Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI 6: TÍNH CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.35 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 6: TÍNH CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT Môn học: KHTN- Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 03 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí và tính chất hóa học). - Nêu được khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc. - Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất. - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm, thảo luận nhóm trong tiến hành thí nghiệm, rút ra một số tính chất để phân biệt các chất với nhau và rút ra khái niệm về hiện tượng: nóng chảy, ngưng tụ, sôi và đặc điểm của sự sôi. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề trong giải thích lí do phải bảo quản kem trong ngăn đá tủ lạnh và đề xuất điều kiện thích hợp để làm muối. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Quan sát được tranh, ảnh và thu thập thông tin từ hiện tượng thực tế, tiến hành được thí nghiệm để rút ra một số tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất. - Tiến hành thí nghiệm, thu thập xử lí thông tin để rút ra các khái niệm của sự nóng chảy, ngưng tụ, sôi và đặc điểm trong sự sôi. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tính chất của các chất. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm trong xử lí kết quả nghiên cứu và rút ra nhận xét về sự nóng chảy, ngưng tụ, sôi. - Trung thực, cẩn thận trong thu thập thông tin, xử lí kết quả và rút ra nhận xét. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tranh ảnh về một số tính chất vật lí, tính chất hóa học của các chất trên powerpoint. - Bộ thí nghiệm hòa tan đường và dầu ăn với nước; bộ thí nghiệm đun nóng đường. - Mỗi nhóm: bộ thí nghiệm hình 6.4 SGK. - Video vòng tuần hoàn của nước hoặc xem trực tiếp theo link: 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước bài ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung bài học. - Tìm hiểu quá trình tạo muối từ nước biển, đun nóng đường, bảo quản kem trong tủ lạnh. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu một số tính chất của chất: 5’ a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là: tìm hiểu một số tính chất b) Nội dung: Học sinh làm trả lời câu hỏi đầu bài: có ba bình, một bình chứa nước, một bình chứa rượu uống và một bình chứa giấm ăn. Làm thế nào để phân biệt chúng? Từ đó dẫn đến vấn đề của bài học: một số tính chất giúp phân biệt các chất với nhau. c) Sản phẩm: Câu trả lời có thể có của học sinh: - Có thể ngửi mùi. - Có thể nếm. d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ cá nhân HS suy nghĩ trả lời trong 1 phút; sau đó thảo luận và thống nhất câu trả lời trước lớp. - GV từ câu trả lời của học sinh đưa ra: khi phân biệt các chất, có thể sử dụng các tính chất đặc trưng của các chất để nhận biết.. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu một số tính chất vật lí của chất, tính chất hóa học: 40’ a, Mục tiêu: - Nêu được một số tính chất vật lí, tính chất hóa học. b, Nội dung: Cho hs quan sát hình ảnh sau đó Chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập và trả lời cho câu hỏi làm thế nào để phân biệt c, Sản phẩm:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS trình bày được các tính chất của chất: - Tính chất vật lí: + Thể (rắn, lỏng hoặc khí) + Màu sắc, mùi, vị, khối lượng, thể tích + Tính tan, tính dẻo, tính cứng + Tính dẫn điện, dẫn nhiệt + Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi - Tính chất hóa học (có sự biến đổi chất) Khả năng cháy, phân hủy, tác dụng với chất khác. d, Tổ chức thực hiện: -. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của chất: 20’. Người ta nhận ra chất hoặc phân biệt chất này với chất khác dựa vào tính chất của chúng. Tính chất của chất gồm tính chất vật lí và tính chất hóa học.. Dây đồng. Kim cương. Đường. Dầu ô liu. Hình 6.1.. - Giáo viên giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh các nhóm trả lời Bảng hỏi BẢNG HỎI Câu hỏi. Trả lời. Câu 1: Hãy nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khác. Cho ví dụ. Câu 2: Nêu một số tính chất vật lí của chất có trong mỗi vật thể thể hình 6.1. Câu 3: Hãy kể thêm một số tính chất vật lí khác của chất mà em biết. - Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh thảo luận trên cơ sở thực hiện thao tác ghi nhận ý kiến cá nhân vào bảng chung của nhóm. - Báo cáo kết quả và thảo luận:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và giáo viên là người chốt lại nội dung; các nhóm đổi phiếu học tập chấm chéo. - Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của chất : 20’  Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm STT. Dụng cụ - Hóa chất. Số lượng. 1. Đường. 2. Nước vôi trong. 3. Đèn cồn. 4. Ống nghiệm. 4. 5. Chén sứ. 2. Giá thí nghiệm. 2. GV đặt vấn đề: Vì sao các dụng cụ nấu ăn như nồi, xoong, chảo, … thường làm bằng inox có thành phần chính là sắt; nhưng phần tay cầm của chúng lại bằng gỗ hoặc nhựa? Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác, ví dụ: khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác (như tác dụng với oxygen, với acid, với nước,…). a) Gỗ cháy thành than. b) Dây xích xe đạp bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí. G V hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm sau: Thổi hơi thở vào cốc đựng nước vôi trong ống nghiệm số 2 ; Đun nóng đường trong chén sứ số 2 đến khi đường chuyển màu đen . So sánh với cốc nước vôi trong ống nghiệm số 1 và chén sứ đường số 1. GV yêu cầu HS nêu các quá trình biến đổi thể quan sát được. Trong khi tiến hành TN quá trình nào đã xảy ra ? trong thực tế em đã gặp quá trình này chưa?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Có tạo thành chất mới không ? GV hướng dẫn cho HS quan sát hình 6.3, hình nào mô tả tính chất vật lí, hình nào mô tả tính chất hóa học?. a) Tượng đá bị hư hại do mưa acid. b) Nước vôi trong bị vẩn d) Nến (paraffin) rắn, có c) Nhôm màu trắng bạc, đục khi sục khí carbon màu trắng dễ dát mỏng dioxide Hình 6.3. Hình ảnh mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất.  các nhóm thảo luận làm cách nào để biết được các tính chất đó . GV sử dụng đàm thoại để đưa ra khái niệm - Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh thảo luận trên cơ sở thực hiện thao tác ghi nhận của nhóm. - Báo cáo kết quả và thảo luận: Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và giáo viên là người chốt lại nội dung - Sản phẩm học tập (BẢNG HỎI) Câu hỏi. Trả lời. Câu 1: Hãy nêu một số Nước chất lỏng, không màu, không mùi, không vị... tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khác. Cho ví dụ. Câu 2: Nêu một số tính chất vật lí của chất có trong mỗi vật thể thể hình 6.1.. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ Kim cương là chất rắn, độ cứng rất cao, độ khúc xạ tốt, cách nhiệt cao. Đường là chất rắn, dễ tan trong nước, có vị ngọt Dầu ô liu là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.... Câu 3: Hãy kể thêm một số Một số tính chất vật lí của chất là: thể, màu sắc, mùi tính chất vật lí khác của vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính chất mà em biết. dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi,....

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Kết quả TN Nước vôi trong số 1 TN 1 TN 2. Trong. Nước vôi trong số 2. Chén sứ đường số 1. Chén sứ đường số 2. Đục Trắng. Đen. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về sự chuyển thể của chất (45’) a) Mục tiêu: - Nêu được khái niệm sự nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, sôi. - Nêu được sự sôi là sự bay hơi đặc biệt và đặc điểm nhiệt độ trong sự sôi. b) Nội dung: - HS tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét về các quá trình chuyển thể. - HS quan sát tranh, video để phát hiện các quá trình chuyển thể. c) Sản phẩm: HS phát biểu được: - Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. - Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí( hơi). Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể khí( hơi) sang thể lỏng. - Khi chất lỏng sôi, sự bay hơi diễn ra ở cả trong lòng và trên bề mặt chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không đổi. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển đổi thể rắn và lỏng: 25’ GV cho học sinh quan sát sơ đồ chuyển đổi trạng thái của nước và trả lời vào bảng sau Thí nghiệm 1. Cho 4-6 viên nước đá nhỏ vào hai cốc thủy tinh đã làm khô như hình 6.4. Thí nghiệm 2. Tiếp tục đun nóng cốc A đến khi nước sôi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> H ình 6.4b. + Hình 6.4a. Cốc A: đun nóng nhẹ bằng ngọn lửa đèn cồn (hình 6.4a). +. Cốc B: không đun nóng (hình 6.4b). Hình 6.4. Thí nghiệm về sự chuyển thể của chất. Sau đó hoàn thiện nhận xét sau: TN1: Nước đá trong cốc tan, nước đã chuyển từ thể …….. sang thể …….. Nước đá trong cốc A tan ….. hơn trong cốc B. Mặt ngoài của cốc B xuất hiện ……………… Chứng tỏ hơn nước trong không khí xung quanh cốc khi gặp lạnh đã chuyển sang thể ………… TN2: Đun sôi nước thì tại mặt thoáng, nước chuyển từ thể …… sang thể ……… , và trong lòng nước xuất hiện các ….. chứng tỏ có sự chuyển thể của nước từ thể …… sang thể ………. Trước khi nước sôi, nhiệt độ của nước ……………….. Khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước ………………… Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu sự chuyển đổi giữa thể lỏng và thể hơi: 20’ GV cho HS tự làm thí nghiệm kết hợp với quan sát các hiện tượng trong thực tế, rút ra kết luận về nhiệt độ của nước khi xảy ra sự sôi. GV đặt câu hỏi: nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến quá trình chuyển thể thể lỏng sang thể hơi? GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo các nhóm nhỏ. Theo hình 6.4b GV lưu ý đun khoảng 50 - 100 ml nước thì thí nghiệm sẽ nhanh hơn. Nếu đun trên bếp điện (tốc độ tăng nhiệt nhanh hơn), có thể yêu cầu HS ghi lại sự thay đổi nhiệt độ và thể sau mỗi khoảng thời gian 0,5 phút (30 giây)..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> PHIẾU HỌC TẬP– QUAN SÁT THÍ NGHIỆM VÀ HOÀN THÀNH BẢNG BÊN DƯỚI Mô tả bằng sơ đồ quá trình chuyển trạng thái của nước trong thí nghiệm trên. Thời gian. Nhiệt độ (°C). Ban đẩu. 25. 1 phút. 35. 2 phút. 75. 3 phút. 85. 4 phút. 100. Hiện tượng (*). 5 phút 100 (*) HS có thề ghi “không thấy hiện tượng gì” hoặc “nước bay hơi”, “cốc nước cạn dần”,... - Thực hiện nhiệm vụ học tâp Học sinh hoàn thành câu trả lời theo cá nhân, giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng trả lời gọi một số học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn. - GV: nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức về các quá trình chuyển thể. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (30’) a) Mục tiêu: Hệ thống được các kiến thức đã học trong bài. b) Nội dung: - HS trả lời câu hỏi luyện tập số 1 và số 2 trong SGK bài 6. Câu 3: Em hãy chọn các hình tương ứng với mỗi quá trình chuyển thể sau: nóng chảy, đông đặc, bay hơi, sôi và ngưng tụ.. a.Nấu chảy kim loại. b.Mây bay lên trời. c.Nước đá tan chảy.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 4: Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. a. b. c. d.. Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa? Theo em, nước đã biến đâu mất? Nước có thể tồn tại ở những thể nào? Hãy vẽ sơ đổ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước?. Câu 5: HS quan sát video về vòng tuần hoàn của nước sau đó nêu lại các quá trình chuyển thể trong vòng tuần hoàn của nước. c) Sản phẩm: Câu trả lời có thể: Câu 1. Khi đun nóng một miếng nến thì nến bị nóng chảy. Khi để nguội, nến sẽ đông đặc lại. Câu 2. Trường hợp 1: quần áo ướt sau phơi sẽ khô, có quá trình bay hơi. Trường hợp 2: tấm gương trong nhà tắm bị mờ khi tắm nước nóng, có quá trình ngưng tụ khi hơi nước nóng gặp mặt gương lạnh. Câu 3. Hình a: Kim loại nóng chảy Hình b: Bay hơi và ngưng tụ Hình c: nóng chảy(tan chảy) Câu 4. a. Do nước đá bị tan chảy b. Nước đã bị bay hơi mất c. Nước có thể tồn tại ở các trạng thái: rắn, lỏng, hơi d. Sơ đổ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước: RẮN  LỎNG HƠI Câu 5: Các quá trình chuyển thể trong vòng tuần hoàn của nước. Nước(ao, hồ, sông, biển..) ->Bay hơi -> Ngưng tụ -> Mưa->Nước(ao, hồ, sông, biển..) d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân trả lời 2 câu hỏi luyện tập trong SGK vàthảo luận nhómtrả lời câu hỏi 3,4,5 - Thực hiện: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên HS báo cáo kết quả hoạt động. - GV: thống nhất câu trả lời đúng và nhấn mạnh lại kiến thức chính của bài..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau: Câu 6: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là a) vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. b) vật thể nhân tạo do con người tạo ra. c) vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. d) vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 7: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là: a) vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống. b) vật thể vô sinh không có các đặc điểm nhưtrao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên. c) vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống. d) vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản. 4. Hoạt động 4: Vận dụng ( 15’) a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: HS làm các phần vận dụng trong SGK trang 40,41. - Gv giao nhiệm vụ cho các HS qua phiếu học tập  PHIẾU HỌC TẬP  Chọn đáp án đúng trong các câu sau Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng. Câu 2: Em hãy chỉ ra vật thể tự nhiên, Vật thể nhân tạo, Vật thể hữu sinh, Vật thể vô sinh trong các phát biểu sau: 1. Nước hàng(kẹo đắng)được nấu từ đường sucrose (chiết từ cây mía đường, cây thốt nốt, củ cải đường…) và nước. 2. Thạch găng được làm từ lá găng rừng, nước đun sôi, đường mía. 3. Kim loại được sản xuất từ nguyên liệu ban đầu là quặng kim loại..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 4. Gỗ thu hoạch từ rừng được sử dụng đóng bàn ghế, gường tủ, nhà cửa. 5. Dây điện được làm bằng đồng hoặc bằng nhôm được bọc nhựa 6. Thân cây bạch đàn có thành phần chính là xenlulozo được dùng để sản xuất giấy. ST T. Tên vật thể. 1. Nước hàng(kẹo đắng). 2. Thạch găng. 3. Kim loại. 4. Gỗ. 5. Dây điện. 6. Cây bạch đàn. Phân loại vật thể Tự nhiên/Nhân tạo. Hữu sinh/Vô sinh. Câu 3: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau: 1. Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng là nước. 2. Thủy tinh là vật liệu chế tạo ra nhiều vật gia dụng khác nhau như lọ hoa, cốc, bát, nồi… 3. Than chì là vật liệu chính làm ruột bút chì 4. Paracetamol là thành phần chính của thuốc điều trị cảm cúm STT. Vật thể. Chất. 1 2 3 4 Câu 4. Chỉ ra đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của chất. Đánh dấu s vào ô đúng trong bảng sau. Tính chất vật lí a) Đường tan vào nước b) Muối ăn khô hơn khi đun nóng c) Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước. Tính chất hoá học.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> d) Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng e) Cơm nếp lên men thành rượu g) Nước hoá hơi Câu 5: Cho các từ sau: vật lý, sự sống, không có, rắn, lỏng, khí, tự nhiên/thiên nhiên, tính chất, thể/trạng thái, chất, vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a) Các chất có thể tồn tại ở ba (1)…..cơ bản khác nhau, đó là (2)…… b) Mỗi chất có một số (3)…..khác nhau khi tồn tại c) Mọi vật thể đều do (4)….tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5)…. được gọi là vật thể tự nhiên. Vật thể do con người tạo ra dược gọi là (6)….. d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)……mà vật vật vô sinh (8)…. e) Chất có các tính chất (9)…..như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo. c) Sản phẩm: Câu trả lời có thể có: Vận dụng 1. Cần bảo quản kem trong tủ lạnh để kem không bị nóng chảy. Vận dụng 2. Trong sản xuất muối từ nước biển, đã có quá trình bay hơi của nước. Việc làm muối sẽ thuận lợi trời nắng to( nhiệt độ cao), có gió và diện tích bề mặt trải nước lớn. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: c Câu 2: ST T. Tên vật thể. Phân loại vật thể. 1. Nước hàng(kẹo đắng). X. 2. Thạch găng. X. 3. Kim loại. 4. Gỗ. 5. Dây điện. 6. Cây bạch đàn. Tự nhiên/Nhân tạo. Hữu sinh/Vô sinh. X X X X.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu 3: STT. Vật thể. Chất. 1. Cơ thể người. Nước. 2. Lọ hoa, cốc, bát, nồi…. Thuỷ tinh. 3. Ruột bút chì. Than chì. 4. Thuốc điều trị cảm cúm. Paracetamol. Câu 4: Tính chất vật lí a) Đường tan vào nước. x. b) Muối ăn khô hơn khi đun nóng. x. c) Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước d) Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng. x x. e) Cơm nếp lên men thành rượu g) Nước hoá hơi. Tính chất hoá học. x x. Câu 5: Cho các từ sau: vật lý, sự sống, không có, rắn, lỏng, khí, tự nhiên/thiên nhiên, tính chất, thể/trạng thái, vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a.Các chất có thể tồn tại ở ba (1)thể/trạng tháicơ bản khác nhau, đó là (2)rắn, lỏng, khí b. Mỗi chất có một số (3) tính chấtkhác nhau khi tồn tại c. Mọi vật thể đều do (4)chất tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5)tự nhiên/thiên nhiênđược gọi là vật thể tự nhiên. Vật thể do con người tạo ra được gọi là (6)vật thể nhân tạo d. Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)sự sốngmà vật vật vô sinh (8)không có e. Chất có các tính chất (9)vật lýnhư hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện các câu trong sách giáo khoa và làm bài tập, nộp phiếu học tập theo yêu cầu của GV sau đó hs tham gia đánh giá lẫn nhau qua việc trao đổi phiếu học tập với bạn. Cuối giờ nộp lại phiếu học tập cho GV.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×