Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SKKN TU TUONG HO CHI MINH LOP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.88 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH A. Độc lập – Tự do - Hạnh phúc. Tên: Một số biện pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả môn lịch sử 9 ở trường THCS Tân Thành A Phần I Khái quát về bản thân. 1. Họ và tên: Nguyễn Chế Linh, sinh năm: 01/01/1988 2. Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Thành A 3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cao đẳng Sư phạm lịch sử 4. Chức vụ: Giáo viên 5. Nhiệm vụ được giao Dạy lớp và chủ nhiệm lớp 6A1 Phần II Nội dung sáng kiến, giải pháp 1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi đăng ký sáng kiến, giải pháp. 1.1. Thực trạng tình hình đơn vị. - Được Bộ Giáo dục ban hành hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn lịch sử. - Hiện nay với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin đại chúng, nhất là internet, giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng tìm kiếm hình ảnh, tư liệu có liên quan đến tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. - Tài liệu sách, báo, tranh ảnh về Hồ Chí Minh phục vụ việc học tập nghiên cứu của giáo viên và học sinh nhà trường còn hạn chế. Từ đó việc giáo dục tấm gương về Người chủa đạt hiệu quả cao. - Giáo viên chỉ liên hệ những mẫu chuyện về tấm gương của Bác chưa biết cách khai thác nội dung, mức độ, phương pháp để giáo dục phù hợp. - Thực hiện giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giáo viên chưa có sự đầu tư dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. - Đạo đức học sinh trong nhà trường đang ảnh hưởng, tác động của cơ chế thị trường, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1.2. Thực trạng của bản thân. - Bản thân là giáo viên dạy lịch sử là môn học có nhiều ưu thế giáo dục t ư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua các chương trình giáo dục lồng ghép, tích hợp trong các tiết dạy chính khóa của các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa và các tiết học tập ngoài giờ lên lớp. - Bản thân nghĩ, đây là một nội dung quan trọng, gắn liền với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. - Đối với việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình nội khóa thì một số bài chỉ có một nôi dung để tích hợp nên giáo viên không có nhiều thời gian để phân tích sâu, cũng chưa có nhiều bài tập dành cho chuyên đề về giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh. - Từ những kiến thức trong các bài học có liên quan đến vấn đề giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, các em chưa vận dụng những kiến thức đó mà các em chỉ mới hiểu và nắm được kiến thức sách giáo khoa, còn phần mở rộng thì hạn chế rất nhiều. Điều đó rất khó khăn cho giáo viên dạy môn lịch sử nói riêng và các bộ môn có liên quan đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói chung vì vậy quá trình lĩnh hội kiến thức của các em còn hạn chế nhiều trong khi yêu cầu của các môn học ngày càng được nâng cao. - Vì vậy, hiện nay trong quá trình dạy học lịch sử ở trường vấn đề rèn luyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở các bài học việc nâng cao hiệu quả bài dạy chưa thật sự như mong muốn. 2. Nội dung sáng kiến (giải pháp): 2.1. Sử dụng phương pháp thuyết trình. Khi dạy bài 23 lịch sử 9: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Khi dạy mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo viên sử dụng hỏi: Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào ? Yêu cầu học sinh tìm hiểu: Dự báo thời cơ, chuẩn bị các điều kiện để chóp thời cơ, phát động quần chúng tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Các bước thuyết trình: - Sự kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh ? - Dẫn chứng về sự kịp thời, sáng tạo (Nêu sự kiện, phân tích sự kiện) - Nếu không kịp thời, sáng tạo thì điều gì sẽ xảy ra ? - Liên hệ thực tế Giáo viên kết luận: Cách mạng tháng Tám nổ ra trong điều kiện chủ quan, khách quan hoàn toàn chín muồi. Đó chính là thời cơ “ngàn năm có một”, vì nó rất hiếm và rất quý, nếu bỏ qua thì sẽ không bao giờ thời cơ trở lại nữa. Nhận thức rõ thời cơ có một không hai này, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Đây là thời cơ ngàn năm có một cho dân tậc ta vùng dậy. Lần này dò có phải đốt cháy dãy trường Sơn cũng quyết giành độc lập cho đất nước”. Giáo dục công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. 2.2. Sử dụng tư liệu lịch sử. Khi dạy bài 29 lịch sử 9: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965– 1973). Khi dạy mục IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969-1973) Mục 2: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vùa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo viên sử dụng tư liệu lịch sử: Bác Hồ đoán định Mĩ đánh phá Hà Nội bằng B52. Dẫn thông tin (đầu năm 1968 Bác Hồ thăm một đơn vị phòng không không quân, Bác Hồ giao nhiệm vụ cho đồng chí Phùng Thế Tài) “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua... Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân huỷ diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội. Vì vậy nhiệm vụ cuả chú rất nặng nề”. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận, rút ra nhận xét từ thông tin, liên hệ thực tế để chứng minh lời Bác. Giáo viên bổ sung thêm thông tin liên quan tới 12 ngày đêm Điện biên Phủ trên không (từ ngày 18-29/12/1972). Quân dân ta ở miền Bắc đã đánh trả địch những đòn đích đáng từ trận đầu và đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng không quân B52 của Mĩ, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quết định của ta buộc Mĩ phải trở lại Hội nghị Pari và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Qua đó giúp học sinh nhận thức thêm được tầm tư duy chiến lược của Bác Hồ trong lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giáo dục cho học sinh tấm gương Bác Hồ, giáo dục tinh thần lao động, chiến đấu. 2.3. Sử dụng kênh hình tư liệu. Khi dạy bài 16 lịch sử 9: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925. Khi dạy mục I: Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923) Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 28: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (12-1920). Qua hình ảnh trên giúp em hiểu biết thêm được gì về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Nguyễn Ái Quốc..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo viên gợi ý: - Hình tư liệu liên quan đến địa dành nào ? - Hình tư liệu gắn với sự kiện nào ? - Kết hợp với những kiến thức trong và ngoài sách giáo khoa để nêu vấn tắt về hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Qua hình ảnh đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin và đi theo con đường cách mạng vô sản. Giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước, quyết tâm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về trong nước, chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng 2.4. Sử dụng tư liệu video. Khi dạy bài 26 lịch sử 9: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) Khi dạy mục I: Chiến dịch biên giới Thu – Đông 1950 Giáo viên cho học sinh xem đoạn video tư liệu Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc (Hồ Chí Minh – chân dung một con người) Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chú ý tình tiết phản ánh đức tính giản dị, tác phong hoạt bát, tinh thần lạc quan cách mạng của Bác. Những phẩm chất đạo đức cách mạng của Bác được thể hiện qua đoạn tư liệu Liên hệ: Cần học tập ở Bác những đức tính gì ? Giáo dục tinh thần yêu nước quyết tâm chống pháp của Người. 2.5 Sử dụng hệ thống bài tập tự học. (Sử dụng ở tiết ôn tập) Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm mục đích gì ? - Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra của bài tập. (Vận dụng kiến thức trong và ngoài sách giáo khoa để nhận thức và tiếp cận vấn đề lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Xác định hướng giải quyết vấn đề bài tập yêu cầu - Đưa ra phương án giải quyết vấn đề Qua đó học sinh hiểu thêm được chính sách ngoại giao khôn khéo của Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Giáo dục tinh thần yêu nước, những sách lược khôn khéo, mềm dẻo của Hồ Chí Minh trong việc đối phó với thù trong giặc ngoài. 2.6 Sử dụng kiến thức liên môn. Khi dạy bài 23 lớp 9: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Khi dạy mục III: Giành chính quyền trong cả nước Giáo viên sử dụng thông tin môn GDCD lớp 7 bài 1: Sống giản dị Ngày 2-9-1945 lịch sử, Ba Đình nắng đẹp, trời trong xanh mùa thu. Dòng người đổ về Quảng Trường như nước chảy: Công nhân, nông dân, bộ đội, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cháu thiếu nhi, hàng ngũ chỉnh tề quanh lễ đài. Niềm vui bất tận tràn ngập lòng người...Bác Hồ xuất hiện với bộ đồ kaki đã ngả màu, một đôi dép cao su đã cũ, bác thân thiện vẫy chào mọi người…thay mặt chính phủ Lâm thời, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa…Đang đọc Bác dừng lại nhìn mọi người rồi hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”… - Đoạn trích trên giúp em hiểu thêm về sự kiện nào ? - Tư tưởng đạo đức Bác Hồ được phản ánh ra sao qua thông tin trên ? Qua đó giáo dục cho học sinh đức tính sống giản dị, gần gũi, thân thiện với mọi người xung quanh, … Phần III Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả 1. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp: Qua thực tế giảng dạy tại trường THCS Tân Thành A, áp dụng môt số biện pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh hiệu quả bài học được nâng cao, học.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> sinh thích thú học tập, tích cực chủ động trong giờ học, tiếp thu kiến thức dễ dàng nắm được kiến thức bài nhanh hơn. Một số biện pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có thể vận dụng trong môn lịch sử 9 ở trường THCS Tân Thành A, các trường trong huyện, cũng như đối với tất cả các cấp học liên quan chủ đề Hồ Chí Minh, tùy theo bộ môn của mình mà gi¸o viên có thể áp dụng những nội dụng, mức độ và phương pháp khác nhau. 2. Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng sáng kiến, giải pháp. - Kết quả HKI năm học 2016-2017: Lớp 9A2 9A3. Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu-Kém 42 18% 39 % 32% 11 % 44 17% 36% 35% 12 % - Kết quả khảo sát thực tế kiểm tra 15 phút tháng 1+2:. Ghi chú. Lớp 9A2 9A3. Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu-Kém Ghi chú 42 22% 47% 27% 4% 44 19% 43% 31% 7% - Khi thực hiện các biện pháp như đã nêu trên về vấn đề tích hợp giáo dục tư. tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử thì chất lượng khá giỏi môn học được nâng lên, học sinh có tính đam mê, hứng thú trong học tập bộ môn cao hơn so với các năm học trước. - Bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn xác định nội dung, mức độ phù hợp với những kiến thức của bài học để giáo dục cho học sinh. - Học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập lịch sử, tích hợp với nội dung tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. - Học sinh có những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó, các em có được thái độ và hành vi tích cực làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủ động phối hợp nhiều phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong từng bài dạy lịch sử phù hợp với từng đối tượng học sinh Phần IV Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận: Qua những kết quả đạt được như đã nêu trên, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng một số biện pháp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn lịch sử 9 và các môn học khác ở bậc THCS cũng như các bậc học khác là một vấn đề hết sức cần thiết vì giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ đem lại cho người học các vấn đề sau: - Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về phẩm chất đạo đức, cuộc đời hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn học tập và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức Người, để hình thành nhân cách sống cho bản thân. 2. Kiến nghị (nếu có) Để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy môn lịch sử hiệu quả tôi có một số kiến nghị như sau: - Đối với nhà trường và tổ Sử -Địa -Anh Văn: Cần phải tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động, học tập và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh. - Vào những ngày lễ quan trọng, Tổ Sử- Địa- Anh Văn nên kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các chương trình ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp về chủ đề Hồ Chí Minh để tạo điều kiện cho học sinh được nâng cao sự hiểu biết của mình về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Thư viện nhà trường cần phải trang bị nhiều tư liệu, sách về cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà trường phải có phòng truyền thống cách mạng, ảnh tư liệu về Bác và các chiến sĩ cách mạng, những nhà yêu nước để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Tổ Sử -Địa- Anh Văn mỗi năm học phát động học sinh sưu tầm tư liệu lịch sử về Bác… Trên đây là sáng kiến, giải pháp của bản thân trong năm học 2016-2017, đề nghị Hội động xét duyệt, công nhận. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu). Người đăng ký (Ký, ghi họ và tên). Nguyễn Chế Linh.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×