Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

De thi vao 10 chuyen Hoa tham khao 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.12 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài 120 phút(không kể thời gian phát đề). Câu 1 (1 điểm+ 1 điểm): 1. Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch bị mất nhãn sau: Phenol(C 6H5OH), axit oxalic((COOH)2), Natri clorua, Natri hidroxit. Hãy nhận biết các dung dịch sau. 2. Cho các chất Phenol(C6H5OH), Natri hidroxit, axit oxalic((COOH)2), axit focmic(HCOOH) và Natri.Cho các chất tác dụng với nhau từng đôi một viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 2 ( 0,5 điểm + 1,5 điểm): 1. Cân bằng các phương trình sau Na2S2O3 + I2 → Na2S4O6 + NaI. KI + K 2Cr2O7 + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O + I2. 2. Trong quá trình pha chế trong phòng thí nghiệm người ta chia các dụng cụ thành hai loại sau: - Dụng cụ pha chế có độ chính xác thấp ( không được dùng để pha dung dịch có nồng độ chính xác) : cốc thủy tinh các loại, ống đong, cân kĩ thuật,… - Dụng cụ pha chế có độ chính xác cao (được dùng để pha dung dịch có nồng độ chính xác) : bình định mức các loại, pipet bầu, cân phân tích,… Muốn pha chế một dung dịch có nồng độ chính xác người ta thường cân lấy chất cần pha (chất cần pha có khối lượng > 10g) thì người ta cân lấy thêm một lượng chất khoảng ± 5% lượng chất cần lấy. -Em hãy pha chế chính xác 3 dung dịch sau(dụng cụ có đầy đủ): + 100ml dung dịch I2 0,1M từ chất gốc I2 và KI. Biết I2 tồn tại trong dung dịch theo phương trình sau KI + I2 → KI3. + 100ml dung dịch K2Cr2O7 từ chất gốc K2Cr2O7. + 100ml dung dịch Na2S2O3 từ chất gốc Na2S2O3.5H2O. Câu 3 (2 điểm): Trộn đều 230,4 gam hỗn hợp A gồm CuO, Ag2O, FeO làm 3 phần. -Phần 1: Hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 28,7 gam rắn không tan. -Phần 2: Có khối lượng gấp đôi phần 1 Cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được V1 khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) sau đó thêm dung dịch NH3 dư vào rồi tiếp tục thêm dung dịch Glucozo/NaOH dư vào rồi đun nóng thu được chất rắn C. Xử lí bỏ Fe2O3 trong hỗn hợp C thì thu được 57,6 gam rắn B( gồm ). -Phần 3: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 thu được V2 khí NO (sản phẩm khử duy nhất) cô cạn dung dịch thu được 231 gam rắn khan. a) Cân bằng phương trình sau CH2OH[CHOH]4CHO + Cu(OH)2 ⃗ CH2OH[CHOH]4COOH + Cu2O + H2O. b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A, V1, V2 biết các khí đo ở diều kiện tiêu chuẩn. Câu 4: (1 điểm + 1 điểm): 1. Cần bao nhiêu lít hỗn hợp gồm hỗn hợp NO và O2 có tỉ lệ n:n=1:2 để điều chế 94,5 gam HNO3 biết hiệu xuất NO lên NO2 là 90% và hiệu xuất chuyển từ NO2 về HNO3 là 50%. Thể tích khí đo ở đktc. 2. Hỗn hợp X gồm CH2=CH-CH3, CH2=CH-COOH, CH2=CH-CH2OH đốt cháy hoàn toàn V1 lít X trong oxi dư thu được 79,2 gam khí CO2. Trộn V1 lít X với 0,4 mol H2 thu được hỗn hợp T sau đó đun nóng với Ni làm xúc tác sau một thời gian thu được hỗn hợp Y biết M:M=1:2 Cho hỗn hợp Y làm mất màu vừa đủ V2 lít dung dịch Br2 0,1 M. Tính V1 và V2. Các khí đo ở đktc. Câu 5 ( 0,75điểm + 0,75 điểm + 0,5 điểm): 1. Cho hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức, mạch hở, no và là đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 3,136 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của 2 axit là ? 2. Cho m gam hỗn hợp X gồm một axit no đơn chức mạch hở và một axit đơn chức mạch hở chứa 1 liên kết đôi trong phân tử, tác dụng hết với dung dịch NaHCO3 thì thu được 3,36 lít (đktc) CO2. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,4 g CO2 và 5,4 g nước. Xác định công thức của 2 axit . 3. Hãy viết công thức cấu tạo của andehit và xeton tương ứng của các ancol sau: CH2=CH-OH CH2=C(CH3)-OH CH(OH)=CH-CH 3 Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học ----------------------------------------HẾT---------------------------------------Đáp án:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 1: 1 và 2 học sinh tự làm, Câu 2-1: 2Na2S2O3 + I2 → Na2S4O6 + 2NaI. Câu 2-2: Học sinh tự làm. Câu 3:. 6KI + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 4K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O + I2.. a) [CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 ⃗ CH2OH[CHOH]4COOH + Cu2O + 2H2O. b) %m=20,83% %m= 60,41% %m=18,76% V 1= 4,48(l) V2=2,24(l) Câu 4-1: V=224(l). Câu 4-2: V1=13,44(l). V2=4(l). Câu 5-1: CH3COOH và CH3-CH2-COOH. Câu 5-2: HCOOH và C4H7COOH hoặc CH3COOH và C2H3COOH. Câu 5-3: CH2=CH-OH → CH3-CHO; CH2=C(CH3)-OH →CH3-CO-CH3; CH(OH)=CH-CH3→ CH3-CH2-CHO..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×