Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CAU HOI THI TIM HIEU GIAO DUC PHAP LUAT CHUAN NHAT 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.47 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CẤP THCS, NĂM 2016. Câu 1. (10.0 điểm). Luật Giáo dục 2005 có quy định như thế nào về nhiệm vụ và quyền của người học? Những hành vi nào người học không được làm? TL. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. TL. Những hành vi nào người học không được làm là: 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác. 2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. 3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục. 4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. 5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng Câu 2. (10.0 điểm) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những nguyên tắc cơ bản nào của chế độ hôn nhân và gia đình? Điều kiện kết hôn? Quyền, nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?. TL: Tại Điều 2. luật hôn nhân và gia đình đã quy định Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình cụ thể như sau: 1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. 2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. 4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình. TL: Tại Điều 8. Điều kiện kết hôn quy định 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. TL: Tại Điều 104. Quy định Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu 1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. 2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng. TL: Tại điều Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ quy định như sau: 1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. 2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. 3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. 5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. Câu 3. (10.0 điểm) a. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có những quy định gì đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp và xe thô sơ khác? TL: Tại điều Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy 1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: a) Chở người bệnh đi cấp cứu; b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; c) Trẻ em dưới 14 tuổi. 2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. 3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Đi xe dàn hàng ngang; b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. 4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Mang, vác vật cồng kềnh; b) Sử dụng ô; c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác 1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này. 2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. 3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.. b. Tình huống: Sau khi liên hoan và uống rượu say, anh H điều khiển xe máy về nhà mà quên không đội mũ bảo hiểm. Đến ngã tư, anh bị Cảnh sát giao thông giữ lại để kiểm tra giấy tờ và kiểm tra nồng độ cồn. Hãy cho biết hành vi vi phạm của anh H có mức xử phạt như thế nào theo quy định. TL: Anh H bị xử phát theo 2 nỗi là: 1. bị xử phạt vì tội không đội mũ bảo hiểm và 1 lỗi là uống rượu say tùy theo nồng độ cồn quy định từ 500.000đ đến 3.000.000đ. Câu 4. (10.0 điểm) Hãy cho biết: Theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì mục tiêu của Bình đẳng giới là gì? Quy định việc thực hiện Bình đẳng giới trong những lĩnh vực nào của đời sống xã hội và gia đình? TL Mục tiêu của Bình đẳng giới quy định Tại Điều 4. Mục tiêu bình đẳng giới như sau: Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. TL: Quy định việc thực hiện Bình đẳng giới trong những lĩnh vực nào của đời sống xã hội và gia đình: Gồm các điều khỏa sau: Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị Điều 12. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Điều 15. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Điều 16. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao Điều 17. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình. Câu 5. (10.0 điểm) Luật phòng chống mua bán người năm 2011 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm? Gia đình, nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng chống mua bán người? Để phòng, chống mua bán người có hiệu quả cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Nạn nhân của vụ việc buôn bán người có những quyền và nghĩa vụ gì? TL những hành vi bi nghiêm cấm quy định tại: Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự. 2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. 3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. 5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. 6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này. 7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật. 8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này. 9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> nhân.. 10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn 11. Giả mạo là nạn nhân. 12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này. TL : Gia đình, nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo có trách nhiệm như thế nào trong. việc phòng chống mua bán người quy định như sau:. Điều 14. Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia phòng ngừa mua bán người 1. Quản lý chặt chẽ việc học tập và các hoạt động khác của học sinh, sinh viên, học viên. 2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngoại khóa về phòng, chống mua bán người phù hợp với từng cấp học, ngành học. 3. Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hòa nhập cộng đồng. 4. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người.. TL: Để phòng, chống mua bán người có hiệu quả cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Điều 53. Nguyên tắc hợp tác quốc tế Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng độc lập, chủ quyền.. TL Nạn nhân của vụ việc buôn bán người có những quyền và nghĩa vụ sau: Tại điều Điều 6. quy định về Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân như sau : 1. Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản. 2. Được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ theo quy định của Luật này. 3. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 4. Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. 5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc mua bán người. Câu 6. (10.0 điểm) Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, quy định những hành vi nào là hành vi bạo lực gia đình? Nạn nhân bạo lực gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? Nêu những hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình. TL: Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, quy định những hành vi bạo lực gia đình là: Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình 1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. 2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.. TL: Nêu những hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình là: Điều 11. Hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình 1. Thực hiện trực tiếp. 2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 3. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 4. Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác.. Câu 7. (10.0 điểm) Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 những hành vi bạo lực gia đình nào bị nghiêm cấm? Trách nhiệm của cá nhân? Để phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả cần thực hiện những nguyên tắc nào? Cần thực hiện những biện pháp nào để ngặn chặn bạo lực gia đình và bảo vệ nạn nhân của nạn bạo lực gia đình? TL: những hành vi bạo lực gia đình nào bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này. 2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình. 3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình. 4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. 5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình. 6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật. 7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.. TL: Trách nhiệm của cá nhân về bạo lực gia đình: Điều 31. Trách nhiệm của cá nhân 1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. 2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. TL: Để phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả cần thực hiện những nguyên tắc sau: Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. 3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. 4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.. TL: Cần thực hiện những biện pháp sau để ngặn chặn bạo lực gia đình và bảo vệ nạn nhân của nạn bạo lực gia đình: Điều 19. Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ 1. Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm: a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình; d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc). 2. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. 3. Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự. 4. Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này.. Câu 8. (10.0 điểm) Nêu hiểu biết cơ bản của em về ma túy? Trong Luật phòng, chống ma túy năm 2013 quy định những hành vi nào liên quan đến ma túy bị nghiêm cấm? Nhà trường và các cơ sở giáo dục có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống ma túy?. TL: Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Trả lời: Theo Điều 3 và 4 Luật Phòng, chống ma túy thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm: Trồng cây có chứa chất ma túy. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy. Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma túy. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. Các hành vi trái phép khác về ma túy..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TL: Tại Điều 10 của luật phòng chống ma túy quy định như sau: Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm: 1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy. 2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy. 3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma túy. Câu 9. (5.0 điểm) Hãy cho biết Hiến pháp 2013 có những quy định như thế nào về: chính sách lao động, chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách xã hội, chính sách văn hóa? TL: Tại Điều 57 Hiến pháp 2013 quy định chính sách lao động là:. 1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. 2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. TL: Tại Điều 58 Hiến pháp 2013 quy định chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân như sau:. 1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. TL: Tại Điều 60 Hiến pháp 2013 quy định chính sách xã hội, chính sách văn hóa như sau: 1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 2. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân. Câu 10. (15 điểm) Bằng sự hiểu biết của mình về tác hại của ma túy, em hãy viết một bài văn nghị luận (dài không quá 1500 từ) để kêu gọi mọi người hãy tránh xa ma túy. Học sinh tự làm Gợi ý như sau ) Mở bài : - Một thực trạng đáng buồn hiện nay của xã hội : nhiều loại tệ nan xã hội không ngừng xuất hiện và gia tăng..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Trong đó, ma túy là tệ nạn nguy hiểm. (hoặc : có thể dẫn từ một mẫu tin về việc xã hội tăng cường phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội) b) Thân bài : Thế nào là tệ nạn xã hội ? (dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết trong sách vở, qua các phương tiện thông tin tuyên truyền). Tác hại của tệ nạn xã hội. - Với bản thân người tham gia vào tệ nạn. + Về sức khỏe. + Về thời gian. + Về nhân cách. - Với gia đình những người bị lôi kéo vào tệ nạn. + Về kinh tế. + Về tinh thần. - Với xã hội. + Về an ninh xã hội. + Về văn minh của xã hội. + Về sự phát triển kinh tế. Hãy nói « không » với tệ nạn, thái độ và hành động cụ thể. - Tự bảo vệ về mình khỏi hiểm họa ma túy và những tệ nạn xã hội. - Với người đã trót lầm lỡ cần có nghị lực, quyết tâm từ bỏ. - Với cộng đồng: Giúp đỡ họ từ bỏ các tệ nạn Ngăn chặn tệ nạn c) Kết bài: Quyết tâm vì một thế giới không tệ nạn xã hội.. ……………………Hết…………………….

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×