Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

DE THI HSG LOP 9 HUYEN DOAN HUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.15 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN LẦN 1</b>
<b>NĂM HỌC 2016-2017</b>


( Thời gian làm bài 150 phút )
<b>Câu 1: (4 điểm)</b>


Đọc câu chuyện sau:
<b>Vết nứt và con kiến</b>


<i> Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.</i>
<i>Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.</i>


<i> Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng.</i>
<i>Nó dừng lại giây lát. Tơi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình</i>
<i>bị qua vết nứt đó. Nhưng khơng. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước,</i>
<i>sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bị lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con</i>
<i>kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.</i>


<i> Hình ảnh đó bất chợt làm tơi nghĩ rằng tại sao mình khơng thể học lồi kiến</i>
<i>bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hơm nay thành hành trang quý giá</i>
<i>cho ngày mai tươi sáng hơn.</i>


( Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học
cho bản thân.


<b>Câu 2: (4 điểm) Có ý kiến cho rằng: Sự "trở về" của Vũ Nương ở phần cuối tác</b>
phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã hoá giải được bi kịch trong truyện.
Em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của mình về ý kiến đó.


<b>Câu 3 (12 điểm)</b>



Nhà thơ Chế Lan Viên có viết:


"Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn"


( Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? )
Em hiểu câu thơ trên như thế nào ? Bằng những hiểu biết của mình về
Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý câu thơ trên.


<b>GỢI Ý ĐÁP ÁN CHẤM</b>
<b>Câu 1( 4 điểm)</b>


<b>1. Về nội dung: Cần đáp ứng một số ý sau:</b>


a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện ( 1 đ) Từ ý nghĩa câu chuyện “ Vết nứt và
<i>con kiến” rút ra vấn đề nghị luận: con người cần phải biết biến những khó khăn</i>
<i>trở ngại trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai.</i>


b. Bàn bạc- đánh giá – chứng minh (2đ)


- Tóm tắt khái quát được vấn đề từ câu chuyện: cần kiên trì, bền bỉ, sáng
tạo… vượt qua những trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc sống và
biến nó thành những trải nghiệm thú vị, vơ giá cho chính bản thân con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Thái độ và hành động của con người: tìm những cách thức, biện pháp
cụ thể để vượt qua nó hay né tránh, bỏ cuộc…( dẫn chứng cụ thể).


+ Lựa chọn đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt qua nó là một lựa
chọn đúng đắn, cần thiết, để nó thành hành trang quý giá cho tương lai…( dẫn
chứng cụ thể).



- Phê phán những thái độ và hành động sai: bi quan, chán nản, than vãn,
bỏ cuộc,…


<b> c. Bài học được rút ra (1 đ) </b>


<b>-Trong cuộc đời ta sẽ gặp phải nhiều trở ngại, hãy nỗ lực sáng tạo và vươn</b>
lên.


- Củng cố thái độ, hành động đúng cho bản thân và kêu gọi cộng đồng:
rèn luyện sự quyết tâm, kiên trì, sự sáng tạo, niềm tin, hi vọng, lạc quan,… trong
khi giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.


<b>Câu 2 (4điểm) </b>
<b>Yêu cầu:</b>


Về nội dung: Khi Vũ Nương tự vẫn nàng chỉ có một mình, Trương Sinh
xua đuổi, phẩm giá bị chà đạp. Khi nàng trở về ở cuối tác phẩm có Trương Sinh
đứng đợi bên đàn giải oan, phẩm giá được phục hồi. Tuy nhiên bi kịch khơng vì
thế mà được hố giải. Giữa Trương Sinh và Vũ Nương vẫn cịn có một khoảng
cách mà không thể vượt qua " nàng vẫn ở giữa dịng mà nói vọng vào . . . thiếp
chẳng thể trở về nhân gian được nữa ", " Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang
lống mờ nhạt dần mà biến đi mất". Như vậy sự trở về của nàng, hạnh phúc của
nhân vật mãi mãi chỉ là hư ảo...


Về hình thức: viết thành một đoạn văn
<b>Câu 3 ( 12 điểm)</b>


Yêu cầu:



<b>- Về hình thức: Đây là bài nghị luận văn học, bài viết phải đầy đủ ba</b>
phần: mở bài, thân bài, kết bài. Văn viết đúng chính tả và ngữ pháp thơng
thường


<b>- Về nội dung:</b>


+ Giải thích được ý thơ của Chế Lan Viên ( 2 đ )


Văn trước hết được hiểu theo nghĩa hẹp là văn chương, bao gồm cái hay
của cả nghệ thuật lẫn nội dung - Truyện Kiều là kiệt tác hàng đầu của văn học
dân tộc. Văn được hiểu rộng ra là văn hoá – Truyện Kiều là giá trị tinh thần rất
đáng tự hào của dân tộc ta. Qua Truyện Kiều ta có thể hiểu được tâm hồn, phẩm
chất, tài năng của dân tộc - Truyện kiều là kết tinh tinh hoa dân tộc, là quốc hồn,
quốc tuý. Câu thơ của Chế Lan viên ca ngợi giá trị toàn diện của Truyện Kiều,
khẳng định vị trí số một của tác phẩm trong lịch sử thi ca Việt Nam.


+ Phân tích và chứng minh các giá trị của Truyện Kiều ( 8 đ )


Giá trị hiện thực: Phản ánh bức tranh xã hội đương thời. Đó là một xã hội
thối nát, tàn bạo chà đạp lên mọi giá trị, nhân phẩm con người…


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Giá trị nghệ thuật: chọn một vài phương diện tiêu biểu của nghệ thuật để
phân tích chứng minh như : nghệ thuật xây dựng nhân vật, tả cảnh ngụ tình,
ngơn ngữ….


+ Mở rộng (2 đ )


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×