Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Boi duong thuong xuyen modul 14 va 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.58 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MÔ ĐUN 03 : GIÁO DỤC HỌC SINH THPT CÁ BIỆT</b>
<b>A. MỤC TIÊU</b>


- Liệt kê được các phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt; các phương pháp giáo
dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt.


- Sử dụng và phối hợp được các phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt; các phương
pháp giáo dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt có tính đến đặc điểm
lứa tuổi học sinh trung học phổ thông và đặc điểm cá nhân.


- Tin rằng mọi học sinh đều có thể thay đổi theo hướng tích cực và tơn trọng học sinh cá biệt
như những nhân cách có giá trị.


- Cam kết giúp đỡ, hỗ trợ học sinh cá biệt thay đổi niềm tin và hành vi không mong đợi.
<b>B. NỘI DUNG</b>


<b>I. Các phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt</b>


- Cho học sinh viết sơ yếu lí lịch đầu năm (trong đó có học sinh cá biệt), trong đó có các mục
liên quan đến sở thích và năng lực cá nhân.


- Tổ chức cho học sinh viết về những điều có ý nghĩa đối với bản thân và cuộc sống theo quan
niệm riêng.


- Quan sát trong quá trình cùng tham gia vào các hoạt động với học sinh.
- Tìm hiểu về học sinh thơng qua nhóm bạn thân.


- Tìm hiểu về học sinh thơng qua gia đình.
- Tìm hiểu về học sinh thơng qua cán bộ lớp, tổ.


- Tìm hiểu về học sinh thơng qua các bạn ngồi xung quanh trong lớp học.


- Tìm hiểu về học sinh thông qua các giáo viên khác và cán bộ Đồn.
- Tìm hiểu về học sinh thơng qua hàng xóm của gia đình.


<b>II. Các phương pháp giáo dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá</b>
<b>biệt</b>


<i><b>1. Giáo viên cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tồn trọng, thân thiện với</b></i>
<i><b>học sinh cá biệt.</b></i>


Giáo viên phải hiểu đầy đủ từng học sinh và những đặc điểm cơ bản cũng như những đặc điểm riêng
cửa tùng học sinh cá biệt và ứng xử theo quan điểm tích cực thì sẽ đem lại hiệu quả hơn.


Tiếp cận tích cục đổi với học sinh có hành vi khơng mong đợi, hoặc học sinh cá biệt thể hiện ở một
số khía cạnh sau:


- Thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận trẻ.
- Tập trung vào điểm mạnh của trẻ.


- Tìm điểm tích cực và nhìn nhận tình huống theo cách khác tích cực hơn.
- Tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của trẻ.


Thực hiện trước khi một hành động diễn ra, không chỉ khi thành công mà cả <i>khi khó khăn hoặc thất</i>
<i>bại.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, giáo viên cần có sự hợp tác của học sinh, do
đó giáo viên cần chú động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điểu kiện và hoàn cảnh, tâm tư, sức
khỏe... của học sinh; động viên, an ủi giúp cho các em có hồn cảnh gia đình khó khăn hoặc ốm đau,
bệnh tật cố gắng chun tâm học tập và biết vượt khó, vươn lên.


<i><b>2. Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân</b></i>



Để học sinh cỏ những ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ, trong các tình huống, trước hết cần
giúp học sinh nhận thúc đúng được bản thân, trong đó phải xác định được đứng mình là<i> ai? Mình có</i>
<i>điểm mạnh, điểm yếu gì ? Đây vừa là một kỹ năng sống quan trọng của mọi cá nhân, nó càng trở nên</i>
quan trọng đối với những người hay có những thái độ, hành vi ứng xử khơng phù hợp, gây khó chịu,
phản cảm cho mọi người.


- Nhận thức được những giá trị đối với bản thân:


Việc nhận thức được điều gì có ý nghĩa và quan trọng đối với mình và những điều đó có phải thực sự
là chân giá trị của con người và đời người không? Rất quan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những
hạn chế nhất định, mình là người có giá trị thì học sinh mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản
thân.


<i>- Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những hành vi và ứng</i>
<i>xử một cách tích cực.</i>


Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những điểm mạnh, giá trị của bản thân, giáo viên cần
khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và giá trị đó, đồng thời cố gắng khắc phục những
hạn chế, những niềm tin vào cái phi giá trị hoặc phân giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực
theo hướng lành mạnh và tích cực lên.


<i><b>3. Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi</b></i>
<i><b>thói quen, hành vi cũ.</b></i>


Giáo viên kết hợp với tập thể lớp giúp học sinh dần nhận thức được nếu cứ hành động, úng xử theo
cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn thương, cản trở sự phát triển chung,.. thì khơng chỉ
làm khổ, làm hại người khác, mà nguyên tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làm
như vậy.



Nếu không thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai, đến sự thành
công và chất lương cuộc sống của bản thân. Thay đổi hay là chấp nhận mọi sụ rủi ro, thất bại?


Giáo viên và tập thể học sinh cần hỗ trợ các em trong quá trình thay đổi hành vi. Đây là quá trình khó
khăn địi hỏi sự kiên trì của học sinh cá biệt và sự khuyến khích, hỗ trợ của giáo viên, gia đình, bạn bè.
Mỗi con người, khi thay đổi hành vi thường trải qua một quá trình với các bước và các giai đoạn khác
nhau, có thể chia q trình đó ra làm 5 bước như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Giáo viên, gia đình, bạn bè cần dõi theo và hỗ trợ kịp thời để học sinh cá biệt thành cơng trong q
trình thay đổi mình.


<i><b>4. Giáo viên cần phải quan tầm hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu cầu</b></i>
<i><b>chính đáng của học smh cá biệt</b></i>


Tổ chức cho lớp quan tâm, giúp đỡ học sinh cá biệt khi gặp khó khăn; phụ đạo bồi dưỡng thêm để các
em có thể nắm được những tri thức, kĩ năng cơ bản, vận dụng phương pháp tự học bộ môn. Điều này
rất quan trọng vì nó giúp học sinh dần thành cơng trong tùng nấc thang chiếm lĩnh kiến thúc. Từ đó
tùng bước tạo cho học sinh niềm vui, niềm tin về khả năng học lập của bản thân. Giáo viên cùng học
sinh đặt ra những mục tiêu phù hợp với khả năng của học sinh và giúp học sinh đạt được những mục
tiêu đó, giúp củng cố niềm tin có thể vươn lên trong học tập.


Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu cho học sinh, giáo viên cần lưu ý:


<i><b>- Thái độ, hành vi của giáo viên để học sinh thấy đưọc an toàn</b></i>
Khoan dung, coi lỗi lầm là cơ hội để học sinh học tập.


Giúp học sinh hiểu rõ: Không ai được làm tổn thương người khác và mọi người đều có quyền đuợc
bảo vệ.


Tỏ ra thơng hiểu trong quá trình thảo luận nhằm giúp học sinh đưa ra các quyết định tổt hơn.


Kiên định về các chuẩn mực cư xử, xử lí một cách cơng bằng trong mọi tình huống.


<i><b>- Thái độ hành vi của giáo viên để học sinh thấy được yêu thương</b></i>


Tạo ra môi trường thân thiện ở truờng, ở lớp mà học sinh có thể biểu lộ, thể hiện chính bản thân.
Cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, dịu dàng, thân mật, gần gũi. Lắng nghe lời tâm sự của học sinh. Tôn trọng
ý kiến của học sinh. Động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan dung, độ lượng, vị tha, ấm áp, quan tâm...
Công bằng với tất cả học sinh, không phân biệt đổi xử.


<i><b>- Thái độ hành vi của giáo viên để học sinh thấy đưọc hiểu, được thông cảm.</b></i>
Lắng nghe học sinh.


Tạo điều kiện cho học sinh diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc.
Cởi mở, linh hoạt.


Trả lời các câu hỏi của học sinh một cách rõ ràng.
Hiểu đặc điểm tâm lí của trẻ qua từng giai đoạn.


<i><b>- Thái độ, hành vi của giáo viên để học sinh thấy được tôn trọng</b></i>
Lắng nghe học sinh một cách quan tâm, chăm chú.


Dành thời gian để nhận ra các cảm xúc của học sinh.
Cùng với học sinh thiết lập các nội quy của lớp.


Tạo giới hạn và bình tĩnh khi học sinh vi phạm nội quy.


Luôn giữ cho âm điệu, giọng nói hài hịa trong lớp học. Tùy theo tình huống, có lúc giọng nói mang
tính chất quan tâm, phấn khởi khuyến khích, có lúc rõ ràng, kiên quyết, nghiêm khắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Luôn chấp nhận ý kiến của học sinh.


Lắng nghe học sinh nói.


Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng của mình.
Hưởng ứng các ý tưởng hợp lí của học sinh.


Nếu học sinh có mắc lỗi, hãy chú ý đến hành vi của học sinh. Không đuợc đồng nhất lỗi lầm của hoc
sinh với nhân cách, con người của học sinh.


<i><b>5. Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt tạo động lực học tập và hoàn thiện</b></i>
<i><b>nhân cách cho học sinh.</b></i>


Người giáo viên phải chăm lo giáo dục động cơ học tập, giá trị, hành vi tích cực, lành mạnh về mọi
mặt cho học sinh. Giáo viên là người đánh thúc, khơi dậy hứng thú nhiều mặt của học sinh; là người
kìm hãm, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực của học sinh và kích thích, tích cực hố các hoạt động
có giá trị xã hội và là người hình thành, rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc
sổng (thích ứng, đương đầu có hiệu quả đối với các thách thức) cho học sinh.


<i> Bằng các biện pháp khác nhau và phối hợp với các giáo viên môn học khác, giáo viên cần tạo được</i>
trạng thái cảm nhận được sự cần thiết của tri thức và các giá trị khác của việc học đối với sự phát triển
của bản thân. Muốn vậy, trong từng giờ học, người giáo viên cần chú ý khai thác những trải nghiệm
của học sinh trong quá trinh kiến tạo tri thức mới, tạo nên sự hấp dẫn của nội dung tri thúc, quá trình
học tập và những phương pháp tìm ra tri thức, quan tâm truyền cám hứng, sự đam mê kích thích hứng
thú học hành cho học sinh.


Bên cạnh đó cũng rất cần làm cho học sinh hiểu rõ bổn phận và trách nhiệm cua mình trước gia đình
và xã hội để tự giác học tập. Học tập vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của người học sinh đổi với gia
đình và xã hội. Đặc biệt cần để học sinh thấy còn bao nhiêu bạn cùng trang lứa khơng có cơ hội đuợc đi
học để các em thấu hiểu hạnh phúc đuợc đi học và đuợc tạo điều kiện học tập, từ đó thấy rõ hơn trách
nhiệm của mình với nhiệm vụ học tập. Đặc biệt các em phải thể hiện bổn phận, trách nhiệm đó thành
những hành động học tập thực sự, tích cực hàng ngày. Biểu hiện trách nhiệm học tập không chỉ dừng ở


việc đi học chuyên cần, học và làm bài được giáo viên giao mà cịn tự tìm tịi để mở rộng và đào sâu
kiến thúc, củng cố kĩ năng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thời, giáo viên cần tôn trọng các em làm cho các em thấy rằng mình có nhiều điểm mạnh, có giá trị cần
phải nổ lực khai thác, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.


Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, chứa đựng sự cảm thông chia sẻ, hợp tác, yêu thương, tôn
trọng, được thừa nhận không phân biệt đối xử.


Giúp học sinh nhận thấy mình có giá trị, mình có khả năng, mọi người yêu quý tôn trọng và tin tưởng
mình sẽ thay đổi. Cuộc sống và tương lai của bản thân, của gia đình đang rất cần sự cố gắng và thay đổi
của chính em.


Củng cố tích cực: khi các em thể hiện sự cố gắng thường nhận được nhiều nụ cười và sự quan tâm từ
những người xung quanh. Khi học sinh có những phản ứng tích cực thì người lớn chú ý củng cố những
hành vi tích cực đó để dần hình thành thói quen. Nếu thói quen khơng được củng cố nó sẽ thay đổi.
Sử dụng tối đa sự khích lệ: giúp nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho HS


Việc có thật và cụ thể, chân thành, ln để lại cảm xúc tích cực.
Khen thưởng, khích lệ: một số kỹ năng khen thưởng, khích lệ:


+ Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh
+ Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của học sinh


+ Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo hướng khác
+ Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của học sinh.


<i><b>6. Tránh sử dụng củng cố tiêu cực: </b></i>


<i><b> Hầu hết mọi người thường nhìn nhận đang có vấn đề về hành vi, hoặc cảm xúc một cách tiêu cực hơn</b></i>


thực tế, khi đó làm cho các em cảm thấy chán nản, giận dữ, bất lực, và có khi trầm cảm, các em dần
mất sự cố gắng.


<i><b>7. Sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic:</b></i>


Hệ quả tự nhiên: là những gì xảy ra một cách tự nhiên khơng có sự can thiệp của người lớn. Ví dụ
như: chơi game, khơng hài hịa giữa học tập, lao động, giải trí, sẽ dẫn đến căng thẳng (stress).


Hệ quả logic: là có sự can thiệp của giáo viên. Ví dụ như: nếu không làm bài tập ở nhà sẽ bị điểm
kém


<i><b>8. Xây dựng bản kế hoạch giáo dục cá nhân: với các nội dung:</b></i>


<b>Nội dung</b> <b>Liệt kê các nội dung</b>


Nhu cầu ………….


Sở thích ………….


Khả năng nhận thức ………..


Niềm tin ………..


Suy nghĩ ……….


Tính cách …………..


Hành vi thói quen chưa tốt …………


Sức khỏe ………..



Khả năng khác ……..


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Triết lí của giáo dục kỷ luật tích cực là dựa trên điều chỉnh bên trong hơn là kiểm sốt bên ngồi, dựa
trên ngun tắc vì lợi ích tốt nhất cho học sinh, mang tính phịng ngừa, tơn trọng trẻ, khơng làm tổn
thương đến thể xác & tinh thần của các em.


<b>10. Thiết lập mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh.</b>


<b>III. Những hành vi của học sinh cá biệt có thể áp dụng hệ quả logic và những hành vi áp dụng</b>
<b>hệ quả tự nhiên</b>


<i>- Hệ quả tự nhiên: là những gì xảy ra một cách tự nhiên khơng có sự can thiệp của người lớn.</i>
<i>- Hệ quả logic: là những gì xảy ra một cách tự nhiên khơng có sự can thiệp của người lớn</i>


Bảng liệt kê các hành vi và hệ quả áp dụng:


Hành vi <b>Hệ quả áp dụng</b>


- Nhắn tin điện thoại với bạn thâu đêm dẫn
đến mất ngủ, không tập trung trong giờ học.
- Chơi game


<i><b>- Áp dụng hệ quả tự nhiên: nguyên tắc là câu</b></i>
châm ngôn: “trải nghiệm là người thầy tốt nhất”
hay “ cuộc sống là trường học lớn nhất”.


- Không đi lao động sẽ bị phạt đỗ rác một
tuần.



- Đi học trễ sẽ không được vào lớp


- Áp dụng hệ quả logic, vì có sự can thiệp của
giáo viên. Ngun tắc là có sự tơn trọng, cơng
bằng, và hợp lí.


<b>IV. Vận dụng mơ hình nhận thức- hành vi để tham vấn, tác động làm thay đổi hành vi tiêu cực</b>
<b>của học sinh cá biệt</b>


<b>Tình huống</b> <b>Suy nghĩ-thái độ</b> <b>Hệ quả</b> <b>Điều chỉnh</b>


- Học sinh sử
dụng điện thoại
trong giờ học,
giáo viên yêu cầu
nộp điện thoại


- Có thể sẽ bị phạt vào
giờ sinh hoạt lớp &
không được dùng điện
thoại nữa; thái độ không
muốn giao nộp điện
thoại


- Có thể nộp


- Có thể khơng
chịu nộp điện
thoại.



- Giáo viên nở một nụ cười
và nói “hãy đưa cho cơ rồi
cơ sẽ gửi lại sau 3 ngày”.
HS đưa điện thoại cho giáo
viên mà khơng cảm thấy
khó chịu mà chấp nhận mà
nghiêm túc trở lại.


<b>C. KẾT LUẬN</b>


Trong thực tế , các nhà trường , thầy cô giáo cũng đã từng vận dụng những biện pháp nêu trên và
một số biện pháp khác, nhưng vì chưa nắm được nguyên nhân và chưa phân tích các đối tượng cụ thể.
Đồng thời, việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, đồng bộ
nên việc giáo dục học sinh chưa có hiệu quả cao.


Nếu chúng ta phân tích được các nhóm đối tượng học sinh cá biệt và tìm hiểu, phân tích kỹ những
ngun nhân dẫn đến HS hoang nghịch đồng thời biết kết hợp và vận dụng các biện pháp trên phù hợp
cho từng đối tượng thì sẽ hạn chế và giáo dục học sinh cá biệt trở thành con ngoan, trị giỏi.


<b>MƠ ĐUN 12 : KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI TÂM LÝ CĂNG THẲNG</b>
<b>TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự bùng nổ về thông tin làm cho nội dung học
tập của các em càng đa dạng, phong phú, phức tạp và nhiều tác động. Trong độ tuổi THPT, hoạt động
của các em được mở rộng và đa dạng hơn. Vì vậy vai trị, vị trí xã hội của các em khơng chỉ được mở
rộng về số lượng, phạm vi mà cả về chất lượng. Ngồi ra, hằng ngày các em cịn phải đáp ứng rất nhiều
yêu cầu của cuộc sống ở độ tuổi mới lớn. Trong học tập, giáo viên đặt ra các yêu cầu đối với các em
cao hơn, giải quyết nhiệm vụ học tập tự giác và độc lập hơn, đến cuối cấp các em còn phải lựa chọn
ngành nghề trong tương lai cho bản thân. Với sự năng động của tuổi trẻ, nhiệt quyết của thanh niên mới
lớn, nhưng với rất nhiều yêu cầu cao của xã hội các em không thể tránh khỏi những áp lực nặng nề, tác


động từ nhiều phía đến q trình học tập làm cho các em cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và có khi cịn
cảm thấy chán nản với việc học tập của mình, đó là hiện tượng strees và nó ln xảy ra trong quá trình
học tập của mình.


<b>II. Mục tiêu : </b>


Module này giúp giáo viên nắm được những nội dung:


- Khái quát chung về căng thẳng tâm lí( stress) nói chung và những căng thẳng tâm lí trong học
tập; Khái niệm, nguyên nhân và những ảnh hưởng của stress đến học tập của học sinh THPT.
- Biểu hiện và mức độ của stress trong học tập của học sinh THPT.


- Phương pháp và kĩ năng ứng phó với stress trong học tập. Các phương pháp hỗ trợ tâm lí cho
học sinh phát hiện và ứng phó với stress trong học tập của học sinh THPT.


<b>III. Nội dung :</b>


<b>1. Căng thẳng tâm lí và stress trong học tập:Trước hết chúng ta khái quát chung về stress:</b>
- Stress là hiện tượng rất phức tạp và rất khó định nghĩa chính xác. Trong cuộc sống thường
nhật khái niệm này thường được dùng để mô tả trạng thái bực bội hoặc tâm lí bất an.


- Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thơng thường để ứng phó.


- Stress là tình trạng căng thẳng thể hiện mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của
cơ thể.


- Stress là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho cơ thể và tâm lí
con người.


<b>* Từ đó chúng ta khái niệm về stress trong học tập:</b>


- Về đặc điểm tâm sinh lí cơ bản:


Học sinh THCS có độ tuổi ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em cịn có tên gọi khác là thiếu
niên, từ 11 đến 15 tuổi.


- Đây là thời kì phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân.


- Thời kì này có một số tên gọi: quá độ, tuổi khủng hoảng, tuổi già trẻ con non người lớn…
+ Một số đặc điểm tâm lí cơ bản sau:


- Phát triển không cân đối giữa chiều cao và cân nặng.


- Sự phát triển về mặt sinh lí. Điều kiện sống có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng.
- Xu hướng muốn vươn lên làm người lớn.Đời sống tình cảm sâu sắc và phức tạp.
<i>- Khái niệm về stress trong học tập:</i>


Trong học tập, học sinh chịu nhiều áp lực, không chỉ ở yêu cầu, nội dung tri thức mơn học mà
cịn ở phương pháp, thái độ giảng dạy của giáo viên. Những điều đó tạo nên stress ở các em. Đó là
những biến đổi tâm lí khi các em giải quyết những vấn đề trong học tập; là những biến đổi trong quá
trình nhận thức của học sinh. Nếu những vấn đề, những mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh không
được giải quyết, sẽ dẫn đến mất cân bằng tâm sinh lí của học sinh. Stress trong học tập của học sinh
nảy sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

sự cân bằng tâm – sinh lí của học sinh, có thể dẫn đến những rối loạn thích nghi tạm thời, làm cho các
em khó hoặc khơng thể dối mặt, giải quyết vấn đề trong học tập đang đặt ra đối với các em.


<b>2. Bản chất , nguồn gốc và cách ứng phó của stress trong q trình học tập ở học sinh.</b>
<b>a. Bản chất của stress trong quá trình học tập ở học sinh </b>


- Chúng ta biết stress kì sự phản ứng của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài.Trong học tập, học


sinh chịu rất nhiều tác động áp lực, không chỉ ở yêu cầu, nội dung tri thức mơn học mà cịn ở phương
pháp giảng dạy, thái độ giảng dạy của giáo viên. Những điều đó tạo nên stress ở các em. Đó là những
biến đổi tâm lí của học sinh khi các em giải quyết những vấn đề trong học tập. Cụ thể hơn đó là những
biến đổi trong quá trình nhận thức của các em. Điều này có nghĩa là stress trong học tập ở học sinh chỉ
là một q trình, nó chỉ xuất hiện khi các nhiệm vụ học tập trở thành tình huống có vấn đề của mình.
Stress trong học tập là tổng hịa một q trình những biến đổi đáp ứng của cả hai mặt: Phản ứng sinh
học và đáp ứng về mặt tâm lí, nó bao gồm nhiều giai đoạn đáp ứng ở những mức độ khác nhau tạo nên
sự biến đổi cả về năng lượng sinh lí và cả năng lượng tâm lí nhận thức của học sinh, tạo ra năng lượng
tâm lí mới ở bản thân học sinh cả về tâm lí và sinh lí nó có tác dụng củng cố phát triển khả năng giải
quyết vấn đề của học sinh, giúp học sinh thích ứng tốt nhất với môi trường tri thức mới. Nếu những vấn
đề, những mâu thuẩn trong nhận thức của học sinh không được giải quyết thì có thể phá vỡ sự cân bằng
tâm lí của học sinh, có thể dẫn đến những rối loạn thích nghi tạm thời, làm cho các em khó hoặc không
thể đối mặt giải quyết vấn đề trong học tập đang đặt ra đối với các em.Bản chất của stress: stress là
nhịp sống ln ln có mặt ở bất kì thời điểm nào trong sự tồn tại của chúng ta. Một tác động bất kì tới
một cơ quan nào đó đều gây ra stress. Stress không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thương,
ngược lại có hai loại stress khác nhau, đối lập nhau: stress bình thường khỏe mạnh(eustress), stress độc
hại hay gọi là stress tiêu cực(dystress). Với bản chất của stress, mỗi chúng ta cần cố gắng tự điều chỉnh
và có thể giúp mọi người tìm ra nguồn gốc và có hướng khắc phục stress một cách phù hợp hơn.


<b>b. Nguồn gốc gây ra stress.</b>


- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress, các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng stress có tính
chất tích tụ, trường diễn ngấm dần nên nó xuất hiện cần phải kiểm sốt và giải tỏa chúng. Nếu khơng
những tác động nhỏ nhặt hàng ngày sẽ được dồn nén và khi bùng phát nó sẽ gây ra những tác hại khơng
nhỏ.


+ Nguồn gốc từ mơi trường bên ngồi: Nguồn gốc từ cuộc sống gia đình: Những tác nhân gây
ra stress từ phía gia đình thường gặp nhất trong những tác nhân gây ra stress. Đó là những vấn đề có
liên quan đến yếu tố kinh tế và tình cảm, những kì vọng của những người trong gia đình đối với mỗi
thành viên. Những yếu tố này thường phối hợp với nhau tác động mạnh mẽ đến cuộc sống, sinh hoạt,


nhận thức, tình cảm và hành vi của các thành viên trong cuộc sống gia đình cũng như hoạt động ngồi
xã hội.


Thời hạn của cơng việc phải hồn thành, các vấn đề tài chính, áp lực cơng việc, mơi trường làm
việc khơng thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc,…hay do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn
trong gia đình, quan hệ bạn bè không tốt, …


- Nguồn gốc từ mơi trường xã hội: Đó là những yếu tố liên quan đến môi trường sống học tập
và làm việc và những mối quan hệ ứng xử xã hội, tâm lí xã hội, trong đó có chủ thể trong hoạt động.


- Nguồn gốc từ môi trường tự nhiên là những yếu tố như khí hậu, thời tiết, cảnh quan, tiếng ồn,
giao thông, ô nhiễm môi trường…


+ Nguồn gốc bản thân:Yếu tố sức khỏe: Những rối loạn bệnh lí mới xã hội, những bệnh lí ở giai
đoạn cuối hoặc những bệnh lí mãn tính. Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh
dưỡng, ốm đau, bệnh tật…Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra
đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng.


- Yếu tố tâm lí: Đó là thái độ thích nghi của các thuộc tính tâm lí bao gồm năng lực ý chí, tình
cảm, nhu cầu, thái độ nhận thức, kinh nghiệm của chủ thể. Ngoài ra có thể là những yếu tố có liên quan
đến vơ thức(giấc mộng, linh cảm…) hoặc những dồn nén từ thời thơ ấu, trong quá khứ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Stress tâm lí-xã hội: Được hình thành trong các mối quan hệ và ứng xử xã hội, đây là những
yếu tố quan trọng gây nên những biến đổi, thậm chí là rối loạn trong đời sống tâm lí. Sự thất vọng, điều
này có thể do ngun nhân từ phía khách quan hoặc do chủ quan, thất vọng bao gồm cả khủng hoảng
lòng tin, sự hụt hẫng…Sự quá tải là trạng thái mà số lượng kích thích vượt quá khả năng ứng xử của
chủ thể hay sự thiếu tải do những kích thích tác động đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán, không tương xứng
với khả năng của chủ thể.


<b> Nguyên nhân của stress trong học tập của học sinh:</b>



<b>* Các yếu tố khách quan-mơi trường tâm lí-xã hội: Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì</b>
mơi trường xã hội cũng có thể mang đến nhiều bất lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách như:
những tệ nạn tràn lan trong xã hội, nó tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Điều này có ảnh hưởng
khơng nhỏ tới việc định hướng giá trị nhân cách, lối sống, quan hệ và học tập của các em học sinh. Tất
cả những biến động của thời đại đang liên tục tác động mạnh mẽ tới mọi tầng lớp trong xã hội trong đó
có cả học sinh, buộc họ phải đấu tranh để lựa chọn các động cơ mà thích ứng. Bản thân học sinh trong
tương lai sẽ là nguồn nhân lực cho xã hội, họ đang cố gắng học tập, trau dồi tri thức, kinh nghiệm để
đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày một cao. Những yếu tố đó của mơi trường, của thời đại đều có ảnh
hưởng đến stress trong học tập của học sinh.


<b>* Các yếu tố chủ quan:</b>


- Về mặt sinh lí: Bị mắc những chứng bệnh đau đầu, đau lưng khi ngồi vào bàn học, sức khỏe
yếu…


- Về mặt tâm lí:


+ Nhận thức của học sinh trước các tình huống học tập: Vốn hiểu biết đã có mâu thuẫn với
nhiệm vụ học tập mới, khó trong khi trình độ nhận thức còn hạn chế, bất lực với khả năng học tập của
mình…


+ Thái độ của học sinh trước các nhiệm vụ của mơn học đề ra: Thấy mình khơng có khả năng
học, khơng hứng thú với mơn học, khơng tìm ra được phương pháp học tập thích hợp…


+ Cách thức đáp ứng của học sinh trước các nhiệm vụ học tập: Đứng trước một bài tốn khó,
cách ghi nhớ và vận dung trí nhớ khi đứng trước một vấn đề, cách đương đầu và giải quyết với một
nhiệm vụ học tập hay một vấn đề của cuộc sống, cách bố trí thời gian trong học tập, thi cử và nghỉ
ngơi, ít dành thời gian cho việc giải trí, vui chơi…



<b>c. Cách ứng phó với stress trong học tập của học sinh:</b>


* Quản lí được căng thẳng của bản thân: Việc đầu tiên là học sinh phải biết nhận ra các dấu
hiệu của stress: những bất thường về thể chất, thần kinh và các mối quan hệ xã hội. Ứng phó với stress
là khả năng giữ thăng bằng khi xảy ra những tình huống những sự việc địi hỏi q sức.


<b>Một số cách đối phó với stress:</b>


- Hãy xem xung quanh có điều gì có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó khăn.


- Đừng để tâm đến những việc lặt vặt, việc nào thật quan trọng thì làm làm trước, tạm gạt bỏ
những việc không thật sự quan trọng sang một bên.


- Tránh những phản ứng thái q. Khơng được trốn tránh bằng những trị vơ bổ.
- Đặt những mục tiêu cụ thể cho bản thân, cắt bớt khối lượng cơng việc.


- Thay đổi cách nhìn nhận mọi việc.Chữa stress bằng các hoạt động thể chất.
<b>* Phương pháp trợ giúp học sinh ứng phó với stress trong học tập:</b>
- Chăm sóc sức khỏe và tránh những nguy hiểm có thể có.


- Can thiệp sớm một cách trực tiếp, chủ động và bình tĩnh.
- Tập trung vào những vấn đề của hiện tại.


- Cung cấp những thông tin chính xác vè những gì đã xảy ra.
- Khơng nói những điều khơng có khả năng thực thi.


- Cung cấp và đảm bảo về những trợ giúp tâm lí.


- Tập trung vào những lợi thế, khả năng phục hồi của học sinh.
- Khuyến khích ý chí tự lực.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Ứng phó nhằm vào giải quyết vấn đề: Làm thay đổi tác nhân gây ra stress hoặc thay đổi mối
quan hệ giữa con người với tác nhân đó thơng qua những hành động trực tiếp và hoặc những hành động
giải quyết vấn đề, cụ thể: chống trả hoặc làm yếu mối đe dọa; bỏ chạy; ngăn ngừa stress trong tương lai
hoặc làm giảm ảnh hưởng của stress.


- Ứng phó nhằm vào cảm xúc: Làm thay đổi bản thân thông qua các hành động khiến bản thân
cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không làm thay đổi các tác nhân gây ra stress, cụ thể: Các hoạt động nhằm
vào thân thể; các hoạt động nhằm vào nhận thức; các quá trình vơ thức làm méo mơ thực tại có thể đưa
tới stress nội tâm.


<b>* Qua mơdun này chúng ta tìm ra một số biện pháp giúp giảm bớt căng thẳng tâm lí:</b>
- Thể dục, thể thao hay vận động.


- Cười thoải mái, thư giãn: nghe nhạc, đọc sách, xem phim…


- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí.Ngủ đủ giấc,ngủ sâu, ngủ đúng giờ.
- Sự chia sẻ, hỗ trợ từ người thân, bạn bè.


- Sắp xếp thời gian hợp lí, có kĩ năng lập kế hoạch.
- Rèn luyện tư duy tích cực…


- Để giảm stress cho học sinh, nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, tổ
chức thảo luận dân chủ để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của các phong trào thi đua, sau đó sẽ
lựa chọn các hoạt đơng cụ thể phù hợp với sở thích hứng thú, năng lực, nhu cầu tâm lí của học sinh.


- Các hoạt động kích thích cho học sinh cơ hội tìm kiếm, phát hiện tri thức, hình thành những kĩ
năng phù hợp, những cảm xúa tích cực, kĩ năng sống cần thiết.


- Nhà trường cần sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền, vận động các phong trào thi đua, đổi


mới, nâng cao chất lượng dạy và học, tham gia các phong trào sẽ giúp các em hình thành tự tin, giảm
stress đáng kể.


<b>MƠ ĐUN 29: GIÁO DỤC HỌC SINH THPT </b>
<b>THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC</b>
<b>A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN</b>


Hoạt động và giao lưu vừa là nguồn gốc vừa là động lực cửa sự hình thành và phát triển tâm lí, ý
thức của cá nhân. Con người hoạt động và giao lưu như thế nào thì sẽ có bộ mặt tâm lí, ý thức như thế
ấy.


Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi học sinh có sự trưởng thành cơ bản về
mặt thể chất, yếu tổ cơ bản giúp các em cỏ thể tham gia các hoạt động phong phú, đa dạng, phức tạp
của chương trình giáo dục. Ngồi ra, các em cịn có sự phát triển về mặt tâm lí như trí tuệ, tình cảm,
nhân sinh quan, thế giới quan đặc biệt là sự phát triển cửa sự tự ý thức.


Tuy nhiên, trong các trường THPT hiện này, việc tổ chức các hoạt động giáo dục cịn nghèo nàn về
nội dung, đơn điệu về hình thức... dẫn đến hiệu quả không cao, chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
của học sinh.Vì vậy, cơng tác bồi dưỡng kiến thức và kỉ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà
trường THPT là một việc làm hết sức quan trọng.


<b>B. MỤC TIÊU</b>


1. Mục tiêu chung:


Module giúp giáo viên THPT nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của hoạt động giáo dục
trong nhà trường và có kỉ năng tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng .


2. Mục tiêu cụ thể:



Mực tiêu nhận thức: liệt kê và phân tích được vai trị của việc tổ chức các hoạt động giáo
dục trong nhà trường.


3. Mực tiêu kĩ năng:


+ Có kĩ năng xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thúc tổ chức các hoạt động giáo dục.
+ Có kĩ năng tổ chức thục hiện các hoạt động giáo dục cho học sinh trong nhà trường một
cách hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Có thái độ nghiêm túc, khoa học và hứng thú với việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho
học sinh.


<b>C. NỘI DUNG</b>


1.Vai trò cửa việc giáo dục học sinh trung học phổ thông thông qua các hoạt động
2.Xây dung các hoat động giáo dục học sinh trong trường trung học phổ thông


3.Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh trong trường trung học phổ thông.
<b> </b>


<b>Nội dung 1:VAI TRÒ CỦA VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG</b>
<b>THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG</b>


I. Giới thiệu


Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT là vấn đề quan trọng của việc phát
triển nhân cách học sinh và hướng tới đổi mới chất lượng giáo dục đào tạo.


II. Mục tiêu



- Học xong nội dung này, giảo viên cần đạt được mục tiêu:


- Nâng cao hiểu biết về vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường TH
PT.


- Coi trọng việc tổ chức các hoạt động để tiến hành giáo dục học sinh trong nhà trường.
III. Các hoạt động


<b> Hoạt động 1: Vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.</b>
Hoạt động 2: Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường đối với quá
trình giáo dục nhân cách cho học sinh THPT.


Hoạt động 3: Vai trò của hoạt động cá nhân đối vói sự hình thành và phát triển nhân cách.
IV. Tổ chức hoạt động


Chia sẻ với đồng nghiệp và tự viết ra hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi đưa ra.
<b> Hoạt động 1: Vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.</b>
1. Hoạt động và vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhân các.


- Ở đây, chú yếu nói về hoạt động có đối tượng và hoạt động giao tiếp của con người. Hoạt động
có đối tượng là quá trình con người tác động vào thế giới để tạo ra sản phẩm cả về hai phía.


+ Thứ nhất, là con nguửi tạo ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống.


+ Thứ hai, con người tạo ra hình ảnh tâm lí trong bản thân. Hoạt động giao tiếp ]à quá trình con
người tương tác với nhau để truyền đạt và lĩnh hội thông tin.


- Quan điểm của Tâm lí học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhân cách.


- Q trình đối tượng hố : con người chuyển năng lực cửa minh thành sản phẩm của hoạt động.


- Quá trình chủ thể hố : thơng qua việc tác động vào thế giới khách quan, con người nắm được
các đặc điểm, quy luật, bản chất của khách thể để hình thành những sự hiểu biết ý thức, nhân cách.
Như vậy, hoạt động giúp bộ mặt tâm lí như tình cảm, tính cách, năng lực, động cơ... và nhân
cách của con người được bộc lộ và hình thành.


<b> 2. Kết luận</b>


- Qua phân tích các quan điểm trên, cỏ thể khẳng định, hoạt động có vai trị quyết định trục
tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách cưa con người.


<b> Hoạt động 2: Vai trò của việc tổ chúc hoạt động giáo dục trong nhà trường đối vói quá trình</b>
giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thơng.


- Vai trị của việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.


- Các hoạt động giáo dục trong hệ thong các môn học và các lĩnh vực học tập khác nhau.
- Các hoạt động giáo dục ngoài các mơn học và lĩnh vực học tập, có thể kể đến các hoạt
động giáo dục trong nhà trường như hoạt động giáo dục thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, dân số, lao
động...


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cổ, bổ sung, nâng cao thêm hiểu biết các lĩnh vực
khác nhau của đời sổng xã hội, làm phong phú vốn tri thức của bản thân. Từ đó, học sinh cỏ khả năng
và điều kiện vận dung tri thức để giải quyết các vấn đề thực tiển đặt ra.


- Hoạt động giáo dục giúp học sinh nắm chắc tri thức và phát triển tư duy, phẩm chất tri
tuệ, đặc biệt là các phẩm chất chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng tri thức.


<b> 2. Về mặt kĩ năng:</b>


- Hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành và củng cổ các kỉ năng giao tiếp, ứng xử


văn hoá, kỉ năng học tập, lao động...


- Hoạt động giáo dục còn giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực
xã hội.


<b> 3. Về mặt thái độ:</b>


Hoạt động giáo dục bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
<b>Nội dung 2: XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRUỜNG TRUNG HỌC</b>
<b>PHỔ THÔNG</b>


I. Giới thiệu


Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của công tác giáo dục nhân cách học sinh.


II. Mục tiêu


- Có khả năng liệt kê và mô tả đuợc các hoạt động giáo dục chủ yếu trong nhà trường THPT.
- Có kĩ năng xây dựng các hoạt động giáo dục (thiết kế nội dung, chương trình, hình thức tổ
chức..)


- Coi trọng việc tổ chức các hoạt động để tiến hành giáo dục học sinh trong nhà trường và có
hứng thú với công việc này.


III. Các hoạt động


Hoạt động1: Liệt kê các hoạt động giáo dục có thể có trong trườrng THPT hiện nay.
Hoạt động 2: Vị trí, vai trị, nội dung, cách thức tổ chức, điều kiện thực hiện của từng
hoạt động giáo dục trong trường THPT.



Hoạt động 3: Nêu và phân tích thực trạng những mặt mạnh và mặt hạn chế trong việc xây
dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT hiện nay, chỉ ra các nguyên nhân và đề xuất biện
pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế, khắc phục các tồn tại.


<b> Hoạt động 4: Thực hành xây dựng một hoạt động giáo dục cụ thể</b>
<b> IV. Tổ chức hoạt động</b>


<b> Hoạt động 1: Liệt kê các hoạt động giáo dục trong trường trung học phổ thông.</b>
- Các loại hình hoạt động giáo dục cơ bản ở trường trung học phổ thông.
- Hoạt động dạy học


- Hoạt động dạy học cũng là hoạt động có khả năng giáo dục học sinh hiệu quả nhất. Dạy học
là con đường thông qua dạy chữ để dạy người, thông qua tri thức, rèn luyện các kỉ năng, kỉ xảo để giáo
dục nhân cách. Hoạt động dạy học trong nhà trường có nhiều ưu thế so với nhiều hoạt động khác, vì đó
là hoạt động có tổ chức, có nội dung, có chương trình, có kế hoạch, có phương pháp.


- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.


- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) cũng là một hoạt động khá đặc trưng và
cỏ nhiều ý nghĩa trong công tác giáo dục của nhà trường.


- Hoạt động văn hoá văn nghệ:


Văn hóa, văn nghệ khơng chỉ có tác dụng giảm bớt sự câng thẳng trong học tập, lạo ra
khơng khí vui vẻ, thỏai mái mà cịn có tác dung giáo dục rất lớn, nhất là giáo dục tình yêu quê hương
đất nước, tình thầy trị, tình bạn bè...


- Hoạt động thể dục thể thao:



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Hoạt động lao động sản xuất tuy không thể hiện rõ trong nhà trường, nhất là các trường
thành phổ, nhưng đây là hoạt động hết súc quan trọng.


- Hoạt động vui chơi, giải trí:


Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của con người ở mội lứa tuổi, nhất là tuổi trẻ lại
càng quan trọng. Vui chơi giải trí là hoạt động giúp trẻ lấy lại sự cân bằng trong thể chất và tính thần để
tiếp tục học tập và làm những việc khác sau một thờii gian học tập căng thẳng, mệt mỏi.


<b> Hoạt động 2: Vị trí, vai trị, nội dung chương trình, cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện của</b>
từng hoạt động giáo dục trong trường trung học phổ thông


1. Vị trí của hoạt động GDNGLL ở trưởngTHPT.


Hoạt động GDNGLL ]à một bộ phận của quá trình giáo dục ờ trường THPT nhằm phát
triển toàn diện nhân cách học sinh. Hoạt động GDNGLL nhằm tạo điều kiện và môi trường cho học
sinh phát huy vai trị tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo, củng cổ và bổ sung tri thức cho học sinh.
2. Vai trò


Hoạt động GDNGLL đuợc tổ chức hết sức đa dạng và phong phú, gấn liền với thực tiến
về mọi mặt: lao động, khoa học, thẩm mĩ, thể dục, văn nghệ, văn hoá xã hội, vui chơi giải trí,... trên co
sở đó để phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.


3. Cách thức tổ chức điều kiện thực hiện.


- Đánh giá về mức độ nhận thức các vấn đề của nội dung hoạt động.
- Đánh giá về ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động của tập thể.


- Đánh giá hiệu quả đóng góp của bản thân vào việc tổ chức thực hiện các hoạt động.
- Đánh giá tập thể lớp:



- Số lượng học sinh tham gia hoạt động.


<b> Hoạt động 3: Nêu, phân tích những mặt mạnh và mặt cịn hạn chế trong việc xây dựng các hoạt</b>
động giáo dục trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp
phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực


1. Tổ chúc hoạt động:


Chia học sinh thành các nhóm theo khu vục sống (thành thị, nơng thơn, miền núi và những
vùng khỏ khăn) để họ thảo luận, ghi thành biên bản những mặt mạnh và mặt còn hạn chế cửa việc xây
dựng các hoạt động giáo dục ở trường TH PT nơi họ công tác và nguyên nhân.


<b>2. Nguồn thông tin: Dựa vào các nguồn thông tin dưới đây, thầy (cô) đối chiếu với những câu</b>
vừa trả lời để rút ra kết luận.


- Thông tin từ các học sinh cung cấp.


- Thơng tin trong báo chí (chú yếu là báo Giáo dục và Thòi đại).


- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chứng khác (truyền hình, internet...).
<b> Hoạt động 4: Thực hành xây dựng một hoạt động giáo dục cụ thể</b>


1. Tổ chức hoạt động


- Học sinh tự thiết kế nội dung, chương trình một hoạt động cụ thể.
- Cho học sinh trình bày kết quả chuẩn bị của mình.


- Cho các học sinh khác góp ý.



- Giáo viên tổng kết, đánh giá, bổ sung.
2. Nguồn thông tin


Một số mẫu thiết kế nội dung, chương trình tổ chúc hoạt động. Giới thiệu mẫu thiết kế
minh hoạ.


<b>Nội dung 3:TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH TRONG</b>
<b>TRUỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG</b>


I. Giới thiệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

nếu giáo viên khơng có kĩ năng này thì q trình giáo dục học sinh khơng hiệu quả. Kĩ năng tổ chức
giáo dục là khả năng điều hành một hoạt động đạt đuợc mục tiêu giáo dục đề ra.


II. Mục tiêu


- Giáo viên THPT phải xác định được đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường.
- Mô tả được quy trình tổ chức một hoạt động giáo dục ở cẩp độ lớp học và cấp độ toàn trường.
cỏ kĩ năng tổ chức một hoạt động giáo dục cụ thể.


III. Các hoạt động


- Xây dựng quy trình tổ chức một hoạt động giáo dục cụ thể.
- Tiến hành mô phỏng quá trình tổ chức một hoạt động giáo dục.


- Tập xử lí các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức một hoạt động giáo dục học sinh.
- Thực hành tổ chức một hoạt động giáo dục học sinh.


<b> Hoạt động 1: Xây dụng quy trình tổ chức một hoạt động giáo dục cụ thể.</b>



Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT.
1. Những thuận lợi và khó khăn


a. Thuận lợi


Hoạt động giáo dục xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về vai trò của giáo dục
trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ. Theo đó, hoạt động giáo dục là con đường thực
hiện mục tiêu giáo dục.


b. Khó khăn


- Một số nhà quản lí nhà trường, một bộ phận giáo viên và phụ huynh học sinh chưa nhận thúc
đúng và đầy đủ về vai trò của hoạt động giáo dục đối với sự phát triển nhân cách học sinh. Họ cho rằng
hoạt động này vừa tốn thời gian, tiền bạc, công sức lại làm ảnh hường đến việc học tập các mơn học
chính. vì vậy, việc tổ chúc hoạt động giáo dục chỉ mang tính hình thức, đổi phó, ép buột; không tạo nên
súc hấp dẫn với học sinh.


- Đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT


- Tuổi thanh niên mới lớn có vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong suốt quá trình phát triển của đời
người. Điều này đuợc thể hiện ở những điểm như:


+ Thứ nhất, đây là thời kì nhân cách đã hình thành và tương đổi ổn định.


+ Thứ hai, đây là thời kì học sinh phải lựa chọn, xác định nghề nghiệp tương lai của bản
thân.


+ Thư ba: cơ thể của lứa tuổi này cơ bản đã hoàn thiện.


+ Thư tư: đây là lứa tuổi kết thúc giai đoạn khủng hoảng tuổi thiếu niên.


2. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trưòng.


Mọi hoạt động lại cần cỏ nhiều phuơng tiện hổ trợ. Hình thức tổ chức như hội thi, thảo luận,
giao lưu, diễn văn nghệ, vui chơi, thi đẩu, tham quan,... Giáo viên cần căn cứ vào thực trạng về điều
kiện cơ sở vật chất của nhà trường để có sự lựa chọn về hình thúc tổ chức hoạt động giáo dục hợp lí.
3. Kĩ năng xác định mục tiêu hoạt động.


- Kĩ năng thiết kế chương trình hoạt động.
- Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục.
- Kĩ năng triển khai hoạt động giáo dục.


- Kĩ năng thể hiện nắm chắc nội dung, điều hành các lực luợng tham gia hoạt động giáo dục.
- Kĩ năng nắm vững nội dung, cách thức tiến hành, yêu cầu của phương pháp tổ chức hoạt
động giáo.


- Kĩ năng tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục.
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá.


4. Quy trình tổ chửc hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT.


Hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT rất đa dạng và phong phú. Moi hoạt động sẽ cỏ
cách thức tổ chức riêng.


<b> Hoạt động 2: Thực hành tổ chức một hoạt động giáo dục.</b>
- Học sinh tự thực hành với nhau trong lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Đánh giá qua thực tiển quá trình tổ chức một hoạt động giáo dục của học sinh.
IV. Kiểm tra, đánh giá.


<b> 1. Đánh giá vai trò của hoạt động trên hai phương diện:</b>



- Đối với sự phát triển nhân cách nói chung và phát triển nhân cách của học sinh THPT nói
riêng.


- Đối với xã hội.


2. Đánh giá thực trạng các hoạt động giáo dục trong nhà trưững THPT trên các phương diện:
- Mục tiêu tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh THPT.


- Nội dung thực hiện các hoạt động giáo dục.
- Quy trình thực hiện các hoạt động giáo dục.
- Đánh giá về các lực lượng tham gia.


- Học sinh.


- Đánh giá những thuận lợi và khỏ khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ờ nhà
trường THPT.


3. Liệt kê các hoạt động giáo dục trong nhà trường hiện nay:
- Hoạt động xã hội.


- Hoạt động tiếp cận khoa học kĩ thuật.
- Hoạt động văn hoá, văn nghệ.


- Hoạt động vui chơi, giải trí.
- Hoạt động lao động cơng ích.


<b>MƠ ĐUN 35 : GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG </b>
<b>CHO HỌC SINH THPT</b>



<b>I. Đặt vấn đề</b>


- Giáo dục kĩ năng sống (KNS) cho người học là một trong những nhiệm vụ đã được đặt ra trong
chương trình hành động giáo dục cho học sinh. Có nhiều quan niệm KNS theo các nghĩa rộng, hẹp
khác nhau, nhưng có thể coi KNS là kĩ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị
và những thái độ cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi
và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.


- Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải có những năng lực thích ứng với những thách thức mà con
người thường phải đối đầu. Trong thực tế đã có nhiều minh chứng do thiếu năng lực thích ứng KNS
mà con người đã có những hành động tiêu cực hủy hoại cuộc đời, cuộc sống của chính bản thân và
người khác. Do đó, giáo dục KNS cho học sinh THPT trở thành một nhiệm vụ cấp thiết giúp các em
thành công, hạnh phúc, đảm bảo chất lượng cuộc sống.


- Qua nghiên cứu tìm, chọn ra được 5 kĩ năng có thể giáo dục học sinh:
<b>1. Kỹ năng tự nhận thức.</b>


<b>2. Kỹ năng giao tiếp.</b>
<b>3. Kỹ năng ra quyết định. </b>
<b>4. Kỹ năng giải quyết vấn đề. </b>
<b>5. Kỹ năng kiên định.</b>


<b>II. Mục tiêu</b>


Sau khi học xong mođun này người học có thể:


- Trình bày được đặc trưng của KNS và sự tất yếu phải giáo dục KNS cho học sinh THPT.
- Mô tả được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục KNS cho học sinh THPT.


- Liệt kê các nguyên tắc, con đường giáo dục KNS mà giáo viên cần tổ chức giá dục KNS cho học


sinh.


- Khai thác tiềm năng giáo dục KNS cho hc5 sinh THPT thông qua lồng ghép, tích hợp trong mơn
học, phương pháp dạy học và các tình huống giáo dục, thực tiễn cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Xây dựng được kế hoạch tổ chức giáo dục KNS cho đối tượng học sinh mà giáo viên đang dạy và
giáo dục.


<b>III. Nội dung</b>


<b>1. Kỹ năng tự nhận thức</b>


- Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.


- Kĩ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các
mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói
quen, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản thân mình; quan tâm và ln ý thức được mình đang làm gì, kể
cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.


- Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù
hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thơng được với người khác. Ngồi ra, có hiểu
đúng về mình, con người mới có thể cớ những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với
khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá khơng đúng về bản
thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với
người khác.


- Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với
người khác.


<b>2. Kỹ năng giao tiếp</b>



- Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử
dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hồn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến
người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu
cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết.


- Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một
cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho
người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ
mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta,
đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm
vui cuộc sống. Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng.
- Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng,
hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiếm sốt cảm xúc. Người có kĩ năng giao tiếp tốt
biết dung hòa đối với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với
những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và
giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.


<b>3. Kỹ năng ra quyết định</b>


- Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình huống, những vấn đề cần
giả quyết buộc chúng ta phải lực chọn, đưa ra quyết định hành động.


- Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải
quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.


- Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; khơng nên trơng chờ, phụ thuộc vào người
khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định.


- Để đưa ra quyết định phù hợp chúng ta cần:



+ Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải.
+ Thu thập thơng tin hoặc vấn đề về tình huống đó.


+ Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có.


+Hình dung đây đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án giải quyết.
+ Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phương án đó.
+ So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

mối quan hệ, đến công việc và tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời cịn có thể làm ảnh
hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan.


+ Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những KNS khác như: kĩ năng tự
nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư
duy sáng tạo…


+ Kĩ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề.
<b>4. Kỹ năng giải quyết vấn đề</b>


- Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và
hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống.
Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra quyết định và cần nhiều KNS khác như: Giao tiếp, xác
định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định…


- Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, chúng ta cần:


+ Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, kể cả tìm kiếm thông tin cần thiết.
+ Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có.



+ Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giả quyết nào đó.
+ Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phương án giải quyết đó.
+ So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng.


+ Hành động theo quyết định đã lựa chọn.


+ Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần quyết định và giải quyết vấn đề sau.
- Cũng như kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có thể ứng
phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống.


<b>5. Kỹ năng kiên định</b>


- Kĩ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí do dẫn đến sự
mong muốn đó. Kiên định cịn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình
muốn trong những hồn cảnh cụ thể, dung hịa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu
của người khác.


- Kiên định khác với hiếu thắng, nghĩa là luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân, bằng mọi
cách để thỏa mãn nhu cầu của mình, khơng quan tâm đến quyền và nhu cầu của người khác.


- Thể hiện tính kiên định trong mọi hồn cảnh là cần thiết song cần có cách thức khác nhau để thể
hiện sự kiên định đối với từng đối tượng khác nhau.


- Khi cần kiên định trước một tình huống có vấn đề, chúng ta cần:
+ Nhận thức được cảm xúc của bản thân.


+ Phân tích, phê phán hành vi của đối tượng.


+ Khẳng định ý muốn của bản thân bằng cách thể hiện thái độ, lời nói và hành động mang tính tích
cực, mềm dẻo, linh hoạt và tự tin.



- Kĩ năng kiên định sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết
định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh. Ngược lại,
nếu khơng có kĩ năng kiên định, con người sẽ bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lịng tin, ln bị người
khác điều khiển hoặc ln cảm thấy tức giận và thất vọng. Kĩ năng kiên định giúp cá nhân giải quyết
vấn đề và thương lượng có hiệu quả.


- Để có kĩ năng kiên định, con người cần xác định được các giá trị của bản thân, đồng thời phải kết
hợp tốt với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin và kĩ năng giao tiếp.


<b>6. Cấu trúc tiến hành kỹ năng có thể được chia làm 3 phần:</b>
+ Mục tiêu của hoạt động


+ Cách tiến hành hoạt động
+ Kết luận rút ra sau hoạt động


<b>a. Hoạt động thứ nhất hướng vào làm cho người học hiểu KNS là gì.</b>


<b>b. Hoạt động thứ hai hướng vào làm cho người học nắm được cách thức hình thành KNS đó.</b>
<b>c. Hoạt động thứ ba hướng vào tạo tình huống, cơ hội để người học rèn luyện KNS đó.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

tượng tham gia hoạt động của mình và phù hợp với điều kiện thời gian, phương tiện tổ chức. KNS là
của từng cá nhân nên các phương pháp tích cực như: động não, nghiên cứu tình huống, trị chơi, sắm
vai, thảo luận nhóm…được sử dụng tối đa.


- Có những phần chốt lại, phần kết luận cịn để mở để người tổ chức dựa vào ý kiến tham gia của học
sinh mà tổng hợp, khái quát đưa vào và coi đó là sự khám phá của chính họ.


- Phần tổng kết cũng được gợi ý để cho người tham gia tự rút ra những thu hoạch về nhận thức và
KNS của cả chủ đề, sau đó người tổ chức mới bổ sung cho đầy đủ.



<b>IV. Kết luận</b>


- Tỉ lệ học sinh thấy các KNS đều có ích là khá cao.
- Tỉ lệ học sinh thay đổi nhận thức và thái độ là khá cao.


- Tỉ lệ học sinh nắm được cách hình thành, rèn luyện kỹ năng sống đã được học cao hơn tỉ lệ học sinh
thay đổi nhận thức và thái độ.


- Có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tỉ lệ học sinh nắm được cách hình thành, rèn luyện KNS với
tỉ lệ học sinh cho rằng mình sẻ áp dụng KNS đó trong cuộc sống. Tỉ lệ học sinh dự định áp dụng KNS
đã học vào thực tế cuộc sống chiếm tỉ lệ cao nhất nếu so sánh với sự thay đổi nhận thức và thái độ.
- Kết quả hoạt động của từng KNS phụ thuộc khơng chỉ nội dung có hấp dẫn khơng mà còn phụ
thuộc vào sự tham gia của người học, nhóm người tham gia. Nếu nhóm hoặc lớp q đơng sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động. Điều này phù hợp với đặc điểm của giáo dục KNS. Tiến hành trong
nhóm nhỏ thì hiệu quả hơn và kết quả chỉ có trên cơ sở sự tham gia tích cực của các thành viên trong
nhóm hoặc lớp.


</div>

<!--links-->

×