Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

de kiem tra 1 tiet chuong Cacbon Silic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.75 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Dãy các axit sắp theo chiều tăng dần của axit là A. H2SO4 , H2SiO3 , H2CO3. B. H2CO3 , H2SiO3 , H2SO4. C. H2SiO3 , H2CO3 , H2SO4. D. H2SO4 , H2CO3 , H2SiO3. Câu 2: Trong số các câu sau câu sai là A. Silic tồn tại ở 2 dạng: silic tinh thể và silic vô định hình. B. Giống như cacbon, silic có các số oxi hóa -4, 0, +2 và +4. C. Silic vô định hình có khả năng phản ứng thấp hơn silic tinh thể. D. Silic tác dụng tương đối mạnh với dung dịch kiềm giải phóng khí hidro. Câu 3: Nghiền thủy tinh loại thường thành bột, rồi cho vào nước đã có vài giọt phenolphtalein, thì sẽ xuất hiện A. Màu hồng.. B. Không màu.. C. Màu xanh.. D. Màu tím.. Câu 4: Cho 5,22 gam muối sắt cacbonnat tác dụng hoàn toàn trong dung dich HNO3 phản ứng giải phóng ra hỗn hợp gồm 0,336 lít khí NO và V lít khí CO2 (đktc). Thêm HCl dư vào dung dịch thu được thì dung dịch này có khả năng hòa tan tối đa m gam bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra. V, m có giá trị là A. 0,336 và 1,44.. B. 0,336 và 12,96.. C. 1,008 và 14,4.. D. 1,008 và 12,96. Câu 5: Tiến hành thực hiện các thí nghiệm sau: 1. Đốt dây magie trong bình chứa khí cacbonic..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Sục khí cacbonic dư vào dung dịch nước vôi trong sau đó đun nóng dung dịch tạo thành. 3. Sục khí cacbonic vào nước Javen. 4. Cho Silic dioxit vào hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc rồi đun nóng. 5. Cho NaHCO3.10H2O vào dung dịch NaHSO4. 6. Sục khí cacbonic vào dung dịch KAlO2. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 3.. B. 6.. C. 7.. D. 5.. Câu 6: Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20 gam tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 lít khí hidro (đktc). Thành phần % khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu là A. 42%.. B. 21%.. C. 34%.. D. 17%.. Câu 7: Trong 100 năm qua, lượng khí thải cacbonic (CO2 )do hoạt động công nghiệp thải ra rất lớn nhưng hàm lượng của khí này trong khí quyển tăng chậm. Lý do chính xác nhất là. A. Khí cacbonic bị phân hủy ngay khi tạo ra. B. Khí cacbonic tan rất tốt trong nước biển nên được nước biển hấp thụ rất nhiều. C. Quá trình quang hợp của cây xanh hấp thụ khí cacbonic tạo ra các hợp chất hữu cơ, có lợi chocon người nên lượng khí cacbonic giảm đáng kể. D. Khí cacbonic tan tốt trong nước mưa nên trong các cơn mưa giông khí cacbonic bị hấp thụ hết bởi nước mưa rơi xuống đất, nước … nên lượng khí cacbonic giảm đáng kể..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 8: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là A. 0,448.. B. 0,224.. C. 0,336.. D. 0,672.. Câu 9: Trước đây vào các dịp lễ tết hay đám cưới, mừng thọ,… theo truyền thống, ông bà ta thường đốt pháo để ăn mừng. Tuy nhiên hiện nay đã bị cấm do có quá nhiều vụ tai nạn về pháo gây thiệt hại lớn về người và của. Do đó các em tuyệt đối không được dùng pháo dưới bất kì hình thức nào ! Thành phần chính của thuốc pháo (ruột pháo) là thuốc nổ đen. Theo em thuốc nổ đen gồm những thành phần chính là A. KNO3 , S, C.. B. KNO3 ,SiO2, C.. C. KNO2 , S, C.. D. KNO2 , SiO2, C.. Câu 10: Hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau 1. Ở nước ta có một số loại nhà máy sản xuất xi măng như………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… 2. Cơ sở khoa học để nói: “khí CO lại gây đau đầu, chống mặt, nặng có thể gây ra tử vong” là ……………………………………………………………………………. ………………..………..……………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. PHẦN 2: TỰ LUẬN Câu 1: Nhiệt độ trong nhà kính bao giờ cũng cao hơn nhiệt độ bên ngoài vì ánh sáng mặt trời khi chiếu vào nhà kính thì những bước sóng ánh sáng dài của bức xạ nhiệt ( tia hồng ngoại ) bị giữ lại ở trong đó làm cho nhà kính nóng lên ( ở xứ lạnh người ta thường trồng hoa trông nhà kính )..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> "Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính". Hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Hiệu ứng nhà kính gây ra những hậu quả gì? b. Nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng nhà kính là gì? c. Hãy đề xuất các biện pháp để làm giảm hiện tượng trên. Câu 2: Từ silic dioxit và các hóa chất cần thiết để điều chế axit silixic, hai học sinh A và B đã tiến hành theo hai hướng như sau Cách điều chế của học sinh A Cách điều chế của học sinh B Ban đầu cho silic dioxit vào dung dịch Ban đầu cho silic dioxit vào dung dịch xút đặc nóng sau đó để nguội và thêm soda đặc nóng sau đó để nguội sau đó sục lượng nước dư vào sản phẩm tạo thành. khí cacbonic vào sản phẩm tạo thành. Em hãy giải thích cơ sơ hóa học của hai cách làm trên bằng cách viết các phương trình hóa học xảy ra. Theo em cách nào thu được sản phẩm với hiệu suất cao hơn ? Vì sao ? Câu 3: Quan sát hình vẽ sau và xác định M là kim loại nào? Biết rằng axit luôn dư trong tất cả các phản ứng có xảy ra..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án. 1 C. 2 C. 3 A. 4 C. 5 B. 6 A. 7 C. 8 A. 9 A.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×