng mình nhớ không được chạy đi chơi 1 mình, và không được đi theo hay nhận quà của ngườ lạ, nếu chẳng may bị lạc phải tìm đến các - Trẻ TL: vâng ạ địa chỉ tin cậy như các chú công an, cảnh sát để được thông báo cho người thân, chúng mình nhớ chưa. thấy chúng mình học rất ngoan bây giờ cô sẽ tổ chức cho chúng mình chơi một trò chơi, chúng mình có muốn chơi không? - Trẻ có ạ c, Trò chơi "Thi xem ai nhanh" - Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 nhóm, cô phát - Trẻ lắng nghe cho mỗi nhóm các bức tranh, nhiệm vụ của các nhóm là gạch bỏ các bức tranh có nội dung sai - Luật chơi: đội nào gạch sai sẽ là đội thua cuộc và phải nhảy lo cò 2 vòng sân - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi - Cô bao quát và nhận xét trẻ *Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét giờ học - Cô cho trẻ hát bài "Màu hoa" và ra sân chơi - Trẻ hát và ra sân chơi Tên hoạt động: PTNT (Toán) Tên đề tài: : Tạo ra 1 số hình học bằng các cách khác nhau I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết phân biệt và gọi đúng tên các hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật + Biết sử dụng các cách khác nhau để tạo thành hình mới 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết ghi nhớ có chủ đích. - Rèn kỹ năng vẽ, dán, xếp, chắp ghép 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú trong giờ học, biết chơi cùng bạn và tuân thủ luật chơi II. Chuẩn bị: - Phòng học thoáng mát, sạch sẽ - Đồ dùng của cô: + Tranh treo tường có hoa hồng mang hình tròn, hoa cúc mang hình tam giác, hoa huệ mang hình chữ nhật, hoa ly mang hình vuông , + Các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật to nhỏ, Que chỉ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> + Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng hình vuông, tròn , tam giác, chữ nhật xung quanh lớp - Đồ dùng của cháu + Bảng, rổ đựng các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật III: Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Giới thiệu bài: - Cô và trẻ dạo chơi trong lớp vừa đi vừa hát bài: màu - Trẻ hát hoa +Trong bài hát chúng mình vừa hát có nhắc đến - Trẻ trả lời những màu hoa gì? + Bây giờ các con hãy quan sát phát hiện xem trong - Trẻ quan sát và trả lời lớp mình có những hoa gì và mang theo mình những theo yêu cầu của cô giáo hình gì nhé + Con nhìn thấy hoa gì? Nó mang theo hình gì? - Trẻ trả lời - Vừa rồi các con đã gọi đúng tên các hình đã học rồi - Trẻ trả lời đấy, bây giờ các con hãy nghe nhạc đi lấy rổ về tổ ngồi ngay ngắn để chúng mình cùng chơi với các -Trẻ đi lấy rổ về tổ ngồi hình đã học nhé. Hoạt động 2: Phát triển bài * Ôn nhận biết các hình: - Cô cho trẻ chơi trò chơi: Về đúng nhà +Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 hình, cho trẻ giả -Trẻ lắng nghe làm các chú thỏ đi dạo chơi đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát, khi hát đến câu "Mưa to rồi- Mưa to rồi mau mau đi về thôi" trẻ có hình nào thì chạy nhanh về ngôi nhà có gắn hình đó + Luật chơi: bạn nào về sai nhà phải nhảy lò cò xung quanh lớp học - Trẻ chơi +Cô cho trẻ chơi với mỗi hình đều cho cả lớp đồng -Trẻ làm theo yêu cầu thanh nói tên hình, sau đó hỏi cá nhân nhiều trẻ của cô giáo - Cô nhận xét bao quát trẻ * Nội dung mới: Sử dụng các cách khác nhau để tạo thành hình mới - Từ những hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật mà - Trẻ nghe chúng mình đã biết, đã làm quen, ngày hôm nay cô sẽ dạy chúng mình sử dụng các cách khác nhau để tạo thành 1 hình mới, chúng mình cùng chú ý nhé! -Trẻ làm theo yêu cầu - Cô thực hiện mẫu và yêu cầu trẻ thực cùng cô, sau của cô giáo mỗi lần ghép cô cho trẻ phát âm tên hình mới và nhận ra hình mới - Trẻ thực hiện * Cách 1: Dùng que, hạt ngô, sỏi để xếp - Chúng mình thấy cô có gì đây? - Trẻ TL: que tính, hạt ngô, hạt sỏi - Những que tính này cô sẽ dùng để xếp các hình học.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> chúng mình cùng chú ý nhé - Cô dùng 4 que tính để xếp hình vuông, 3 que để xếp hình tam giác. 6 que để xếp hình chữ nhật. và dùng các que ngắn để xếp hình tròn - Hạt ngô, hạt sỏi xếp tương tự - Cô cho trẻ thực hành xếp cô quan sát và giúp đỡ trẻ yếu * Cách 2: Dùng bút vẽ - Chúng mình cùng quan sát lên đây xem cô tạo ra các hình học bằng cách gì nhé? - Cô dùng đùng bút để vẽ hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn - Cô cho trẻ thực hiện vẽ các hình bằng bút chì trên giấy, cô bao quát và giúp đỡ trẻ yêu * Cách 3: dùng sợi dây ( Chỉ) - Chúng mình nhìn lên đây, cô có gì? - Từ những sợi dây này cô có thể tạo thành các hình học chúng mình cùng chú ý nhé - Cô dùng sợi chỉ để tạo thành hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn - Cô hướng dẫn và giúp trẻ thực hiện - Cô quan sát, nhận xét và giúp đỡ trẻ yếu * Trò chơi củng cố "Thi xem đội nào nhanh" - Cô nêu tên trò chơi. luật chơi và cách chơi - Cách chơi: cô phát cho mỗi đội một rổ hột hạt, các dội sẽ dùng các hột hạt để xếp các hình học, đội nào xếp được nhanh, nhiều hình hơn là đội chiến thắng - Luật chơi: đội nào xếp được ít xẽ phải nhảy lò cò 2 vòng xung quanh lớp học - Cô cho trẻ chơi - Cô quan sát và nhận xét trẻ chơi Hoạt động 3: Kết thúc - Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi, rất ngoan, cô khen cả lớp. Giờ học của chúng mình đến đây là kết thúc rồi, - Cho Trẻ chơi trò chơi gieo hạt và ra sân chơi. -Trẻ chơi. - Trẻ TL dùng bút vẽ - Trẻ Thực hiện - Trẻ TL: sợi dây. - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe -Trẻ nghe cô nhận xét giờ học, - Trẻ ra sân chơi.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×