Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Bồi dưỡng thường xuyên - Modul 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.45 KB, 27 trang )


TẬP HUẤN
Nhãm MODUL 3
MODUL: THCS 19
DẠY HỌC VỚI
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

I/ MỤC ĐÍCH:
-
Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học; khai thác những phần
mềm sẵn có; khai thác thông tin, tư liệu trên Internet… để
phục vụ bài giảng.
-
Giúp giáo viên dần tiếp cận với những công nghệ mới trong
giảng dạy.
-
Làm thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong
dạy học: Nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính như
văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh giáo viên
sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung
của người học dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư
phạm như: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp
dạy học nêu vấn đề, thực hiện đánh giá và lượng giá học tập
toàn diện, khách quan ngay trong quá trình học…tăng khả
năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học

- Góp phần thay đổi hình thức dạy và học: Hình thức dạy
dựa vào máy tính, hình thức học dựa vào máy tính
- Góp phần nâng cao tiềm lực của người giáo viên bằng
cách cung cấp cho họ những phương tiện làm việc hiện


đại (Máy tính, mạng Internet, các loại từ điển điện tử, các
sách điện tử, thư điện tử,…); Góp phần đổi mới cách dạy
và cách học đổi mới phương pháp dạy học
- Trao đổi thông tin về đề cương bài giảng với các đồng
nghiệp qua các ngân hàng bài soạn trên một trang web
dành cho tất cả các giáo viên
- Cập nhật, khai thác kho tri thức chung của nhân loại
bằng các công cụ đa phương tiện.
- Sử dụng thư điện tử (email) để liên lạc trao đổi tư liệu
với các nhà văn các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng
nghiệp về những vấn đề mà mình quan tâm

E-learning là gì?

“E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học
tập, đào tạo dựa trên CNTT&TT”

“E-learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được
chuẩn bị, phân phối hay quản lý sử dụng nhiều công
cụ của CNTT&TT khác nhau và được thực hiện ở
mức cục bộ hay toàn cục”

“Việc phân phối các nội dung học tập, các hoạt động
đào tạo thông qua các phương tiên điện tử như mạng
Internet, Intranet, Extranet, CD-Rom, điện thoại,
TV….
II/ NỘI DUNG


“Đây là một định nghĩa rộng của lĩnh vực sử dụng

công nghệ để phân phối các chương trình đào tạo, học
tập. Cụ thể là sử dụng các phương tiện như CD-Rom,
Internet, Intranet, điện thoại, các thiết bị không
dây…”

“Việc học tập được phân phối hay hỗ trợ bởi công
nghệ điện tử. Việc phân phối qua nhiều kỹ thuật khác
nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng
dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính”

“Việc sử dụng các công nghệ mạng, để đào tạo và
phân phối các nội dung học tập bất cứ khi nào, bất cứ
nơi đâu”.

Tóm lại

E-learning: Là việc học tập có
sự hỗ trợ của CNTT&TT

Các kỹ năng cần thiết

Kỹ năng thực hiện trình diễn

Kỹ năng tìm kiếm thông tin qua mạng
Internet, vấn đề bản quyền, đánh giá
thông tin.

Kỹ năng sử dụng bách khoa toàn thư

Kỹ năng thiết kế ấn phẩm hoặc web đơn

giản

Kỹ năng giải quyết và trình bày vấn đề

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng lãnh đạo



Mô hình Trung tâm
Vai trò
người học
Công nghệ
cơ bản
Truyền
thống
Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio
Thông tin Người học Chủ động PC
Tri thức Nhóm Thích nghi PC + Mạng
Trong các mô hình đã nêu, mô hình “tri thức” là mô hình giáo
dục hiện đại nhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan
trọng nhất của CNTT và truyền thông là mạng Internet. Mô hình
mới này đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong giáo dục.
3 mô hình giáo dục:

Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của CNTT?
Đổi mới phương pháp dạy học cũng chính là tổ chức, thực hiện việc
dạy và học tích cực. Vậy thế nào là dạy và học tích cực?
-

Có rất nhiều tiêu chí, song dù đánh giá thế nào thì quá trình đó phải
hướng tới hình thành, rèn luyện ở người học một trong hai nhóm kỹ
năng: kỹ năng xã hội và kỹ năng tư duy. Kỹ năng xã hội bao gồm kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng
trình bày vấn đề, kỹ năng tự quản lý…Kỹ năng tư duy cần phải định
hướng tới các kỹ năng bậc cao như vận dụng, phân tích, tổng hợp
và đánh giá. Theo đó, dù giờ dạy được thực hiện bằng phương pháp
nào và với phương tiện nào thì cũng có thể nhận biết được đó có
phải là giờ dạy “đổi mới” hay không.
-
Đối với giáo dục, CNTT đóng nhiều vai trò khác nhau: vừa là
phương tiện dạy học mới với nhiều ưu điểm, vừa là môi trường học
tập mới với nhiều hình thức dạy học đa dạng, vừa là một môn học
với những đặc thù riêng. Trong giáo dục, CNTT được “sử dụng” theo
những cách khác nhau và được tóm lược qua sơ đồ sau:

CNTT trong
giáo dục
và đào tạo
CNTT là một
nội dung dạy học
CNTT là
phương tiện
dạy học
CNTT là một
công cụ quản lý
CNTT là một
công cụ để dạy
CNTT là một
công cụ để học

CNTT

môi
trường
dạy học

Hiện nay người ta quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu, tập huấn
GV sử dụng CNTT như phương tiện dạy học. Vì thực chất, khi sử
dụng phương tiện này ở mức độ cao thì GV đã có khả năng biến nó
thành “môi trường” học tập mới.
Nếu nhìn nhận CNTT là một phương tiện dạy học mới được đặt
trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố người dạy và người học
thì hiện nay trên thế giới đang có 3 xu hướng sử dụng phương tiện
này. Đây chính là 3 con đường sử dụng CNTT hỗ trợ đổi mới PPDH.
Hướng (1): CNTT là phương tiện của GV. Trong đó GV sử dụng
CNTT phục vụ trực tiếp cho việc thiết kế và thể hiện bài giảng. Theo
cách này, ở Việt Nam đã quen gọi đó là các “bài giảng điện tử” và
phần mềm được sử dụng phổ biến nhất là Microsoft PowerPoint. Đây
có thể gọi là bài dạy có sự hỗ trợ của CNTT.
Hướng (2): CNTT là phương tiện dạy và học của cả thầy và trò,
Trong đó, GV sử dụng CNTT để thiết kế bài dạy và các tài liệu hỗ trợ
học tập, trong khi HS sử dụng CNTT là phương tiện để “trả bài” cho
GV. Hướng này bắt đầu được thí điểm ở Việt Nam từ năm 2004 với
chương trình “Chương trình dạy học của Intel”. Đây có thể gọi là bài
dạy tích hợp CNTT.

Hướng (3): Về hình thức, CNTT dường như chỉ là phương tiện của
trò, là “môi trường” học tập mới, môi trường học tập ảo. CNTT thay thế
cho hình thức dạy học giáp mặt và trở thành môi trường chứa đựng
thông tinvaf tình huống nhận thức mà người học trở thành chủ thể hoạt

động trong môi trường đó.
Một cách trực quan, có thể biểu diễn ba hướng ứng dụng CNTT
trong dạy học vừa nêu trên trong sơ đồ sau:
GV
GV
GV
HS
HS
HS
1
3
2
CNTT
CNTT
CNTT

Quy trình thiết kế bài giảng điện tử:
a) Xác định mục tiêu bài học:
Mục tiêu bài học là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của
HS cũng như hiệu quả thực hiện bài giảng của GV. Mục tiêu bài
học phải giúp GV đo được, quan sát được mức độ học tập của
HS trong tiết học đó. Chia làm 3 nhóm mục tiêu như sau:

Nhóm mục tiêu kiến thức:
- Mức độ nhận biết
- Mức độ thông hiểu
- Mức độ vận dụng

Nhóm mục tiêu kỹ năng:


Nhóm mục tiêu thái độ:
b) Xác định trọng tâm kiến thức cơ bản:
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy hcoj có thể gắn với
việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ
giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm trọng
tâm, trong điểm của bài, Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên
không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng. Cũng
cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc
không làm biến đổi tinh thần cơ bản mà các tác giả SGK đã dày
công xây dựng.


Xây dựng kịch bản dạy học (Chương trình hóa tiến trình dạy học)
-
Xác định cấu trúc của kịch bản
-
Chi tiết hóa cấu trúc của kịch bản
-
Xác định các bước của quá trình dạy học
-
Xác định câu hỏi, phản hồi trong quá trình dạy học
-
Hình dung (lắp ghép) tiến trình dạy học

Xác định tư liệu cho các hoạt động
-
Phim (video), Ảnh (Image), Hoạt cảnh (animation)
-
Tìm kiếm tư liệu
-

Xử lý tư liệu
-
Phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động.

Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản:
-
Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp
-
Cài đặt (số hóa) nội dung
-
Tạo hiệu ứng trong các tương tác.


Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện:
-
Trình diễn thử
-
Soát lỗi
-
Kiểm tra tính logic, hợp lý của các thành phần.
-
Chỉnh sửa
-
Hoàn thiện
-
Đóng gói.
Các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử:
a) Tiêu chí về nội dung
b) Tiêu chí về hình thức
c) Tiêu chí về hiệu quả


Ứng dụng Công nghệ thông tin trong
dạy học, thuận lợi và thách thức
1. Tại sao ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra rầm
rộ trong giai đoạn hiện nay?
Trong văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục đã đề cập việc ứng
dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học như
sau
a) “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông
nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo
viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong
môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự
chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng
dụng CNTT” (Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày
01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).


- Các sở GDĐT chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên
các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng
các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình
nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe
nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả
năng tự học, tự tìm tòi của người học. Ví dụ: Giáo viên bộ môn
dạy nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy
nhạc phù hợp với nội dung và phương pháp của môn nhạc,
không sử dụng giáo viên tin học soạn chương trình dạy nhạc
thay cho giáo viên dạy nhạc. Giáo viên môn văn có thể tích hợp
dạy phương pháp trình bày văn bản. Tương tự như vậy với các
môn học khác;
b) Các giáo viên cần tích cực, chủ động tham khảo và sử dụng

các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên website
để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập;
c) Khuyến khích giáo viên chủ động tự soạn giáo án, bài giảng và
tài liệu giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học;

- Ứng dụng CNTT trong dạy và học là việc ứng dụng những
thành tựu của CNTT một cách phù hợp và hiệu quả nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học. Như vậy, Ứng dụng CNTT trong
giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là
dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu
bài giảng điện tử ở trên lớp. Ứng dụng CNTT phải được hiểu là
một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo; liên
quan đến công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan
đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tâp… Và cao hơn, với
E-Learning, hoạt động dạy và học ngày nay được diễn ra mọi lúc,
mọi nơi. Trên lớp, ở nhà, ngay tại góc học tập của mình học sinh
vẫn có thể nghe thầy cô giảng, vẫn được giao bài và được
hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và trình bày ý kiến của
mình…

- Nhận thức được điều đó, việc ứng dụng CNTT nhằm
đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, được
triển khai một cách đầy đủ và thiết thực nhất. Một số hoạt động
điển hình về ứng dụng CNTT trong dạy - học được giáo viên
thực hiện thành công và mang lại hiệu quả cao như:
Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến
thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng;
Sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng

điện tử như MS Powerpoint, Violet, iSpring Presenter và các
phần mềm dựng phim, nhạc…
Sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi/kiểm tra và đánh giá
kết quả học tập của học sinh như McMix, Quest, MS Excel…
Sử dụng diễn đàn, email như một phương tiện để giao lưu, trao
đổi kinh nghiệm với giáo viên các trường bạn trong cả nước.
Triển khai các tiết học có ứng dụng CNTT, có sử dụng bài giảng
điện tử. nhà trường cũng tổ chức ghi hình để dự giờ tập thể (ghi
hình tiết dạy sau đó tổ chức chiếu lại để dự giờ, phân tích, góp ý
xây dựng bài).…

- Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần
mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ
Office, Cabri, Crocodile, SketchPad/Geomaster SketchPad,
Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet … hệ thống
WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Do
sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi
người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy
học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng
các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí
học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi
trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng
sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh
thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc
thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động
hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo
phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau
trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những
hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo
hứng thú nơi học sinh.


Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian
đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động
nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này
của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm
thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và
quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng
học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính
tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép”
như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều
kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự
học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.

2. Thuận lợi và thách thức:
2.1. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công
nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là:

- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video,
camera … với âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua
máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua
một quá trình học đa giác quan;

- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể
hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường;

-
Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực

hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia
lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau;
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với
nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả
Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện
cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập
trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo,
được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
- Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh:
kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ
thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có
những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là
một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông
trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng
định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông
chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của
học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.

2.2. Các thách thức:
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ
thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào
tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên,
những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn,
vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những
vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy
học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này
cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của
họ.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy

học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không
đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn
lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học.

- Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được
sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ
cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu
projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử
dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để
và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí,
do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng,
tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù
tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và
công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một
cách có hiệu quả.

×