Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu Giáo trình kinh tế lượng (Chương 14) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.72 KB, 15 trang )

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
1 Thục Đoan/Hào Thi
CHƯƠNG 14

Thực Hiện Một Đề Tài Thực Nghiệm


Trong Chương 1, chúng tôi đãû mô tả tổng quát các bước tiến hành một nghiên cứu thực
nghiệm, từ việc xác đònh vấn đề nghiên cứu đến diễn dòch kết quả. Mặc dù phần lớn các
chương trình bày những ứng dụng minh họa dưới dạng các đề tài nhỏ, sinh viên sẽ học được
nhiều hơn về kinh tế lượng từ một đề tài thực nghiệm hoàn chỉnh hơn là từ hàng tá bài giảng.
Chương này sẽ trình bày sâu hơn từng bước đã đề cập trong Chương 1. Nếu giảng viên yêu
cầu thực hiện một đề tài thực nghiệm, sinh viên nên nghiên cứu chương này trước, đặc biệt là
những phần về thiết lập vấn đề nghiên cứu, xác đònh mô hình xuất phát dạng tổng quát và
thu thập dữ liệu.
Như có người đã kết luận, không có cách duy nhất để tiến hành một nghiên cứu thực
nghiệm và không có một công thức kỳ diệu nào có thể áp dụng. Thực hành là cách duy nhất
để học các bước bằng cách ứng dụng vào nghiên cứu và phát triển trực giác cần thiết để
nhận đònh các kết quả và các kết luận rút ra. Vì vậy chương này chỉ có thể đưa ra những
hướng dẫn chung và các gợi ý để thực hiện.

14.1 Chọn đề tài



Nếu bạn là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, vấn đề nghiên cứu thường được xác đònh
bởi yêu cầu của công việc và/hoặc do cấp trên chỉ đònh. Ví dụ, một trong những nhiệm vụ
chính của nhà phân tích trong bộ phận dự báo của ngành điện lực là ước lượng liên hệ giữa
nhu cầu về điện và các yếu tố ảnh hưởng như thời tiết và tiêu thụ theo mùa, giá điện, thu
nhập, loại máy móc gia dụng, đặc điểm đòa lý, công nghiệp của nơi phục vụ …v.v. Mối liên
hệ ước lượng sau đó sẽ được dùng để tính các giá trò dự báo lượng điện. Các giá trò dự báo
này được ngành điện lực tiểu bang xem xét để quyết đònh cấu trúc giá mới như thế nào và
có cần phải xây dựng thêm nhà máy năng lượng mới để đáp ứng nhu cầu người dân trong
khu vực hay không. Trong ví dụ này, dễ dàng nêu ra vấn đề nghiên cứu là liên hệ giữa nhu
cầu điện với các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu này, và phát ra các dự báo.
Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên học môn kinh tế lượng, giảng viên có thể yêu cầu
bạn thực hiện một đề tài thực nghiệm và có thể sẽ không chỉ ra đề tài cụ thể nào cần quan
tâm nghiên cứu. Nhiệm vụ đầu tiên của sinh viên là chọn một đề tài để nghiên cứu, việc
này thường dẫn đến xuất hiện một câu hỏi “Tôi sẽ làm gì và bắt đầu như thế nào?”. Để trả
lời câu hỏi này, hãy xem phần sau đây. Trước khi học môn kinh tế lượng, không nghi ngờ
gì bạn đã học các môn kinh tế khác, một số có thể ở trình độ cao. Bạn đã học nhiều lý
thuyết về hành vi kinh tế của một chủ thể và mối liên hệ giữa các biến kinh tế. Vậy hãy tự
hỏi những liên hệ lý thuyết nào bạn đã học cần được ước lượng thực nghiệm và những lý
thuyết nào có thể đưa vào kiểm đònh trong thực tế. Trong những môn học bạn đã học, có
thể đã có những buổi thảo luận về một vấn đề hoặc về nghiên cứu của một người nào đó
khiến bạn quan tâm. Đó là những vấn đề có thể xem xét. Những giáo sư dạy bạn trước
đây có thể rất sẵn lòng giúp bạn tập trung vào một vấn đề nghiên cứu, nhưng không nên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng

Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
2 Thục Đoan/Hào Thi
phụ thuộc vào họ hoặc tranh thủ sự nhiệt tình của họ. Một số lónh vực có thể quan tâm
sau
1
:

1. Kinh tế vó mô: Ước lượng một hàm nhu cầu về tiêu dùng hoặc đầu tư hoặc về tiền tệ.
Những đề tài này đòi hỏi phân tích chuỗi thời gian và ít nhất là hai giai đoạn. Bạn có
thể ước lượng đường cong Phillips với dữ liệu quốc tế đối với nhiều nước hoặc dữ liệu
chuỗi thời gian với một nước xác đònh. Các đề tài vó mô có ưu điểm là dễ dàng thu thập
dữ liệu.
2. Kinh tế vi mô: Ước lượng hàm sản xuất, chi phí, cung, và cầu thuộc nhóm này, nhưng dữ
liệu của những đề tài này nói chung rất khó thu thập.
3. Kinh tế đô thò, kinh tế vùng: Ước lượng nhu cầu về nhà ở, trường học, và các dòch vụ
công cộng khác cho một thành phố, thò trấn hoặc tiểu bang. Đo lường độ nhạy của các
vùng công nghiệp đối với các vùng khác về thuế suất, giá năng lượng, luật đòa phương,
công đoàn, lao động có tay nghề…v.v.
4. Kinh tế quốc tế: Ước lượng hàm nhập khẩu và xuất khẩu đối với một nước trong một
khoảng thời gian hay giữa nhiều nước. Liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố quyết
đònh tỷ giá này.
5. Kinh tế phát triển: Đo lường các yếu tố quyết đònh thu nhập đầu người (GNP) giữa các
nước
6. Kinh tế lao động: Kiểm đònh giả thuyết về công đoàn, nghỉ hưu sớm, tỷ lệ tham gia của
lực lượng lao động, lương khác biệt giữa phụ nữ, nhóm thiểu số và lao động trẻ …v.v
7. Tổ chức công nghiệp: Đo lường các ảnh hưởng của quảng cáo đến doanh thu, lợi nhuận,
hoặc đến mức độ tập trung (đó là thò phần) trong ngành. Ước lượng liên hệ giữa chi
tiêu cho nghiên cứu phát triển (R&D) và năng suất lao động. Nghiên cứu liên hệ giữa

tập trung ngành và lợi nhuận do các hoạt động sát nhập. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận
vì lý do bảo mật các dữ liệu về nghiên cứu phát triển, và ngân sách quảng cáo của một
công ty trong thực tế sẽ không thể thu thập được.
8. Tài chính công: Ước lượng liên hệ giữa thuế thu nhập của chính phủ đòa phương và các
đặc điểm của đòa phương như dân số, sự kết hợp dân số và công nghiệp, lương, thu nhập
…v.v. Cũng có thể liên hệ chi tiêu cho sức khỏe, đường xá, giáo dục …v.v với các yếu tố
quyết đònh các khoản chi tiêu này.
9. Kinh tế xã hội: Giải thích các sai biệt về tội phạm, nghèo đói, tỷ lệ ly dò, qui mô gia
đình …v.v giữa các thành phố, thò trấn, và tiểu bang.
10. Chính trò: Liên hệ đại biểu bỏ phiếu với một số đặc điểm của ứng cử viên …v.v. giải
thích số phiếu một nhà chính trò thu được trong những quận khác nhau.

Một phương pháp tiếp cận hệ thống đối với vấn đề chọn một đề tài cụ thể là sử
dụng hiệu quả hệ thống phân loại được tạp chí Journal of Economic Literature (JEL –
Tạp chí Lý thuyết Kinh tế) áp dụng, tạp chí này được phát hành hàng quý và trình bày
một danh sách phân loại các loại sách và bài báo được phát hành trong các quý trước đó
(xem Bảng 14.1 để có danh sách này). Một đóa CD cũng có bán tại Hiệp hội Kinh tế
Hoa Kỳ. Ví dụ, bạn quan tâm đến việc nghiên cứu mức linh hoạt của lao động, trước

1
Danh sách này được trích từ danh sách của Carrol Foster
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm


Ramu Ramanathan
3 Thục Đoan/Hào Thi
tiên xem trong Bảng 14.1 mục “Kinh tế Lao động và Dân số” và lưu ý rằng số phân
loại tương ứng là J6. Tiếp theo xem đến phần “Mục lục các Bài báo trong các tạp chí
hiện nay”, phần này liệt kê danh sách các bài báo phát hành gần đây phân thành nhiều
loại, sau đó bạn lập một danh sách những đề tài mà bạn quan tâm. Tạp chí này cũng
liệt kê nội dung của các tạp chí hiện nay và tóm tắt của các cuốn sách, các tạp chí. Các
tóm tắt này cũng sẽ giúp bạn biết thêm nhiều về những đề tài cụ thể, và giúp bạn quyết
đònh xem một bài báo có quá thiên về lý thuyết so với bạn không.
Các tạp chí như Applied Econpmics (Kinh tế ứng dụng), Applied Econometrics
(Kinh tế lượng ứng dụng), Review of Economics and Statistics (Tổng quan về Kinh tế
và thống kê), International Monetary Fund Staff Papers (Tạp chí dành dành cho nhân
viên quỹ tiền tệ quốc tế), và Brookings Paper on Economic Activity (Các bài báo về
hoạt động kinh tế) là những tạp chí thiên về ứng dụng và là điểm xuất phát rất có ích.
Một số tạp chí chuyên về một vài lónh vực (ví dụ như Journal of Human Resources (Tạp
chí về nhân sự), Journal of Urban Economics (Tạp chí kinh tế đô thò), Journal of
Regional Science (Tạp chí khoa học khu vực)). Những tạp chí này có thể giúp chúng ta
giới hạn được vấn đề nghiên cứu. Hãy chắc chắn là bạn ghi lại tên và các tài liệu tham
khảo khác của các sách, báo có liên quan đến đề tài bạn chọn. Đọc lướt qua các bài
báo xem bạn có muốn theo đuổi các đề tài đó hay không. Các thư mục trích dẫn trong
những bài báo này cũng đáng để xem xét vì chúng có nhiều tài liệu tham khảo khác
liên quan đến cùng đề tài. Danh sách mà bạn có được ở giai đoạn này sẽ rất cần thiết
cho các bước tiếp theo. Sau khi chọn được một đề tài, hãy chuẩn bò phát biểu đề tài mà
bạn dự đònh nghiên cứu.

Bảng 14.1 Tạp chí hệ thống phân loại lý thuyết kinh tế
DANH SÁCH MÃ SỐ CÁC LĨNH VỰC CHÍNH

A Kinh tế học tổng quát và Dạy học
A0 Tổng quan

A1 Kinh tế học tổng quan
A2 Dạy kinh tế học
B Phương pháp luận và lòch sử các học
thuyết kinh tế
B0 Tổng quan
B1 Lòch sử các học thuyết kinh tế trước
1925
B2 Lòch sử các học thuyết kinh tế sau
1925
B3 Lòch sử các học thuyết: Cá nhân
B4 Phương pháp luận kinh tế
C Các phương pháp toán học và đònh
lượng
C0 Tổng quan
C1 Các phương pháp kinh tế lượng và
thống kê: Tổng quan
C2 Các phương pháp kinh tế lượng:
Các mô hình một phương trình
C3 Các phương pháp kinh tế lượng:
Các mô hình hệ phương trình
C4 Các phương pháp kinh tế lượng và
thống kê: Các đề tài đặc biệt
C5 Lập mô hình kinh tế lượng
C6 Các phương pháp toán học và lập
trình
C7 Lý thuyết trò chơi và Lý thuyết
thương lượng
C8 Thu thập dữ liệu và phương pháp
ước lượng; Chương trình máy tính
C9 Thiết kế thí nghiệm

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
4 Thục Đoan/Hào Thi


D Kinh tế vi mô
D0 Tổng quan
D1 Hành vi của hộ gia đình và kinh tế
hộ gia đình
D2 Sản xuất và Tổ chức
D3 Phân phối
D4 Cấu trúc thò trường và Đònh giá
D5 Tổng quan về Cân bằng và Không
cân bằng
D6 Lợi ích kinh tế xã hội
D7 Phân tích ra quyết đònh tập trung
D8 Thông tin và bất đònh
D9 Lựa chọn và tăng trưởng theo thời
gian
E Kinh tế vó mô và kinh tế học tiền tệ
E0 Tổng quan
E1 Các mô hình tổng hợp chung

E2 Tiêu thụ, Tiết kiệm, Sản xuất, Việc
làm và Đầu tư
E3 Giá, Biến động kinh tế và Chu kỳ
E4 Tiền và Lãi suất
E5 Chính sách tiền tệ, Ngân hàng
trung ương, và nguồn cung cấp tiền
tệ và tín dụng
E6 Khía cạnh kinh tế vó mô của tài
chính công, Chính sách kinh tế vó
mô, và Triển vọng chung

F Kinh tế học quốc tế
F0 Tổng quan
F1 Thương mại
F2 Lưu chuyển tài sản quốc tế
F3 Tài chính quốc tế
F4 Khía cạnh kinh tế vó mô của
Thương mại và Tài chính quốc tế
G Kinh tế học tài chính
G0 Tổng quan
G1 Tổng quan về thò trường tài chính
G2 Các tổ chức và dòch vụ tài chính
G3 Tài chính doanh nghiệp và chính
phủ


H Kinh tế công
H0 Tổng quan
H1 Cấu trúc và Phạm vi của chính phủ
H2 Thuế và Trợ cấp

H3 Chính sách tài chính và Hành vi của
các tổ chức kinh tế
H4 Hàng hóa công cộng

H5 Chi tiêu của chính phủ và các Chính
sách liên quan
H6 Ngân sách nhà nước, Thâm hụt, và
Nợ
H7 Chính quyền tiểu bang và đòa
phương: Các liên hệ giữa các chính
phủ
H8 Các vấn đề khác
I Y tế, Giáo dục, và Phúc lợi xã hội
I0 Tổng quan
I1 Y tế
I2 Giáo dục
I3 Phúc lợi xã hội và Chính sách
J Kinh tế lao động và dân số
J0 Tổng quan
J1 Kinh tế học dân số
J2 Phân chia thời gian, Hành vi làm
việc, và Giải quyết việc làm
J3 Lương, Bồi thường và Chi phí lao
động
J4 Thò trường lao động cụ thể
J5 Quan hệ Người lao động-Nhà quản
lý, Công đoàn, và Thương lượng tập
trung
J6 Linh động, Thất nghiệp và Vò trí
khuyết

J7 Phân biệt
K Luật và Kinh tế học
K0 Tổng quan
K1 Các lónh vực căn bản của luật
K2 Điều lệ và Luật Kinh doanh
K3 Các lónh vực quan trọng khác của
luật

Bảng 14.1: Tiếp theo
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
5 Thục Đoan/Hào Thi


K4 Các thủ tục luật pháp, Hệ thống
luật pháp và Hành vi phạm luật
L Tổ chức công nghiệp
L0 Tổng quan
L1 Cấu trúc thò trường, Chiến lược
công ty và Hoạt động thò trường
L2 Mục tiêu công ty, Tổ chức, và Hành
vi

L3 Các tổ chức phi lợi nhuận và Doanh
nghiệp nhà nước
L4 Luật chống độc quyền
L5 Qui đònh và Chính sách ngành
L6 Nghiên cứu ngành: Sản xuất
L7 Nghiên cứu ngành: Sản phẩm chính
và Cấu trúc
L8 Nghiên cứu ngành: Dòch vụ
L9 Nghiên cứu ngành: dòch vụ công
cộng và lưu thông
M Quản trò kinh doanh và Kinh tế học
kinh doanh: Tiếp thò, Kế toán
M0 Tổng quan
M1 Quản trò kinh doanh
M2 Kinh tế học trong kinh doanh
M3 Tiếp thò và Quảng cáo
M4 Kế toán
N Lòch sử kinh tế
N0 Tổng quan
N1 Kinh tế vó mô: Tăng trưởng và
Biến động
N2 Thò trường tài chính và Tổ chức tài
chính
N3 Lao động, Dân số, Giáo dục, Thu
nhập và Tài sản
N4 Luật và Điều lệ
N5 Nông nghiệp, Tài nguyên thiên
nhiên, và Công nghiệp khai thác
N6 Sản xuất và xây dựng





N7 Vận tải, Thương mại, và các Dòch
vụ khác
O Kinh tế phát triển, Thay đổi công
nghệ, và Tăng trưởng
O0 Tổng quan
O1 Kinh tế phát triển
O2 Kế hoạch và Chính sách Phát triển
O3 Đổi mới công nghệ
O4 Tăng trưởng kinh tế và Năng suất
tổng hợp
O5 Nghiên cứu Kinh tế quốc gia
P Hệ thống kinh tế
P0 Tổng quan
P1 Hệ thống tư bản
P2 Hệ thống xã hội chủ nghóa
P3 Các tổ chức xã hội chủ nghóa
P4 Các hệ thống kinh tế khác
P5 Hệ thống kinh tế so sánh
Q Kinh tế nông nghiệp và Kinh tế tài
nguyên thiên nhiên
Q0 Tổng quan
Q1 Nông nghiệp
Q2 Các nguồn tài nguyên tái sinh được
và Bảo tồn: Quản lý môi trường
Q3 Các nguồn tài nguyên không tái
sinh được và Bảo tồn
Q4 Năng lượng

R Kinh tế thành thò, Kinh tế nông thôn
và Kinh tế vùng
R0 Tổng quan
R1 Tổng quan về kinh tế không gian
R2 Phân tích hộ gia đình
R3 Phân tích sản xuất và Vò trí công ty
R4 Dòch vụ vận tải
R5 Phân tích chính quyền khu vực
Z Các đề tài khác
Z0 Tổng quan
Z1 Kinh tế học văn hóa

Nguồn: Journal of Economic Liteature. Tái bản với sự cho phép của Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ

Bảng 14.1: Tiếp theo
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
6 Thục Đoan/Hào Thi
BẢNG 14.2 Danh sách chọn lọc các tạp chí

American Economics Review
American Journal of Agricultural

Economics
American Journal of Economics and
Sociology
Annals of Regional Science
Antitrust Bulletin
Applied Economics
Australian Economic Review
Brookings Papers on Economic Activity
Cambridge Journal of Economics
Canadian Journal of Agricultural
Economics
Canadian Journal of Economics
Contemporary Economic Policy
Eastern Economic Journal
Ecnonometrica
Economica
Economic Analysis and Worker’s
Management
Economic Development and Cultural
Change
Economic Enquiry
Economic Journal
Economic Modeling
Economic Record
Economic Studies Quarterly
Economics of Education Review
Economics Letters
Empirical Economics
Energy Economics
Enegy Journal

Environment and Planning
European Economic Review
Federal Reserve Bank Reviews
Federal Reserve Bulletin
Finance and Development
Finance Review
Indian Economic Journal
Indian Economic Review
Industrial Relations
International Journal of Industrial
Organization
Internation Journal of Transport
Economics
International Labor Review
International Monetary Fund Staff Papers
Journal of Agricultural Economics
Journal of Applied Econometrics
Journal of Banking and Finance
Journal of Business
Journal of Business and Economic
Statistics
Journal of Consumer Research
Journal of Development Economics
Journal of Econometrics
Journal of Economic Education
Journal of Economic Issues
Journal of Ecomomics and Business
Journal of Encironmental Economics and
Management
Journal of Finance

Journal of Financial and Quantitativ
Analysis
Journal of Financial Economics
Journal of Financial Research
Journal of Health Economics
Journal of Human Resources
Journal of Industrial Economiecs
Journal of Labor Economics
Journal of Law, Economics, and
Organization
Journal of Macroeconomics
Journal of Monetary Economics
Journal of Money, Credit, and Banking
Journal of Publitical Economy
Journal of Public Economics
Journal of Quantitative Economics
Journal of Refional Science
Journal of Urban Economics


Lan Economics
Managerial and Decision Economics
Bảng 14.2: Tiếp theo
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng

Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
7 Thục Đoan/Hào Thi
Manchester School of Economics and
Social Studies
Marine Resource Economics
Mongthly Labor Review
National Eax Journal
Natural Resources Journal
Oxford Vulletin of Economics and
Statistics
Oxford Economic Papers
Oxford Review of Economic Policy
Pakistan Development Review
Public Choice


Quarterly Journal of Business and
Economics
Quarterly Journal o fEconomics
Quarterly Review of Economics and
Business
Quarterly Review of Economics and
Finance
Rand Journal of Economics
Regional Science and Urban Economics
Review of Financial Studies
Review of Social Economy
Social Science Quarterly

Southern Economic Journal
Survey of Current Busines


14.2 Cơ sở Lý thuyết

Bước tiếp theo sau việc chọn đề tài và phát biểu vấn đề cần nghiên cứu là tìm xem các nhà
nghiên cứu khác đã có những nghiên cứu gì về đề tài này. Việc tra cứu tài liệu tham khảo
này rất quan trọng vì bạn sẽ không chỉ học được các mô hình được xây dựng và ước lượng
như thế nào mà còn biết được những nguồn dữ liệu. Điểm xuất phát cho giai đoạn xem lại
lý thuyết cũng lại là tạp chí Journal of Economic Literature (Tạp chí lý thuyết kinh tế).
Trong quá trình chọn đề tài, bạn sẽ tập hợp được một danh sách các bài báo hoặc sách liên
quan đến đề tài. Đầu tiên, hãy đọc lướt qua những tài liệu này để xem có cần phải nghiên
cứu sâu hơn không. Đặc biệt, ghi chú những tài liệu tham khảo từ các bài báo khác có
cùng đề tài. Một nguồn tham khảo bổ ích khác là Social Science Citation Index (Mục lục
trính dẫn khoa học xã hộò). Tạp chí này cung cấp một danh sách (đặc biệt theo tên tác giả)
các tạp chí, sách …v.v có trích dẫn những nghiên cứu cụ thể. Nếu tài liệu tham khảo được
chọn có vẻ hay, hãy đọc kỹ và ghi chú lại. Đặc biệt, xác đònh các biến phụ thuộc và biến
độc lập, xác đònh loại mô hình cần thiết lập, và xác đònh xem dữ liệu sử dụng là dữ liệu
chuỗi thời gian hay dữ liệu theo không gian, các kỹ thuật ước lượng và các kiểm đònh giả
thuyết được sử dụng, và cả các nguồn dữ liệu, phương pháp đánh giá. Tiếp theo, chuẩn bò
một bản tóm tắt từ ba đến năm trang cho mỗi bài báo hoặc mỗi chương của cuốn sách có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu bạn chọn. Bạn nên chuẩn bò ít nhất là bốn tóm tắt như
vậy.

14.3 Thiết lập mô hình tổng quát

Dựa trên cơ sở lý thuyết, bạn nên xây dựng một công thức tổng quát cho mô hình của bạn.
Việc này có thể đòi hỏi một khung nghiên cứu tối ưu như cực đại độ thỏa dụng, cực đại lợi
nhuận, hoặc cực tiểu chi phí. Phát biểu mô hình khởi đầu dưới dạng các thuật ngữ tổng

quát, và xác đònh các biến phụ thuộc, độc lập mà bạn muốn thu thập dữ liệu. Ở bước này,
bạn cũng nên quyết đònh xem có cần đến một mô hình hệ phương trình hay không. Nếu
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
8 Thục Đoan/Hào Thi
các biến của bạn có ảnh hưởng ngược lại (nghóa là X tác động đến Y và Y tác động lại X),
bạn nên chọn mô hình hệ phương trình, trừ phi bạn quan tâm đến dạng rút gọn như đã trình
bày trong Chương 13. Tại bước này, bạn cũng nên quyết đònh loại dữ liệu nào phù hợp với
các mục tiêu bạn đã đề ra, dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu theo không gian. Nếu mục
tiêu của bạn là giải thích các yếu tố làm cho giá trò của biến phụ thuộc thay đổi theo thời
gian, thì dữ liệu chuỗi thời gian là thích hợp. Mặt khác, nếu bạn muốn nghiên cứu tại sao
các nhóm khác nhau (như các quốc gia, các tiểu bang, các thò trấn, các công ty, các ngành
hoặc các nhóm nghề) lại có hành vi khác nhau trong cùng một thời điểm cho trước, thì bạn
lại cần dữ liệu chéo. Có thể các liên hệ được ước lượng bằng dữ liệu chéo sẽ không ổn
đònh theo thời gian. Để kiểm tra việc này, bạn cần thu thập dữ liệu tổng hợp. Hãy chuẩn
bò bài viết giải thích tại sao bạn tin là các biến độc lập bạn chọn có ảnh hưởng đến biến
phụ thuộc. Hãy mô tả các giả thuyết bạn dự đònh sẽ kiểm đònh và bản chất của các tác
động từ biến độc lập mà bạn kỳ vọng. Đặc biệt, hãy thảo luận về dấu kỳ vọng của các hệ
số hồi qui, có thể xuất hiện quan hệ phi tuyến không, bạn cần xem xét loại tương tác nào
giữa các biến độc lập …v.v.

14.4 Thu thập dữ liệu


Bây giờ đến nhiệm vụ mất thời gian và thường là nhàm chán, nhiệm vụ thu thập dữ liệu, tổ
chức dữ liệu dưới dạng có thể xử lý bằng máy tính, và cuối cùng là nhập dữ 1iệu vào máy
để phân tích sau này. Bao nhiêu dữ liệu cần thu thập và các nguồn nào có thể thu thập
được dữ liệu? Chúng ta thấy là bậc tự do càng cao thì độ chính xác của ước lượng càng cao
và độ tin cậy của kiểm đònh giả thuyết càng cao. Tăng số bậc tự do nghóa là phải có thêm
nhiều quan sát của các biến độc lập. Trong ứng dụng yếu tố quyết đònh lương ở Mục 7.3,
số biến độc lập tương đối lớn (xem Bảng 7.5) bởi vì có nhiều số hạng tương tác với nhau.
Chúng ta đã thấy trong Chương 9 và 10 nếu mô hình chuỗi thời gian có nhiều số hạng trễ
(lag) hoặc có chuỗi tương quan bậc cao hơn, chúng ta sẽ mất nhiều quan sát ban đầu. Để
đánh đổi việc này, chúng ta cần thêm các quan sát. Cuối cùng, kiểm đònh thừa số
Lagrange và các kiểm đònh tính chất phương sai của sai số thay đổi là những kiểm đònh
mẫu có kích thước lớn do vậy cần phải có thêm nhiều quan sát. Theo qui tắc kinh nghiệm,
bậc tự do thấp nhất phải là 30.

Nguồn dữ liệu

Lượng dữ liệu phát hành thường rất lớn đến nỗi không thể liệt kê tất cá các nguồn ở đây.
Vì vậy, chỉ có một số loại phổ biến, đặc biệt là những nguồn thông dụng nhất sẽ được trình
bày ở đây.

Dữ liệu có thể đọc được bằng máy. Trong thời đại máy tính ngày nay, có nhiều dữ liệu có
sẵn trong máy. Ví dụ, thư viện ở Univeristy of California, Sandiego, có cơ sở dữ liệu khoa
học xã hội (Social Science Data Base) có thể truy cập từ mạng được nhiều loại dữ liệu kinh
tế như: Citibase (Cơ sở dữ liệu thành phố), International Financial Statistics (Thống kê tài
chính quốc tế), và Census of Population and Housing (Thống kê dân số và nhà ở)…v.v. Các
trường khác cũng có thể có cơ sở dữ liệu tương tự. Trung tâm Nghiên cứu Giá Chứng
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004


Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
9 Thục Đoan/Hào Thi
khoán (CRSP) có nhiều dữ liệu về giá chứng khoán của rất nhiều công ty, có thể truy cập
bằng máy tính. Nhiều công ty tung ra thò trường các đóa máy tính cá nhân chứa thông tin
về nhiều lónh vực. Một số ở dạng CD-ROM. COMPUSERVE là một nguồn dữ liệu rất nổi
tiếng. Liên hệ với thư viện để xem họ có dữ liệu bạn cần dưới dạng đọc bằng máy không.
Một nguồn ngày càng phổ biến là World Wide Web có vô số dữ liệu sẵn trên
mạng. Trang chủ của tôi /> có một danh sách các đòa chỉ
này và nối trực tiếp với các trang web tương ứng.
Ưu điểm của việc có thông tin ở dạng truy cập trực tiếp bằng máy tính là rất thuận
tiện để truy cập và thường không có lỗi. Tuy nhiên, các dữ liệu này cần xử lý ở dạng văn
bản trước khi đưa vào chương trình hồi qui. Ví dụ, dữ liệu về dân số có thể có sẵn trong 50
năm, nhưng dữ liệu về lãi suất có thể chỉ có trong vòng 30 năm. Trước khi bạn có thể sử
dụng dữ liệu để phân tích hồi qui, bạn cần chọn một thời đoạn chung để phân tích và chuẩn
bò một tập tin dữ liệu với đầy đủ thông tin cho thời đoạn này.
Mặc dù lấy dữ liệu từ mạng được ưa chuộng hơn, bạn cũng không nên bỏ qua các
nguồn thông tin khác từ các bảng được phát hành. Một số được trình bày sau đây.

Dữ liệu ở phạm vi quốc tế. Như đã đề cập trước đây, International Financial Statistics
(Thống kê tài chính quốc tế) là một nguồn thông tin rất tốt ở phạm vi quốc tế. Các nguồn
khác: United Naitons Statistical Yearbook (Niên giám thống kê Hoa Kỳ), World
Development Report (Báo cáo phát triển thế giới), Demographic Yearbook (Niên giám về
dân số), và Tổ chức y tế thế giới (WHO) và các tài liệu của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF)


Dữ liệu ở phạm vi quốc gia Hầu hết các quốc gia đều có các tóm tắt thống kê thường
chứa dữ liệu tổng hợp cả một nước. Một số quốc gia có các tạp chí chuyên ngành cung cấp
dữ liệu (ví dụ, Economic Trends (Xu hướng kinh tế) ở Anh, và Economic Report of
President (Báo cáo kinh tế của tổng thống) ở Mỹ). Census of Manufacturing (Điều tra về
ngành sản xuất), Annual Housing Survey (Điều tra hàng năm về nhà ở), State and
Metropolitan Data Book (Dữ liệu tiểu bang và thành phố), và tài liệu của phòng thống kê
lao động là những nguồn khác.

Dữ liệu ở phạm vi vùng Ở Mỹ, hầu hết các tiểu bang đều có Báo cáo Kinh tế của Chính
phủ với phần phụ lục thống kê kèm theo. Những phụ lục này có dữ liệu của cả tiểu bang
và dữ liệu của từng vùng như các thò trấn, các quận, các thành phố hoặc thống kê theo các
thủ phủ (SMSA - Standard Metropolitan Statistical Areas). Sách dữ liệu của quận và thành
phố (County and City Data Book) cũng là một nguồn dữ liệu hữu ích tương tự như Sách dữ
liệu của tiểu bang và thủ phủ (State and Metropolitan Data Book), phụ bản của Tóm tắt
thống kê của nước Mỹ (Statistical Abstract of the United States).



Dữ liệu chuyên ngành

Dữ liệu hàng tháng hoặc hàng quý về các chỉ số kinh tế, kinh doanh có thể lấy được từ
cuốn Điều tra kinh tế hiện tại ( Survey of Current Business) hoặc từ các tài liệu của Dun
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm


Ramu Ramanathan
10 Thục Đoan/Hào Thi
and Bradstreet. Một số loại dữ liệu có sẵn theo ngành được phân loại theo mã SIC
(Standard Industrial Classification codes – mã Phân loại công nghiệp chuẩn). Federal
Reserve Bulletin cũng là một nguồn dữ liệu về thống kê tài chính như chỉ số chứng khoán
Standard and Poors và Moody. Các thông tin liên quan đến nông nghiệp có thể lấy từ Niên
giám Nông nghiệp (Agricultural Statistics). Đối với các thống kê về giáo dục, có rất nhiều
nguồn dữ liệu: Tóm tắt các thống kê về giáo dục (Digest of Education Statistics), Thống kê
tài chính của Viện sau đại học (Financial Statistics of Institute of Higher Education), Báo
cáo tóm tắt của Chương trình kiểm tra nhập học (Admissions Testing Program Summary
Reports), xuất bản của Trung tâm thống kê giáo dục quốc gia (National center for
Education Statistics) …v.v.
Mặc dù các nguồn dữ liệu này có thể cho nhà nghiên cứu điểm xuất phát, số lượng dữ
liệu được xuất bản nhiều vô số vì vậy không thể liệt kê tất cả ra đây. Tuy nhiên, may mắn
là những cuốn sách tóm tắt như Journal of Ecnonomic Literature (Tạp chí lý thuyết kinh
tế), luôn sẵn có và cung cấp một danh sách phân loại các nguồn dữ liệu. một trong những
cuốn phổ biến nhất là Statistical Reference Index (Chỉ số tham chiếu thống kê) do Hội
nghò dòch vụ thông tin (Congressonal Information Service) thực hiện. Như bìa cuốn sách
đã ghi, đây là “hướng dẫn chọn lọc các tài liệu thống kê của Mỹ, từ các nguồn của tổ chức
tư nhân đến chính phủ”. Cuốn mục lục này gồm ba phần: (1) mục lục liệt kê các tài liệu
xuất bản với một ít thông tin về loại dữ liệu; (2) một bản tóm tắt cung cấp thông tin đáng
kể về mỗi loại dữ liệu; và (3) bản vi phim chứa dữ liệu gần đây.

Bảng tính

Nếu dữ liệu bạn kiếm có sẵn ở dạng in mà không phải ở dạng đọc được bằng máy tính, bạn
phải sao chép lại dữ liệu và chuyển sang dạng có thể đọc được bằng máy tính. Bạn hoàn
tất công việc này bằng cách sử dụng bảng tính. Bảng tính có thể được chuẩn bò sao cho dữ
liệu được xếp theo lần quan sát trên bảng hoặc theo biến số, nghóa là theo từng chuỗi.

Việc này được chọn chủ yếu dựa vào yếu tố thuận lợi và cách dữ liệu xuất bản được sắp
xếp như thế nào. Đối với mỗi chuỗi phải đảm bảo nguồn dữ liệu được ghi lại chính xác
(với số trang và số bảng, tên và năm xuất bản, nơi xuất bản …v.v). Việc này rất quan trọng
vì bạn có thể muốn xem lại sau này để hiệu chỉnh dữ liệu hoặc tìm thêm dữ liệu bổ sung.
Đơn vò đo lường dữ liệu cũng cần phải được ghi chú cẩn thận. Như chúng ta đã thấy, diễn
dòch các giá trò số học của hệ số hồi qui phụ thuộc chính vào đơn vò dùng để đo lường các
biến số. Cuối cùng, hãy kiểm tra xem có thay đổi gì trong phần đònh nghóa biến hoặc trong
các thời đoạn tính giá hoặc các chỉ số khác. Nếu có thay đổi, có thể bạn phải hiệu chỉnh dữ
liệu theo thay đổi đó.
Do máy tính có thể thực hiện các tính toán số học, bạn không cần phải chuyển dữ
liệu một cách thủ công cho phù hợp với mô hình của bạn. Ví dụ, nếu mô hình bạn sử dụng
cần thu nhập thực trên đầu người, thu thập thông tin về thu nhập danh nghóa, chỉ số giá, và
dân số. Sau đó hãy để máy tính thực hiện công việc chuyển đổi tương ứng để có được thu
nhập bình quân đầu người thực.

Nhập dữ liệu vào máy tính

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
11 Thục Đoan/Hào Thi
Tiếp theo sau là công việc nhập dữ liệu vào máy tính để thực hiện chương trình hồi qui.
Dữ liệu được nhập như thế nào phụ thuộc nhiều vào tổ hợp hồi qui bạn dự đònh dùng để

phân tích dữ liệu. Để thực hiện việc này, bạn cần một chương trình biên tập văn bản,
đây là chương trình xử lý văn bản cơ bản. Bạn có thể sử dụng một chương trình bảng tính
(như EXCEL hoặc LOTUS 1-2-3) để nhập dữ liệu. Hầu hết chương trình hồi qui đều dùng
dữ liệu dạng mã ASCII. ASCII là chữ viết tắt của American Standard Code for
Information Interchange (Mã trao đổi thông tin chuẩn của Hoa Kỳ) và được sử dụng rộng
rãi như một chuẩn để nhập dữ liệu và văn bản. Nếu chương trình xử lý văn bản của bạn
không lưu trữ dữ liệu dưới dạng ASCII, chương trình thường sẽ cho bạn một lựa chọn chuẩn
bò dạng ASCII cho tập dữ liệu. Hãy chắc chắn là bạn chọn lựa chọn này nếu chương trình
hồi qui của bạn không chấp nhận tập tin không ở dạng ASCII. Nhiều chương trình hồi qui
có riêng chương trình biên soạn của mình. Trước khi bạn thử nhập dữ liệu vào máy tính,
hãy tìm hiểu các yêu cầu của chương trình hồi qui bạn dự đònh sử dụng.

Tạo các biến mới

Khi thực hiện phân tích thực nghiệm, nhà phân tích thường làm việc với các biến chuyển
đổi hơn là với các biến gốc mà dựa vào đó dữ liệu được thu thập. Chúng ta đã thấy nhiều
ví dụ về việc này. Mô hình double-log yêu cầu mọi biến đều được chuyển sang dạng
logarit. Các số hạng bậc hai và tương tác yêu cầu tích số của các biến. Nếu dân số có một
vai trò trong mô hình của bạn, hãy diễn tả các biến tương ứng dưới dạng bình quân đầu
người. Để biến đổi các biến sang dạng thực, các biến danh nghóa phải được chia cho chỉ số
giá. Để tính phần trăm thay đổi, cần phải tính 100(X
t
− X
t – 1
)/X
t-1
Để tính “tốc độ của
thay đổi” sử dụng biến chuyển đổi ln(X
t
− ln(X

t – 1
) − đó là khác biệt của logarit hai quan
sát liên tiếp. Các chương trình hồi qui có khả năng tự chuyển đổi dữ liệu. Hãy tận dụng lợi
điểm này.
Máy tính khác nhau về độ chính xác của các phép tính số học. Một số chương trình
và máy tính thường làm tròn và sai số nhiều hơn so với các máy/chương trình khác. Vì
vậy, tốt nhất khi thực hành tránh dùng những giá trò quá lớn hoặc quá nhỏ khi phân tích.
Tổng bình phương của những số có giá trò lớn có thể sẽ vô cùng lớn gây ra các sai số lớn.
Ví dụ, thay vì nhập vào dữ liệu dân số là 2,157899, hãy chuyển thành mười phần ngàn, và
nhập vào số 215,7899. Đây cũng là một ý kiến hay khi đổi biến sao cho các giá trò nhập
vào nằm trong khoảng từ 1 đến 1000.

14.5 Phân tích thực nghiệm

Phân tích rõ ràng là một bước quan trọng trong một nghiên cứu thực nghiệm. Nó bao gồm:
đầu tiên dữ liệu được kiểm tra sơ bộ vài lần, sau đó ước lượng các mô hình đã được thiết
lập ban đầu, thực hiện các kiểm đònh thích hợp, và nếu cần, thiết lập lại mô hình và ước
lượng lại.

Phân tích dữ liệu sơ bộ

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm


Ramu Ramanathan
12 Thục Đoan/Hào Thi
Trước khi sử dụng dữ liệu để ước lượng mô hình, một việc làm rất quan trọng là phải thực
hiện một số phân tích sơ bộ để phát hiện những lỗi do đánh máy, dữ liệu dò biệt (outlier -
những dữ liệu có giá trò ở hai cực quá lớn hoặc quá nhỏ), và không có sự sai lệch dữ liệu.
Một số lỗi đánh máy thường gặp như sử dụng chữ “l” thay vì số “một” (có thể là do thói
quen cũ sử dụng máy đánh chữ không có phím khoảng cách), và sử dụng chữ “O” thay vì
số “không”. Một danh sách liệt kê dữ liệu sẽ rất cần thiết để phát hiện những lỗi như vậy.
Bước tiếp theo là đưa các chuỗi dữ liệu tương ứng với số quan sát. Nói cách khác
vẽ X
t
tương ứng với t. Các dữ liệu dò biệt sẽ dễ dàng xác đònh được trên sơ đồ này. Nếu t
là thời gian, đồ thò sẽ là các điểm chuỗi thời gian và sẽ cho bạn ý tưởng về xu hướng theo
thời gian của dữ liệu và tốc độ tăng trưởng. Thường chúng ta sẽ thử vẽ đồ thò các giá trò
của biến phụ thuộc với giá trò của mỗi biến độc lập để xem quan hệ phi tuyến tồn tại hay
không. Mặc dù những đồ thò như thế có ích trong nhiều trường hợp, trong một số trường
hợp chúng cũng có thể dẫn đến sai lầm. Đồ thò giữa giá trò quan sát của Y và giá trò quan
sát của X không giữ cho các biến khác cố đònhi. Vì vậy, quan hệ có vẻ như phi tuyến giữa
X và Y có thể thực sự lại là quan hệ tuyến tính nhưng lại bò dòch chuyển do thay đổi của
biến thứ ba Z (xem trong phần trình bày về phi tuyến tính giả ở Mục 6.5). Nên tránh
những lỗi “đào bới dữ liệu” (data mining) để xác đònh các mối liên hệ như vậy. Thay vào
đó, hãy sử dụng lý thuyết về hành vi để thiết lập mô hình và thực hiện các kiểm đònh phù
hợp đối với các đặc trưng của mô hình, gồm cả mô hình phi tuyến.
Ngoài việc vẽ đồ thò để xác đònh những dữ liệu dò biệt, đồ thò còn giúp xác đònh
những giá trò thống kê như trung bình, độ lệch chuẩn, và hệ số biến đổi, chính là tỷ số giữa
độ lệch chuẩn và giá trò trung bình. Mặc dù không có một qui luật chặt chẽ nào về hệ số
biến đổi nhưng với một giá trò thấp như 0.05 chẳng hạn có nghóa là độ lệch chuẩn chỉ bằng
5 phần trăm của giá trò trung bình. Điều này có nghóa là các biến số trong vấn đề nghiên
cứu không biến đổi nhiều và có thể sẽ không có gì nghiêm trọng nếu chọn biến này làm
biến độc lập trong mô hình hồi qui (xem phần trình bày ở Chương 3 về Giả đònh 3.2)

Cuối cùng, có được ma trận hệ số tương quan − đó là các hệ số tương quan của mỗi
cặp biến số dùng trong phân tích. Lý tưởng thì tương quan giữa biến phụ thuộc với một
biến độc lập phải cao. Tương quan chặt giữa hai biến độc lập thì sẽ gây ra vấn đề đa cộng
tuyến và vấn đề này cần được quan tâm sớm. Tuy nhiên , hãy lưu ý là một tương quan
không chặt giữa hai biến độc lập không đồng nghóa với việc không tồn tại vấn đề đa cộng
tuyến. Điểm này đã được trình bày trong Chương 5.

Ước lượng mô hình và Kiểm đònh giả thuyết

Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng để ước lượng mô hình tổng quát đã được xây dựng trong mục
14.3. Ước lượng mô hình và kiểm tra các trò thống kê F và
2
. Mô hình đại diện được bao
nhiêu phần trăm thay đổi của biến phụ thuộc? Mô hình đầu tiên được ước lượng thường có
những kết quả không như mong đợi. Dấu của các hệ số hồi qui có thể trái với mong đợi
trước đó, các trò thống kê t có thể biểu hiện không có ý nghóa trong một số biến, R
2
hiệu
chỉnh có thể thấp, các tương quan có thể tồn tại nếu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian …v.v.
Ở đây một lần nữa lại không có công thức tổng quát về việc tiến hành như thế nào. Ở mỗi
bước yêu cầu phải có những hiệu chỉnh đáng kể và nhà nghiên cứu cần thay đổi nhiều về
phương pháp.
R
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng

Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
13 Thục Đoan/Hào Thi
Tuy nhiên cũng cần có một số hướng dẫn tổng quát. Bài học căn bản là tránh những
kết luận vội vã mà không có lập các mô hình để phân tích thêm. Phương pháp được đề
nghò là thiết lập mô hình dựa trên một số khung lý thuyết và sự hiểu biết về hành vi, và sau
đó thực hiện một loạt các kiểm đònh chẩn đoán để chắc chắn là các kết luận có tính thuyết
phục − nghóa là chúng không nhạy đối với các đặc trưng của mô hình. Chúng ta đã thấy rõ
là các kiểm đònh thừa số Lagrange và Wald rất có ích trong việc kiểm đònh xem nên thêm
vào các biến đã bỏ qua, tính phi tuyến, các tương tác, sự tồn tại của biến phụ thuộc trễ,
tương quan thời gian của bậc cao hơn và có nên thêm biến mới vào mô hình hay không.
Khi nhiều mô hình tương tự được thiết lập, tiêu chuẩn chọn mô hình có thể được sử dụng để
đánh giá một mô hình so với các mô hình khác. Nếu một biến nào không có ý nghóa trong
các công thức khác, bạn có thể kết luận một cách an toàn là có lẽ đây là biến thừa và việc
bỏ qua biến đó có thể sẽ không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Kiểm tra các tương quan giữa các biến giải thích và xem các giá trò lớn có giải thích
được những dấu không như mong đợi hoặc/và các hệ số không có ý nghóa. Nếu bạn tìm
thấy các tương quan chuỗi trong dữ liệu chuỗi thời gian, hãy thiết lập lại mô hình để xem
có loại bỏ được tương quan chuỗi hay không. Nếu cần, ứng dụng phương pháp Cochrane-
Orcutt và/hoặc Hildreth-Lu. Tương tự, nếu tồn tại phương sai của sai số thay đổi, nên sử
dụng thủ tục bình phương bé nhất có trọng số đã được trình bày trong Chương 8. Đối với
mô hình nhiều phương trình, hãy sử dụng thủ tục bình phương bé nhất hai giai đoạn để
tránh thiên lệch bình phương bé nhất và sự không nhất quán của các ước lượng. Ước lượng
và kiểm đònh chẩn đoán mô hình thường liên quan đến nhiều giai đoạn của việc ước lượng
lại và kiểm đònh lại.

Viết báo cáo

Giai đoạn cuối cùng của một nghiên cứu là viết một báo cáo trình bày các bước và diễn

dòch kết quả. Đầu tiên, chuẩn bò một tựa đề cho nghiên cứu để diễn tả được bản chất của
vấn đề nghiên cứu. Khi viết báo cáo nhớ dùng văn phong đơn giản, trực tiếp. Cẩn thận
tránh dùng từ dài dòng, nhiều nghóa (nói các khác, tránh dùng từ đao to búa lớn). Sau đây
là dàn ý đề nghò cho một báo cáo:

1. Phát biểu vấn đề
2. Cơ sở lý thuyết
3. Thiết lập mô hình tổng quát
4. Nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu
5. Ước lượng mô hình và kiểm đònh giả thuyết
6. Diễn dòch kết quả và kết luận
7. Các hạn chế của nghiên cứu và Hướng mở rộng
8. Cám ơn
9. Tài liệu tham khảo

Phát biểu vấn đề: Trong một đoạn văn khoảng một trang, diễn tả vấn đề bạn đã
nghiên cứu, các câu hỏi bạn nêu ra, và các giả thuyết tổng quát bạn đã kiểm đònh. Bạn
cũng có thể nêu ra tóm tắt các kết luận của mình.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
14 Thục Đoan/Hào Thi
Cơ sở lý thuyết: Tổng hợp các lý thuyết bạn thu thập được trước đây và đưa vào

phần này. Như đã trình bày trong Mục 14.2, phần này sẽ gồm phần tóm tắt của từng bài
báo, từng cuốn sách bạn đã đọc có liên quan đến nghiên cứu của bạn, với những mô hình,
những phương pháp sử dụng, các nguồn dữ liệu, và các kết luận của các tác giả.
Thiết lập mô hình tổng quát: Mô tả ở đây mô hình xuất phát bạn đã thiết lập trong
Mục 14.3. Nêu ra những khác biệt giữa phương pháp của bạn và phương pháp của những
người khác đã nghiên cứu vấn đề tương tự.
Nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu: Trình bày một bảng tên biến và đònh nghóa chúng.
Hãy nhớ nêu rõ các đơn vò đo lường. Liệt kê các nguồn dữ liệu và đính kèm bản sao dữ
liệu thô. Đưa vào bảng những công thức chuyển đổi tạo ra những biến thực sự được dùng
để ước lượng (xem ví dụ Bảng 9.5).
Ước lượng mô hình và Kiểm đònh giả thuyết: Trình bày các kết quả hồi qui trong
một bảng tương tự như Bảng 4.2. Mặc dù nhiều tác giả trình bày sai số chuẩn trong dấu
ngoặc phía dưới hệ số hồi qui, ở đây đề nghò bạn trình bày các trò thống kê t hoặc giá trò p,
với dấu sao để xác đònh hệ số ý nghóa. Cũng trình bày các giá trò thống kê tóm tắt cần thiết
như R
2
hiệu chỉnh, trò thống kê Durbin-Watson, các tiêu chuẩn chọn mô hình, trò thống kê
F, bậc tự do …v.v. Trong bài, hãy trình bày các mô hình bạn ước lượng, các kiểm đònh bạn
thực hiện và các kết quả. Mức độ mà một nhà phân tích kinh tế lượng cần phải trình bày
phụ thuộc nhiều vào đôïc giả. Nếu bạn nộp đồ án môn học cho giảng viên thì nhất thiết
phải có những bước phân tích. Nếu đôïc giả không thiên về kỹ thuật, hãy đưa những chi tiết
kỹ thuật này vào phụ lục.
Diễn dòch kết quả và kết luận: Phát biểu những gì bạn đã quan sát dưới dạng những
giả thuyết ban đầu và những kỳ vọng. Nếu bạn tìm được những kết quả không mong đợi,
trình bày lý do. Phần diễn dòch kết quả trong Mục 4.7, 7.4 và 9.7 là những hướng dẫn rất
có ích. Hãy đưa ra những kết luận đáng lưu ý liên quan đến nghiên cứu của bạn và liên hệ
chúng với những nghiên cứu khác.
Các hạn chế của nghiên cứu và hướng mở rộng: Rất cần thiết phải nhận ra những
hạn chế trong nghiên cứu của bạn. Những hạn chế này có thể do thiếu dữ liệu hoặc do
chương trình máy tính đối với phương pháp bạn sử dụng không tương thích, hoặc do các lý

do khác. Hãy đònh hướng phát triển từ nghiên cứu của bạn và hướng mở rộng nào cần quan
tâm.
Cám ơn: Trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu, bạn có thể nhận được sự giúp
đỡ của nhiều người: giáo sư, trợ giảng, người giữ thư viện giúp bạn tìm tài liệu tham khảo,
những người giúp bạn thu thập dữ liệu …v.v. Theo phép lòch sự thông thường hãy cám ơn
họ.
Tài liệu tham khảo: Đính kèm danh sách theo thứ tự chữ cái những tài liệu tham
khảo bạn đã thu thập trong khi chuẩn bò nghiên cứu. Danh sách phải gồm có tài liệu tham
khảo lý thuyết lẫn nguồn dữ liệu của bạn. Tránh đánh số tài liệu tham khảo và sử dụng số
tương ứng trong bài viết vì nếu bạn thêm vào một tài liệu tham khảo khác, bạn sẽ phải
đánh số lại và phải thay đổi số trong bài viết. Nếu bạn liệt kê theo thứ tự chữ cái và trích
dẫn trong bài viết theo tên tác giả và năm xuất bản, bạn sẽ chỉ phải sửa chữa nhỏ, nếu có
những thay đổi sau này. Đònh dạng được sử dụng trong cuốn sách này là một tham khảo có
ích.

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2003-2004

Phương pháp phân tích
Bài đọc

Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng
Chương 14: Thực hiện một đề tài thực nghiệm

Ramu Ramanathan
15 Thục Đoan/Hào Thi
Thuật ngữ

ASCII: mã ASCII
On-line database: cơ sở dữ liệu trên mạng

Outliers: dữ liệu dò biệt
SIC code: mã SIC
Spreadsheet: bảng tính
Text editor: soạn thảo văn bản
Work sheet: bảng tính
World Wide Web






×