Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

DE THI HOC SINH GIOI LOP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.54 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ÔN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN KIẾN THỨC TỔNG HỢP THỰC TIỄN GV: DƯƠNG THỊ HIỀN VẤN ĐỀ Y TẾ 1- Nhịp tim bình thường của người trưởng thành là khoảng 60 – 100 nhịp/ phút. Ở các vận động viên thể thao, nhịp tim có thể thấp hơn, khoảng từ 40 - 60 nhịp/ phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, thì nhịp tim càng thấp, nhưng nếu thấp dưới giới hạn bình thường thì có thể đã bị mắc hội chứng nhịp tim chậm. Trường hợp xấu nhất khi nhịp tim quá chậm (dưới 30 lần/ phút), ôxy não bị thiếu trầm trọng dẫn tới ngất, nếu các biện pháp làm tăng nhịp tim không được thực hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 2- Trong điều trị tiêu chảy cấp, gói Oresol thường được nhắc đến, đó có phải là “nước biển khô” mà nhiều người thường nói, công thức như thế nào, sử dụng ra sao cho hiệu quả? Với người lớn cũng như trẻ em, tiêu chảy cấp làm mất nước càng khiến cơ thể dễ bị suy kiệt gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế việc biết cách sử dụng gói Oresol cho uống bù nước sớm cho bệnh nhân tiêu chảy là điều cần được quan tâm. “NƯỚC BIỂN KHÔ” “Nước biển” là danh từ thông dụng trong dân gian, trong chuyên môn gọi là dịch truyền nghĩa là một dung dịch có thể truyền thẳng vào máu với số lượng từ vài trăm mililit đến hàng lít. -“Nước biển mặn” là huyết thanh sinh lý có hàm lượng hoạt chất là là muối clorur natri với tỉ lệ 9%o có vị hơi mặn, được dùng trong các trường hợp cơ thể mất nước và mất muối. -“Nước biển ngọt” là dịch truyền glucoz với hàm lượng 5%, 10%, 30% dùng khi cơ thể mất nước không mất muối. -“Nước biển khô” chỉ gói Oresol hoặc viên Hydrite pha vào nước để uống bù nước trong các trường hợp bị tiêu chảy hoặc sốt mất nước. Tình trạng nguy hiểm khi bị tiêu chảy là kiệt nước. Bệnh nhân càng đi nhiều lần (4 đến 10 lần trong ngày) thì lượng nước sinh lý trong cơ thể mất đi càng nhiều kèm theo những dấu hiệu như sút cân, tiểu ít, miệng khô, mắt lõm, da không còn căng và kém đàn hồi, ngủ không yên, cáu gắt. Vì thế cần phải bù ngay lượng nước đã mất thay vì để tình trạng kiệt nước xảy ra khiến khó hồi phục, nhất là khi có kèm theo nôn mửa. CÁCH SỬ DỤNG GÓI ORESOL Đấy là gói bột trắng có chứa muối natri, muối kali và đường glucoz. Khi dùng mới mở ra, hòa tan gói Oresol trong một lít nước đun sôi để nguội và cho uống liên tục trong ngày. Mục đích là bù nước và các chất điện giải trong dung dịch sinh lý của cơ thể bị mất đi khi tiêu chảy. Tùy theo tình trạng mất nước nhiều hay ít mà lượng nước uống vào trung bình như sau :Sơ sinh dưới 6 tháng : 250-500ml, từ 6 đến 24 tháng : 500-1000ml, từ 2-5 tuổi : 7501500ml, trên 5 tuổi : từ 1000-2000ml theo yêu cầu. Những điều cần lưu ý khi dùng gói oresol - Một gói thuốc pha trong một lít nước sôi để nguội và cung cấp cho cơ thể một dung dịch nước điện giải chứa các ion Natri, clor, kali, citrat, bicarbonat, glucoza khan phù hợp với dịch sinh lý của cơ thể. - Sau khi pha xong, dung dịch đuợc dùng trong 24 giờ, quá thời hạn thì bỏ phần thuốc còn lại. - Không pha thuốc với nước khoáng vì trong nước khóang có sẵn các ion điện giải làm sai lệch tỉ lệ các chất điện giải được qui định..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Không nên dùng các lọai nước ngọt có gaz để bù nước. TỰ CHẾ ORESOL TRONG GIA ĐÌNH Nhiều gia đình ở miền quê xa nơi bán thuốc, không có sẵn gói oresol, gặp lúc đêm hôm, bé bị tiêu chảy nặng, các bà mẹ có thể tự chế lấy dung dịch bù nước bằng cách: - Pha vào trong một lít nước đun sôi để nguội hoặc nước cháo, một muỗng cà phê gạt muối ăn với 8 muỗng cà phê gạt đường cát. - Nếu trong nhà có sẵn mật ong thì có thể thay đường cát bằng 8 muỗng cà phê gạt mật ong và có thể thêm nước cam hay nước chanh vào dung dịch này. Mật ong chứa lượng đường glucoz nên cơ thể dễ hấp thu hơn đường cát (saccharoz). Sau mỗi lần đi tiêu chảy thì lại cho uống một tách dung dịch đã pha. - Nước dừa pha với muối cũng có giá trị bù nước như oresol Ngoài Oresol, trên thị trường còn có bán thuốc viên Hydrit có công thức giống như Oresol (10 viên Hydrit=1 gói Oresol). Tiện lợi của viên Hydrit là có thể pha từng viên phù hợp với nhu cầu bù nước, mỗi viên pha với 100ml nước sôi để nguội. CẦN ĂN ĐẦY ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG Góp phần vào việc điều trị bệnh tiêu chảy cấp, ngoài các liệu pháp theo chỉ định thì bệnh nhân cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng - Với trẻ em, khi bé bị tiêu chảy, cần phải cho bé tiếp tục bú sữa mẹ; tuy nhiên trong chế độ ăn uống của người mẹ nên cẩn thận với những thực phẩm có tính nhuận tràng khiến bé khó dứt tiêu chảy. - Cho ăn những thức ăn giàu đạm, nấu chín và nghiền nhuyễn như thịt, cá, đậu, lòng đỏ trứng, hạt ngũ cốc, khoai tây, chuối chín, không nên ăn thức ăn có mỡ hay xào nấu với mỡ. - Cháo cà rốt nấu với gừng chứa chất pectin, cháo thịt gà băm nhuyễn cũng giúp mau cầm tiêu chảy. Thực tế cho thấy, việc bù nước điện giải bằng gói oresol, chế độ dinh dưỡng đầy đủ đã góp phần cứu sống nhiều trẻ em… D Oresol đã cứu sống hàng triệu trẻ em bị tiêu chảy cấp Tiêu chảy là hiện tượng đi đại tiện bất thường từ 3 lần trở lên trong ngày, phân lỏng hoặc nhiều nước, thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Bệnh tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng, nhiễm độc, ngộ độc thức ăn. Khi bị tiêu chảy cấp tính, cơ thể mất nhiều nước và muối khoáng dẫn đến rối loạn tuần hoàn, nhiễm độc thần kinh, nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh tiêu chảy cấp tính mất nước ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm. Đây là bệnh gây tử vong hàng đầu cho trẻ em tại các nước đang phát triển. Từ khi xuất hiện dạng thuốc gói bột oresol để pha thành dung dịch uống bù nước và điện giải đã cứu sống hàng triệu trẻ em trên thế giới. Gói thuốc bột oresol là dạng thuốc rất phổ biến, dễ bào chế, được trang bị đến tất cả các cơ số thuốc cấp cứu của y tế xã. Oresol cũng được các thầy thuốc khuyên dùng ở gia đình khi có người bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, nôn, sốt cao... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sử dụng nó phải đúng cách, tức là phải pha đúng nồng độ quy định. Oresol (Oral Rehydration Salts: ORS) có công thức gồm natri clorid: 3,5g; natri citrar 2,9g; kali clorid 1,5 g và glucose 20g. Một số nơi bào chế có thể thay natri citrat bằng natri hydrocarbonat 2,5 g. Gói thuốc bột oresol rất dễ hút ẩm và bị chảy nước, do đó được đóng trong túi nhôm, hàn kín, bảo quản ở nơi khô ráo. Với trọng lượng gói thuốc 27,5g, khá rẻ tiền, nó rất tiện dụng để cấp phát đến tận gia đình. Tuy nhiên điều cần lưu ý nhất khi sử dụng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> loại thuốc này là phải pha một gói thuốc có khối lượng 27,5g vào đủ 1 lít nước đun sôi để nguội rồi mới được uống dần từng ít một dung dịch đó trong ngày. Điều quan trọng này lại rất nhiều người quên. Khá nhiều bà mẹ trẻ đã pha gói thuốc không đúng cách, pha quá đặc, không đủ 1 lít nước cho 1 gói oresol nên trẻ con uống vào bị tăng áp lực thẩm thấu máu do nồng độ natri lên quá 150mmol/l gây phù não cấp tính. Cách pha thuốc oresol để tạo dung dịch có nồng độ đúng quy định Khi dùng thuốc oresol để bù nước và điện giải, điều quan trọng đầu tiên là phải tạo ra một dung dịch đúng nồng độ quy định. Nhà sản xuất và thầy thuốc bao giờ cũng hướng dẫn người sử dụng phải pha 1 gói thuốc 27,5 g vào 1 lít nước rồi mới cho người mất nước, tiêu chảy uống dần dung dịch đó. Điều này cũng được ghi rõ trên bao bì của gói thuốc. Nếu không uống hết 1 lít dung dịch đó, ta có thể bỏ đi và khi cần lại pha gói khác cũng vào 1 lít nước để uống tiếp. Xin nhắc lại là luôn luôn phải pha 1 gói thuốc vào 1 lít nước cho tan hết rồi mới được uống. Nhiều người đã không để ý đến điều quan trọng này mà lại pha gói thuốc dần từng ít một vào cốc, chén rồi uống hết đến đâu lại pha tiếp. Đây là kiểu dùng thuốc oresol rất nguy hiểm, không đúng cách và gây tử vong cho trẻ nhỏ đã nói ở trên. Có gia đình do không có dụng cụ đựng đủ một lít nước nên đã ra mua 1 chai nước khoáng 250 ml (1/4 lít) rồi dốc cả gói thuốc oresol vào chai, lắc đều và cho người bệnh uống từng ít một. Cách dùng này rất sai lầm vì chai nước khoáng bản thân nó cũng đã có một số chất khoáng, tức là đã có các ion kim loại. Hơn nữa nó cũng không đủ dung tích 1 lít nên nồng độ dung dịch tạo ra không đúng quy định, rất đậm đặc. Khi bệnh nhân uống dung dịch này sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy tuyệt đối không được pha oresol với bất cứ dung dịch nước đóng chai nào. Chỉ được pha nó với nước đun sôi để nguội. Nếu không có dụng cụ đo 1 lít nước thì pha vào bát to bằng cách lấy ca đong. Trong trường hợp nói trên, có thể lấy vỏ chai đựng nước khoáng loại 250 ml để đong và cần 4 lần chai 250ml nước đun sôi để nguội cho 1 gói thuốc oresol. Một số lưu ý khi sử dụng oresol Thuốc bột oresol được dùng cho các trường hợp tiêu chảy mất nước nhưng đôi khi người ta vẫn dùng cho người không bị tiêu chảy nhưng ra nhiều mồ hôi, mất nước như đi dã ngoại, sau khi hành quân. Tuy nhiên cần thận trọng với người bị các bệnh về tim mạch, gan, thận do thuốc có thành phần chất điện giải khá cao. Khi dùng oresol cho các trường hợp tiêu chảy nặng vẫn phải tiêm truyền dung dịch glucose đẳng trương 5%. Người bệnh nên nhớ rằng oresol là thuốc bù nước và bổ sung chất điện giải. Một tình trạng thường xảy ra khi mắc bệnh tiêu chảy cấp hoặc ra mồ hôi nhiều. Do đó trong các bệnh tiêu chảy như tả, tiêu chảy cấp tính cần phải dùng các thuốc khác nữa như thuốc kháng sinh, thuốc chống độc, thuốc chống rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột... Vì vậy, khi bệnh nhân bị tiêu chảy cần phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để dùng thuốc đúng quy định. Làm gì khi không có sẵn oresol? Tại một số địa phương miền núi hoặc vùng xa không có sẵn gói bột oresol, trong trường hợp khẩn cấp cần dùng dung dịch bù nước và điện giải, người ta có thể áp dụng các cách sau đây: Lấy 1 thìa muối ăn và 8 thìa đường pha vào 1 lít nước và uống dung dịch này từng ít một trong ngày. Nên nhớ là loại thìa pha cà phê, tức là thìa loại nhỏ và tỷ lệ giữa muối và đường là 1/8. Nếu không có đường thì nấu cháo loãng (6 bát nước và một nắm gạo), cho vào một nhúm muối rồi chắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Cần chú ý cho người bệnh uống đủ nước, bổ sung nước hoa quả tươi, nước dừa cũng rất tốt. Nếu trẻ đang bú mẹ thì phải tiếp tục cho bú. Không được thấy trẻ đi ngoài nhiều nước mà kiêng bú và kiêng uống nước sẽ rất nguy hiểm. VẤN ĐỀ THƠ VĂN VỚI ĐỜI SỐNG 1- Những câu thơ lục bát chủ đề về quê hương,đất nước con người việt nam   . Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Đất ta bể bạc, non vàng, Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Miêu. Đức Thọ gạo trắng nước trong,.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>   . Ai về Đức Thọ thong dong con người. Đầm Đại Từ hoa sen thơm ngát Giếng Đại Từ nước mát nước trong Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.. . Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị, có Chùa Tam Thanh Ai lên Xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.  . Tay cầm bầu rượu nắm nem Mải vui quên mất lời em dặn dò. Đường vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ. Thiên nhiên trong Ca Dao miền Bắc: Hình ảnh của Quê Hương – đất nướcngự trị trong Ca dao, trong tiếng hát, chan chứa tình cảm, yêu mến, niềm tự hào của dân tộc: Thăng Long Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Cố đô rồi lại tân đô Ngàn năm văn vật[1] bây giờ là đây Thăng Long là trọng địa của nước ta được hưng khởi vào thời Lý Thái Tổ năm 1010, xưa gọi là kinh đô, cố đô...Ngày nay được gọi là Thủ đô Hà Nội, nơi phát triển đất nước, đưa đất nước vươn tầm với thế giới: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ[2] Xem cầu Thê Húc[3], xem chùa Ngọc Sơn[4] Đài Nghiên[5], Tháp Bút[6]chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này? Phong cảnh Hồ Tây giữa lòng Hà Nội rất nên thơ, ẩn chứa biết bao lịch sử như một bức tranh sinh động: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương[7].

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ Quả thật, thắng cảnh nơi đây nên thơ, hữu tình, diệu kỳ đối với con người: Trên Chùa đã động tiếng chuông Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu Không những thế, mà còn có những con sông nổi tiếng uốn lượn quanh xóm làng: Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch[8] uốn quanh xóm làng Bên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng Hình ảnh lũy tre làng làm vệ sĩ quê hương, con sông chuyên chở ân tình đất nước uốn quanh xóm làng, để nuôi dưỡng những sản vật, làm xanh tươi cây trái cho làng quê: Đồn rằng chợ Bỏi vui thay Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa Giữa chợ lại có đền thờ Dưới sông nước chảy đò đưa dập dìu Đây là nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện thuần phong mỹ tục của dân Việt Nam, phục hiện lại nếp sinh hoạt truyền thống. Miền Bắc còn có những quả núi cao ngất ngưởng khoe vẻ đẹp cường tráng, oai hùng với chiến công, oanh liệt về lịch sử của dân tộc: Nhất cao là núi Ba Vì Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long Hay: Nhất cao là núi Ba Vì, Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn[9] Với nét đẹp hài hòa hòan hảo, tương hợp cùng bốn mùa : Quê em có gió bốn mùa, Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm. Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm, Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Các Tỉnh miền Bắc đều thừa hưởng di sản thiên nhiên ban tặng, để minh chứng điều này chúng ta sẽ khảo sát: Bắc Cạn có suối đãi vàng, Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh. Ngoài những con sông, suối, hồ.. là những dãy núi oai hùng đã ẩn chứa những dấu ấn vẻ vang trong lịch sử cũng như trong Phật giáo là Đỉnh Thiêng Yên Tử: Nào ai quyết chí tu hành, Có về Yên Tử mới đành lòng tu. Thể hiện sự vượt khó, ý chí, nghị lực của bậc tu hành, nơi đây không chỉ là thiên nhiên hùng vĩ mà còn lưu danh sử sách những kỳ tích oanh liệt của dân tộc. Chùa Hương – Động Hương Tích, phong cảnh thiên nhiên đẹp sắc sảo được chúa Trịnh Sâm khắc 5 chữ : “Nam thiên đệ nhất động”. Hành trình vào Động Hương Tích, từ Bến Đục sang Bến Trong, chùa Thiên Trù chập chùng giữa rừng núi bao la: Ai đi trẩy hội chùa Hương Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm Mớ rau sắng, quả mơ non Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng? Không chỉ là một thiên động đệ nhất, mà còn có lễ hội, những sản vật địa phương nổi tiếng như rau sắng, quả mơ, hồng trà, củ mài... Nếu như những phía trên là những ngôi cổ tự tọa lạc chập chùng giữa thiên nhiên của núi rừng thì Chùa Phả Lại tỉnh Hải Dươngvươn cao, soi mình trên sông nước: Xa đưa văng vẳng tiếng chuông, Kìa chùa Phả Lại chập chùng bên sông. Những hình ảnh tỏa sáng bản sắc dân tộc cũng lưu dấu nơi tận cùng miền biên giới Lạng Sơn nổi tiếng: Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Tất cả những thiên nhiên kỳ vĩ ấy được tạo hóa ưu đãi, đến với Hà Nam, phong cảnh Chùa Tiên không nằm giữa rừng núi thiên tạo mà do bảo tồn sinh thái của con người tạo nên : Chùa Tiên chín chín cây thông, Ai không trồng đủ, làng không cho về. Không chỉ là nước non hữu tình từ thiên nhiên tạo hóa, mà còn có những đặc sản của từng miền, không cầu kỳ, tận hưởng những hương vị ngọt ngào từ những đặc sản: Thanh Trì có bánh cuốn ngon, Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thanh Trì cảnh đẹp người đông, Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh. Chúng ta cất bước từ Nam ra Bắc đã cảm nhận được vẻ đẹp thiên phú ấy: Đường về xứ Bắc xa xa, Có về Hà Nội với ta thì về. Đường thủy thì tiện thuyền bè, Đường bộ cứ bến Bồ Đề[10]mà sang. Thời nay chẳng sợ gian nan, Đường sắt tàu hỏa bạt ngàn nối nhau. Đường không “book vé” rất mau, Khởi hành Sơn Nhất hội tao Nội Bài[11]. 2. Thiên nhiên trong Ca Dao Miền Trung: Chúng ta dừng chân nơi khúc ruột thân thương miền Trung, xứ Nghệ: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Nhưng con đường xứ Lạng lại khác, phải vượt núi lội đèo, cảm nhận sự thú vị của thiên nhiên: Đường lên Xứ Lạng bao xa, Cách một trái núi với ba quãng đồng. Ai ơi đứng mà lại trông, Kìa núi Thành Lạng kìa sông Tam Cờ. Quảng Nam cũng thế: Quảng Nam có lụa Phú Bông Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn Quảng Nam là đất quê mình Núi, đồng, sông, biển rành rành từ đâu Bắc Thừa Thiên giáp Hải Vân Nam thì Quảng Ngãi, giáp gần núi Phong. Tây thì giáp đến sông Buông,.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Rừng cao rừng thấp mấy tầng mây xanh. Đông thì biển rộng thênh thang, Đất đai trăm dặm rành rành như ghi. Đến với “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.Đường bộ là thế, còn đường biển thì có Hang Dơi nên Ca dao đã nói: Đi bộ thì khiếp Hải Vân, Đi thuyền thì sợ sóng thần Hang Dơi. Nhưng cũng có nhưng cảnh rất hữu tình trong Ca dao Huế: Hồ Tịnh Tâm nhiều sen Bách Hợp, Đất Hương Cần ngọt quýt thơm cam. Hay : Đi mô cũng nhớ quê mình, Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh. Cứ mỗi địa danh, gần như có một câu ca dao: Bình Định có núi Vọng Phu. Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh. Em về Bình Định cùng anh. Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa Hình ảnh núi Vọng Phụ như nói lên tình cảm sắc son thủy chung của người phụ nữ Việt Nam, luôn chịu thương, chịu khó vì mái ấm gia đình. 3.Thiên nhiên trong Ca Dao Miền Nam: Miền Nam – vùng đất mới khai phá, tuy được thiên nhiên ưu đãi, nhưng khi còn ban sơ hoang dã là vùng “kinh địa”: Rừng thiêng nước độc thú bầy, Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh. Hay: Tới đây sứ sở lạ lùng, Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê. Thế nhưng, bằng nghị lực và ý chí sắc đá của dân tộc, Cha Ông ta đã thu phục và kiến tạo thành vùng đất mới trù phú: Ai về Gia Định thì về, Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hay: Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về. Những vụ lúa bội thu, những vườn hoa quả trĩu cành… Biên Hoà bưởi chẳng đắng the Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh Dự báo đều hướng về thiên nhiên: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm Hay: Én bay thấp, mưa ngập bờ ao, Én bay cao, mưa rào lại tạnh. Hay: Hễ mà hoa quả được mùa, Chắc là nước bể, nước mưa đầy trời. Ai ơi, nên nhớ lấy lời, Trông cơ trời đất, liệu thời làm ăn. Đặc sản, sản vật, hoa màu phong phú nơi đó, thể hiện quá trình phấn đấu và sức sống dạt dào dân bản xứ: Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua, Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng. Hoặc: Ai ơi về miệt Tháp Mười Cá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn. Hay: Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời. Cảnh vật thật yên bình bên dòng Vàm Cỏ: Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy, Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang, Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa? Có vườn cây trái, có cầu vang danh[12]. Đến với xứ dừa Bến Tre, cảnh thiên nhiên và những sản vật không kém: Bến Tre dừa ngọt sông dài, Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh. Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo, Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan. Anh đây muốn hỏi thiệt nàng, Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng? Chúng ta xuôi dòng Hậu Giang sẽ được thường thức rất nhiều các món ăn đặc trưng từng vùng: Ai về tới thẳng Năm Căn Ghé ăn bánh gỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu Mắm nêm, chuối chát, khế, rau, Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên! Không những thế mà còn được ngắm cây cầu bắt ngang hai Tỉnh Tiền Giang – Bến Tre thật tuyệt vời: Rạch Miễu văng nối hai đầu Bến Tre một nửa, nửa cầu Tiền Giang Ai về sông nước Hậu Giang Ghé thăm xứ sở bạt ngàn sản nông[13]. [1] văn vậtlà “truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử”, “công trình, hiện vật có giá trị. nghệ thuật và lịch sử”. [2] [3] Cầuđược Thần Siêu Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời. buổi sáng sớm" [4] Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử. và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13. [5] Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cáinghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo. chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: "Nhất đài Phương Đình bút"..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> [6] Trên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn) cũ, nhà nho Nguyễn Văn Siêu cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. [7] Thọ Xương (ghi theo các văn bản Hán Nôm là 壽昌縣- Thọ Xương huyện) là một huyện của thành Thăng Long xưa, ứng với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần quận Đống Đa của Hà Nội ngày nay [8] Sông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Sau trận lụt lịch sử hồi đầu tháng 11 năm 2008, [9]Sự thực núi Ba Vì chỉ cao 1.296m, núi Tam Đảo lại cao đến 1.581m, nhưng vì núi này là nơi ngự của Thần núi (thần. Tản Viên), Núi cao ở đây là cao trong tâm thức, không phải độ cao thấp đơn thuần về mặt địa lý. Truyền thuyết còn kể lại rằng núi Ba Vì là do Sơn Tinh dùng sách ước nâng núi lên cao, để ngăn nước lũ chống Thủy Tinh. Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ [1]. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. Núi Độc Tôn ở huyện Phổ Yên xứ Thái Nguyên. 2- Nhiều người thắc mắc về chỉ số tính BMI là gì, cách tính chỉ số BMI như thế nào cho đúng ? Chỉ số BMI là chỉ số khối cơ thể – thường được biết đến với chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh Body Mass Index – được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. 3- Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832. Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Có thể tính chỉ số BMI theo công thức định nghĩa hoặc cho theo những bảng tiêu chuẩn. Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị bệnh béo phì hay bị bệnh suy dinh dưỡng thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể. Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO) Phân loại. WHO BMI (kg/m2). IDI & WPRO BMI (kg/m2). Cân nặng thấp (gầy). <18.5. <18.5. Bình thường. 18.5 – 24.9. 18.5 – 22.9. Thừa cân. 25. 23. Tiền béo phì. 25 – 29.9. 23 – 24.9. Béo phì độ I. 30 – 34.9. 25 – 29.9. Béo phì độ II. 35 – 39.9. 30. Béo phì độ III. 40. 40.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể – yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai. Người lớn và BMI Chỉ số BMI của bạn được tính như sau: BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao ) – Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg; – Chiều cao x chiều cao: tính bằng m; Bạn có thể tự đánh giá được chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê dưới đây: – Dưới chuẩn (ốm) : BMI ít hơn 18.5 – Chuẩn (bình thường): BMI từ 18,5 – 25 – Béo – nên giảm cân: BMI 30 – 40 – Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40 Chị em cùng tính toán thử BMI của mình đang ở mức nào và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện hợp lí nhé. THƠ LỤC BÁT VỀ THẦY CÔ. CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam Chúc thầy trí tuệ, anh khang, yêu đời Dạy văn, dạy lễ, dạy chơi Trò ngoan, học đạo làm người thầy lo Kinh tế thị trường cam go Yêu thầy, sĩ tử chăm lo học hành Mai sau khôn lớn trưởng thành Đừng làm vẩn đục thanh danh của thầy Các bậc phụ huynh hăng say Góp công kết nối cô, thầy – cháu, con Một lòng vì nước vì non Gia đình, xã hội vẫn còn chung tay Mỗi năm cứ đến ngày này Nhớ thầy, nhớ bạn, nhớ cây phượng hồng Tiết trời tuy chuyển sang Đông Nhưng công dạy dỗ vẫn không phai mờ. Ơn sâu, nghĩa nặng thầy cô Đã đưa em tới bến bờ vinh quang..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×