Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Địa lí - Tuần 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.13 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 26/09/2021. Tuần 5 Tiết 9. Bài 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết được sức ép dân số, đời sống và các biện pháp của các nước đang phát triển áp dụng để giảm sức ép dân số và bảo vệ tài nguyên, môi trường. 2. Kĩ năng - Luyện tập cách đọc và phân tích biểu đồ các mối quan hệ và sơ đồ các mối quan hệ. - Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê. 3. Thái độ - Giáo dục đạo đức: + Giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường. + Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống. + Có ý thức tuyên truyền tới mọi người xung quanh về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 4. Phát triển năng lực, phẩm chất - Năng lự: năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực quan sát lược đồ. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế - Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực châu Phi (phóng to), biểu đồ dân cư thế giới - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập. III. Phương pháp dạy học - Trực quan - Giải quyết vấn đề - Đàm thoại - Thảo luận nhóm IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1p) 7A Sĩ số. 7B.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Vắng Ngày giảng 2. Kiểm tra bài cũ (5p) H? Dân cư đới nóng tập trung ở những khu vực nào? (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Bra-xin). H? Với dân số bằng ½ nhân loại, tập trung sống chỉ ở 4 khu vực trên sẽ tác động như thế nào đến tài nguyên và môi trường ở đây? + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. + Môi trường bị ô nhiễm. 3. Bài mới (35p) a. Đặt vấn đề (1p) Đới nóng tập trung gần một nửa dân số thế giới nhưng kinh tế còn chậm phát triển. Dân cư tập trung quá đông vào một số khu vực đã dẫn tới những vấn đề lớn về môi trường. Việc giải quyết mối quan hệ giữa dân cư và môi trường ở đây phải gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội. b. Triển khai bài mới (34p) Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *Hoạt động 1: - Mục tiêu: Biết được sức ép của dân số lên đời sống và các biện pháp mà các nước đang phát triển áp dụng để để giảm sức ép dân số, bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Hình thức: Nhóm, cá nhân. - Thời gian: 34 phút - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút.chia nhóm, đọc tích cực. - Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, khai thác bản đồ, thảo luận nhóm. Bước 1: Thảo luận nhóm. 2. Sức ép của dân số tới tài GV chia nhóm để thảo luận, giải quyết vấn nguyên và môi trường đề. - Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận; giao nhiệm vụ cho nhóm; thời gian thảo luận là 5’ Nhóm 1,2: Cho HS xem hình 10.1, giải thích các kí hiệu . - Phân tích hình 10.1 để thấy mối quan hệ giữa gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với tình trang thiếu lương thực ở châu Phi..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Liên hệ Việt Nam Thảo luận theo câu hỏi giáo viện gợi ý. H? Sản lượng lương thực 1975 - 1990 tăng từ 100% lên hơn 110%. H? Tăng dân số tự nhiên 1975 - 1990 từ 100% lên gần 160%. => Cả hai đều tăng, nhưng lương thực không tăng kịp với đà gia tăng dân số. H? Đọc biểu đồ bình quân lương thực đầu người: giảm từ 100% xuống còn 80%. Nêu nguyên nhân H? Biện pháp để tăng bình quân lương thực đầu người lên là gì? (giảm tốc độ gia tăng dân số, nâng mức tăng lương thực lên) Nhóm 3,4: Cho HS phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á năm 1980 1990) - Nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á. - Nêu một vài dẫn chứng để thấy rõ sự khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường - Liên hệ đến Việt Nam. HS có thể nhận xét được các ý: Dân số: tăng từ 360 triệu lên 442 triệu người. diện tích rừng: giảm từ 240,2 xuống còn 208,6 triệu ha ) => dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm, do: cất nhà, xây dựng thêm đường giao thông, bệnh viện, trường học … - Khai thác rừng dẫn đến hủy hoại môi trường, thiên tai,… Lấy ví dụ về sự gia tăng dân số có ảnh hưởng đến đời sống, vật chất và môi trường tại một số thành phố lớn ở nước ta. - Liên hệ Việt Nam: Hiện nay tài nguyên rừng ngày càng suy giảm, tỉ lệ che phủ rừng thấp… Các nhóm trao đổi thảo luận, sau đó cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận nhóm.. - Làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy giảm (môi trường suy thoái, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch…) - Chất lượng cuộc sống người dân thấp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Bước 2: cho HS đọc từ " Nhằm đáp ứng … cạn kiệt " Học sinh đọc tích cực H? Sức ép của dân số đông tới tài nguyên thiên nhiên như thế nào? - GV cho HS đọc từ " Bùng nổ dân số … tàn phá" Học sinh đọc tích cực H? Nêu những tác động tiêu cực của dân số đến môi trường? - Học sinh trình bày 1 phút - HS khác nhận xét - GV nhận xét, chốt kiến thức ( thiếu nước sạch, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại dần, môi trường sống ở các khu ổ chuột, các đô thị bị ô nhiễm …) GV có thể cho học sinh quan sát một số hình ảnh về các khu xóm trọ vùng ngoại ô ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh của dân nghèo hoặc một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường đô thị để hs thấy được sức ép của dân số đông đến cuộc sống, môi trường… ? Chúng ta cần làm gì để giải quyết vấn đề sức ép dân số tới chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường? - HS suy nghĩ và trả lời: Thực hiện kế hoạch hoá gia đình, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ rừng… - GV giáo dục đạo đức HS về - Có trách nhiệm tuyên truyền và hợp tác thực hiện tốt bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Có trách nhiệm với cộng đồng về ý thức kế hoạch hóa gia đình. - Giáo dục ý thức tiết kiệm trong cuộc sống,. Dân số tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số, tác động tiêu cực tới tài nguyên và môi trường. Làm cho môi trường sống của chúng ta bị suy thoái nghiêm trọng, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề. Các nguồn tài nguyên khoáng sản cũng như tài.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt...dẫn đến chất lượng cuộc sống người dân thấp. Do vậy là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường các em cần có ý thức bảo vệ môi trường hơn nữa; tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết được hậu quả của gia tăng dân số nhanh để từ đó mọi người có ý thức hơn nữa trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình; mỗi cá nhân trong xã hội cần rèn luyện cho mình ý thức sử dụng tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, góp phần tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp... 4. Củng cố (3p) 4.1. Tại sao việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số là công việc cấp bách, cần tiến hành ngay trong tất cả phần lớn các nước nhiệt đới ? 4.2. Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường đới nóng: a. Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên. b. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. c. Phát động chiến tranh. d. Không có phương án nào.  Đáp án: - 4.1 Tác động rất xấu đến tài nguyên, môi trường, đời sống người dân… - 4.2 (a+b) 5. Dặn dò (1p) - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 35 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2, 3 trang 8 - Tập bản đồ Địa lí 7. - Chuẩn bị bài 11: “Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng”: + Ở các vùng nông thôn của đới nóng dân số tăng nhanh trong khi diện tích đất canh tác có hạn dẫn đến hậu quả gì? + Để mở rộng diện tích đất phát triển nông nghiệp, trong đới nóng người ta thường khai phá những vùng đất mới ở đâu và làm gì? + Ở đới nóng, người ta thường di dân đến những nơi nào? + Sự di dân đến các thành phố lớn và tăng dân số đô thị quá nhanh dẫn đến hậu quả gì? biện pháp khắc phục? + Nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng? V. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Ngày .... tháng ... năm 2021 Ký duyệt Ngày soạn: 02/10/2021 Tuần 5 Tiết 10 BÀI 12: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Đặc điểm khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. - Đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng. 2. Kĩ năng - Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, qua biểu đồ khí hậu. - Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sông ngòi, giữa khí hậu với môi trường. 3. Thái độ - Lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. 4. Phát triên năng lực, phẩm chất - Năng lực: năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực quan sát biểu đồ, bản đồ. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế. - Phẩm chất: hiếu học, ham tìm tòi khám phá, tự chủ, tự tin, tự lập. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ các môi trường địa lí thế giới, tranh ảnh về các cảnh quan của đới nóng. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập. III. Phương pháp dạy học - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm IV. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định lớp (1p) 7A Sĩ số. 7B.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Vắng Ngày giảng 2. Kiểm tra bài cũ (5p) H? Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu xích đạo ẩm? *Đáp án: - Vị trí: 50B đến 50N. - Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình từ 250 C - 280 C - Chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông (BĐNN) thấp: 30C - Nóng nhiều quanh năm - Về lượng mưa: Mưa nhiều quanh năm Lượng mưa trung bình từ 1500 - 2500 mm, độ ẩm > 80%. -> Khí hậu: nóng và ẩm quanh năm.. H? Quang cảnh của môi trường nhiệt đới thay đổi dần về hai chí tuyến theo thứ tự: a. Rừng thưa, nửa hoang mạc, xavan. b. Rừng thưa, xavan, nửa hoang mạc. c. Xavan, nửa hoang mạc, rừng thưa. d. Nửa hoang mạc, xavan, rừng thưa. (Chọn b vì: Càng gần 2 chí tuyến thời kỳ khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn) 3. Bài mới (35p) a. Đặt vấn đề (1p) Nêu đặc điểm cơ bản nhất của khí hậu đới nóng? Và cách nhận biết hình dạng biểu đồ khí hậu ở các môi trường nhiệt đới nhiệt đới ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa? Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam? Đặc điểm hình dạng các biểu đồ (4) này có gì giống và khác nhau? b. Triển khai bài mới (34p) Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *Hoạt động 1: - Mục tiêu: củng cố kiến thức lý thuyết về các kiểu môi trường của đới nóng - Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm - Thời gian: 17 phút - Phương pháp dạy học: nhóm, đàm thoại gợi mở, khai thác biểu đồ, tranh ảnh. - Kĩ thuật dạy học: học tập hợp tác, đặt câu hỏi. 1. Bài tập 1 - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> nội dung: + Ảnh chụp gì? + Chủ đề phù hợp với đặc điểm của môi trường nào ở đới nóng? + Xác định tên của môi trường trong ảnh? - Đại diện nhóm báo cáo, GV chuẩn xác theo bảng: B. Công viên A. Xahara Seragát Ảnh chụp - Những cồn cát lượn - Đồng cỏ, cây ca (chủ đề song mênh mông dưới oxen lẫn. ảnh) nắng chói. - Không có động, thực - Phía xa là rừng vật. hành lang. Chủ đề ảnh phù hợp với đặc điểm môi trường nào. - Xahara là hoạng mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới. - Hình 5.1 bài 5: Có đường chí tuyến Bắc đi qua nên cực kì khô hạn, khí hậu khắc nghiệt. của Hoang mạc. - Xavan là thảm thực vật tiêu biểu cho môi trường nhiệt đới. - Nắng nóng, mưa theo mùa.. Tên môi trường. Nhiệt đới. C. Bắc Công gô - Rừng rậm nhiều tầng, xanh tốt phát triển quanh bờ sông. - Sông đầy ắp nước. Cảnh quan của môi trường nắng nóng và mưa nhiều quanh năm vùng xích đạo.. Xích đạo ẩm. *Hoạt động 2: - Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đặc điểm khí hậu ở môi trường đới nóng - Hình thức tổ chức: cá nhân - Thời gian: 18 phút - Phương pháp dạy học: tự học, đàm thoại gợi mở, khai thác biểu đồ. - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, động não - Nhắc lại đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa với trị 2. Bài tập 4 số đặc trưng của các kiểu khí hậu đới nóng? (Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm > 200C. Nhiệt đới có 2 lần nhiệt độ tăng cao, mưa quanh năm – Xích đạo ẩm, mưa theo mùa - Nhiệt đới gió mùa). - Yêu cầu học sinh phân tích từng yếu tố nhiệt độ,.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> lượng mưa rồi kết luận theo bảng sau: Biểu Đặc điểm nhiệt độ Đặc điểm Kết luận đồ mưa A - Nhiều tháng nhiệt độ Mùa mưa là Không 0 < 15 C vào mùa hè. mùa hè. đúng.. Loại khí hậu. Địa Trung Hải (Nam bán cầu – PectơÔxtrâylia). B - Nóng quanh năm, nhiệt Mưa nhiều Đúng khí Nhiệt đới gió độ >200C. vào mùa hè. hậu của mùa. - 2 lần nhiệt độ tăng cao. đới nóng. C - Tháng cao nhất mùa hè Mưa quanh Không Ôn đới hải 0 < 20 C. năm. đúng. dương. - Mùa đông nhiệt độ < 50C. D - Mùa đông nhiệt độ Mưa rất ít, Không 0 < -5 C. lượng mưa đúng. Ôn đới lụa địa. nhỏ. 0 E - Mùa hè nhiệt độ >25 C. - Mưa rất ít. - Không Hoang mạc - Mùa đông nhiệt độ - Mưa vào đúng. (Bátđa - Irắc). 0 <15 C. mùa thu và đông. - Tìm hiểu và phân tích biểu đồ khí hậu B ? + Nhiệt độ quanh năm >250C. + Lương mưa trung bình 1.500 mm. + Mùa mưa nhiều là mùa hè. + Mưa ít vào mùa đông.  Đó là đặc điểm của loại khí hậu gì? (Nhiệt đới gió mùa). 4. Củng cố (3p) 4.1. Giáo viên củng cố lại những đặc điểm chính của các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa và đặc điểm chung của khí hậu đới nóng. 4.2. Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi, với thực vật. 5. Dặn dò (1p) - Về nhà xem lại bài học và học thuộc bài. V. Rút kinh nghiêm .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ...........................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ngày …... tháng …... năm 2021 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×